Bố mẹ bị hiv có thai nên làm tn

Hiện nay phương pháp điều trị HIV chủ yếu bằng thuốc kháng vi rút (ARV). ARV làm ức chế sự nhân lên của vi rút do đó người bệnh có thể kiểm soát được lượng vi rút thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

Bố mẹ bị hiv có thai nên làm tn

Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe mà thuốc ARV mang lại nó còn có ý nghĩa nhân văn khi người bệnh HIV bây giờ có thể lập gia đình và sinh con. Những đứa trẻ sinh ra từ  người mẹ nhiễm HIV nếu chưa đươc điều trị ARV hoặc không tuân thủ trong điều trị tỷ lệ truyền cho con từ 35% - 40%. Tuy nhiên nếu người mẹ tiếp cận điều trị sớm, duy trì tuân thủ điều trị và đạt được tải lượng vi rút dưới 200 bản sao trong 1ml máu thì tỷ lệ lây truyền cho con giảm còn<2,5%. Theo báo cáo từ TTPC HIV/AIDS: Năm 2018 tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con còn 1,8% và 6 tháng đầu năm 2019 là 1,3%.

Có nhiều biện pháp dự phòng phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Ở giai đoạn trước khi mang thai, trong khi mang thai, lúc sinh và thời kì sau sinh. Như vậy để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang còn cần thực hiện tốt các bước như sau:

  Trước khi mang thai:

+ Người mẹ chưa nhiễm HIV cần chủ động đến các cơ sở y tế để tư vấn và xét nghiệm HIV, đồng thời nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định mang thai.

+ Đối với những người mẹ đã nhiễm HIV cần phải điều trị ARV sớm và tuân thủ điều trị tốt để đạt được tải lượng vi rút dưới 200 bản sao trong 1ml máu và nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa về thời điểm mang thai.

Trong khi mang thai:

- Khám thai định kỳ ở cơ sở y tế chuyên khoa sảnđểđược tư vấn, hướng dẫn về chăm sóc thai sản, chọn nơi sinh phù hợp.

- Người mẹ đang nhiễm HIV cần phải tuân thủ điều trị để tải lượng vi rút dưới 200 bản sao trong 1ml nhằm giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền HIV cho con.

Trong quá trình sinh:

+ HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da bị sây sát của trẻ trong quá trình sinh.

+ HIV cũng có thể từ trong máu của mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục của mẹ xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Vì vậy những người mẹ nhiễm HIV thường được tư vấn sinh mổ để hạn chế sây xát da em bé, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV.

Sau khi sinh:

+ Người mẹ cần đến cở sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV.

+ Trẻ em ngay sau sinh (trong vòng 24 giờ) được uống thuốc ARV theo chỉ dẫn của bác sĩ để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

+ HIV có thể lây từ mẹ sang con do HIV có trong sữa mẹ hoặc máu, dịch tiết từ các vết nứt ở núm vú người mẹ, vì vậy tốt nhất không cho trẻ bú mẹ.

+ Nếu nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ phải được điều trị ARV và tuân thủ tốt để tải lượng vi rút dưới 200 bản sao trong 1ml máu.

+Nếu nuôi con bằng sữa thay thế thì cần phải đáp ứng cung cấp đủ sữa thay thế hoàn toán trong vòng 6 tháng đầu, có nước sạch và chuẩn bị sữa ăn thay thế an toàn , hợp vệ sinh và đủ số lượng phù hợp với tuổi của trẻ.

  Khi trẻ được 4-6 tuần tuổi, đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ có phương pháp chăm sóc thích hợp và thời điểm xét nghiệm lại.

 Bs. Trịnh Minh Nhân - Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV-AIDS

Nguồn tin : Khoa TVHTCĐ


Những năm qua, Hà Tĩnh đã làm tốt công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, do đó từ năm 2009 đến nay 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV được sinh ra các trẻ an toàn, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên,một thực tế hiện nay đa số phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ HIVcòn thấp, vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con rất cao.

Chị Nguyễn Thị N, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà có thai tháng thứ 6, đi khám thai nhiều lần, nhưng chưa lần nào chị làm xét nghiệm HIV. Đến tháng thứ 7 chị N. lên cơn đau bụng, đi khám, xét nghiệm HIV thì mới phát hiện mình bị nhiễm HIV, chị N. chia sẻ trong nước mắt: “Từ khi biết kết quả mình bị nhiễm HIV từ chồng, tôi không muốn sống nữa, nhưng được các cán bộ y tế động viên và tư vấn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tôi đã quyết tâm điều trị ARV hy vọng sau khi sinh cháu khỏe mạnh không bị lây nhiễm từ mẹ”.

Bố mẹ bị hiv có thai nên làm tn
Cán bộ CDC Hà Tĩnh tư vân điều trị, dùng thuốc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ không may nhiễm HIV

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 6 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh có hơn 14 ngàn người được tư vấn, xét nghiệm HIV; trong đó hơn 7 ngàn phụ nữ mang thai. Tiếp nhận mới 44 bệnh nhân nhiễm HIV, nâng tổng số bệnh nhân HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) tại Phòng khám là 427, trong đó nam 265, nữ 162 người. Đặc biệt, trong số hơn 7 ngàn phụ nữ mang thai tự nguyện làm xét nghiệm HIV, thì chỉ có 20% phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai, số đông còn lại là xét nghiệm HIV trong lúc chuyển dạ.

Theo bác sĩ Phùng Bình Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: “Thực tế trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cao nhất nằm ở giai đoạn bà mẹ chuyển dạ, chiếm khoảng 20%, còn trẻ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ chỉ chiếm 5-10%. Với những trường hợp phát hiện muộn, lúc chuyển dạ thì các cơ sở y tế khó áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc ARV. Mặt khác, dù áp dụng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở những trường hợp này thì hiệu quả cũng không cao”.

Bố mẹ bị hiv có thai nên làm tn
Làm các thủ tục cấp thuốc điều trị ngoại trú

Nếu  phụ nữ mang thai không may bị nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ HIV sớm, thì sẽ được các y, bác sĩ tư vấn, cung cấp các kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, cũng như được chăm sóc, điều trị ARV… giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bác sĩ Phùng Bình Văn cho biết thêm: “Nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV sang cho thai nhi từ 25-40%, nếu được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ này có thể giảm chỉ còn khoảng 5%. Từ năm 2009 đến nay, Hà Tĩnh đã tiếp nhận, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 47 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV; trong đó có 41 trẻ được sinh ra được khỏe mạnh, an toàn không bị lây nhiễm HIV từ mẹ và hiện đang còn 06 bà mẹ mang thai được chăm sóc và dự phòng điều trị ARV”.

Mặc dù, công tác dự phòng, điều trị HIV từ mẹ sang con được thực hiện tại Hà Tĩnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Đó là nhận thức của một số phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con còn thấp nên hầu hết phụ nữ nhiễm HIV đều phát hiện muộn trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ nên rất khó khăn trong việc tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV/AIDS. Vì những lý do trên nên đa số phụ nữ nhiễm HIV không dám công khai và phụ nữ mang thai chưa được tiếp cận dịch vụ HIV sớm… dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và những người xung quanh là rất cao.

Bố mẹ bị hiv có thai nên làm tn
Cấp thuốc ARV điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có chế độ, chính sách cho các bà mẹ mang thai nhiễm HIV và trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em không bị nhiễm HIV nhưng bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong khi đó, xã hội vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS. “Năm 2020 nguồn ngân sách của các tổ chức bị cắt, giảm, hiện chỉ có nguồn của tổ chức AHF với chi phí hạn hẹp, chỉ hỗ trợ thuốc ARV và test xét nghiệm tại cộng đồng. Nguồn ngân sách của tỉnh theo Nghị quyết số 92/NQ-HĐND tỉnh về việc bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 đã kết thúc. Do đó công tác phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lây nhiễm HIV tại cộng đồng là rất cao”, bác sĩ Phùng Bình Văn trải lòng.

Để tất cả trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, trước hết, xã hội cần có cái nhìn thiện cảm hơn với những người không may bị nhiễm HIV, tránh kỳ thị phân biệt đối xử. Cần có chế độ đãi ngộ cho những phụ nữ và trẻ em không may bị nhiễm căn bệnh này. Mở rộng công tác tư vấn, tuyên truyền, xét nghiệm xuống huyện, thị, xã, phường, cũng như tăng cường công tác điều trị phòng chống HIV từ mẹ sang con.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết