Bu lông đai ốc là gì

Cty Thọ An chuyên cung cấp các loại bu lông, ốc vít, thanh ren đạt tiêu chuẩn, chất lượng, giá rẻ. Nhằm giúp người sử dụng hiểu thêm về bu lông, đai ốc trong bài viết này Thọ An rất hân hạnh được giới thiệu đến bạn các chi tiết của bu lông, đai ốc.

Bu lông gồm có hai phần, đó là đầu bu lông và thân bu lông. Tùy thuộc vào mục đích và điều kiện làm việc mà đầu bu lông có thể có dạng chỏm cầu, nón, trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt. Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren. Chiều dài thân cũng như chiều dài ren phụ thuộc vào mối ghép. Căn cứ vào chất lượng bề mặt ren người ta chia ra: bu lông tinh, bu lông nửa tinh, bu lông thô.

Bu lông đai ốc là gì

– Kí hiệu của bu lông gồm có: kí hiệu profin ren, đường kính ngoài d, bước ren, chiều dài của bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông.

– Căn cứ vào đường kính ngoài của ren, tra bảng dưới đây sẽ được các thông số cần thiết của bu lông. Từ đó, ta có thể vẽ bu lông một cách dễ dàng.

Bu lông đai ốc là gì

– Đối với bu lông đầu 6 cạnh và 4 cạnh các đường cong ở đầu bu lông là đường hypebol, nhưng để đơn giản khi vẽ cho phép thay thế các cung hypebol bằng các cung tròn. Ngoài bu lông thường còn có bu lông có lỗ khoan ở đầu, có ren để lắp với đai ốc xẻ rãnh và đai ốc chốt chẻ, bu lông có lỗ khoan ở đầu lăng trụ 6 cạnh để cột dây thép nhằm chống hiện tượng lỏng khi bu lông làm việc trong điều kiện rung động mạnh.

Đai ốc là chi tiết để vặn vào bu lông hay vít cấy.

Bu lông đai ốc là gì

Bu lông đai ốc là gì

– Theo hình dáng đai ốc được chia thành đai ốc 4 cạnh, đai ốc 6 cạnh, đai ốc có xẻ rãnh hay đai ốc tròn.

– Theo chất lượng bề mặt đai ốc được chia thành các loại như: đai ốc tinh, đai ốc nửa tinh và đai ốc thô.

– Kí hiệu đai ốc gồm có kí hiệu ren và số hiệu tiêu chuẩn của đai ốc.

Các thông số của đai ốc tra bảng dưới đây:

Bu lông đai ốc là gì

– Cách vẽ đai ốc đầu 6 cạnh giống cách vẽ đầu bu lông.

Vòng đệm là chi tiết lót giữa đai ốc và chi tiết bị ghép trong mối ghép bu lông hoặc vít cấy để khi vặn chặt đai ốc sẽ không làm hỏng bề mặt chi tiết bị ghép. Ngoài ra, vòng đệm còn có tác dụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn.

Bu lông đai ốc là gì

– Có các loại vòng đệm: vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo và vòng đệm gập. Đối với vòng đệm phẳng người ta còn chia ra vòng đệm thô và vòng đệm tinh.

– Kí hiệu của vòng đệm gồm có đường kính ngoài của bu lông kèm theo số hiệu tiêu chuẩn của vòng đệm.

– Các thông số của vòng đệm căn cứ vào đường kính ngoài của bu lông.

Chốt chẻ là chi tiết máy tiêu chuẩn được quy định trong TCVN 2043 – 7.

– Chốt chẻ dùng để lắp với bu lông hoặc vít cấy có lỗ và đai ốc có xẻ rãnh.

– Kí hiệu của chốt chẻ gồm có đường kính, chiều dài chốt chẻ và số hiệu tiêu chuẩn của chốt chẻ.

– Chiều dài kích thước của chốt chẻ được chọn theo dãy sau: 4, 5, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 25, 28, 32, 36, 40, 4, 50, 56, 63, 71, 80, 90, 100, 125, 140, 160 …

 Bu lông đai ốc là hai sản phẩm cơ khí chúng ta bắt gặp rất nhiều trong các máy móc, thiết bị công nghiệp, các công trình giao thông, xây dựng,.. Do tính ứng dụng cao của sản phẩm này mà nó đã trở thành một chi tiết không thể thiếu trong lắp ghép.

Mặc dù chỉ có kích thước và trọng lượng nhỏ nhưng để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh với độ bền cao, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, an toàn khi sử dụng thì bu lông, đai ốc cũng phải được sản xuất theo những tiêu chuẩn bu lông nhất định.

Bu lông đai ốc là gì

1. Khái niệm bu lông, đai ốc

1.1. Bu lông là gì?

Bu lông hay bu long là một sản phẩm cơ khí có dạng thanh trụ tròn được tiện ren và thường được sử dụng với đai ốc để lắp ráp, ghép nối các chi tiết thành một khối.

Đặc trưng của bu lông là có một đầu thiết kế như dạng mũ với nhiều hình dáng như: Hình tròn, hình vuông, hình lục giác (6 cạnh ngoài), hình lục giác chìm (6 cạnh trong), hình bát giác (8 cạnh),.. Nhìn chung, hình mũ lục giác 6 cạnh là phổ biến hơn cả bởi có những ưu điểm về mỹ thuật và tính ứng dụng cao hơn.

Bu lông đai ốc là gì

Bu lông tiêu chuần

Trong ứng dụng thực tế, bu lông được dùng để lắp ráp, liên kết hay ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn dựa vào lực ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Mối lắp ghép của bulong có thể chịu được tải trọng kéo, uốn rất tốt, có độ bền và độ ổn định lâu dài. Ngoài ra, việc tháo lắp và hiệu chỉnh các mối ghép bu lông rất thuận tiện và nhanh chóng, không yêu cầu phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ phức tạp.

Xem thêm: Quy trình sản xuất bulong đai ốc, thanh ty ren tại nhà máy Thịnh Phát tại video ngắn sau:

Bu lông thường được Kí hiệu là theo dạng: M8x50.

Vậy các con số đó biểu thị điều gì?

Bạn có thể đọc thêm tại bài viết: 

https://thinhphatict.com/bu-long-m8-nghia-la-gi

1.2. Đai ốc là gì?

Là một chi tiết luôn luôn đi liền với bu lông, đai ốc hay ê-cu được hiểu đơn giản là một khối kim loại nhỏ có lỗ, được thiết kế với nhiều hình dạng, bên trong được tiện một đường rãnh (ren) xoắn ốc chạy quanh lỗ xuyên qua trung tâm.

Bu lông đai ốc là gì

Định nghĩa chính xác về đai ốc đó là một chi tiết liên kết cơ khí có lỗ được tạo ren. Tên gọi của đai ốc hay ê cu được bắt nguồn từ tiếng Pháp - écrou /ekʁu/.

Đai ốc luôn được dùng với bu lông để tạo ra ma sát ren và lợi dụng sức căng của bu lông, sức nén của chi tiết để kẹp chặt các chi tiết với nhau.

Tương tự như bu lông, đai ốc lục giác (6 cạnh) có các góc được bo tròn cũng là thiết kế thông dụng nhất hiện nay.

Các loại đai ốc sẽ được thiết kế để phù hợp với các loại bu lông tương ứng.

Trong môi trường rung động hoặc xoay tròn, đai ốc chống xoay với các chất dính hoặc chốt an toàn được trang bị thêm để giữ chặt mối ghép tốt nhất.

2. Các tiêu chuẩn sản xuất bu lông đai ốc và bảng tra cứu tiêu chuẩn

Bu lông đai ốc được sản xuất dựa trên nhiều tiêu chuẩn. Ta có bảng tổng quát về các tiêu chuẩn sản xuất bu lông đai ốc như sau.

Bu lông đai ốc là gì

Tham khảo về tiêu chuẩn sản xuất bu lông ốc vít trong ngành xây dựng tại

>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-cua-bu-long-oc-vit-trong-nganh-xay-dung

2.1. Tiêu chuẩn sản xuất

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về bu lông đai ốc

Theo TCVN về bu lông đai ốc, mác thép dùng để sản xuất bu lông phải đạt chuẩn theo quy định sau:

+ Thép C10, 15, 20 có độ bền không cao nhưng có tính dễ hàn, rèn và dập sẽ được dùng để làm bu long cho các chi tiết chịu lực nhỏ, cần phải qua thấm than.

+ Thép thấm than có lượng cacbon thấp từ 0.1 – 0.25% được dùng để chế tạo các chi tiết vừa chịu được tải trọng tĩnh lẫn va đập, chịu được mài mòn ở bề mặt.

+ Thép bám chặt: là loại thép có thể làm kín các mối nối, mặt bích nên được dùng làm bu long trong các chi tiết bịt nồi hơi, tua bin, những nơi thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao.

+ Thép không gỉ: Dùng để chế tạo các loại bu lông lục giác thường, bu lông đầu tròn, bulong móng,..

Tham khảo thêm về 5 loại mác thép tiêu chuẩn để sản xuất bu long tại bài viết:

>> https://thinhphatict.com/5-loai-mac-thep-pho-bien-de-san-xuat-ty-ren-bulong

Nếu bulong được sản xuất theo tiêu chuẩn Nga thì mác thép phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Mác thép cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GOST 380-88

+ Thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GOST 1050

+ Mác thép kết cấu hợp kim.

Bu lông đai ốc là gì

Mác thép dùng để sản xuất bu lông ốc vít theo tiêu chuẩn GB phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Mác thép có kết cấu cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GB 700-88

+ Mác thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GB 699-88

+ Mác thép hợp kim thấp, có độ bền cao theo tiêu chuẩn GB/T1591-94

+ Thép hợp kết cấu hợp kim thấp theo tiêu chuẩn GB 1591-88

Mác thép dùng để sản xuất bu lông theo tiêu chuẩn Nhật Bản phải là loại thép cacbon thông thường theo tiêu chuẩn JIS G3101-1987.

Độ bền, đặc điểm về cơ tính của mỗi mác thép được quyết định bởi tỷ lệ thành phần của các nguyên tố chứa trong nó. Vậy các nguyên tố này là gì và vai trò của mỗi nguyên tố ra sao? Tìm hiểu thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/10-nguyen-to-quyet-dinh-den-tinh-chat-co-hoc-cua-thep

Tiêu chuẩn DIN

DIN là viết tắt của cụm từ Deutsches Institut fur Normung là một tổ chức phi chính phủ được thành lập với mục đích xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cũng như các hoạt động liên quan tại Đức và một số thị trường liên quan.

DIN thường được gọi tắt là tiêu chuẩn Đức, là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xây dựng dân dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị đóng gói, đơn vị đo lường, thử nghiệm vật liệu, ống thép, máy công cụ,..

Cùng với các tiêu chuẩn phổ biến khác như ISO – tiêu chuẩn quốc tế, JIS – tiêu chuẩn Nhật, ASTM – tiêu chuẩn Mỹ, BS – tiêu chuẩn Anh, GB – tiêu chuẩn Trung Quốc, GOST – tiêu chuẩn Nga,.. DIN đã trở thành một tiêu chuẩn với ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

Tiêu chuẩn BSW

Bu lông đai ốc là gì

BSW là viết tắt của từ British Standard Whitworth - ren Whitworth theo tiêu chuẩn anh hay ta thường gọi tắt là ren hệ Anh hoặc ren tiêu chuẩn Anh.

Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về ren vít quốc gia đầu tiên trên thế giới, được kỹ sư người Anh Joseph Whitworth đưa ra vào năm 1841.

Đặc điểm chính của dạng ren trục vít tiêu chuẩn Anh là được quy định góc ren 550 bao gồm góc giữa hai chân vít và bán kính ở cả gốc và đỉnh của vít, độ sâu sợi là 0.640327p và bán kính là 0.137329p (p là độ cao). Độ dốc của đường chỉ tăng theo đường kính theo các bước được chỉ định trên biểu đồ.

Tiêu chuẩn về bước ren BSW cũng được áp dụng cho bước ren trên các dòng ống thép (ống điện) theo tiêu chuẩn Anh Quốc.

Tìm hiểu về bulong M16 qua bài viết:

>> https://thinhphatict.com/kich-thuoc-bu-long-m16

Tiêu chuẩn GB

GB hay Guobiao là tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, được ban hành bởi cơ quan Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) và Ủy ban Quốc gia Trung Quốc về ISO và IEC.

Tiêu chuẩn GB của Trung Quốc được phân loại thành hai giai đoạn : Bắt buộc và được khuyến nghị. Việc xác định hai giai đoạn này được thực hiện bởi mã tiền tố GB (các tiêu chuẩn bắt buộc) và GB/T (Các tiêu chuẩn được đề xuất).

Tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ ở Trung Quốc đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn GB, điều này cũng được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc. Điều này có nghĩa là nếu một sản phẩm nước ngoài muốn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì phải đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc.

Xem thêm các thông tin cơ bản về bu lông và tiêu chuẩn bu lông ốc vít tại:

>> https://thinhphatict.com/nhung-thong-tin-co-ban-ve-bu-long-tieu-chuan-bu-long

2.2. Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn DIN 933 và tiêu chuẩn DIN 588 về bu lông có ren suốt trên toàn bộ thân bu lông

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 933

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 588

Tiêu chuẩn DIN 931 và tiêu chuẩn DIN 601 cho bu lông ren có một đoạn trơn.

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 931

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 601

Tiêu chuẩn DIN 912 cho bu lông lục giác chìm

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 7380 cho bu lông lục giác chìm đầu MO

Bu lông đai ốc là gì

Tiêu chuẩn DIN 934 – tiêu chuẩn đai ốc

Bu lông đai ốc là gì

Xem thêm về loại bu lông cấp bền chính hãng tại Hà Nội:

>> https://thinhphatict.com/bu-long-cap-ben-tai-ha-noi-va-phan-loai 

Bu lông Thịnh Phát là dòng sản phẩm được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng cũng như phù hợp với tiêu chuẩn cho bu lông đai ốc của TCVN.

Bên cạnh chất lượng luôn luôn được ưu tiên đầu tư, Thịnh Phát cũng chú trọng tới việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có giá thành hợp lý nhất.

Để biết giá và đặt mua bu long Thịnh Phát chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy: Khu 5, thôn Yên Phúc, phường Biên Giang, quận Hà Đông, Hà Nội.

Mobile: 0902 103 586- 0904 511 158

Email:

Web: https://thinhphatict.com/