Bước đầu tiên trong 1 kế hoạch truyền thông dịch vụ là:

Xác định khách hàng mục tiêu

Bạn cần phải xác định được một nhóm đối tượng mục tiêu của mình và được giới hạn bằng những tiêu chí như: địa lý, độ tuổi, giới tính, ngành nghề, hành vi, tâm lý mua hàng… Khách hàng mục tiêu càng chuẩn xác thì kế hoạch truyền thông càng dễ thực hiện.

Thông điệp truyền thông

Thiết kế thông điệp truyền thông là điều cực kì quan trọng. Đây là câu nói tóm tắt cả một kế hoạch truyền thông của bạn đến cho công chúng. Thông điệp là điều mà bạn muốn nói và phải nói thông qua các hoạt động của kế hoạch.

Chú ý, thông điệp không phải slogan, thông điệp mang tính chất ngắn hạn và chỉ đi cùng thương hiệu ở một hay vài giai đoạn, vậy nên bạn cần tạo lập một thông điệp cụ thể, xúc tích, đánh chính xác vào kế hoạch truyền thông của mình, dựa trên mục đích ban đầu khi bạn lập kế hoạch truyền thông.

Kênh truyền thông

Chúng ta nên chọn kênh truyền thông nào phổ biến và nhóm khách hàng mục tiêu của chúng ta thường sử dụng, vì đây chính là phương tiện để đưa mọi thông tin của doanh nghiệp đến khách hàng. Hãy tạo các sản phẩm video hay văn bản, âm thanh… để truyền thông phù hợp theo kênh cũng như đặc biệt lưu ý kênh nào và hình thức nào sẽ truyền đi thông điệp của bạn hữu hiệu nhất.

Có thể nói, sự thành công chiến lược truyền thông đều bắt đầu từ kế hoạch truyền thông chi tiết và phù hợp với định hướng thương hiệu, khách hàng mục tiêu và mục tiêu kinh doanh. Để lập kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và nhân lực, dưới đây là 6 bước giúp bạn lập kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất.

1. Thực hiện phân tích, nghiên cứu thị trường

Để lập kế hoạch truyền thông khả thi và hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần làm là thu thập và phân tích các thông tin có liên quan thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Để thu thập thông tin, bạn có thể thực hiện như sau:

– Brainstorming với bộ phận marketing, truyền thông tại công ty nếu có

– Thực hiện nghiên cứu, khảo sát các nhóm khách hàng mục tiêu

– Nghiên cứu chuyên sâu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ qua trao đổi với các bộ phận khác trong công ty của bạn.

2. Xác định mục tiêu

Sau khi thu thập và đánh giá tất cả thông tin, bạn hãy xác định mục tiêu truyền thông tổng thể của bạn, bao gồm: Kết quả bạn muốn đạt được là gì? Bạn muốn đạt được điều gì khi thực hiện kế hoạch truyền thông này? Ngoài ra, một cách để bạn có thể xác định mục tiêu cụ thể đó là áp dụng tiêu chí SMART: Specific (Rõ ràng, cụ thể) – Measurable (Đo lường được) – Achievable (Có thể đạt được) – Realistic (Thực tế) – Time-focused (Thời gian hoàn thành).

3. Xác định đối tượng truyền thông

Đối tượng truyền thông có thể bao gồm khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức. Và khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng hay chỉ là người mua hàng trung gian. Tùy vào mỗi đối tượng khách hàng, sẽ có những insight (sự thật ngầm hiểu) và hành vi tiêu dùng khác nhau. Do đó, một kế hoạch truyền thông hiệu quả luôn bắt đầu từ việc thấu hiểu sâu sắc insight của khách hàng.

Bước đầu tiên trong 1 kế hoạch truyền thông dịch vụ là:

4. Xác định các kênh truyền thông

Để gửi thông điệp của bạn đến đúng những đối tượng mục tiêu, bạn cần xác định được những kênh truyền thông nào là hiệu quả và tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Hiện nay, có 4 loại kênh truyền thông chủ yếu được sử dụng gồm:

– Paid media: Là các kênh truyền thông có trả phí, nôm na chúng ta hay gọi là các kênh quảng cáo. Với những kênh này, bạn sẽ phải trả tiền cho việc đặt một bài viết hay hình ảnh ở một vị trí bất kỳ trên báo, tạp chí, website, Google.

– Earned media: Là hình thức truyền thông thông qua các kênh PR. Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một công ty về PR để chia sẻ những câu chuyện, bài viết trên các trang báo nổi tiếng.

– Owned media: Là những kênh truyền thông do công ty của bạn đang sở hữu. Việc xây dựng những nội dung trên các kênh này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tạo nên những giá trị thông tin cho họ.

– Shared media: Là các kênh truyền thông được người dùng sử dụng để chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh,… . Chúng ta có thể thấy những trường hợp chia sẻ này trên các kênh mạng xã hội.

5. Thiết lập timeline

Để đạt được các mục tiêu truyền thông của bạn, bạn cần lập kế hoạch và thời gian các bước để có kết quả tốt nhất. Bạn có thể dựa trên những nghiên cứu hành vi, thói quen của khách hàng và nguồn lực của bạn, từ đó xác định những khoảng thời gian thực hiện kế hoạch chi tiết và những mốc thời gian quan trọng cần chú ý.

6. Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả là một trong những bước rất quan trọng và không thể thiếu. Với bước này, bạn sẽ có thể đo lường được kết quả mà bạn có được sau khi thực hiện kế hoạch. Sau khi có kết quả, bạn sẽ tiến hành đánh giá xem bạn đã đạt được mục tiêu đã đề ra chưa? Nếu bạn không hài lòng với kết quả, bạn có thể điều chỉnh những điều cần thiết để thực hiện tốt hơn vào lần sau. Việc đánh giá kết quả của bạn có thể thực hiện với nhiều hình thức như sau:

– Báo cáo thường niên

– Báo cáo hàng tháng

– Báo cáo tiến độ

– Báo cáo từ các bộ phận khác

Kế hoạch truyền thông là công cụ chính giúp truyền tải thành công thông điệp của bạn đến khách hàng mục tiêu. Một kế hoạch được viết tốt sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận của bạn.

Metall – Creative Digital Agency

Email:

Website: https://metall.vn

Fanpage: www.facebook.com/metall.vn/

Trong bất cứ việc gì và trong một chiến dịch truyền thông nào thì việc lập kế hoạch là quan trọng và khởi đầu cho sự thành công của chiến dịch. Một kế hoạch truyền thông thực sự không có một quy chuẩn nào cả. Sau đây để phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và ngân sách của doanh nghiệp CongNgheSoHoa sẽ chỉ cho các bạn 5 bước lập kế hoạch truyền thông.

Bước đầu tiên trong 1 kế hoạch truyền thông dịch vụ là:

Bước 1:Xác định mục tiêu của kế hoạch truyền thông

Trước khi thực hiện bạn cần vạch ra những mục tiêu mà bạn đang hướng đến: sản phẩm, dịch vụ mà bạn cần quảng bá bằng truyền thông, nhóm đối tượng hướng tới. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn phải ghi nhớ trong suốt quá trình lập kế hoạch truyền thông của mình. Ngoài ra, việc xác định được “ấn tượng còn mãi” sẽ giúp bạn học được cách diễn tả ý tưởng chính của toàn bộ chương trình một cách đơn giản.

Bước 2: Xác định ngân sách

Cho dù có muốn hay không thì ngân sách vẫn luôn không thể thiếu cho mỗi chiến dịch. truyền thông. Ngân sách liên quan đến việc lựa chọn công cụ quảng cáo. Cũng không phải là ngân sách ít mà chiến dịch truyền thông sẽ kém, mà ngân sách tốt chưa chắc chiến dịch truyền thông sẽ thu được những kết quả tốt.

Bước 3: Lựa chọn phương tiện, công cụ quảng cáo

Hiện nay có rất nhiều các môi thể truyền thông khác nhau như quảng cáo truyền hình, quảng cáo truyền thanh (sóng radio), quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên tạp chí, quảng cáo trên các ấn phẩm, quảng cáo ngoài trời (outdoor) như bảng điện tử, quảng cáo qua bưu phẩm (direct mail), trang vàng niên giám, quảng cáo trên mạng internet,….

Mỗi môi thể quảng cáo thì sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn cần phải xem xét kỹ về tính chất của thông điệp bạn cần truyền tải. Nếu ngân sách eo hẹp thì bạn có thể tập trung vào một môi thể quảng bá gây ảnh hưởng trên mọi phương diện.

Bước 4: Xác định thông điệp quảng cáo

Thông điệp để hướng tới khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Giúp bạn phác thảo lên toàn bộ các sản phẩm quảng cáo bạn sẽ dùng sau này khi bạn triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị của mình

Hãy đảm bảo làm rõ thông điệp của mình. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ không gặp phải nhiều sự phản đối (ném đá) từ phía công chúng mục tiêu.

Bước 5: Thống kê và đánh giá tác động của kế hoạch truyền thông

Những thước đo trong bước này thường là: Tần suất xuất hiện trên báo (số lượng bài báo, giọng điệu nhà báo tích cực hay tiêu cực, có truyền tải đúng thông điệp mình muốn không, các bài báo có nhiều góc độ khai thác không), tương tác với công chúng sau chiến dịch (phản ứng về thái độ và hành vi của công chúng như thế nào sau khi kết thúc chiến dịch truyền thông, …)

Đánh giá tác động của hoạt động truyền thông để xác định thông điệp  có đến đúng đối tượng mà doanh nghiệp mong muốn hay không, họ đã tiếp nhận thông điệp đó nhu thế nào và tác động của thông điệp đến nhận thức, hành vi và thói quen mua sắm của họ ra sao. Qua đó các doanh nghiệp có phương hướng duy trì hay điều chỉnh kế hoạch trong lương lai.

Trên đây là 5 bước để lập kế hoạch truyền thông. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn tạo ra các chiến dịch truyền thông gây tầm ảnh hưởng cao.

Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại & Truyền Thông Ánh Dương

VPGD: Phòng 1416, Tòa Nhà Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại : 024.22452.368 – 024.22451.677 Ms Hoàng Cúc: 0936.148.352

Email:

Website: anhduongtruyenthong.com.vn