Buồn nhưng không biết vì sao buồn

Tâm trạng con người bị rất nhiều yếu tố chi phối, do đó thay đổi tâm trạng là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên, tuy nhiên đôi khi cũng cần lưu ý nếu tâm trạng lên xuống thất thường.

Tâm trạng lên, rồi đi xuống, rồi lại sớm đi lên, lặp đi lặp lại như những vòng tàu lượn như vậy liệu có phải bình thường? Câu trả lời là có thể, nếu như việc thay đổi tâm trạng như vậy không gây cản trở tới cuộc sống thường ngày của bản thân cũng như của những người xung quanh.

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến cho cảm xúc thay đổi trong ngày, lấy ví dụ với nhịp sinh học của cơ thể, đa số mọi người cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng vào buổi trưa nhưng sẽ có xu hướng uể oải, mệt mỏi vào đầu giờ chiều hoặc khi tối đến.

Đôi khi sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần, hoặc là chỉ báo cho một vấn đề nào đó trong cơ thể.

Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng khiến cuộc sống và hoạt động thường ngày bị tác động cần được can thiệp điều trị bởi các chuyên gia, và thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích được phần nào. Tuy nhiên điều quan trọng trước tiên là phải tìm ra nguyên nhân nào khiến tâm trạng vui buồn thất thường.

Những rắc rối, phức tạp và những điều không ngờ tới (cả những điều tích cực và điều tiêu cực) diễn ra ngày qua ngày có thể khiến tâm trạng của con người bị thay đổi. Nếu là một người nhạy cảm, tâm trạng sẽ thay đổi mạnh hơn, thường xuyên hơn trước các tình huống so với những người khác.

Những người đang bị căng thẳng thường hay phàn nàn về tình trạng thiếu ngủ. Nhiều người sẽ luôn cảm thấy không thoải mái, lo lắng, thậm chí sợ hãi ngay cả khi chính họ cũng nhận thấy là chẳng vì lý do chính đáng nào cả.

Chẩn đoán rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder - GAD) có thể được đặt ra nếu rối loạn kiểm soát lo âu đã tồn tại trong ít nhất 6 tháng gần nhất cùng với một số triệu chứng khác (chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ). Nếu bị rối loạn lo âu nghiêm trọng, bệnh nhân có cảm giác mình không thể sống sót được dù chỉ một ngày.

Buồn nhưng không biết vì sao buồn

Sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần

Sự thay đổi tâm trạng lên và xuống ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ mạnh hơn, kéo dài hơn so với những thay đổi tâm trạng thông thường. Để dễ hiểu hơn, có thể lấy ví dụ nếu như một việc nào đó diễn ra thuận lợi, tâm trạng sẽ cảm thấy phấn khởi trong 1 hoặc 2 ngày; nhưng người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sẽ cảm thấy cuộc sống đang diễn ra như thiên đường, sẽ chạy vòng quanh, nói rất nhanh rất nhiều, ngủ ít đi, thậm chí làm những việc có tính chất phá tán như tiêu hết tiền tiết kiệm. Đây được gọi là pha hưng cảm. Ảo thanh cũng có thể xuất hiện (nghe thấy tiếng nói của người khác, nhưng trên thực tế là không có tiếng nói của bất kì ai cả).

Một tình huống khác có thể làm ví dụ, là trong cuộc sống ai cũng có lúc cảm thấy mỏi mệt không muốn dậy đi làm; nhưng với người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm trạng tiêu cực sẽ diễn ra, cảm thấy không còn sức sống, buồn chán, nằm lì trên giường vài ngày (và bị sa thải), tệ hơn nữa là xuất hiện ý tưởng tự sát. Đây được gọi là pha trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tâm thần có thể điều trị được, và nó ảnh hưởng tới khoảng 3% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm.

Trầm cảm

Những người đang bị trầm cảm cũng vẫn có thể xảy ra thay đổi tâm trạng. Dù tâm trạng đang đi xuống, nhưng vẫn có thể tạm thời đi lên (mang lại cảm giác “ổn”), dù rằng nó không thể đi lên cao tới mức như ở những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất tệ vào buổi sáng nhưng sau đó sẽ cảm thấy khá hơn.

Hãy đi thăm khám bác sĩ nếu cảm giác buồn chán, mệt mỏi, bồn chồn hoặc tuyệt vọng kéo dài trên 2 tuần.

Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder - BPD)

Rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc mạnh và đột ngột, chẳng hạn như từ lo âu sang giận dữ, hoặc từ tuyệt vọng sang lo âu, nhưng không đạt được mức độ cao như những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những thay đổi cảm xúc này thường khởi phát từ những tương tác hàng ngày giữa người với người. Những người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường không có khả năng đối mặt tốt với căng thẳng. Khi cảm thấy rất không thoải mái hoặc rất buồn, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có xu hướng tự làm hại bản thân.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD)

Thay đổi cảm xúc, dễ phản ứng, dễ nản lòng đôi khi là những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Các biểu hiện khác có thể xuất hiện là bồn chồn, hấp tấp, khó giữ tập trung.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sinh dục gắn liền với cảm xúc, do đó những thay đổi của nồng độ nội tiết tố có thể dẫn tới thay đổi cảm xúc.

Buồn nhưng không biết vì sao buồn

Thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng thay đổi

Nếu sự thay đổi tâm trạng gây cản trở tới cuộc sống thường ngày, tới công việc, tới các mối quan hệ, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để biết chính xác điều gì đang diễn ra.

Đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ cũng giúp kiểm soát sự thay đổi cảm xúc tốt hơn. Những hoạt động thường ngày (như đi dạo, đạp xe,...) có thể giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm, bởi nó khiến cơ thể tiết ra endorphin; hơn nữa tập luyện cũng giúp cơ thể có được giấc ngủ tốt hơn. Nghe nhạc cũng là một cách tốt để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm xuất hiện các triệu chứng giống như lo âu, do đó khi tâm trạng đi xuống hãy tránh dùng caffeine.

Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Phương pháp này gần như luôn được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác bao gồm thuốc men và chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Phương pháp trị liệu tâm lý thường được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sự hiểu biết của người bệnh về tình hình, tư tưởng, hành vi của bản thân và khả năng giữ sự tự tin và duy trì mối quan hệ của họ đối với gia đình, xã hội.

Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần trong đó có tình trạng rối loạn giấc ngủ. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bạn có đang bị trầm cảm không?

Trầm cảm tuổi học đường có phải do học căng thẳng?

XEM THÊM:

Buồn nhưng không biết vì sao buồn
Hỏi: Chào tập thể các AD của page,

Có lẽ viết các dòng tâm sự cho các ad lúc này là khi em đang ngồi trên một bãi rác, phòng em đang là một bãi rác thật sự. Căn phòng tối om, em cũng chả buồn bật đèn, chỉ ngồi để các bài hát trong playlist nó tự động hát và em cũng chả buồn để ý đó là bài gì. Em cảm thấy chán nản mọi thứ mặc dù không có chuyện gì xảy ra, cảm xúc không buồn không vui, chỉ nằm đó nghe nhạc cứ và đăng những cái nhảm nhí lên story của instagram mà cũng chẳng thèm quan tâm có ai đọc hay không. Mai em có 2 môn thi em cũng chả buồn ôn và củng chẳng quan tâm nó sẽ ra sao. Em cố tìm nguyên nhân mình bị gì, cảm thấy sao mà vô trách nhiệm với mọi thứ và thật sự không muốn làm gì cả. Chán cả ước mơ, chán những cuộc trò chuyện, chán những mối quan hệ. Em chỉ muốn nằm đó, ngủ luôn càng tốt cho xong chuyện. Em có tìm cho mình một nguyên nhân gì đó để khắc phục, nhưng thực sự không có.

Chỉ có một biến cố dạo gần đây chỉ là một đứa em để nói chuyện rất vui vẻ, dạo gần đây đã không thèm nhắn tin cho em nữa, em đã unfriend, cảm xúc ban đầu chỉ hơi bực, nhưng vẫn theo dõi trang cá nhân hằng ngày, tiếp sau đó cảm thấy chuyện đó chẳng to tát và không quan trọng nữa em lại quay lại sự chán chường, không quan tâm. Tình trạng như trên đã bị nhiều lần, nhưng những cách giải quyết chỉ mang tính chất tạm thời, không giải quyết sâu và gốc rễ. Khoảng một thời gian nó lại quay trở lại. Nó thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống và năng suất học tập của em. Em thật sự rất lo lắng không biết tâm lý mình có bị vấn đề gì? và nó có nặng không ? Nhờ các ad giúp cho em môt cách giải quyết thích hợp. Em 17 tuổi. Các chi tiết có thể liên quan đến bệnh tình em đã cố gắng nêu rất cụ thể. Mong chờ bài viết trả lời sớm nhất từ các ad. Em rất cảm ơn. (Eric)

Buồn nhưng không biết vì sao buồn

Đáp: Chào Eric,

Ad Tony xin trả lời những băn khoăn của em. Theo mô tả của em, em đang gặp trạng thái chán nản, đây là điều bình thường và có thể rất nhiều người gặp phải, ngay cả ở những người thành công nhất. Theo một bài nghiên cứu, Nhà tâm lý học Thomas Goetz cùng các đồng nghiệp tại ĐH Konstanz (Đức) cho rằng, có 4 loại chán nản.

Loại thứ nhất là chán nản vô tư. Nó có nghĩa là bao quanh bạn là sự buồn chán, cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát ở thế cân bằng. Hay nói đơn giản, bạn không quan tâm đến thế giới và muốn thu lại trong chiếc vỏ ốc của mình.

Loại thứ 2 là chán nản được định mức. Lúc này, cảm xúc đã được kích thích nhiều hơn và có xu hướng hơi tiêu cực. Người trong trạng thái này muốn làm cái gì đó nhưng lại không biết mình phải làm gì. Hay nói đơn giản, họ đang mơ hồ, “buồn nhưng không hiểu vì sao buồn”.

Đi tìm sự chán nản là loại thứ 3 mà các chuyên gia nói đến. Người trong trạng thái này luôn bồn chồn, thích làm theo cảm xúc và luôn có những suy nghĩ tiêu cực.

Loại chán nản cuối cùng mà Goetz và cộng sự thừa nhận sẽ khiến chúng ta có những phản ứng tiêu cực nhất. Người ở trong trạng thái này luôn bất mãn, không hài lòng, thậm chí giận dữ, hung hăng với mọi người xung quanh.

Dù là ở loại chán nản nào thì có lẽ điều quan trọng với em lúc này là có động lực để hành động, làm một việc gì đó. Việc đi tìm nguyên nhân sẽ có ích nếu khi biết được nguyên nhân em hiểu được mình hơn, bên cạnh đó, việc hiểu mình hơn chỉ có thể đến từ việc hành động và khám phá bản thân mình mỗi ngày, vì nếu như không hành động thì em đâu có điều gì để khám phá về bản thân và đâu hiểu được chính mình?.

Ad tin rằng vì em muốn thoát khỏi trạng thái chán nản này nên em mới đăng confession như trên và mong muốn tìm được giải pháp. Và khi em muốn làm điều đó, muốn thay đổi trạng thái, muốn khác đi, là lúc em bắt đầu sẽ tìm kiếm được những cách thức và thông tin để giải quyết vấn đề của mình. Em thấy đấy, bởi vì em đang ở trong trạng thái chán nản nên em có khả năng làm tất cả những gì em muốn, và dù em làm điều gì, thì đó cũng sẽ là một điều mới đối với em. Vậy thì, tại sao lại không bắt đầu với thử thách mới? Mỗi ngày làm một điều gì đó mới, và chỉ khi làm xong điều đó hãy đi ngủ.

Vd: Đọc một cuốn sách mới và viết review về nó. Tìm ra nơi bán món chè mà em yêu thích mới. Đi xem một bộ phim mới chiếu rạp cùng một người bạn mới gặp….v…v…..

Tất cả những trải nghiệm mới sẽ cho em những cảm xúc lạ, cảm xúc mà em có thể chưa từng có, đó sẽ là điều khiến em từ từ thoát khỏi trạng thái chán. Em càng tập trung vào một trạng thái nào đó thì nó càng ở đó mãi. Vậy thì, hãy cùng làm điều gì mới mẻ cho bản thân, để hướng sự tập trung vào những trạng thái, những cảm xúc tích cực, và từ đó khám phá ra nhiều điều thú vị ở chính bản thân mình em nhé.

Ad chúc Eric sẽ sớm tìm lại chính mình thông qua những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới.

– Ad Tony –