Các câu hỏi vận dụng cao Sinh học 12

Theo Bộ GD&ĐT, đề thi THPT quốc gia 2020 sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Tuyển sinh số xin gửi tới các bạn 180 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12 để tiện ôn tập và phản ứng nhanh với dạng bài trắc nghiệm khi thi. 

Chương trình Sinh học lớp 12 gồm các chương, bài như sau:

1/ Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị

  • Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
  • Bài 2: Phiên mã và dịch mã
  • Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
  • Bài 4: Đột biến gen
  • Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Bài 7: Thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

2/ Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền

  • Bài 8: Quy luật Menđen Quy luật phân li
  • Bài 9: Quy luật phân li độc lập
  • Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
  • Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
  • Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
  • Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự Biểu hiện của gen
  • Bài 15: Bài tập chương I và chương II 

3/ Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể

  • Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
  • Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo)

4/ Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học

  • Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
  • Bài 20: Tạo giống mới nhờ công nghệ gen 

5/ Chương 5: Di Truyền Học Người

  • Bài 21: Di truyền y học
  • Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
  • Bài 23: Ôn tập phần di truyền học

6/ Chương 6: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa

  • Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
  • Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
  • Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
  • Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • Bài 28: Loài
  • Bài 29: Quá trình hình thành loài
  • Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
  • Bài 31: Tiến hóa lớn

7/ Chương 7: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Của Sự Sống Trên Trái Đất

  • Bài 32: Nguồn gốc sự sống
  • Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
  • Bài 34: Sự phát sinh loài người 

8/ Chương 8: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật

  • Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
  • Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
  • Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
  • Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

9/ Chương 9: Quần Xã Sinh Vật

  • Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • Bài 41: Diễn thế sinh thái 

10/Chương 10: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường

  • Bài 42: Hệ sinh thái
  • Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
  • Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
  • Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
  • Bài 46: Thực hành Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

180 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học lớp 12 kèm đáp án

XEM VÀ TẢI 180 CÂU TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 12 TẠI ĐÂY

Suzy

Tổng hợp câu hỏi vận dụng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2014 Câu hỏi vận dụng cao môn Sinh học trong đề thi đại học những năm gần đây được ra như thế nào? Cùng theo dõi để có định hướng ôn tập hiệu quả nhất. Câu hỏi vận dụng cao môn Sinh học thường là những câu hỏi lạ, cực khó hoặc câu hỏi liên đòi hỏi áp dụng thực tiễn đời sống. Trong đó, thường tập trung ở những chuyên đề sau:  Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền.  Quy luật di truyền.  Di truyền quần thể.  Di truyền người. Cách làm bài thi THPT quốc gia 2015 môn Sinh học đạt điểm cao Đề thi đại học năm 2014 được coi là bước thử cho kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức bắt đầu từ năm 2015. Dưới đây là những câu hỏi vận dụng cao trong đề thi. Bạn tham khảo để có định hướng ôn tập hiệu quả: Câu 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là A. 7/15. B. 4/9. C. 29/30. D. 3/5. Câu 2: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng? A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%. B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1. C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%. D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%. Câu 3: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là: A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16 Câu 4: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10% Câu 5: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai: . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ A. 0,8% B. 8% C. 2% D. 7,2% Câu 6: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ A. 0,5% B. 90,5% C. 3,45% D. 85,5% Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ: A. 11,04% B. 16,91% C. 22,43% D. 27,95% Câu 8: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là: A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24 Câu 9: Đối với 1 bênh do gen lặn nằm trên NST thường.Hôn nhân ở một cặp vợ chồng trong đó ng vợ có kiểu hình bình thường đc sinh ra từ bố mẹ có kg dị hợp,người chồng bị bệnh sinh ra từ bố mẹ bình thường.Tính xác xuất để ông bà nội có 1 đứa cháu trai bt ,1 cháu trai bệnh,1gái bt? A.3,215 B. 2,083 C. 18.75 D. 12.5 Câu 10: Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ (một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu qủa ’’cricuchat” (tiếng khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường, thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như mèo’’ là bao nhiêu ? A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Cách làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học đạt điểm cao Để giúp các thí sinh có thể làm bài tốt trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, chúng tôi xin tổng hợp tới thí sinh cách làm bài thi môn Sinh học đạt điểm cao. Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm. Nội dung kiến thức trong đề thi minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12 nhưng để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi học sinh ôn thi tốt nghiệp - đại học phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó. Trong khi làm bài, thí sinh cần lưu ý cách làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học đạt điểm cao sau đây: 1. Làm câu hỏi dễ trước: Thí sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. Không nên quá chú trọng vào những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. 2. Chú ý thời gian làm bài: Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Thí sinh đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội đạt điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau. Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì sĩ tử loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn. 3. Không bỏ sót câu hỏi: Thí sinh tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm. Với dạng bài tập đề thi môn Sinh học nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho, coi như đã có kết quả và thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng 4. Chú trọng lý thuyết: Đề thi đại học môn Sinh gồm 50 câu trắc nghiệm, bao gồm cả lý thuyết và bài tập tính toán. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề. Cần chú trọng ôn tập lý thuyết ngay từ đầu bởi kiến thức Sinh học khá dài, nặng và “khó cày”, nên nếu không học ngay từ đầu mà giờ mới lặn lội “cày” lại lý thuyết thì rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản do có quá nhiều kiến thức Tip nhỏ cho bạn là thay vì học bằng quyển sách sinh học dày cộp, các bạn có thể xem lại vở ghi. Thường những kiến thức quan trọng sẽ được các thầy cô cho ghi chép một cách cẩn thận. Đọc lại và đánh dấu những phần mà bạn cho là quan trọng, sau đó mới xem sách giáo để tìm hiểu kĩ hơn về phần đó. 5. Tổng hợp công thức tính toán: Hẳn nhiều teen có thói quen cầm quyển sách và chăm chăm đọc đúng không. Hãy dẹp cách học này qua hẳn một bên đi nhé. Sắm cho mình một quyển sổ thật đẹp và tổng hợp lại những ý chính của bài và các công thức tính toán cần nhớ ngay đi nhé. Điều này sẽ giúp bạn tìm dễ hơn và học cũng đơn giản hơn. Ghi chép lại cũng là một cách học thuộc. Tuy nhiên, bạn không nên học vẹt công thức. Chỉ có hiểu mới có thể áp dụng vào bài tập. Do đó, khi viết xong công thức nào, các bạn nên lấy ví dụ và áp dụng chúng luôn. Nếu làm đúng tức là bạn đã hiểu. Những bài tập áp dụng đó không ở đâu xa, ngay trong cuốn bài tập Sinh học của bạn đấy, hoặc bạn nào muốn luyện tập thành thục hơn thì có thể ra hiệu sách chọn những cuốn bài tập trắc nghiệm Sinh để về tự học. 6. Áp dụng lý thuyết: Ngoài học thuộc lòng lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống với những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Hãy tìm hiểu những khái niệm, hiện tượng một cách thấu đáo để tránh cảm giác lúng túng khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng. Luôn tự đặt câu hỏi tại sao như vậy? Vì sao hiện tượng nó lại diễn ra thế này, thế kia? Chỉ có tìm hiểu và giải đáp được thì bạn mới hiểu sâu được vấn đề. Bạn có thể học thuộc lòng cả trang sách chỉ trong 10 phút nhưng học thuộc nhanh thì cũng sẽ quên nhanh. Nếu khi học các bạn tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý kiến thức bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc thì khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng, các bạn sẽ giải quyết rất nhanh, mặc dù thời gian đầu tư để học có lâu hơn cách học thuộc kia. 7. Vận dụng trí tưởng tượng nào!: Sau khi học xong, bạn nên đóng vở lại và tự tưởng tượng trong đầu, tái hiện lại kiến thức xem mình đã thực sự thuộc và hiểu chưa? Phần nào còn lúng túng không nhớ được thì mở lại vở ra xem, rồi lại tái hiện lại trong đầu. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện lại kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não. Một số điều nên tránh khi học Sinh 1. Không nên học thuộc các câu hỏi và câu trả lời trong các sách bài tập Sinh:Nhiều bạn do lười hoặc không biết cách làm nên thường mở phần đáp án ra khoanh vào rồi học thuộc lòng với hy vọng đề thi sẽ rơi vào câu đó. Đó là một cách học thụ động và không hiệu quả. Một bài bạn may mắn đã trúng được một vài câu, tuy nhiên các đề thi thường không ra đúng 100% so với các câu hỏi trong sách mà số liệu sẽ thay đổi đi một chút. Do đó, nếu không hiểu thực chất của vấn đề hay không biết cách tính toán bài tập đó thì dù có gặp bài tương tự các bạn cũng không thể giải quyết được. 2. Không nên học theo trình tự sách giáo khoa: Nhiều bạn không biết phần nào là trọng tâm nên cứ học tràn lan theo chương trình sách. Điều này không nên chút nào, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể xem cấu trúc đề thi đại học môn Sinh. Việc xác định được phương hướng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của bài thi. 3. Suy nghĩ thụ động: Có những teen rất lạc quan cho rằng:”không cần học thì vẫn có thể làm bài do Sinh là môn thi trắc nghiệm”. Đúng là việc thi trắc nghiệm có 1 lợi thế là có thể dựa vào may mắn, dù bạn không thuộc kiến thức vẫn có thể làm xong bài. Tuy nhiên thi đại học là một cuộc cạnh tranh, mỗi 0,25 điểm đã làm nên sự khác biệt. Mỗi ngày hãy bỏ 15 phút ra để đọc lại những kiến thức mình đã tổng hợp và chịu khó thường xuyên làm bài tập vận dụng nhé. Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Sinh học năm 2014 và dự đoán đề thi THPT quốc gia năm 2015 1. Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Sinh học năm 2014 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC NĂM 2014 Số câu Chuyên đề kiến hỏi trong Nhận xét, đánh giá mức độ câu hỏi thức đề thi Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền là nội dung kiến thức chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi (22%). 11 câu: + Ở cấp độ phân tử: Số lượng câu hỏi và 5 câu lí độ khó giảm hơn hẳn so với những năm thuyết trước, thường tập trung ở mức độ thông 6 câu bài hiểu và vận dụng. + Ở cấp độ tế bào: Số lượng câu hỏi tập tương đương những năm trước và độ khó tăng lên đáng kể. Chủ yếu là các bài tập vận dụng và vận dụng cao. Quy luật di truyền Quy luật di truyền chiếm số lượng lớn câu 9 câu: hỏi trong đề thi, chủ yếu được ra dưới 1 câu lí dạng bài tập. thuyết Trong đề thi đại học năm 2014, số lượng 8 câu bài câu hỏi và mức độ khó giảm hơn so với tập năm 2013, chủ yếu là các dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao. Di truyền quần thể 5 câu bài Giống như các năm trước, di truyền quần tập thể được ra dưới dạng bài tập. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi tăng đáng kể so với những năm trước, mức độ khó cũng tăng nhiều, chủ yếu là các dạng bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng các dạng bài tập này thường kết hợp giữa các quy luật di truyền với bài tập về quần thể. Ứng dụng di truyền học Giống như năm 2013, Ứng dụng di truyền học được ra dưới dạng 3 câu hỏi lí thuyết. 3 câu lí Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ dễ, trung thuyết bình. Học sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức SGK là có thể làm tốt phần này. Di truyền người được ra dưới dạng 2 câu 2 câu bài bài tập. Trong đó, bài tập di truyền phả hệ Di truyền người thuộc mức độ cực khó, yêu cầu học sinh tập phải tư duy cao. Bằng chứng tiến 0 hóa Nếu như các năm trước, chuyên đề này thường có 1 câu ở mức độ thông hiểu thì đề thi đại học năm 2014 không có câu hỏi nào về chuyên đề này. Cơ chế tiến hóa 8 Số lượng câu hỏi không tăng so với năm 2013, các câu hỏi tập trung ở phần các nhân tố tiến hoá. Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Sự phát sinh và Chuyên đề này thường được xuất hiện phát triển của sự 1 câu lí trong 1 câu hỏi lí thuyết ở mức độ khó sống trên Trái thuyết trung bình. đất Chuyên đề Sinh thái Bao gồm: (Cá thể, Quần thể, 11 câu lí Quần xã sinh thuyết. vật, Hệ sinh thái – sinh quyển – môi trường) Số lượng câu hỏi giảm hơn so với những năm trước, các câu hỏi tập trung ở mức độ thông hiểu và vận dụng, kiến thức gắn liền với thực tiễn và hoạt động sản xuất nhiều hơn. 2. Xu hướng ra đề thi THPT quốc gia năm 2015. Dựa vào phân tích cấu trúc đề thi đại học năm 2014 và quy định trong quy chế thi THPT quốc gia (được Bộ GD-ĐT ban hành chính thức ngày 26/2/2015), đề thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ theo xu hướng sau:  Đề thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2015 được ra dưới hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.  Đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh phải đọc hết cả đề thi để biết câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào có để bố trí thời gian làm bài hợp lý. - Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự như kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình, thậm chí hơi yếu nhưng có sự cố gắng thì hoàn toàn làm được và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Cơ chế di truyền và biến dị; Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; Chuyên đề tiến hoá và sinh thái học. - Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao. Những câu hỏi mức độ này thường tập trung vào dạng: Quy luật di truyền; Di truyền quần thể, Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào, bài tập về di truyền phả hệ. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí sinh. Đề thi THPT quốc gia môn Sinh học có gì thay đổi? Bạn cần phải học trọng tâm phần kiến thức nào, học môn Sinh học như thế nào để đạt điểm cao, Thầy Nguyễn Thành Công sẽ đưa ra một vài lời khuyên để học môn Sinh học hiệu quả nhất: Học môn Sinh học hiệu quả như thế nào? - Mặc dù kiến thức thi môn Sinh học chủ yếu ở chương trình lớp 12 nhưng các em cần nắm vững một số kiến thức ở lớp dưới để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề đưa ra trong chương trình lớp 12. Ví như các kiến thức về tế bào học và sinh học vi sinh vật cũng rất quan trọng. - Các em cần hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức mà mình đã có theo sơ đồ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện rõ được mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức. Nhìn vào sơ đồ đó, các em sẽ dễ dàng xác định được kiến thức mình còn yếu kém. - Với các bài toán sinh học, việc tìm ra quy luật là tối quan trọng. Để làm được điều này, cần phải nắm chắc các quy luật và hệ thống dấu hiệu của chúng, trong bài tập quy luật di truyền, tỷ lệ đời con là một dấu hiệu rất quan trọng. - Tìm hiểu và nắm chắc cấu trúc đề thi môn Sinh học. Khóa luyện thi PEN-I môn Sinh học sẽ cung cấp cấu trúc đề thi để các em hiểu rõ đề thi và trang bị phương pháp, kĩ năng làm tất cả các dạng bài trong đề thi. "Đừng bao giờ làm bài thi lần lượt từ đầu đến cuối!" - Sau khi đọc đề một lần, các em sẽ làm bài. Đọc đề lần 2 và bắt đầu làm, gặp câu đã trả lời được ta đánh dấu đáp án, gặp câu khó, còn băn khoăn, ta bỏ qua đến câu kế tiếp cho đến khi hết đề. Sau đó quay lại những câu khó từ đầu. Có thể làm bài thành 3 đợt hoặc hơn, phụ thuộc vào tốc độ làm bài của các em. - Sau cùng, nếu vẫn còn những câu thực sự khó mà chưa biết giải quyết như thế nào, ta có thể dùng phương pháp loại trừ, càng loại trừ được nhiều phương án nhiễu, đáp án của câu hỏi sẽ càng gần. Thầy Nguyễn Thành Công - Thầy giáo của nhiều huy chương quốc tế Giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. - Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội về thành tích đào tạo, bồi dưỡng Học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh. Có học sinh đạt giải Nhất kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh. Có học sinh đạt Huy chương kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế. Tham gia giảng dạy khóa LTQG PEN-I môn Sinh học. >>> Thông tin khóa luyện thi PEN-I môn Sinh học