Các mạch kiến thức tiếng Việt được xác định trong chương trình Ngữ văn 2022 là gì

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TẬP HUẤN MÔN TIẾNG VIỆT1. Môn học Ngữ văn có vai trò như thế nào trong việc pháttriển phẩm chất, năng lực người học?A. Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp:yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồiđưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.B. Giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấuhiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệmsống và ứng xử nhân vẫn.C. Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hìnhtượng và tư duy logic,D. Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung nhưnăng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo; năng lực tính toán;năng lực công nghệ thông tin,...2. Cơ sở khoa học để xây dựng chương trình ngữ văn 2018là:A. Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học vàphương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại;B. Các thành tựu nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ học và kíhiệu học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì khác nhau;C. Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của ViệtNam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu thể quốc tế trongphát triển CT nói chung, CT môn Ngữ văn nói riêng những nămgần đây, nhất là CT của những quốc gia phát triển;D. Điều kiên kinh tế - xã hội và truyền thông văn hoá3. Quan điểm cơ bản xây dựng chương trình Ngữ văn 2018là:A. Dựa trên mục đích phát triển kiến thức cho học sinhB. Sắp xếp tác phẩm văn học theo trục thời gian và thể loại.C. Dựa trên hệ thống kiến thức của lĩnh vực Văn học và ngônngữ.C. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói vànghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học.4. Chọn phương án đúng nhất: Tính mở của chương trìnhNgữ văn 2018 không thể hiện ở:A. Quy định chi tiết các nội dung giáo dục.B. Định hưởng thống nhất những nội dung giáo dục cốt lỗi.C. Định hướng chung các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và nănglực của học sinh.D. Phát triển chương trình là quyền chủ động và trách nhiệm củađịa phương và nhà trường.5. Chọn phương án đúng nhất: Mục tiêu cụ thể của chươngtrình Ngữ văn 2018 được quy định ở mỗi cấp học là:A. Trang bị kiến thức và kĩ năng. Trang bị kiến thức và giáo dụckĩ năng sống.B. Trang bị kiến thức và giáo dục kĩ năng sống.C. Trang bị kiến thức và giáo dục tư tưởng tình cảm.D. Trang bị kiến thức, phát triển năng lực, giáo dục tư tưởngtình cảm.6. Chọn phương án đúng nhất: Yêu cầu cần đạt về năng lựcđặc thủ của môn Ngữ văn là:A. Năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ.B. Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.C. Năng lực giao tiếp hợp tác và nắng lực văn học.D. Năng lực tự chủ và tự học và năng lực giải quyết vấn đề sángtạo.7. Phát biểu nào dưới đây không chính xác về yêu cầu lựachọn ngữ liệu dạy học môn Ngữ văn 2018 là:A. Bảo đảm kế thừa và phát triển các CT Ngữ văn đã có.B. Bảo đảm đầy đủ các tác phẩm bắt buộc và các tác phẩmbắt buộc lựa chọn.C. Bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa văn bản văn học với văn bản nghịluận và văn bản thông tin.8. Nội dung giáo dục trong chương trình Ngữ văn 2018 đượcxác định dựa trên:A. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về mục tiêu phát triển năng lực.B. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: các mục tiêu năng lực vàngữ liệuc. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ.D. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: hoạt động đọc, viết,nỏi và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu.9. Chọn phương án đúng nhất: Các mạch kiến thức tiếngViệt được xác định trong chương trình Ngữ văn 2018 là:A. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếpngôn ngữ.B. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, các phong cách ngônngữ.C. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giaotiếp và sự phát triển ngôn ngữ.D. Từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển ngônngữ.10. Hệ thống kiến thức văn học trong chương trình môn Ngữvăn 2018 bao gồm những nội dung cơ bản:A. Những vấn để chung về văn học (chủ yếu là lí luận vănhọc); các thể loại văn học; các yếu tỏ của tác phẩm văn học;một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam.B. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học);các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học.C. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học);các thể loại văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học ViệtNam.D. Những vấn để chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học):các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học; hệ thốngchuyên đề học tập.11. Dạy học tích hợp trong chương trình Ngữ văn 2018 đượchiểu là:A. Ưu tiên những nội dung giáo dục tiêu biểu của văn học thếgiới.B. Ưu tiên sử dụng những kiến thức xã hội vào giờ dạy học Ngữvăn.C. Đưa lĩnh vực kiến thức môn học khác vào trong hoạt độngdạy học Ngữ văn.D. Xác định mỗi liên hệ nội môn giữa đọc, viết, nói và nghe;biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép hợp lí vào giờ học theocác yêu cầu giáo dục liên môn12. Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, nănglực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thôngqua:A. Các hành vi, việc làm, cách ửng xử, những biểu hiện vềthái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe.B. Bài tự luận yêu cầu học sinh hiểu về nội dụng, chủ đề của vănbản.C. Kiểm tra bài cũ với việc yêu cầu học sinh ghi nhớ và tái hiệnvề nội dung, chủ để của văn bản.D. Việc yêu cầu học sinh lập dàn ý và trình bày về một ý tưởngcho trước.13. “Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương phápgiáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phânhóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp vàphương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của họcsinh” là định hướng về phương diện:A. Nội dung giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018.B. Phương pháp giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018.C. Kiểm tra, đánh giá của chương trinh Ngữ văn 2018.D. Quy trình tổ chức dạy học của chương trình Ngữ văn 2018.14. Thay đổi cơ bản về nội dung môn Ngữ văn 2018 so vớichương trình hiện hành 2006 là:A. Quy định các nội dụng dạy học cụ thể cho từng lớp, từng cấp.B. Hướng tới mục tiêu hình thành kiến thức cho học sinh.C. Xác định các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản.D. Nội dụng sách giáo khoa là pháp lệnh của chương trình.15. Điểm giống nhau giữa chương trình Ngữ văn 2018 vàchương trinh Ngữ văn hiện hành là:A. Đề cao kiến thức của môn học.B. Đề cao tính chất thực hành của môn học.C. Đề cao tính chất nhân văn của môn học.D. Đề cao tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn của mônhọc.16. Ngữ văn mới được xây dựng trên những quanđiểm/nguyên tắc nào?A. Tuân thủ định hướng lớn của CT tổng thể;B. Theo định hướng mở; dựa trên một trục thống nhất từ tiểuhọc đến THPT (đọc, viết, nói và nghe);C. Kế thừa và phát triển; dựa trên các cơ sở lí luận và thực tiễn.D. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về văn học, sựphát triển kinh tế - xã hội, kinh nghiệm xây dựng CT quốc tếtừ xưa đến nay.17. Vì sao CTGDPT môn Ngữ văn lại phải xây dựng theohướng mở?A. Đời sống thay đổiB. Khoa học, kỹ thuật thay đối rất nhanh;C. Quốc hội yêu cầu thực hiện một CT và nhiều SGK.D. Phát triển được kiến thức, kỹ năng của học sinh.18. Các căn cứ để xác định nội dung dạy học trong môn Ngữvăn là gì?A. Mục tiêu chung của GD phổ thông,B. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học;C. Cơ sở khoa học của bộ môn Ngữ văn (văn học và ngônngữ); kế thừa CT hiện hành; yêu cầu trong CT của một sốnước.D. Sự phát triển của văn học trong nước.19. CTGDPT môn Ngữ văn mới đưa ra những tiêu chí vàyêu cầu để xác định ngữ liệu/văn bản dạy học nào?A. Văn bản phải phục vụ trực tiếp cho việc dạy học pháttriển năng lực;B. Phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS; tiêu biểu, đặcsắc, chuẩn mực về ngôn ngữ, văn hóa, tư tưởng, tỉnh cảm...;C. Phản ánh được những thành tựu đặc sắc về tư tưởng vàvăn học nghệ thuật của dân tộc và tinh hoa của văn hóa thểgiới.D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giớivà Việt Nam.20. Những điểm mới của CTGDPT môn Ngữ văn là gì?A. Mục tiêu; cách tiếp cận/thiết kế CT; nội dụng dạy họcB. Nội dung cốt lõi, kiến thức và kĩ năngC. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học;D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giớivà Việt Nam.

a) Đặc điểm môn học

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha. Thông qua môn học này học sinh được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học.

b) Quan điểm xây dựng chương trình

Trên cơ sở quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Ngữ văn nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng chương trình như sau: (i) Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. (ii) Lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Các kỹ năng được hiểu theo nghĩa rộng với nhiều yêu cầu và mức độ khác nhau; hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. (iii) Xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. (iv) Vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

c) Mục tiêu chương trình môn học

Qua những văn bản ngôn từ, đặc biệt là các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam.

Ngoài việc góp phần phát triển các năng lực chung, chương trình môn Ngữ văn tập trung giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống.

d) Nội dung chương trình

Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình Ngữ văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.

Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào bốn kỹ năng lớn: đọc,viết, nói và nghe. Đọc bao gồm yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mỹ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc). Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. Nói và nghe căn cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay.

Xuất phát từ các yêu cầu cần đạt nêu trên, chương trình nêu lên các nội dung dạy học, bao gồm kiến thức về tiếng Việt, văn học và ngữ liệu văn bản.

Kiến thức tiếng Việt với các nội dung chủ yếu là: (i) Ngữ âm và chữ viết; (ii) Từ vựng; (iii) Ngữ pháp; (iv) Hoạt động giao tiếp; (v) Sự phát triển của ngôn ngữ.

Kiến thức văn học gồm: (i) Những vấn đề chung về văn học; (ii) Các thể loại văn học; (iii) Các yếu tố của tác phẩm văn học; (iv) Một số hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam.

Ngữ liệu cho mỗi lớp chỉ nêu lên định hướng về kiểu loại văn bản, các ngữ liệu cụ thể được giới thiệu thành một phụ lục, gồm văn bản bắt buộc và văn bản gợi ý.

Ngoài các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy cơ bản, cốt lõi, thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, lên cấp trung học phổ thông, chương trình nêu lên nội dung một số chuyên đề tự chọn (35 tiết/lớp/năm) nhằm đáp ứng yêu cầu cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn.

e) Phương pháp giáo dục

Do yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực, nên chương trình nhấn mạnh việc chú ý chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh để các em từng bước hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong đợi.

Giáo viên cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe. Bên cạnh việc phát huy tính tích cực của người học, giáo viên cần chú ý tính chuẩn mực của người thầy cả trong tri thức và kỹ năng sư phạm.

Chú ý yêu cầu dạy học tích hợp (tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn) và yêu cầu dạy học phân hóa. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hoá một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp; mở rộng không gian dạy học và các hình thức học tập.

g) Đánh giá kết quả giáo dục

Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp. Cần xây dựng câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng (cuối kỳ, cuối cấp) cần yêu cầu học sinh vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới.

Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và những suy nghĩ của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo.

h) Điều kiện thực hiện chương trình

Thiết bị dạy học tối thiểu là các bộ sách giáo khoa Ngữ văn khác nhau; tủ sách sách tham khảo có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh; có đủ các kiểu loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Trong mỗi kiểu loại lớn có đủ các tiểu loại. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn.

Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip; một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học; băng, đĩa CD; sách giáo khoa và tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

Ban Phát triển các chương trình môn học

Quỳnh Trang