Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là vấn đề nóng trong ngành tài chính – ngân hàng, bất cứ ai khi tham gia vay vốn tín dụng đều chú ý đến. Vậy, rủi ro tín dụng là gì, có những loại nào và có tác động ra sao mà khiến cho các ngân hàng thương mại phải luôn dè chừng? Hãy cùng U.S.Vietnam Trade Council tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Contents

  • 1 Rủi ro tín dụng là gì?
  • 2 Phân loại rủi ro tín dụng
    • 2.1 1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
    • 2.2 2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
  • 3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
    • 3.1 1. Nguyên nhân khách quan
    • 3.2 2. Nguyên nhân chủ quan
  • 4 Hậu quả của rủi ro tín dụng
    • 4.1 1. Đối với ngân hàng
    • 4.2 2. Đối với khách hàng
    • 4.3 3. Đối với nền kinh tế
  • 5 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
  • 6 Kết luận

Rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro có thể gây thất thoát tài sản khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Cụ thể, người đi vay thanh toán chậm, thanh toán không đầy đủ hoặc không thanh toán nợ khi khoản nợ đến thời hạn, vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết.

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, rủi ro này rất khó tránh khỏi và có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào. Biểu hiện của rủi ro tín dụng là khoản vay phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ không thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn.

Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng mang nhiều hình thái và để phân loại chính xác rủi ro tín dụng, bạn có thể căn cứ dựa trên các yếu tố sau.

1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục:

– Rủi ro giao dịch xảy ra do những hạn chế trong quá trình giao dịch và thẩm định khoản vay, đánh giá thông tin khách hàng kém, quá trình theo dõi khoản vay lỏng lẻo. Rủi ro giao dịch bao gồm:

  • Rủi ro lựa chọn: Là các rủi ro liên quan đến việc thẩm định và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
  • Rủi ro bảo đảm: Rủi ro này xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo (TSĐB), chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB.
  • Rủi ro nghiệp vụ: Là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

– Rủi ro danh mục là các rủi ro phát sinh từ danh mục cho vay, thể hiện ở từng nhóm khách hàng cho vay, bao gồm:

  • Rủi ro nội tại: Rủi ro này có nguồn gốc từ các yếu tố nội bộ của chủ thể đi vay hoặc các ngành kinh tế chuyên biệt.
  • Rủi ro tập trung: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho vay tín dụng quá tập trung đối với một nhóm khách hàng có cùng đặc tính hoặc các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động, hay cho vay quá nhiều trong một vùng địa lý nhất định.

2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

Dựa vào tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro được chia thành 3 loại:

  • Rủi ro do không trả nợ đúng hạn: Khi phát sinh một hợp đồng tín dụng, khách hàng phải cam kết với ngân hàng về số tiền thanh toán cùng thời gian hoàn trả nợ gốc. Song, đến thời hạn thanh toán mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được khoản nợ đã cho vay. Lúc này sẽ xảy ra rủi ro không trả nợ đúng hạn. 
  • Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Khi đó, ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi khoản nợ.
  • Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Rủi ro này xảy ra với nhiều hình thức và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, hoạt động cho vay giữa các ngân hàng, dịch vụ bảo lãnh tín dụng…

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng có thể là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

1. Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc xảy ra rủi ro tín dụng có thể kể đến như: 

– Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế

  • Chu kỳ phát triển kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định giúp gia tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái thì hoạt động kinh doanh khó tránh khỏi bị thu hẹp, đình trệ. Nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản, làm mất khả năng chi trả nợ.
  • Quá trình tự do tài chính, hội nhập quốc tế: Hoạt động hội nhập vô hình tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp nhỏ, không có kinh nghiệm dễ rơi vào cảnh thua lỗ, bị đào thải và dẫn đến vướng nợ xấu.

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

– Ảnh hưởng từ môi trường pháp lý

  • Luật và các văn bản liên quan không đồng bộ, còn nhiều khe hở: Theo các văn bản pháp luật liên quan cho phép Ngân hàng thương mại có quyền xử lý TSĐB của các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng đơn thuần chỉ là một tổ chức kinh tế, không có các chức năng cưỡng chế như các cơ quan quyền lực Nhà Nước. Do đó, các ngân hàng buộc chỉ có thể xử lý thông qua kiện tụng. Hoạt động này gây mất nhiều nhân lực, chi phí và thời gian để có thể thu hồi nợ.
  • Mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng chưa phát huy hết chức năng: Hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức Ngân hàng Nhà nước diễn ra tương đối thụ động. Nhiều sự việc phải đến khi đã xảy ra và mang lại hậu quả nặng nề thì mới được cảnh báo, can thiệp và giải quyết.

– Do khách hàng vay:

  • Sử dụng vốn sai mục đích với thỏa thuận, không có thiện chí trả nợ: Một số khách hàng sau khi được giải ngân gói vay đã sử dụng để phục vụ cho các kế hoạch nằm ngoài mục đích cam kết khiến các đánh giá về khả năng thu hồi nợ bị sai lệch. Hơn thế nữa, nhiều người vay còn có xu hướng không muốn tất toán khoản vay khiến Ngân hàng bị tổn thất và gặp nhiều vấn đề trong quá trình thu hồi nợ.
  • Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch/chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, nếu khả năng quản lý hoạch định chiến lược yếu kém sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể phải đối mặt với thất bại dẫn đến tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ.
  • Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu, thiếu minh bạch: Để dễ tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, các báo cáo tài chính thường được cá nhân và tổ chức “nhồi” doanh thu cao, lợi nhuận tốt, nhưng thực tế lại không được như vậy. Chính vì thế, đối với các yêu cầu vay này các ngân hàng thường sẽ buộc cá nhân/tổ chức cung cấp tài sản thế chấp để có thể duyệt hồ sơ vay.

2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đã đề cập ở trên thì những nguyên nhân chủ quan sau cũng là những lý do tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tín dụng:

  • Do chính sách tín dụng của ngân hàng: Người dùng dễ dàng lách luật khi các chính sách tín dụng chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả. Việc người đi vay lợi dụng các kẽ hở chính sách để thực hiện hành vi gian lận ngày càng gia tăng khi thị trường tín đang phát triển ồ ạt.
  • Do sự yếu kém của hệ thống nhân viên: Nhân viên không có nghiệp vụ vững vàng sẽ dễ mắc sai lầm trong quá trình thẩm định khoản vay. Bỏ lỡ thời cơ đầu tư, tự ý nâng giá tài sản thế chấp, khai gian lợi nhuận, bất chấp quy định để hoàn thành chỉ tiêu là những sai lầm nghiêm trọng gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng.
  • Không chăm sóc khách hàng sau khoản vay: Việc chăm sóc khách hàng sau khoản vay giúp ngân hàng biết được khách hàng có sử dụng vốn đúng như mục đích ban đầu hay không. Đồng thời dễ dàng phát hiện các rủi ro phát sinh, kịp thời ngăn chặn, hạn chế xảy ra tổn thất cho ngân hàng.
  • Sự hợp tác giữa trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và ngân hàng chưa hoàn chỉnh: Hiện nay hệ thống CIC chưa thực sự hoàn hảo khi thông tin khách hàng không thường xuyên được cập nhật, hoạt động còn rời rạc, chưa thể hiện sự liên kết chặt chẽ với ngân hàng.

Hậu quả của rủi ro tín dụng

Mang lại hậu quả xấu là điều chắc chắn khi xảy ra rủi ro tín dụng, nó có tác động xấu đến từng chủ thể trong thị trường tài chính – ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra trên mọi lĩnh vực và tổn thất là cực kỳ nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. 

1. Đối với ngân hàng

Sự xuất hiện của rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của ngân hàng.

  • Người đi vay không thể trả lãi tín dụng làm giảm thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng.
  • Các khoản vay không được tất toán khiến nguồn vốn của ngân hàng bị giảm sút. Bởi lẽ, ngân hàng thực chất chỉ là đơn vị trung gian thực hiện huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế để cho các bên có nhu cầu vay. Do đó, dù bên vay không trả tiền thì ngân hàng vẫn phải trích vốn tự có để trả cho các khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng.
  • Khách hàng thường có xu hướng rút tiền gửi nếu ngân hàng có rủi ro tín dụng cao. Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu, khả năng thanh khoản, kêu gọi vốn… và uy tín của ngân hàng.
  • Tại thời điểm ngân hàng mất khả năng thanh toán, không còn đủ vốn để trả nợ thì nguy cơ phá sản là rất cao. Đây cũng là lúc mở đầu cho hoạt động mua lại hoặc sáp nhập.

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

2. Đối với khách hàng

Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng vay vốn mà đây còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các khách hàng có tài khoản tiền gửi.

  • Đối với khách hàng đang vay vốn: sẽ phải chịu mức phí phạt kèm sự giám sát nghiêm ngặt từ phía ngân hàng khi thanh toán không đúng hạn. Ngoài ra, khi chậm thanh toán, điểm tín dụng của họ cũng sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến những lần vay vốn tiếp theo.
  • Đối với khách hàng có ý định vay vốn: Khi rủi ro tín dụng càng lớn thì quy trình duyệt tín dụng của các ngân hàng sẽ càng khó và phức tạp. Lúc này, khách hàng muốn vay vốn sẽ phải đáp ứng được nhiều điều kiện hơn, mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
  • Đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi: Trong trường hợp rủi ro tín dụng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của ngân hàng thì không chỉ tiền lãi từ tiền gửi, mà ngay cả tiền gửi của bạn tại ngân hàng cũng khó có thể thu hồi.

3. Đối với nền kinh tế

Rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế – xã hội của 1 quốc gia.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế – xã hội trong nước:

  • Tổn thất của ngân hàng do rủi ro tín dụng tác động đến lĩnh vực tài chính công. Cụ thể, các khách hàng sẽ có xu hướng đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng và muốn giữ tiền mặt. Điều này vô hình gây ra những ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của nền kinh tế.
  • Dù chỉ có 1 ngân hàng không giải quyết kịp thời được rủi ro tín dụng cũng đủ để trở thành mối đe dọa đến sự an toàn và ổn định của các hệ thống ngân hàng, gây bất ổn tới nền kinh tế.
  • Ngân hàng buộc phải cắt giảm lượng, sa thải nhân viên, thay đổi ban quản lý ngân hàng… khi có dấu hiệu mất kiểm soát rủi ro tín dụng. Vấn đề này làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp, mang đến những hệ lụy không nhỏ đến thị trường nghề nghiệp, sự bình ổn của xã hội.

Ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu: 

Nếu hệ thống ngân hàng của một đất nước gặp sự cố sẽ gây nên ảnh hưởng đối với nền kinh tế trên toàn cầu, gây tác động lên toàn bộ ngành nghề. Đặc biệt, giá cả các loại vật chất đặc biệt như dầu mỏ, khí đốt, vàng, vũ khí… cũng chao đảo theo.

Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng thì luôn thường trực và hậu quả mang lại là vô cùng phức tạp. Để phòng ngừa, ngăn chặn nhằm giảm tỷ lệ rủi ro xảy ra xuống mức thấp nhất, những biện pháp thiết thực đã được các ngân hàng đề ra và áp dụng.

  • Hoàn thiện và nâng cao các kế hoạch quản lý tín dụng như: Thành lập các phòng ban chuyên tư vấn & quản trị rủi ro tín dụng. Theo dõi và điều chỉnh hạn mức tín dụng theo tình hình kinh doanh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng. Hoàn thiện phương thức đo lường tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ…
  • Ngoài dựa vào hệ thống CIC, các ngân hàng cũng nên xây dựng cơ sở dữ liệu tín dụng riêng để quản trị rủi ro tín dụng tốt nhất.
  • Thường xuyên tiến hành đo lường, đánh giá chi tiết các khoản vay để kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất.
  • Đẩy mạnh quản lý và giám sát trước và sau giải ngân đối với những khoản cấp tín dụng có vấn đề.
  • Đề ra các chính sách riêng biệt đối với các ngành đặc thù có rủi ro cao.
  • Lập quỹ dự phòng tín dụng từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng

Đối với các khoản vay có dấu hiệu của rủi ro tín dụng, ngân hàng cần liên hệ hỗ trợ đưa ra lời khuyên cho người vay khôi phục khả năng thanh toán khoản vay. Với những trường hợp có khả năng khôi phục thì ngân hàng cần cân nhắc gia hạn hoặc cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”.

Với trường hợp không thể khôi phục khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản hoặc các biện pháp pháp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng vay để thu hồi vốn. Hoặc bán nợ cho bên thứ 3, cụ thể chuyển nhượng khoản nợ cho một bên khác và lúc này bên thứ 3 sẽ đứng ra thanh toán tiền cho ngân hàng và trở thành chủ nợ mới của khoản nợ đó.

Kết luận

Rủi ro tín dụng là vấn đề có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Ảnh hưởng nhẹ thì không thu hồi được nợ, nặng thì mất khả năng thanh khoản khiến ngân hàng bị phá sản. Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhằm ngăn chặn và kiểm soát tốt tình hình tín dụng.

Các phân tích trên đây phần nào đã làm rõ được rủi ro tín dụng là gì, phân loại các loại rủi ro cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với thị trường. Mong các khách hàng thực hiện tốt các khoản vay tín dụng để tránh các trường hợp xấu xảy ra trong tương lai!

USVTC

Chị trách nhiệm sản xuất nội dung