Nguyên nhân hiển giết gia đình trong nguoi ba mat

Nguyên nhân hiển giết gia đình trong nguoi ba mat
Bạo lực là nguyên nhân chủ yếu phá nát hạnh phúc gia đình (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tại nhiều địa phương trong cả nước đã liên tiếp xảy ra những vụ trọng án hết sức đau lòng. Đáng buồn hơn, vụ việc xảy ra giữa chính những con người vốn có quan hệ huyết thống trong cùng một gia đình, hoặc có tình cảm thân thiết, gần gũi. Tình trạng này đã và đang để lại những nỗi ám ảnh, lo lắng cho cả xã hội vì nó không chỉ làm xói mòn tình cảm, cắt đứt sợi dây nối gắn kết trong từng gia đình mà còn đang là tiếng chuông cảnh báo về sự suy giảm đạo đức của con người hiện nay.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) mỗi năm cả nước có khoảng 100.000 vụ bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn, làm tổn hại tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP. Trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, nạn nhân là nữ chiếm đến hơn 74%, trẻ em là hơn 11%.

Theo con số thống kê của các cơ quan chức năng, gần đây, tuy số vụ việc phạm pháp hình sự đã giảm khoảng 7,39% song tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật còn đang có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài ra, tính chất tội phạm cũng trở nên nghiêm trọng, cường độ bạo lực gia tăng đã xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

  Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 447 vụ giết người. Đáng lưu ý là có nhiều vụ giết người với hành vi gây án hết sức dã man, tàn bạo, giết nhiều người cùng lúc. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trong các gia đình ngày càng trở nên đáng báo động khi xuất hiện nhiều vụ người thân sát hại lẫn nhau (chiếm khoảng 20% tổng số vụ án giết người).

  Qua phân tích từ các vụ giết người, có khoảng 15 - 17% số vụ việc xảy ra là do người thân trong cùng gia đình giết hại lẫn nhau. Ngoài ra, 60 - 70% số vụ là do mâu thuẫn bộc phát, nhất thời, các đối tượng mới chỉ phạm tội lần đầu.

  Từ những con số này cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, một bộ phận con người đang dần mất đi tính chuẩn mực về đạo đức xã hội. Đáng lo ngại hơn cả là việc này dường như xuất phát từ chính môi trường giáo dục, môi trường gia đình và môi trường xã hội.

  Các chuyên gia đã chỉ rõ nguyên nhân chính của những vấn đề bạo lực là do sợi dây kết nối bằng huyết thống và hôn nhân đã ngày càng trở nên lỏng lẻo. Vì thế, từ các vấn đề nhỏ hoặc va chạm ngay trong gia đình cũng đã làm nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa các thành viên. Điển hình như: Xích mích trong cuộc sống hàng ngày; do tranh chấp tiền bạc, đất đai; do ghen tuông, hiểu lầm…

  Thêm, một nguyên nhân khác là do con người đang bị ảnh hưởng xấu từ các loại sách báo, các bộ phim và những game hành động đầy bạo lực... vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng Internet hàng ngày. Cùng với đó là thói quen sử dụng bia rượu trong xã hội; quan niệm sống của người dân đã có sự thay đổi lớn khi cái “Tôi” luôn được đặt lên hàng đầu, dù đó là với cả những người thân trong gia đình. Ngoài ra, một số người khi cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng thì lại có tâm lí nổi nóng bất thường và sẵn sàng giành giật lấy bằng mọi giá.

  Thời điểm cuối tháng 5/2019, vụ án mạng gia đình xảy ra trong căn nhà trọ ở khu phố Bình Đường 4, phường An Bình- thị xã Dĩ An- tỉnh Bình Dương khiến dư luận xã hội vừa bàng hoàng vừa đau xót.

  Các nạn nhân trong vụ việc được cơ quan công an tỉnh xác định gồm có Trần Văn Cường (35 tuổi) cùng vợ là Phạm Thị Hằng (31 tuổi) đều quê Thanh Hóa và con gái Trần Kim Phượng (4 tuổi). Lúc này, người vợ còn đang mang thai đứa con thứ 3 sắp sinh. Riêng cô con gái lớn (9 tuổi) được gửi ở quê nhờ ông bà nội chăm sóc nên em cũng là thành viên may mắn duy nhất trong gia đình không bị tổn hại sau sự việc kinh hoàng này.

  Sau khi phát hiện sự cố bất thường trong căn phòng trọ khóa trái cửa, người dân trên địa bàn đã khẩn trương cấp báo cho cơ quan chức năng xuống làm việc. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, công an ghi nhận trên thi thể chị Hằng và bé Phượng có thương tích ở vùng cổ, bên cạnh có một con dao dính máu, chị Hằng đang mang thai ở tháng thứ 8 và sắp sinh.

  Bước đầu cơ quan chức năng nhận định, do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, người chồng đã dùng dao tước đoạt mạng sống của vợ và con gái nhỏ, sau đó dùng dây dù treo cổ tự tử. Do cả nạn nhân và hung thủ gây án đều đã chết, vụ án đã khép lại nhưng nỗi đau cùng sự ám ảnh sẽ vẫn còn theo suốt cuộc đời những người ở lại.

  Những ngày giữa tháng 11/2020 vừa qua, dư luận xã hội đã quan tâm, dõi theo vụ việc được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và tuyên án phạt đối với hai bị cáo: Nguyễn Minh Tuấn (sinh năm 1989) tử hình về tội “Giết người”; Nguyễn Thị Lan Anh (vợ bị cáo Tuấn, sinh năm 1991) lĩnh án tù chung thân về tội “Giết người”. Cả hai bị cáo trên đều có liên quan trực tiếp đến vụ án rất bức xúc trong dư luận xã hội vì đã tra tấn bé gái khoảng 3 tuổi trong suốt 24 ngày một cách dã man như thời Trung cổ khiến bé bị tử vong.

  Cháu bé có nguyên quán tại tỉnh Hải Dương, hiện thường trú tại thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ khi được 3 tháng tuổi bé đã phải ở cùng với bà ngoại và chính bà đã chăm sóc, nuôi dưỡng bé cho đến khi bị gã bị cha dượng cùng người mẹ ruột mất nhân tính bạo hành khiến em mất đi mạng sống.

  Tuy bản án đã được tuyên xử một cách nghiêm minh, đúng người đúng tội, có tính răn đe đối với các bị cáo. Song, cô bé tội nghiệp đã tử vong, tiếp theo đây chỉ còn là những giọt nước mắt hối hận muộn màng của hai kẻ thủ ác đã gây ra tai họa cùng sự day dứt của những người thân ở lại.

  Bạo lực gia đình là một hành vi độc ác nhất, bởi người gây án lại chính là những người thân trong gia đình của các nạn nhân. Chẳng còn gì có thể đau lòng hơn việc bản thân con người lâm vào hoàn cảnh bị chính những người thân thuộc, yêu thương nhất hành hạ, ghét bỏ. Khi bạo lực gia đình được phát hiện và giải quyết thì những nỗi đau về thể xác, những vết sẹo trong tinh thần của nạn nhân đã hằn sâu và đôi khi sẽ không thể xóa bỏ. Mặt khác, chính những đứa trẻ khi lớn lên trong những gia đình xảy ra tình trạng bạo lực cũng bị tổn thương và chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc về cả sức khỏe lẫn tinh thần.

  Có thể nói, gia đình là môi trường giáo dục đầu đời của mỗi cá nhân. Một người muốn trưởng thành tất yếu không thể thiếu đi sự giáo dục của gia đình. Nền tảng của việc xây dựng các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức trong mỗi gia đình chính là tình yêu thương. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, các cá nhân cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc giáo dục trong các nhà trường. Nhiều chuyên gia tâm lí có quan điểm rất đúng đắn khi cho rằng đã đến lúc cả xã hội cần phải quan tâm vun đắp, gìn giữ mối liên kết trong từng gia đình, cần chú trọng hơn nữa việc dạy con trẻ về đạo hiếu và tình cảm trân trọng mái ấm gia đình.

  Nếu như cho rằng xã hội chỉ cần có những chế tài nghiêm khắc, những hình phạt nặng nề hơn thì có thể sẽ ngăn chặn được tội ác nói chung và bạo lực gia đình nói riêng. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Vì nếu chúng ta chỉ “khoanh” hành vi phạm tội vào bản thân tội phạm mà không xem xét đến các mối liên quan như: Gia đình, môi trường, xã hội thì cũng chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề.

  Thêm vào đó, việc coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư, là chuyện trong nhà cần “đóng cửa bảo nhau” chứ xã hội không nên can thiệp cũng là một quan điểm sai trái, cần phải được phê phán mạnh mẽ. Bởi với sự nhận thức sai trái đó, người ta sẽ sẵn sàng thờ ơ, vô cảm trước cảnh con cái ngược đãi cha mẹ, chồng đánh đập vợ dã man mỗi ngày… dần dần cứ tiếp diễn như vậy thì rất có thể cộng đồng trong xã hội và ngay cả các cơ quan pháp luật cũng rất khó khăn để có thể giải quyết triệt để được vấn nạn bạo lực gia đình.