Các phương thức tiếp cận thị trường

Các giao dịch tương đương

Phương pháp này được sử dụng giá trị giao dịch của các tài sản tương đương để thiết lập giá trị cho tài sản mục tiêu. Khó khăn của phương pháp này trong ngành công nghiệp khai khoáng là không có tài sản nào thực sự tương đương, do mỗi tài sản là độc nhất theo các yếu tố như địa lý, khoáng sản, giá cả, mức độ khám phá và cơ sở hạ tầng. Thêm vào đó, các giao dịch mỏ khoáng sản ít hơn khá nhiều so với các giao dịch BĐS nói chung. Khi các giao dịch này có xảy ra thì chúng liên quan đến rất ít tiền, để lại cho thẩm định viên công việc chuyển đổi những phần cổ phiếu, tiền bản quyền hay hợp đồng quyền chọn thành giá trị bằng tiền hiện tại tương đương.

Mặc dù có những tiêu chuẩn trên, giá trị giao dịch của các tài sản tương đương có thể nằm trong một khoảng giá trị cho một tài sản nhất định. Các giao dịch với mỏ đang nghiên cứu thăm dò cũng có thể chỉ ra mức độ năng động của thị trường tại một thời điểm. Ví dụ, những năm gần đây có khá ít những giao dịch này tại Canada vì tình trạng yếu kém của ngành công nghiệp khai khoáng.

Như đã bàn ở trên, giá trị một mỏ đang thăm dò phụ thuộc vào tiềm năng tồn tại hoặc có thể khám phá một trữ lượng khoáng sản có giá trị kinh tế. Tiềm năng của mỏ phụ thuộc một phần nào đó vào diện tích của nó, nhưng phụ thuộc lớ hơn và tính chất địa lý, sự khoáng hóa, kết quả khám phá mỏ, các mỏ lân cận và những yếu tố khác. Tương tự với bất động sản thì bị trí là tối quan trọng. Mỏ đang nghiên cứ thăm dò ở các khu vực khai khoáng đã được thiết lập thường có giá trị nhờ những cơ sở hạ tầng có sẵn và tiềm năng khám phá ra trữ lượng khoáng sản cao.

ĐIểm mạnh chính của phương pháp này là nền tảng cho giá trị được định giá bằng những phương pháp khác, và cung cấp một thước đo giá trị tương đối của một tài sản. ĐIểm yếu lớn nhất đó là không có hai tài sản nào là hoàn toàn tương tự nhau, mỗi mỏ khoáng sản là độc nhất như đã nhắc đến ở trên. Những đánh giá chủ quan là cần thiết để nhận ra những tài sản tương đồng.
 

Phương pháp dử dụng hợp đồng quyền chọn

Phương pháp hợp đồng quyền chọn có thể được áp dụng khi một tài sản được dùng cho quyền chọn. Trong một hợp đồng bình thường, một kế hoạch đã cam kết và chi trả tiền theo quyền chọn  được áp dụng trong khoảng thời gian một vài năm. Giá trị xấp xỉ của tài sản được phản ánh khi thanh toán và cam kết về công việc được thực thi, thêm vào đó là khả năng quyết định chủ quan của bên mua quyền chọn có thực hiện phần còn lại của giá trị thanh toán và thực thi các nghĩa vụ của chương trình khám phá mỏ.

Phương pháp này tốt nhất được áp dụng cho những mỏ đang được nghiên cứu và thăm dò và ở giai đoạn đầu của hợp đồng quyền chọn; thường không được áp dụng cho những tài sản mà quyền chọn đã được thực hiện bằng cách thanh toán tiền và thực thi nghĩa vụ công việc. Vào thời điểm này, giá trị của tìa sản thường cao hơn giá trị thanh toán.

Một điểm mạnh của phương pháp là có sự liên đới tới thực tế vào thời gian đầu của thời hạn quyền chọn. Điểm yếu cảu nó là việc định giá chỉ có ý nghĩa vào giai đoạn đầu của thời hạn quyền chọn đó. Khi thời gian trôi đi, nhiều kết quả thăm dò được thu thập, giá trị tài sản sẽ mở rộng lên hoặc xuống so với giá trị trong hợp đồng quyền chọn. Kết quả này sẽ không được tính là chi phí để tiếp tục và quyền chọn sẽ được bỏ qua, hay kết quả sẽ đủ cho chi phí thêm và các điều khoản thanh toán sẽ được coi như giá đã mặc cả so với giá trị tài sản. 

Phương pháp hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng để xác định giá trị của các giao dịch tương đương do hầu hết các giao dịch tài sản này là để dùng làm tài sản quyền chọn hoặc làm vốn góp liên doanh.

Thương mại quốc tế là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Đây được hiểu là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm mục đích chính là để đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, thương mại quốc tế cũng tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Khái niệm tiếp cận thị trường là một thuật ngữ quen thuộc trong thương mại quốc tế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu tiếp cận thị trường là gì cũng như đặc điểm và vai trò của tổ chức WTO?

Các phương thức tiếp cận thị trường

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tiếp cận thị trường:

Khái niệm tiếp cận thị trường:

Tiếp cận thị trường được sử dụng nhằm mục đích để đề cập đến khả năng của một công ty hoặc một quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài.

Tiếp cận thị trường được sử dụng để nhằm đề cập đến thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế, nhưng phổ biến nhất vẫn là thương mại quốc tế.

Tiếp cận thị trường không giống như thương mại tự do. Khả năng bán hàng trên thị trường thường đi kèm với thuế quan, thuế, hoặc thậm chí hạn ngạch, trong khi thương mại tự do ngụ ý rằng hàng hóa và dịch vụ được tự do lưu thông mà không có bất kì chi phí nào do chính phủ áp đặt.

Mặc dù vậy, tiếp cận thị trường được coi là bước đầu tiên nhằm mục đích để thâm nhập sâu hơn vào thị trường, tăng cường quan hệ thương mại.

Tiếp cận thị trường đang ngày càng trở thành mục tiêu của các cuộc đàm phán thương mại, trái ngược với thương mại tự do.

Tiếp cận thị trường trong tiếng Anh gì?

Xem thêm: Quản lý thị trường có được khám nhà, kiểm tra kho không?

Tiếp cận thị trường trong tiếng Anh Market Access.

Tìm hiểu về tiếp cận thị trường:

Thương mại quốc tế liên quan đến việc đàm phán phức tạp giữa hai hoặc nhiều chính phủ.

Trong suốt các cuộc đàm phán này, những nước tham gia thường ủng hộ tiếp cận thị trường cho các ngành xuất khẩu cụ thể của họ. Đồng thời lại cố gắng hạn chế tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nhập khẩu có khả năng cạnh tranh với các ngành công nghiệp nội địa hoặc mang tính chiến lược.

Tiếp cận thị trường khác biệt với thương mại tự do bởi vì quá trình đàm phán nhằm vào mục đích thương mại có lợi mà không nhất thiết làm cho thương mại tự do hơn.

Các chủ thể kinh tế tiếp cận thị trường:

Các cuộc đàm phán nhằm để tiếp cận thị trường xung quanh khu vực trong giai đoạn ngày nay đặc trưng cho thương mại quốc tế và hầu hết các cuộc đàm phán đều muốn tìm cách tiếp cận thị trường rộng hơn thay vì thương mại được tự do hơn.

Sau nhiều thập kỉ thương mại toàn cầu phát triển, đã có bằng chứng cho thấy nhiều người không còn ủng hộ thương mại tự do trên toàn cầu do những lo ngại an ninh việc làm trong nước.

Xem thêm: Thị trường là gì? Phân loại và các đặc điểm các loại thị trường?

Mỹ trong một thời gian dài đã đưa ra đề xuất thương mại toàn cầu tự do, đã làm dân chúng mất lòng tin về thương mại tự do, và chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các đối tác thương mại, đặc biệt là Mexico và Trung Quốc.

Tuy nhiên, đa số vẫn muốn hưởng lợi từ các hoạt động thương mại quốc tế, như sự đa dạng hàng hóa với giá cạnh tranh và thị trường xuất khẩu mạnh cho các sản phẩm sản xuất trong nước.

Tiếp cận thị trường và vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới:

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).

Như vậy, ta nhận thấy rằng, Tổ chức Thương mại Thế giới là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1915, giám sát các quy tắc thương mại giữa các quốc gia vì lợi ích toàn cầu.

Tổ chức Thương mại Thế giới có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp cận thị trường bằng cách cung cấp một nền tảng mà các chính phủ thành viên có thể đàm phán và giải quyết các vấn đề thương mại với các thành viên khác.

Ví dụ cụ thể như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã hạ thấp các rào cản thương mại để nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận thị trường giữa các quốc gia thành viên và cũng duy trì các rào cản thương mại khi nó có ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu.

Xem thêm: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

2. Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới:

2.1. Vai trò và nhiệm vụ của Tổ chức thương mại thế giới:

Tổ chức thương mại thế giới có những vai trò cơ bản sau đây:

– Tổ chức thương mại thế giới đề ra những quyết định.

Tổ chức thương mại thế giới có vai trò điều tiết các hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới.

– Tổ chức thương mại thế giới là diễn đàn để các nước thành viên đàm phán.

Sau khi được thành lập, Tổ chức thương mại thế giới tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán mới với phương châm: “Tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán”.

Thông qua đó ta có thể nhận thấy, Tổ chức thương mại thế giới được coi là một diễn đàn để các thành viên, các quốc gia tiến hành thoả thuận, đàm phán, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư,… để nhằm mục đích giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa đa phương.

– Tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra hệ thống pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế

Tổ chức thương mại thế giới được ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý, Tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra một hệ thống pháp lý chung và thống nhất, làm căn cứ để từng thành viên hoạch định và thực hiện chính sách nhằm mục đích mở rộng thương mại, tăng thêm việc làm, tăng thu nhập cũng như nâng cao đời sống nhân dân các nước thành viên.

Xem thêm: Hồ sơ cần thiết khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán đất

Tổ chức thương mại thế giới được thành lập với bốn nhiệm vụ chủ yếu như sau:

– Tổ chức thương mại thế giới có nhiệm vụ thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có).

– Tổ chức thương mại thế giới có nhiệm vụ tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

– Tổ chức thương mại thế giới có nhiệm vụ giúp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO.

– Tổ chức thương mại thế giới có nhiệm vụ rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

2. Đặc điểm của Tổ chức thương mại thế giới:

Đặc điểm của Tổ chức thương mại thế giới bao gồm:

– Tổ chức thương mại thế giới  giám sát các quy tắc thương mại toàn cầu giữa các quốc gia.

– Tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy toàn cầu hóa với cả tác động tích cực và tiêu cực.

Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

– Trọng tâm chính của Tổ chức thương mại thế giới đó chính là cung cấp các tuyến giao tiếp mở liên quan đến thương mại giữa các thành viên.

Tổ chức thương mại thế giới về cơ bản là một thực thể tranh chấp hoặc hòa giải thay thế , duy trì các quy tắc thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Tổ chức này cung cấp một nền tảng cho phép các chính phủ thành viên đàm phán và giải quyết các vấn đề thương mại với các thành viên khác. Trọng tâm chính của Tổ chức thương mại thế giới là cung cấp các tuyến giao tiếp mở liên quan đến thương mại giữa các thành viên.

Ví dụ cụ thể như Tổ chức thương mại thế giới đã hạ thấp các rào cản thương mại và gia tăng thương mại giữa các quốc gia thành viên. Mặt khác, nó cũng đã duy trì các rào cản thương mại khi có ý nghĩa để làm như vậy trong bối cảnh toàn cầu. Cũng vì thế mà Tổ chức thương mại thế giới cố gắng cung cấp hòa giải đàm phán có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.

Sau khi các cuộc đàm phán hoàn tất và có một thỏa thuận, Tổ chức thương mại thế giới sẽ đưa ra đề nghị giải thích thỏa thuận đó trong trường hợp có tranh chấp trong tương lai. Tất cả các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới bao gồm một quá trình giải quyết, theo đó tổ chức tiến hành giải quyết xung đột trung lập một cách hợp pháp.

Không thể đàm phán, hòa giải hoặc giải quyết nếu không có các hiệp định Tổ chức thương mại thế giới nền tảng. Các hiệp định này đặt ra các quy tắc nền tảng pháp lý cho thương mại quốc tế mà Tổ chức thương mại thế giới giám sát. Họ ràng buộc chính phủ của một quốc gia với một loạt các ràng buộc phải được tuân thủ khi thiết lập các chính sách thương mại trong tương lai. Các thỏa thuận này bảo vệ các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu đồng thời khuyến khích các chính phủ thế giới đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể.