Cách cài đặt biến tần Schneider atv 212

CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ATV212 CHẾ ĐỘ AUTO/MAN

  1. Sơ đồ đấu dây cho biến tần Schneider Altivar ATV 212

Cách cài đặt biến tần Schneider atv 212

  1. Cài đặt biến tần Schneider Altivar ATV 212:

2.1. Trả về mặc định nhà máy: (nếu cần, lưu lại các thông số đã cài trước)

– Nhấn mode cho đến khi thấy “AUF”, nhấn mũi tên lên xuống (1) đến khi thấy TyP, chỉnh TyP=3, nhấn “ent” đến khi thấy chữ “Hello”

2.2. Cài đặt các thông số động cơ:

– Làm như bước (1), vào menu “AUF”, chỉnh các thông số

+ uLu : Điện áp định mức động cơ

+ uL : Tần số định mức động cơ

+ tHr : Dòng bảo vệ nhiệt động cơ – chỉnh bằng dòng định mức động cơ

+ F415: Dòng định mức động cơ

+ ACC: Thời gian tăng tốc

+ DEC: Thời gian giảm tốc

2.3. Cài đặt chân R để đổi chế độ Auto/Man:

– Làm như bước (1), đến khi thấy F—, chỉnh các thông số

+ F112 = 38 ( khi đó, chân R=1–> Auto, R=0–> Man)

+ F200 = 0

+ F207 = 1

+ Fnod = 3

Khi đó ở chế độ manual, nhấn mode đến khi thấy 0.0 (nếu biến tần đang dừng, hoặc đến khi thấy tần số chạy nếu biến tần đang chạy) nhấn mũi tên lên xuống trên biến tần để chỉnh tốc độ, nhấn “ent” để lưu tốc độ đó lại, mỗi khi biến tần tắt nguồn và bật lại, biến tần sẽ chạy theo tốc độ đã được lưu.

2.4. Cài đặt các Relay:

– Cài relay RYA-RYC báo biến tần chạy: F130 = 14 (Relay đóng khi biến tần chạy, ngắt khi dừng)

– Cài relay FLA-FLC báo biến tần lỗi: F132 = 10 (Relay đóng khi biến tần lỗi, ngắt khi biến tần bình thường)  hoặc F132 = 11 (Relay đóng khi biến tần không lỗi, ngắt khi biến tần có lỗi)

2.5. Cài đặt biến tần nhận tín hiệu 4-20mA ở chế độ Auto (điều khiển = PLC)

                        Nếu dùng tín hiệu từ 0-10V thì không cần chỉnh gì cả, SW100 ở vị trí U

Cách cài đặt biến tần Schneider atv 212

Nhấn mode đến khi thấy AUF, nhấn mũi tên đến khi thấy F—

F201=20% (4mA)

F203=100% (20mA)

Test biến tần khi không có động cơ:

F605=0

Khi chạy thật cần chỉnh F605 =3 (cài đặt mặc định)

Thực hành cài đặt biến tần Schneider Altivar ATV 212 qua video …

Source: Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider Altivar ATV 212 | Tự Động Hóa Việt Nam

Huy Quang xin chia sẻ tới bạn đọc hướng dẫn cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider ATV12, ATV71,ATV212, ATV310, ATV312, ATV320, ATV340, ATV610, ATV630, ATV930,...

→ Huy Quang sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt các MODEL Schneider ATV12, ATV71,ATV212, ATV310, ATV312, ATV320, ATV340, ATV610, ATV630, ATV930,... Của dòng Biến Tần bằng BOP và bằng phần mềm chính xác chi tiết nhất, giúp quý khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và tự cài đặt biến tần Schneider của mình theo từng ứng dụng cụ thể.

 - 6 bước ngắn gọn, đơn giản giúp cài đặt dễ dàng biến tần Schneider ATV12.

Cài đặt biến tần Schneider có khó không?

 - Muốn cài đặt biến tần Schneider thực sự không khó bởi biến tần có nhiều tính năng nổi bật với việc chịu được nhiệt độ cao từ môi trường chung quanh lại có các khớp nối giúp liên kết với nguồn điện chính nhanh chóng và dễ dàng nên việc lắp đặt rất tiện lợi. Không những thế cài đặt cho biến tần đi vào hoạt động cũng không khó khăn gì khi biến tần schneider có thông số kĩ thuật rõ ràng cùng với công suất mà bạn chọn dùng thích hợp với dòng điện đi vào thiết bị nên biến tần này vừa đáp ứng được cho các nhu cầu ứng dụng của bạn mà còn vừa cài đặt dễ dàng qua các nút nhấn điều khiển. Chính điều này mà biến tần schneider được đánh giá cao từ việc đưa đến lợi ích lớn cùng việc cài đặt dễ dàng.

Cách cài đặt biến tần Schneider atv 212

Tầm quan trọng của cách cài đặt biến tần đúng cách.

 - Việc sử dụng biến tần thật sự có ý nghĩa rất lớn và nhất là trong ngành công nghiệp bởi thiết bị này chuyển đổi tần số dòng điện một chiều thành tần số của dòng điện xoay chiều một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu muốn đạt được độ chính xác cao trong việc thiết bị này được đưa vào hoạt động thì người dùng cần cài đặt thiết bị một cách hợp lý.

 - Thật ra khi cài đặt biến tần kĩ thì biến tần sẽ hoạt động ổn định hơn cho bạn thấy được các ưu điểm nổi bật cùng các lợi ích hết sức tuyệt vời, ngoài ra việc cài đặt có ý nghĩa lớn do giúp cho các nhà doanh nghiệp vận dụng được tính năng của biến tần mà cho vào các ứng dụng cụ thể hơn giúp cho ngành công nghiệp phát triển hơn nữa. Không chỉ vậy mà biến tần có khả năng tiết kiệm được nguồn điện năng lớn và đồng thời có thể tái chế dễ dàng nên các nhà sản xuất thiết bị này nhất là hãng Schneider luôn cố gắng để hoàn thiện biến tần này hơn, đồng thời cho bạn sự hướng dẫn cài đặt cụ thể để bạn dùng hợp lý biến tần cho chính công việc của mình. Vậy nên việc sử dụng an toàn biến tần này cần phải cài đặt hợp lý để những gì mà bạn muốn làm với thiết bị này thêm phần ý nghĩa hơn góp phần vào sự thành công của nền công nghiệp nước nhà.

Những thông số cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider.

  • Restart biến tần về trạng thái mặc định của nhà sản xuất: Trình Menu CONF > hàm 102 > chọn thông số 64.
  • Cài đặt lệnh tần số biến tần: Vào Menu CONF > FULL > 400 > 401 > chọn 183.
  • Cài đặt lệnh chạy: Vào Menu CONF > FULL > 400 > 406 > chọn 02 > vào 407 > chọn 01.
  • Cài mức kích source cho hai chân LI1, LI2: CONF > FULL > 200 >201 > chọn 00 > vào 203 > chọn 00 > vào nhóm 500 > 503 > chọn L2H.
  • Cài tần số giới hạn chạy: CONF > FULL > 300 > 308 > cài 100.0 > vào 500 > 512 > 512.2 > cài 60.1
  • Cài thông số hiển thị khi RUN: MON > 800 > 802 (tần số đang chạy) nhấn giữ ENT 2s

 - Sau khi kết thúc quá trình cài đặt biến tần Schneider, tắt và bật nguồn biến tần lại một lần nữa để lưu các thông số I/O đã cài.

Cách cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider về mặc đinh.

 - Biến Tần Schneider được cài đặt mặc định trong các điều kiện hoạt động thông dụng.

 - Các bước cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider được thực hiện như sau:

  1. Hiển thị: (BBT) sẳn sàng (rdY) khi động cơ dừng và tần số động cơ khi đồng cơ chạy.
  2. Tần số động cơ (bFr): 50Hz.
  3. Ứng dụng duy trì moment cố định bằng cách điều khiển vector từ thông, không cần cảm biến.
  4. Chế độ dừng bình thường theo độ tăng/giảm tốc giảm tốc (Stt=rMP).
  5. Chế độ dừng khi có lỗi: tự do
  6. Các độ tăng/giảm tốc tăng & giảm tốc tuyến tính (ACC, dEC): 3 giây.
  7. Tốc độ thấp (LSP): 0Hz.
  8. Tốc độ cao (HSP): 50Hz.
  9. Dòng nhiệt động cơ (ItH) = dòng điện danh định của động cơ (phụ thuộc vào công suất (BBT)).
  10. Dòng hãm động cơ (SdC) = 0.7x dòng danh định của (BBT), cho mỗi 0,5 giây.
  11. Tự động điều chỉnh độ tăng/giảm tốc giảm tốc trong trường hợp quá áp lúc hãm.
  12. Không tự động khởi động sau khi bị lỗi.
  13. Tần số đóng cắt của bộ nghịch lưu: 4kHz.

Các ngõ vào logic:

  • LI1, LI2 (vận hành 2 chiều): điều khiển 2-dây theo trạng thái, LI1=thuận, LI2=nghịch. Đối với ATV312xxxxxxA, hai ngõ vào này chưa gán chức năng

  • LI3, LI4: dùng để chọn 4 tốc độ đặt trước (tốc độ 1= tốc độ tham chiếu hoặc bằng 0, tốc độ 2 = 10Hz, tốc độ 3 = 15Hz, tốc độ 4 = 20Hz).
  • LI5-LI6: chưa gán chức năng.

Các ngõ vào analog:

  • AI1: tham chiếu tốc độ 0-10V, chưa gán đối với ATV31xxxxxxA.

  • AI2: tham chiếu tốc độ tổng 0±10V.
  • AI3: 4-20mA chưa gán chức năng.

Sau khi cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider cần làm gì?

 - Kiểm tra lại sau khi cài đặt xong là một bước quan trọng nên bạn phải kiểm tra ngay sau khi cài đặt xong để nhằm đảm bảo an tòan cho bạn cùng mọi người xung quanh khi cho thiết bị này vào hoạt động.

 - Bạn muốn kiểm tra chính xác cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, nếu sau khi cài đặt xong thiết bị vẫn hoạt động chậm dẫn đến tiến độ làm việc bị trì trệ thì bạn nên điều chỉnh và xem lại toàn bộ quá trình cài đặt trước đó để biết sai sót ở chỗ nào mà cài đặt lại hợp lý hơn.

 - Khi hoàn thành xong các bước cài đặt biến tần, Servo Drive Motor Schneider thì người dùng phải kiểm tra lại bộ nguồn, nơi kết nối dòng điện chính với thiết bị biến tần này sau đó kiểm tra các bước tiếp theo và quan trọng nhất là bước đặt chế độ hoạt động bạn cần lưu ý ở bước này để cho tần số hoạt động thích hợp với công suất hoạt động của chính thiết bị. Việc cuối cùng đó chính là sau khi kiểm tra lại các bước cài đặt bạn nhận thấy thiết bị này đã điều chỉnh hợp lý thì người dùng cần cho thiết bị vào hoạt động cụ thể để nhận được các lợi ích mà thiết bị mang lại.

Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục các lỗi xảy ra không mong muốn khi cài đặt biến tần Schneider.

 - Nguyên nhân đầu tiên có thể là công suất làm việc của biến tần không đủ nên bạn cần kiểm tra lại và chọn loại biến tần có công suất lớn hơn đưa vào lắp đặt sử dụng.

 - Nguyên nhân thứ hai là khi cài đặt biến tần Schneider mọi người cài đặt thông số không phù hợp nên cần khắc phục bằng cách kiểm tra lại và điều chỉnh các thông số từ đầu đến cuối nhất là chế độ vận hành của thiết bị và thời gian tăng tốc nhằm cho thiết bị hoạt động đúng với thông số của mình hơn.

 - Nguyên nhân cuối cùng là lỗi tác động từ ngoài vào nên cần khắc phục bằng cách kiểm tra đầu vào của thiết bị xem sao rồi điều chỉnh lại cho hợp lý.

 - Ngoài các nguyên nhân này ra thì còn vô số các nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của biến tần nên người dùng cần phải có cách khắc phục cụ thể qua việc luôn thường xuyên kiểm tra thiết bị, để tránh cho biến tần bị hư hỏng nghiêm trọng.