Cải lương ở đâu

Lâu nay, có nhiều sách, tài liệu, bài viết, lời nói, hội thảo đã xác định rõ nghệ thuật cải lương ra đời trên nền tảng của 3 loại hình nghệ thuật đã có trước đó là: 20 bài bản tổ của nghệ thuật Đờn ca Tài tử (ĐCTT), một số bài bản vắn, các bài hát dân ca Nam Bộ và về sau có thêm bài ca vọng cổ.

Cải lương ở đâu

Nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam

20 bài bản tổ của nghệ thuật ĐCTT gồm: 3 bài Nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung); 6 bài Bắc: Lưu Thủy, Xuân Tình, Phú Lục, Bình Bán, Tây Thi, Cổ bản; 7 bài lễ: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc; 4 bài Oán: Tứ Đại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu (ngoài ra còn có 4 bài Oán phụ: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Quyên và Xuân Nữ), được ban nhạc ĐCTT các tỉnh, thành Nam Bộ sử dụng. Tính chất của ĐCTT là chân phương, mộc mạc, chủ yếu ca, đờn, hòa đờn, hòa ca theo khuôn nhịp với chất giọng ca tự nhiên. Đặc điểm nghệ thuật của ĐCTT truyền thống là không sử dụng âm thanh khuếch đại, không hóa trang, không phục trang, không cảnh trí, không sân khấu, không có nhiều người đờn, ca và người ca không diễn xuất. Nhạc cụ chính gồm đờn kìm, đàn sến, đàn cò (có nơi gọi là đàn gáo), đàn tranh, đàn độc huyền, song lan và sau này có thêm đàn guitar phím lõm. Đối tượng chơi ĐCTT là những người tri âm tri kỷ, bạn bè xóm làng có chung sở thích ca, đờn nhằm vui chơi giải trí những lúc nhàn rỗi hoặc giúp vui cho các đám tiệc. Chơi ĐCTT còn để học hỏi lẫn nhau, nâng cao chất lượng tiếng đờn, giọng ca và truyền nghề cho nhau, hoàn toàn không phải để kiếm tiền. Chơi ĐCTT không cầu toàn về địa điểm, có thể trên một bộ ván, trước sân nhà, trên ghe bầu, ngoài chòi giữa ruộng, trên sân đình…, ở đâu cũng có thể ĐCTT được.

Tuy tính chất mộc mạc, đơn sơ, nhưng qua nghệ thuật ĐCTT đã tạo nên chất thanh tao trong nghệ thuật; chất chân thành trong quan hệ ứng xử giữa người với người; nội dung, nhạc điệu đậm nét tự sự về cuộc sống và toát lên được phần nào tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân các địa phương của vùng đất Nam Bộ.

Cải lương ở đâu

Do nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ phát triển nhanh, đến những thập niên cuối thế kỷ XIX, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả Nam Bộ nói chung đã có nhiều ban nhạc ĐCTT ra đời và hoạt động sôi nổi trên khắp địa bàn nên đòi hỏi mỗi ban nhạc ĐCTT phải sáng tạo, tìm cho mình phong cách mới. Lúc bấy giờ, ở Mỹ Tho có ban nhạc ĐCTT của ông Tống Văn Triều (còn gọi là ban nhạc ông Tư Triều) là ban nhạc hay, ban nhạc lần đầu tiên ca ra bộ, tức là ca có diễn xuất để minh họa theo nội dung bài ca. Vào đầu thế kỷ XX,  ông Tư Triều cho lấy mấy bộ ván ghép lại làm sân khấu, phía sau có miếng vải treo ngang làm tấm phông, phía trước hai cánh gà sân khấu lấy mấy nhành hoa tươi làm cảnh trí cho đờn, ca và biểu diễn phục vụ công chúng lần đầu tiên tại phía trước Nhà hàng - Khách sạn Minh Tân lúc bấy giờ (nay là phía trước Tượng đài Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, tại Công viên Lạc Hồng, đường 30-4, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ban nhạc của ông Tư Triều nổi lên từ đây, được khán giả mến mộ và đã được mời đến trình diễn ở nhiều nơi. Ngoài việc định kỳ diễn hằng đêm tại quê nhà Mỹ Tho, ban nhạc ông Tư Triều còn lên Sài Gòn diễn vào đêm thứ bảy, đêm chủ nhật hằng tuần và vào năm 1916 được Ban Tổ chức triển lãm hội chợ quốc tế mời qua diễn khai mạc tại hội chợ thương mại các nước Đông Dương ở Pháp.

Đến năm 1917, ông Châu Văn Tú, làm nghề thầy giáo, người Mỹ Tho (còn gọi là thầy Năm Tú), vốn đam mê nghệ thuật và khá giả, đã sang lại ban nhạc của ông Tư Triều và đầu tư tiền của, mời thầy về viết tuồng, thầy dàn dựng tuồng, người nhắc tuồng và mời nghệ sĩ giỏi về diễn để thành lập nên gánh hát cải lương đầu tiên, lấy tên là Gánh hát Thầy Năm Tú, đó là gánh hát cải lương đầu tiên của Việt Nam, ra đời tại Mỹ Tho.

Gánh hát Thầy Năm Tú ra đời là loại hình nghệ thuật mới - nghệ thuật Cải lương xuất hiện, với những đặc điểm sau: Diễn theo cốt truyện của vở tuồng (kịch bản), có soạn giả, có đạo diễn, có hóa trang, có phục trang, có phông màn, cảnh trí để minh họa và biểu diễn trên sân khấu có âm thanh, ánh sáng, đạo cụ và mỗi vở diễn cải lương có thể được phân chia làm nhiều lớp, nhiều màn, nhiều cảnh trí phù hợp với nội dung…, đã thu hút ngày càng đông đảo khán giả đến xem, từ đó sự lan tỏa của loại hình nghệ thuật Cải lương đến với các địa phương Nam Bộ và cả nước, nhiều gánh hát Cải lương cũng từ đó lần lượt hình thành, phát triển.

Cải lương ở đâu

Năm 1919, do nhu cầu của khán giả và diễn viên thầy Năm Tú đã đầu tư xây dựng một rạp hát để hát Cải lương, lấy tên là Rạp hát Thầy Năm Tú, là rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng tại Mỹ Tho (nay là Rạp hát Thầy Năm Tú, tọa lạc đường Lý Công Uẩn, phường 1, TP. Mỹ Tho). Thầy Năm Tú còn là người có công đầu tiên cho in các vở cải lương vào đĩa hát lúc bấy giờ để phát hành rộng rãi trong công chúng, trong nước và nước ngoài.

Đến năm 1920, bài ca Dạ cổ hoài lang của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời tại Bạc Liêu, gồm 20 câu và theo nhịp 2, rồi nâng lên thành nhịp 4, nhịp 8, là tiền thân của bài ca vọng cổ sau này. Bài ca vọng cổ ra đời được sự đón nhận của nhiều khán, thính giả, nên các soạn giả vận dụng đưa thêm loại hình vọng cổ vào để soạn ra các vở tuồng cải lương. Từ nhạc bài ca vọng cổ, Soạn giả Viễn Châu đã khéo léo kết hợp với tân nhạc để sáng tác ra bài ca vọng cổ, vừa có ca tân nhạc vừa có ca cổ nhạc để người nghe, người xem không bị nhàm chán, vì vậy lấy tên mới để gọi là bài ca “Tân cổ giao duyên”.

Như vậy, chúng ta khẳng định: Nghệ thuật Cải lương, nghệ thuật ĐCTT và bài ca vọng cổ không phải là một mà nghệ thuật ĐCTT có trước của vùng đất Nam Bộ; nghệ thuật Cải lương có sau và năm 1917 gánh hát cải lương đầu tiên ra đời tại Mỹ Tho; sau cùng là bài Dạ cổ hoài lang ra đời tại Bạc Liêu (vào năm 1920).

Đã từ lâu, trong lịch sử và trong công chúng gọi Mỹ Tho - Tiền Giang là “cái nôi của nghệ thuật Cải lương” là như thế.

NGUYỄN NGỌC MINH

(Last Updated On: 27/06/2022 By Lytuong.net)

Nghệ thuật Cải lương ra đời và phát triển ở Việt Nam chưa lâu, mới chỉ xấp xỉ một thế kỷ, nhưng nó đã từng có giai đoạn phát triển cực thịnh. Ra đời trong những năm tháng đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh đất nước đang phải gồng mình chịu sự áp bức của thực dân Pháp, cải lương gắn bó mật thiết với đời sống, tâm tư, tình cảm của những người nông dân Nam Bộ trước cảnh lầm than, phải chịu một cổ hai tròng: thực dân và phong kiến.

Cải lương ra đời là một nguồn sống tinh thần của người dân, để nhân dân lao động bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình và nó trưởng thành rất nhanh. Những năm đầu thập niên 1920, Cải lương còn chập chững những bước đầu tiên. Năm 1931, Cải lương đã chính thức được giới thiệu ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật ngang hàng Tuồng, Chèo đã có từ nhiều thế kỷ trước…

Cải lương ở đâu

Cải lượng là gì?

Cải lương nghĩa đen là “đổi mới”, sửa đổi cho tốt hơn. Từ xa xưa, về loại hình sân khấu, người dân Việt Nam chỉ có nghệ thuật Chèo, Tuồng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hát Bội ở Nam Bộ, đến khi loại hình nghệ thuật Cải lương ra đời, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc phương Tây, với ý nghĩa là cải tiến các điệu hát cũ cho tốt hơn, hay hơn, người ta dùng từ “Cải lương” để gọi loại hình nghệ thuật mới này.

Tiền thân của Cải lương là các bài ca tài tử được hát trong những buổi lễ tư gia, tân hôn, thăng quan, giỗ chạp… không bao giờ được hát trên sân khấu hay trước đông người. Người có công đưa nghệ thuật này đến với công chúng có thể nói là ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều), đứng đầu một ban nhạc tài tử. Vì muốn có nhiều khán giả đến xem nên ông đã thương lượng với một ông chủ khách sạn ở Mỹ Tho cho nhóm ca tài tử của ông biểu diễn cho khách xem. Buổi biểu diễn đầu tiên, năm 1911, được công chúng đón nhận nồng nhiệt và đã “lọt mắt xanh” của một ông chủ rạp hát gần đó. Sau đó nhóm ca tài tử của ông Tư Triều được mời biểu diễn trên sâu khấu của rạp hát. Thời kỳ đầu này, các buổi biểu diễn rất đơn giản, các tài tử mặc những bộ áo dài, khăn xếp, ngồi trên một bộ ván xếp trên sân khấu để biểu diễn. Dần dần, cách biểu diễn này phát triển ra các địa phương khác, đến với Sài Gòn hoa lệ. Tên Cải lương xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920 tại gánh hát Tần Thịnh trên câu liên đối

“Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”

Nguồn gốc và các tác phẩm

Âm nhạc là xương sống của Cải lương. Dàn nhạc trong Cải lương bắt nguồn từ dàn nhạc lễ trong cung đình. Từ thời chúa Nguyễn, ở đàng trong, đã có những đội quân nhà chúa lên đường vào miền Nam khai hoang lập ấp. Trong đội quân này cũng có những đội nhạc theo chân vào miền Nam định cư. Xa triều đình, gần với quần chúng nhân dân, âm nhạc không còn phục vụ những buổi lễ mà phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân nên biên chế thành phần của các nhạc cụ cũng thay đổi, bớt đi những nhạc cụ như trống, kèn, chỉ giữ lại các “đàn cây” là những đàn giây kéo như hồ, nhị và gẩy như tranh, kìm, sến, tam…

Phong trào “đàn cây” ngày càng phát triển và có chỗ đứng vững vàng trong lòng quần chúng nhân dân. Tính chất của nhạc lễ dần thay đổi từ trang nghiêm, tâm linh chuyển sang chất đời thường, gắn với tâm tư người lao động. Sự biến đổi về chất cũng dẫn đến biến đổi về tên gọi, ban nhạc lễ được thay bằng tên ban nhạc tài tử (nghĩa là không chuyên nghiệp).

Do chơi đàn cây hoà tấu từng nhóm nhỏ hoặc độc tấu nên kỹ thuật ngày càng chau chuốt và phát triển nhiều ngón, kỹ xảo tinh tế. Nhiều nhạc cụ được cải cách và xuất hiện nhiều nhạc cũ được du nhập từ phương Tây như ghi ta phím lõm. Về bài bản, làn điệu cũng có nhiều đổi thay, các bài nhạc lễ như Long ngâm, Long đăng… không còn phù hợp với tâm tư quần chúng. Âm nhạc tài tử phát triển các bài dân ca Huế và Nam Bộ, cải biến những bản nhạc cổ Trung Bộ như Kim tiền Huế, Hành Vân Huế… và sáng tác nhiều bài mới trên cơ sở âm điệu dân tộc như Giang Nam, Phụng Hoàng, Tứ Đại, Văn Thiên Tường….

Khởi đầu, nhạc và lời của âm nhạc tài tử được biểu diễn với hình thức ca ra bộ, phục vụ tư gia lúc trà dư tửu hậu, các buổi tiệc tùng, cưới hỏi. Khi lên sân khấu Sài Gòn, trước sự du nhập mạnh mẽ của các đoàn kịch hát Trung Quốc, tranh ảnh, đĩa hát của phương Tây, vì vậy Cải lương chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình âm nhạc nước ngoài: thêm vào các loại trống, kèn, phương pháp diễn tấu mang tính sân khấu, xuất phát từ nội dung chủ đề của kịch bản.

Những vở cải lương đầu tiên lấy tích từ thơ ca dân gian như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trưng Trắc Trưng Nhị, hoặc phóng tác theo các vở hát bội như Mộc Quế Anh, Phụng Nghi Đình… Rồi dần dần các vở cải lương được sáng tác có tính chất tâm lý xã hội, dựa vào những câu chuyện đời thường như Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu…

Từ nhạc cổ và nhạc lễ chuyển thành nhạc tài tử, từ nhạc tài tử tiến lên hình thức ca ra bộ rồi chuyển thành loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học, diễn viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật, quá trình hình thành sân khấu cải lương là quá trình kế thừa và phát triển truyền thống âm nhạc dân tộc và tiếp thu văn hoá nước ngoài.

Có thể nói, sân khấu Cải lương là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, hay nói đúng hơn là xã hội Nam bộ lúc bấy giờ. Người dân phải sống dưới ách áp bức một cổ hai tròng của thực dân và phong kiến. Cải lương ra đời là một nguồn sống tinh thần của người dân, để nhân dân lao động bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Chính vì vậy, nó trưởng thành rất nhanh. Những năm đầu thập niên 1920, Cải lương còn chập chững những bước đầu tiên. Năm 1931, Cải lương đã chính thức được giới thiệu ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật ngang hàng tuồng, chèo đã có từ nhiều thế kỷ trước. Cải lương thu hút được đông đảo khán giả và hát Bội dần phải chịu phần thua kém. Thế rồi từ Nam Bộ, nó Bắc tiến và đã có thời gian tuồng, chèo phải nhường bước. Trong hơn nửa thế kỷ, sân khấu cải lương vượt xa các loại hình sân khác khác về thế mạnh, có thời nó chiếm ngôi vị độc tôn, thu hút khán giả nhiều hơn các loại hình sân khấu khác, chỉ kém có điện ảnh.

Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ 20, nghệ thuật cải lương có chiều đi xuống, đây cũng là một thực trạng của nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc khác. Điều này đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cũng như những người làm nghề để giữ gìn sức sống cho một loại hình nghệ thuật dân tộc. Đầu năm nay, những buổi biểu diễn của các nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, phục dựng những vở cải lương nổi tiếng đã thu hút đông đảo khán giả yêu cải lương. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của một loại hình nghệ thuật đã có thời chiếm ngôi vị độc tôn trong lòng khán giả yêu nghệ thuật Nam Bộ nói riêng và khán giả Việt Nam nói chung.

Nguồn: Tổng hợp.