Căn hộ thương mại trong khu nhà ở xã hội

Người nước ngoài có được sở hữu nhà thương mại tại dự án nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng vừa hướng dẫn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang về việc bán, cho thuê, cho thuê mua đối với phần 20% diện tích sàn nhà ở thương mại trong công trình nhà ở chung cư xã hội.

Theo Bộ Xây dựng, quy định Nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) thì trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án xây dựng NƠXH do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.

Có được bán nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội cho người nước ngoài?

Bên cạnh đó, theo quy định Thông tư số 20 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100, đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án NƠXH thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã bao gồm cả tiền sử dụng đất) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư NƠXH, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua NƠXH và giảm chi phí quản lý, vận hành NƠXH của dự án.

Như vậy, Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư số 20 năm 2016 của Bộ Xây dựng không quy định hạn chế về đối tượng được mua, thuê, thuê mua phần diện tích sàn nhà ở của dự án NƠXH để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, theo quy định Luật Nhà ở năm 2014; Nghị định số 99 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì tổ chức nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở thương mại (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

“Đối chiếu với các quy định nêu trên thì tổ chức nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại trong dự án NƠXH”, Bộ Xây dựng khẳng định.

Bắc Giang dừng cho chuyên gia nước ngoài ở “chui” tại các dự án NƠXH

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn mới đây có buổi làm việc về một số nội dung liên quan đến dự án khu NƠXH Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu dừng lưu trú đối với các chuyên gia, người lao động nước ngoài khỏi các dự án khu NƠXH.

UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã yêu cầu đối với Ban Quản lý các KCN tỉnh tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp theo quy định; theo dõi, đôn đốc việc di chuyển của các chuyên gia đang lưu trú ra khỏi các khu nhà của dự án chậm nhất vào ngày 20/4/2022, đồng thời hỗ trợ tìm các địa điểm, vị trí lưu trú mới cho chuyên gia (trong trường hợp được đề nghị hỗ trợ); nắm chắc tình hình để kịp thời đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh và tổng hợp báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND tỉnh.

☞ Điều 3 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, pháp luật quy định như sau:

  • Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường.
  • Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.

☞ Các đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều 53 của Luật nhà ở bao gồm:

1/ Đối tượng được thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.

2/ Người được quy định tại khoản 1 Điều này có thu nhập thấp và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được thuê nhà ở xã hội:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

b) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người;

c) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát.

Các đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội được quy định theo Điều 54 của Luật nhà ở là :Đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội là những trường hợp quy định tại Điều 53 của Luật này. Người được thuê mua nhà ở xã hội phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà ở thuê mua.

3/ Thuê mua nhà ở xã hội là việc người thuê mua nhà ở thanh toán trước một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng, số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà và người thuê mua phải trả hàng tháng hoặc trả theo định kỳ. Sau khi hết hạn thuê mua và người thuê mua đã trả hết tiền thuê nhà thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

4/ Thuê, mua nhà ở thương mại: Cá nhân thuộc đối tượng được vay hỗ trợ nhà ở nếu có nhu cầu vay vốn hỗ trợ nhà ở thì làm việc với các ngân hàng thương mại sau đây tại địa phương để đề nghị được vay vốn hỗ trợ nhà ở:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.

Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định. Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn.

☞ Bài viết có thể bạn quan tâm: Dự án nhà ở xã hội The Vesta

✓ Đối tượng được mua nhà ở xã hội:

Đối tượng được ở nhà ở xã hội tùy theo quy định của các nước nhưng tựu trung lại thường là các viên chức nhà nước, người nghèo, người có thu nhập thấp.

Căn hộ thương mại trong khu nhà ở xã hội

Ở Việt Nam tất cả các đối tượng đã được quy định trong Luật Nhà bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đối tượng trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.

☞ Để được thuê hoặc thuê mua nhà xã hội những người thuộc diện kể trên còn phải bảo đảm các điều kiện:

  • Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 70m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
  • Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
  • Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

✓ Đặc điểm nhà ở xã hội:

Quy mô, số lượng nhà ở xã hội tùy thuộc nhu cầu thuê và thuê mua của các đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương.

Ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kêu gọi đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn, trích từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn (mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định), ngân sách địa phương hay huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và tiền tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

☞ Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:

  • Tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng
  • Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.
  • Diện tích mỗi căn hộ không quá 70m² sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.
  • Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.

☞ Bài viết có thể bạn quan tâm: 4 lưu ý quan trọng khi mua nhà ở xã hội năm 2019