Canh cua để được bao lâu

Canh cua để được bao lâu

Bác sĩ điều trị cho một bé gái nghi bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới tại xã Quảng Hòa (Đắk Glong, Đắk Nông) - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết mọi món ăn sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh về số lượng cũng như sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc.

Do đó nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. 

Trong trường hợp bảo quản dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1-2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc.

Đối với cháo gà còn dư sau khi ăn, nếu để ngoài nhiệt độ thường trong thời gian lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh cũng có thể dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển và/hoặc sinh ra độc tố. Đến khi hâm nóng lại, nếu thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt vi khuẩn hoặc nếu độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt (độc tố của một số vi khuẩn không bị hủy bởi nhiệt) sẽ gây ngộ độc.

Do đó để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ và cần đun nóng lại ít nhất trong 5 phút trước khi dùng; không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. Cần vệ sinh tay, dụng cụ chế biến cẩn thận trước khi nấu. 

Nhóm thực phẩm nào dễ gây ngộ độc khi để qua đêm? Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng Khoa nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - cho biết chúng gồm:

Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.

Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.

Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.

Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.

Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…

Thông thường trong vòng 4 tiếng đồng hồ sau khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, choáng váng, nhìn mờ, thở không được, sốt cao, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu.

Bác sĩ Phương lưu ý người dân không dùng các loại thuốc cầm nôn, ói, đau bụng khi ngộ độc. Nên cho bệnh nhân uống nước và muối để giúp bệnh nhân bù được nước muối và nước đã mất.

THU HIẾN

Cua là thực phẩm không chỉ ngon mà còn rất giàu can, thường không thể thiếu trong mùa hè. Phần lớn, chị em sử dụng cua để nấu canh với các loại rau như mồng tơi, rau đay, rau dền, mướp, hoa thiên lý, rau rút… mà món canh nào cũng thanh mát khiến bữa cơm mùa nắng thêm dễ chịu. Hiện tại, ở các khu chợ, cua thường được người bán hàng xay sẵn, người mua chỉ việc mang về lọc rồi nấu luôn hoặc đem trữ đông. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chị Hồng Toàn [Cần Thơ] đều mua cua sống về rồi sơ chế qua và tự tay trữ đông.

Cứ đến gần hè là chị Hồng Toàn lại làm cua trữ đông để dùng suốt mùa nóng

Được biết, gia đình chị trồng được các loại rau củ quả sạch nên chị thường mua cua về bảo quản ngăn đá, nấu canh dần. Nhiều người trữ đông thường chỉ rửa sạch rồi để nguyên cả con hoặc sơ chế hết, xay cua rồi bỏ tủ lạnh. Nhưng chị Hồng Toàn lại chọn cách khác mà theo chị cách này giúp cua vẫn tươi ngon, hấp dẫn khi nấu.

Chị chia sẻ, để trữ đông ngăn đá, trước tiên, chị cho cua vào xả nước, dùng đũa khuấy cua trong xô nước cho sạch bùn đất rồi lại đổ ra rổ thưa. Cứ như vậy cho đến khi nấy nước trong.

Cua được rửa và sơ chế sạch sẽ, khia thành các phần nhỏ trước khi cấp đông

Sau đó, “mình cho nắm muối vào, dùng đũa khuấy để cua sạch và cua bị đơ ra, sẽ thì lúc làm sẽ không còn kẹp vào tay nữa. Hoặc cũng có thể cho đá lạnh vào cua khiến cua không còn kẹp được nữa. Lúc này, bạn có thể dùng tay bóc bỏ mai cua, cho vào rổ thưa rồi dội nước cho sạch, xong khều gạch cua ra bát. Gạch khều xong, đổ qua cái rây rồi dội nước để cho hết nước đen”.

Chưa hết, “cua phải bóc mang, bỏ hết phần phổi cua, yếm cua và miệng cua. Con nào nhiều gạch ở mình thì khều hết ra để riêng vào một bát để gạch cua rồi cho muối vào rửa sạch thêm lần nữa. Để ráo cua rồi chia từng phần đủ ăn. Cất ngăn đá, khi nào ăn thì mang ra giã hoặc xay. Nếu giã cua thì lúc giã cho chút muối vào để khỏi bắn. Mình thì để riêng 1 cái máy xay sinh tố cũ để xay cua. Gạch cua cũng chia nhỏ ra rồi trữ đông cùng các phần cua", chị Hồng Toàn nói.

Khi nào nấu, phần cua trữ đông sẽ được đem ra giã hoặc xay rồi lọc và nấu canh

Chị còn hướng dẫn cách lọc cua khi nấu rất chi tiết. Thông thường, mọi người vẫn lọc cua qua rây, xong chị Toàn lại cho rằng lọc như vậy thịt cua sẽ dính ở rây nhiều rất lãng phí.

Do đó, chị cho cua xay vào nồi, cho nước cùng chút muối rồi dùng tay bóp và vớt bỏ bã cua, sau đó đổ nhẹ nhàng nước cua từ nồi này sang nồi khác. Cứ như vậy đến khi thấy không còn vỏ cua nữa là được.

Món canh cua nấu mướp của chị Hồng Toàn vô cùng hấp dẫn

Chị Hồng Toàn cũng lưu ý, chị chỉ trữ đông cua ở mức vừa phải, không trữ quá nhiều hoặc quá lâu để đảm bảo cho món cua luôn tươi ngon và hấp dẫn.

Sau khi mua cua sống về nếu bạn chưa thể chế biến ngay thì có thể bảo quản trong tủ lạnh. Sẽ có nhiều bạn muốn biết cua sống để ngăn đá được bao lâu? Và sau đây toptacdung.com sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này đồng thời hướng dẫn cách bảo quản giúp cua tươi ngon lâu hơn nhé.

Cua biển sống để ngăn đá được bao lâu?

Cua biển nếu bạn mua về chưa thể chế biến ngay thì có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu biết cách bảo quản và để nhiệt độ thích hợp thì sau vài ngày cua vẫn giữ được những dưỡng chất tươi ngon. Khác với các loại rau thịt cá khác chỉ cần rửa sạch và bọc kín nilong thì cua biển cần biết cách bảo quản mới để được lâu. Tuy nhiên cua bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thì chỉ có thể là cua chết, còn cua sống thì bảo quản trong ngăn mát cua mới sống được.

Hướng dẫn cách bảo quản cua sống trong tủ lạnh

Cua biển rất hung dữ nên bạn không thể để cả những dây buộc cho vào tủ lạnh mà cần thực hiện các bước sau đây để bảo quản cua được tốt hơn:

Bước 1: Khi mới mua của biển về nhà bạn không nên thả cua vào nước vì chúng dễ bị sốc nhiệt rất dễ chết. Khi cua chết sẽ khiến thịt không còn ngọt và nấu ăn sẽ bị hao thịt. Bởi vậy để cua được sống lâu hơn bạn nên cho chúng vào chỗ mát và vẩy ít nước lên trên. Hoặc bạn có thể dải cua trên bề mặt đá lạnh để cua tươi, cứng hơn.

Bước 2: Cua biển rất hung dữ, có càng to có thể kẹp tay chảy máu nên bạn không nên tháo dây trên mình cua khi nó còn sống. Bạn hãy để nguyên dây rồi lật yếm dưới bụng cua, dùng vật nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng đến khi chân và càng duỗi thẳng để đảm bảo của không gây nguy hiểm cho mình.

Bước 3: Bạn bóc bỏ yếm cua, trứng xốp bên ngoài yếm. Bỏ bộ phận mang của và chỉ lấy phần chứa thịt cua.

Bước 4: Sau đấy bạn tháo dây trên mình cua để rửa sạch mọi ngóc ngách bằng bàn chải nhỏ đầu mềm. Chải sạch sẽ và rửa với nước là hoàn thành bước sơ chế sạch sẽ cua để chuẩn bị cho vào tủ lạnh.

Có hai cách bảo quản cua trong tủ lạnh bạn có thể chọn như sau:

Cách 1: Bạn dùng hộp nhựa hoặc khay chứa đá xếp cua vào trong hộp rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu chọn cách này thì bạn nên chế biến cua ngay trong ngày, không nên để quá lâu khiến cua biển bị mất nước khiến thịt cua giảm độ ngọt và bị xơ xác. Điều chỉnh nhiệt độ lạnh từ 0-4 độ C.

Cách 2: Bạn dùng túi nilong hoặc túi hút chân không để bọc cua biển đã sơ chế sạch sẽ và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp hạn chế cua bị mất nước. Và cách bảo quản này chỉ phù hợp với các loại cua mua về đã không còn sống, cua lột. Bảo quản cua trong ngăn đá tủ lạnh được khoảng 2-3 ngày. Lưu ý trước khi lấy cua trong ngăn đá tủ lạnh ra chế biến bạn nên rã đông trước trong ngăn mát để giữ độ tươi ngon cho cua.

Làm thế nào bảo quản cua trong tủ lạnh được lâu

Cua biển chín dễ bảo quản trong tủ lạnh hơn cua sống. Nhưng bạn nên để cua nguyên vẹn cả con chứ không nên bóc tách thịt khỏi lớp vỏ giáp xác để tránh thịt cua bị khô khi để trong tủ lạnh. Bạn hãy thực hiện cách bảo quản sau đây:

– Bọc kín cua bằng nilong hoặc túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không rồi để lên ngăn đá tủ lạnh. Có thể bảo quản cua chín trong ngăn đá tủ lạnh được khoảng 2-5 ngày. Nhưng khi đã bảo quản thì thịt cua đã bị biến đổi chất, giảm hàm lượng protein và hương vị không còn ngon như ban đầu.

– Sau khi lấy cua biển chín đã được bảo quản trong tủ lạnh bạn nên hấp hoặc làm nóng cua lên để ăn. Vì các vi khuẩn trong tủ lạnh bám vào thịt cua nếu bạn không sơ chế lại sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn cua.

Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh

– Nếu cua đồng còn sống bạn nên sơ chế cua bằng cách lọc bỏ mai, tách gạch cua và thịt cua riêng. Rửa sạch sẽ phần thịt của cho vào túi nilong hoặc hộp kín và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Hoặc bạn có thể xay thịt cua rồi bảo quản trên ngăn đá tủ lạnh đều được.

– Cách bảo quản này có thể giúp bạn để được cua đồng cả tuần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cua. Trước khi nấu bạn chỉ cần rã đông trước vài tiếng đồng hồ là đã có thể chế biến bất cứ món nào mình muốn. Còn đối với các loại cua đã chế biến chín nhưng ăn không hết thì bạn vẫn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tùy thuộc vào cách chế biến của bạn như thế nào thời gian bảo quản sẽ ngắn hoặc dài.

– Nếu bạn chế biến món cua rang, chiên giòn thì có thể bảo quản được 1-2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu nấu canh cua thì chỉ nên bảo quản trong ngày từ sáng đến tối. Vì canh cua để qua đêm rất dễ bị hỏng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cua rất dễ biến chất, gây ngộ độc, đau bụng hoặc bệnh về đường ruột nên tốt nhất bạn chỉ nên nấu canh vừa đủ ăn để tránh lãng phí.

Cua sống để ngăn đá được bao lâu? Với câu hỏi này chúng tôi đã giải đáp trong bài viết. Hy vọng bạn hài lòng với những thông tin mà toptacdung.com cung cấp. Để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức khác mời bạn theo dõi các bài viết khác tại website của chúng tôi!

Xem thêm:

Chọn cua biển sống tươi ngon cũng có một số phương pháp đấy. Bạn hãy thử áp dụng các cách sau vào lần mua cua biển tới xem hiệu quả thế nào nhé

Nếu màu mai và càng cua tương đồng nhau sẫm đậm thì đó chính là một con cua ngon đấy. Khi lớp da nằm phía trên cùng của càng cua có màu hồng đỏ hoặc hồng đậm thì khả năng con cua đó có nhiều thịt và ngon hơn. 

Màu sắc của cua rất quan trọng, một con cua có màu đều giữa các bộ phận chứng tỏ là một con cua tươi ngon hơn, đừng quên chi tiết này nhé.

Việc chọn được cua tươi ngon cũng khiến cho cách bảo quản cua sống trở nên hiệu quả hơn đấy!

Yếm cua là phần ở giữa mặt dưới của cua. Nếu là cua cái, phần yếm này sẽ to hơn và chiếm trọn mặt dưới của thân cua. Phần yếm này sẽ nhỏ hơn nếu là cua đực.

Bạn dùng tay ấn vào phần yếm này khi mua cua. Nếu thấy yếm cứng, không bị lún vào thân cua, chứng tỏ con cua đó mẩy và chắc. Phần yếm cua nếu có màu sẫm đậm như màu đất cũng là dấu hiệu nhận biết một con cua khỏe và tươi.

Cũng giống như cách kiểm tra yếm cua, bạn dùng tay bóp nhẹ vào phần mai, nếu thấy chúng cứng, không bị lõm thì con cua đó tươi, chắc và nhiều thịt.

Cua gạch tươi ngon là cua có màu vàng phèn tươi, càng và mai cua chắc không bị lép. Phần yếm cua có màu nâu sẫm bóng. Mai cua bè to, cứng hơn những con khác

Không giống với bảo quản cá hay thịt, bạn cần sơ chế trước khi tiến hành bảo quản cua sống. Cách sơ chế cua biển sống như sau:

  • Đặt cua lên bề mặt đá lạnh để làm tê cua. Đây là cách khiến cua không giãy giụa khi bạn tiến hành sơ chế. Càng cua rất sắc, chúng có thể khiến bạn chảy máu nếu bị đâm phải, làm tê liệt cua cũng là cách khiến chúng không thể tấn công bạn khi sơ chế.

  • Tháo dây buộc càng cua, lật ngược cua lại, kéo yếm cua bạn sẽ nhìn thấy chỗ hõm kết nối thân cua và yếm cua, lấy đầu dao hoặc kéo nhọn chọc thẳng vào đây.

  • Tách yếm cua mang bỏ và chỉ giữ lại phần chứa thịt cua

  • Dùng bàn chải đánh răng chà sạch thân cua, đặc biệt là vị trí khớp nối của càng cua, nơi khó vệ sinh nhưng lại chứa nhiều chất bẩn

  • Sau khi làm sạch cho vào hộp, túi đựng chuyên dụng, bạn đã hoàn thành xong cách bảo quản cua sống rồi.

Bảo quản thịt cua chín đơn giản hơn cách bảo quản cua sống. Một lưu ý nhỏ cho bạn khi áp dụng cách bảo quản thực phẩm tươi sống là không nên tách hết thịt cua khỏi lớp vỏ của nó, việc làm này có thể khiến thịt cua bị khô khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

  • Bỏ cua đã nấu chính vào hộp, túi đựng thực phẩm chuyên dụng hoặc túi hút chân không. Đóng chặt lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. 

  • Với cách bảo quản này, thịt cua sẽ vẫn giữ được độ tươi ngon, tuy nhiên bạn chỉ nên bảo quản thịt cua chín trong tủ đông từ 2-5 ngày. Việc để quá lâu không những khiến cho thịt cua mất vị mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thực phẩm.

  1. Chỉ nên bảo quản cua sống tối đa 3 ngày trong tủ lạnh, bạn nên ăn chúng càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng tới hương vị và chất lượng.

  2. Cua đã nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tương đối an toàn, xong bạn vẫn nên hâm nóng lại trước khi ăn để loại bỏ bớt vi khuẩn và giữ lại vị ngon ngọt của cua.

  3. Khi mua về bạn không nên để cua trong túi ni lông hay thả ngay chúng vào nước. Cua sẽ bị sốc nhiệt và không sống được lâu, điều này ảnh hưởng tới độ tươi ngon của thịt cua.

  4. Không chọn những con cua biển bị mất càng và thiếu linh hoạt, những con cua này đã yếu đi do để quá lâu, thịt của chúng sẽ không còn được săn chắc nữa.

  5. Bạn cũng có thể để cua ở ngoài tủ lạnh nếu dự định sẽ chế biến ngay. Bạn có thể thả cua vào một chậu gỗ, đậy hờ nắp để cho không khí lọt vào, tránh ánh nắng và nên để cua ở những nơi mát mẻ. Cách bảo quản cua sống này chỉ là phương án tạm thời cho bạn, bạn chỉ nên để cua từ sáng tới chiều, đừng để chúng quá lâu, cua sẽ bị gầy đi và thịt mất độ chắc. Hãy sơ chế qua và bảo quản trong tủ lạnh để giữ lại hương vị của cua nhé!

Cua là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hãy tham khảo những phương pháp mà Cleanipedia hướng dẫn bạn để không những chọn được cua ngon, chắc thịt mà còn tìm được cách bảo quản cua sống lưu giữ lại được hương vị của cua nhé. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021