Sanh mổ bao lâu hết đau

  Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường là những vấn đề mà các chị em phụ nữ thường đặt ra sau khi thực hiện sinh mổ và không rõ phải mất bao lâu mới có thể hồi phục như bình thường. Vậy để nắm rõ hơn về các kiến thức này, thì xin mời các chị em cùng theo dõi các chia sẻ mới nhất của chúng tôi tại bài viết bên dưới.

Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

  Thông thường, các mẹ bầu được siêu âm phát hiện thai lớn, thể trạng yếu, khó sinh, gặp vấn đề bất thường về thai hoặc có nhu cầu chỉ định thì sẽ được bác sĩ tiến hành cho sinh mổ.

  Dựa trên kích thước thai nhi, vết mổ thường có độ dài từ 11 - 15cm. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài đến 8 tuần là phổ biến. Nhưng cũng có một số trường hợp bị đau mổ đến vài tháng, đó là vì khả năng phục hồi của các chị em sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  ✠ Số lần sinh mổ: Càng về sau, thời gian mà cơ thể phục hồi cũng như hết cảm giảm giác đau sẽ càng kéo dài do chịu tác động từ những lần mổ trước.

Sanh mổ bao lâu hết đau

  ✠ Ngưỡng chịu đau: Yếu tố này chỉ ra rằng thời gian hết đau còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của các chị em. Cùng một vết mổ và thời gian làm thủ thuật tương tự, nhưng ở người chịu đau tốt thì sẽ mau hết đau, và ngược lại sức chịu đựng kém thì sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài dai dẳng.

  ✠ Chế độ chăm sóc: Đây là yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định quá trình phục hồi của các mẹ sẽ sớm hay muộn. Bởi khi vết mổ không được chăm sóc đúng cách thông qua vệ sinh và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ không chỉ lâu lành, gây đau mà còn có nguy cơ viêm nhiễm.

  Nhìn chung, nếu mẹ bầu có cơ địa bình thường và được chăm sóc tốt thì khoảng 10 ngày đầu vết mổ sẽ dần khép lại, qua tuần thứ 2 – 3 thì bị sưng, phồng nhẹ, đến tuần 6 thì sẹo liền và lồi lên. Cho đến khi qua tháng thứ 3, vết khâu mới hoàn toàn lành cũng như hết đau.

Sinh mổ xong có nên uống thuốc để giảm đau?

  Rất nhiều chị em do vừa mới làm mẹ nên không biết bản thân khi nào mới hết đau sau khi sinh mổ. Bởi thế, không ít trường hợp muốn nhờ đến sự giúp đỡ của thuốc nhằm làm giảm các cơn đau dai dẳng ở vết mổ sau sinh.

  Tuy nhiên, việc sinh mổ xong có được dùng thuốc giảm đau hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp chị em thấy tê ở vị trí tủy sống hoặc ngoài màng chứng, thì nên báo lại cho bác sĩ và được cho tiêm một số thuốc giảm đau đến 24h sau. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kê thêm một số thuốc khác có thành phần giảm đau nhằm giúp sản phụ cảm thấy tốt hơn sau khi vượt cạn.

Sanh mổ bao lâu hết đau

  Còn trường hợp bác sĩ không chỉ định dùng thuốc, thì sản phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa hoặc các phản ứng phụ khác rất nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy các cơn co bóp tại tử cung, từ đó giúp mang lại tác dụng tích cực trong việc hồi phục cũng như giảm đau.

Sinh mổ bao lâu thì sinh hoạt bình thường?

  Tuy không tiến hành rạch tầng sinh môn để lấy thai, nhưng sản phụ sinh mổ lại phải chịu không ít đau đớn từ vết mổ, áp lực cũng như các biến đổi trên cơ thể sau tác động của cuộc phẫu thuật lấy thai.

  Thế nên, cánh mày râu nên kiên nhẫn chăm sóc cho người vợ của mình trong suốt khoảng thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương liền hẳn. Nếu như không được chăm sóc và giữ cẩn thận, vết khâu sẽ có nguy cơ rách và xảy ra viêm nhiễm. Bởi thế, họ cần phải kiêng khem cẩn thận và ngừng hẳn hoạt động chăn gối với thời gian tối thiểu là 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn.

Sanh mổ bao lâu hết đau

  Sinh mổ nên kiêng nước lạnh bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều chị em đặt ra. Thường thì qua 2 – 3 tháng sau sinh mới được uống cũng như tiến hành tắm bằng nước lạnh. Việc dùng nước đá quá sớm sẽ có thể khiến các mẹ xảy ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy gây ảnh hưởng đến cho cả mẹ và bé.

  Sinh mổ bao lâu mới được ăn uống như thường? Theo thông lệ, trong vòng 6 tiếng đầu mới mổ xong sẽ không được ăn gì cả. Bởi thời điểm này mẹ vẫn còn yếu do chưa hết thuốc mê, đồng thời các cơ quan vẫn chưa hoàn toàn hoạt động lại bình thường, nhất là hệ tiêu hóa. Việc ăn uống lúc này sẽ khiến cho họ cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và càng lâu hồi phục. Do đó, các mẹ tốt nhất là nên dùng uống nước ấm hoặc húp chút cháo lỏng cho đến khi bản thân có dấu hiệu xì hơi thì mới được ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thời gian đầu các mẹ vẫn nên hạn chế các món ăn quá cứng hoặc kích thích mà hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm thanh đạm để giúp bản thân mình nhanh chóng khỏe lại.

  Ngoài trừ vấn đề trong sinh hoạt, sẽ có một số chị em đặt câu hỏi về việc nghỉ ngơi bao lâu mới có thể đi làm lại sau sinh cũng như làm các công việc nhà trong gia đình. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, với những công việc văn phòng bình thường thì khoảng 6 tuần sau sinh là có thể đi làm lại, còn với những công việc nhiều áp lực hoặc cần phải lao động tay châ thì phải đợi một khoảng thời gian ít nhất là nửa năm sau sinh. Song, với những công việc nhẹ nhàng hoặc làm việc nhà thì mẹ hoàn toàn có thể quay lại chỉ sau 1 tháng.

Sanh mổ bao lâu hết đau

  Phía trên là những giải đáp về các vấn đề “Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường”, hy vọng sẽ giúp cho các sản phụ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, kiêng cữ cũng như nghỉ ngơi phù hợp nhằm có được sự hồi phục tốt nhất sau sinh.

  Nếu còn có thắc mắc liên quan, mọi người có thể nhắn tin vào KHUNG CHAT để gửi lại câu hỏi hoặc gọi trực tiếp đến HOTLINE bên dưới để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành nhất là chủ đề luôn được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi vì hiện nay, rất nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ đẻ “vượt cạn” do phương pháp này hạn chế được nhiều biến chứng khi sinh.

Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo mổ có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.?

Những ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được bác sĩ chi định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung… để tránh nhiễm trùng hay biến chứng sau sinh. Trong thời gian này, chị em cần giữ gìn vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…

Sanh mổ bao lâu hết đau

Ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày

Khoảng 2-3 ngày sau sinh, sản phụ sẽ được nhân viên y tế sẽ đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không sưng đau, chảy dịch thì có thể để hở, không cần băng kín. Trong trường hợp vết mổ vẫn đau, bạn có thể thông báo tới bác sĩ để được kê thuốc giảm đau phù hợp.

Thời gian này, nếu đi tắm, sản phụ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm để tránh chạm đến vết mổ và lau từ phía trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng. Sản phụ cũng cần lưu ý không để vùng da xung quanh vết mổ bị nhiễm bẩn.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Sau sinh mổ, sản phụ sẽ được lưu viện khoảng 4-5 rồi xuất viện trở về nhà. Thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ, không gãi vết mổ có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ.

Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ.

Sanh mổ bao lâu hết đau

Các ca sinh mổ hiện này đều được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ

Một số lưu ý dành cho sản phụ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:

– Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.

– Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương.

– Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm

– Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ.

Sau sinh mổ, các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền,  chống dính ruột và nhanh hồi phục. Sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường ngay trong ngày đầu tiên sau mổ đẻ; sau đó sẽ tập ngồi dậy, ra khỏi giường. Sang ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.

Khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Sanh mổ bao lâu hết đau

Sau khi sinh mổ, sản phụ cần vận động nhẹ nhàng để tránh bị dính ruột

6 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… cho đến khi “xì hơi” được thì mới được ăn đa dạng các món hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi.

– Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày, do đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh. Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hôi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.

– Tránh thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì những thực phẩm này có thể gây mủ và sẹo lồi sau mổ đẻ.

Trog thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:

– Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.

– Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.

– Sốt cao trên 38,5 độ

– Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.

Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ sinh mổ cũng như sinh thường chất lượng tốt nhất Hà Nội. Khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác tại các bệnh viện hàng đầu về sản khoa như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ Sản Hà Nội… Không chỉ “mát tay” trong việc hỗ trợ các sản phụ “vượt cạn” mẹ tròn con vuông, sự tận tâm, ân cần và chu đáo của đội ngũ y bác sĩ trong khoa Sản chính là điều tạo nên sự tin tưởng từ các thai phụ và gia đình khi lựa chọn sinh con tại Hồng Ngọc.

Sanh mổ bao lâu hết đau

Thêm vào đó, theo đánh giá của nhiều sản phụ đã sinh mổ tại Bệnh viện Hồng Ngọc thì sinh mổ tại đây rất nhẹ nhàng, không đau, vết mổ nhanh lành và sẹo mổ nhỏ – “mảnh như sợi chỉ”.

Đặc biệt, hiện tại bệnh viện đã xây dựng các gói thai sản và sinh con trọn gói với mức chi phí cùng những ưu đãi hấp dẫn để các thai phụ lựa chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thai sản và sinh con tại Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline: 0888 467 966 – 0932 232 015

Sanh mổ bao lâu hết đau

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/