Cây chuối tiêu là gì

Theo tài liệu cổ, vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, giải độc.

Quả chuối tiêu vị ngọt, tính mát, có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp đại tiện táo, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối tiêu

1. Chuối tiêu chữa trị chứng u uất

Các nhà y học và tâm lý học đã phát hiện thấy trong quả chuối tiêu có một chất đặc biệt, có tác dụng kích thích não tăng cường tiết xuất chất serotonin - có tác dụng làm cho tâm trạng trở nên vui vẻ và an tĩnh; thậm chí còn có thể giảm nhẹ các cơn đau và giảm bớt tác hại của những kích thích bất lợi đối với tình cảm con người.

Do đó, đối với những người bị mắc chứng thần kinh u uất, trong thực đơn hàng ngày không nên vắng mặt món chuối tiêu; hoặc là, khi trong lòng bỗng cảm thấy lo buồn u uất, nếu bạn ăn vài quả chuối, sẽ làm cho sự tiết xuất serotonin của não tăng lên, cảm giác bi quan sẽ có thể giảm bớt, thậm chí còn khiến cho tình cảm vui vẻ hẳn lên.

2. Hỗ trợ chữa tăng huyết áp, giảm cholesterol máu

Hàng ngày ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ ràng.

Các nghiên cứu đã phát hiện thấy: Tác dụng hạ huyết áp đó có liên quan đến hàm lượng chất cali chứa trong quả chuối và tỉ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 23,6%.

Để làm giảm cholesterol máu, hàng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 60g sắc uống. Uống liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có thể đã giảm xuống thấy rõ.

Cây chuối tiêu là gì

Ăn chuối tiêu có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày.

3. Dự phòng loét dạ dày

Theo tài liệu nước ngoài, một số nhà khoa học đã chứng minh rằng bột chuối tiêu xanh chữa loét dạ dày rất tốt. Nó có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào trong dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét mau lành; một khẩu phần ăn trong ngày có chuối tiêu xanh phòng tránh bệnh loét dạ dày. Các bác sĩ ở Anh lại cho rằng tinh bột trong quả chuối tiêu xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư đường ruột…

Hàng ngày, ăn chuối tiêu có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng ngừa được loét và xuất huyết dạ dày. Người bị viêm hoặc loét dạ dày ăn chuối tiêu, cũng sẽ có tác dụng bảo vệ khá hiệu quả.

4. Chữa đại tiện táo, đại tiện xuất huyết

Người đại tiện táo bón, hàng ngày trước khi đi ngủ nên ăn 1-2 quả chuối tiêu; như vậy sẽ có tác dụng làm nhuận tràng và phòng chống xuất huyết. Hoặc dùng bài: Chuối tiêu chín 3-4 quả, để cả vỏ luộc chín, ăn cái uống nước, chia ăn trong ngày.

5. Chữa sa tử cung

Lấy hoa chuối tiêu (nhặt những hoa đã rụng xuống đất), sao tồn tính, tán nhỏ; ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh thứ bột đó, dùng nước sôi để chiêu thuốc. Cũng có thể hàng ngày dùng 60g củ chuối tươi sắc uống làm nhiều lần.

6. Chữa bỏng nhẹ

Lấy thịt quả cho vào bát, dùng thìa nghiền nát, bọc vào vải gạc vắt lấy nước, bôi lên chỗ bị bỏng, ngày bôi 2 lần. Đối với dạng bỏng nhẹ, làm như vậy sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và giúp cho vết thương mau khỏi.

Cây chuối tiêu là gì

7. Chân tay bị nứt nẻ

Mùa thu đông, không khí khô hanh, da chân tay dễ bị nứt nẻ. Hàng ngày sau khi rửa sạch chân tay, lấy chuối tiêu để cả vỏ (loại chín đen càng tốt) đặt lên bếp nướng cho nóng rồi sát nhẹ lên chỗ da bị nứt.

8. Chữa chứng ngứa da

Trong vỏ quả chuối có một số chất có khả năng ức chế trực khuẩn và một số loại vi khuẩn khác; cho nên nếu lấy vỏ chuối đem đắp vào vết thương, sẽ có thể chữa được chứng ngứa do vi khuẩn gây nên.

9. Chữa viêm phế quản, ho khan, ho có đờm

Chuối tiêu 1-2 quả, thêm đường phèn, hấp cách thủy ăn ngày ăn 2 lần. Ăn vài ngày liền.

Hoa chuối 60g, nấu với tim lợn ăn; hoặc dùng 30-60g củ chuối, thái nhỏ nấu với thịt lợn nạc ăn hàng ngày.

11. Chữa ngộ độc thức ăn

Củ chuối tiêu 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát, uống ấm để gây nôn.

12. Chữa tiểu tiện ra máu

Củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.

13. Chữa da bị lang ben

Quả chuối tiêu xanh; rửa sạch những chỗ da bị lang ben, lau khô, sau đó cắt quả chuối ra thành từng đoạn, xát vào nơi tổn thương, ngày 2-3 lần.

Mời bạn xem thêm video:

Phục hồi chức năng cho người nhiễm COVID 19 thể nhẹ và không triệu chứng

Lương y Hoài Vũ

Cây chuối tiêu là cây rất dân dã và quen thuộc đối với những ai ở vùng đồng bằng, miền núi hay vùng ngoại thành của nước ta. Quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, các bộ phận của cây cũng có nhiều tác dụng tốt trong cuộc sống hàng ngày.

I. Giới thiệu về cây Chuối tiêu

Tên thường gọi:Cây chuối tiêu
Tên gọi khác:Cây hương tiêu
Tên khoa học:Cavendish
Họ thực vật:Thuộc họ chuối – Musaceae
Nơi sống:Cây được trồng phổ biến tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Cây chuối tiêu là gì
Cây chuối tiêu có tên gọi khác là cây hương tiêu

II. Đặc điểm của cây Chuối tiêu

  • Hình dáng bên ngoài: Là cây thân thảo chứa nhiều nước, dáng thẳng, tròn, mềm, có nhiều bẹ lá. Bẹ già thì khô dần và bong ra khỏi thân cây.
  • Kích thước: Cây có chiều cao trung bình khoảng 4m, có giống cây cao hơn có thể đến 5 – 6m.
  • Hoa: Hoa ra theo buồng, mỗi cánh hoa nở là mỗi tầng quả xuất hiện (gọi là nải chuối, bẹ chuối). Mỗi buồng hoa có khoảng 8 – 10 cánh sẽ cho ra 8 – 10 nải chuối.
  • Lá: Lá chuối tiêu có cuống to và ngắn, hình tròn có khuyết rãnh (giống như cái máng nước tròn), lá rộng khoảng 50cm, dài khoảng 2 – 3m, lá to bản có đường rãnh lõm ở mặt trên lá và gân to nổi ở mặt dưới của lá. Ở 2 bên mặt lá có các nếp lằn ngang cách nhau khoảng 1 – 2cm tùy thuộc vào lá to hay lá nhỏ.
  • Quả: Chuối tiêu thuôn dài và hơi cong, khi non có 5 đường gân nổi lên (quả chuối có 5 cạnh),ở đuôi quả có rốn màu đen, quả có cuống dài khoảng 1 – 2cm.  Khi quả già các đường gân này mất đi và rốn cũng rụng theo. Khi chín quả có màu vàng tươi, khi quả chín nẫu (chín mềm quá) sẽ có những nốt chấm màu đen giống màu trứng cuốc. 

III. Tác dụng của cây Chuối tiêu

1. Giá trị dinh dưỡng của cây

Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối tiêu rất dồi dào nên chuối tiêu thích hợp với mọi lứa tuổi và nên ăn chuối tiêu hàng ngày vì những giá trị dinh dưỡng mà loại quả này mang lại cho sức khỏe con người. Một quả chuối có chứa hàm lượng các Vitamin và các khoáng chất như: Sắt, canxi, đường, kali, magiê, natri…

2. Tác dụng chữa bệnh

Nhựa chuối tiêu có vị đắng chát, màu trắng, rất dính. Dân gian thường dùng chất nhựa này để tưa lưỡi hoặc miệng cho trẻ nhỏ khi bị Nấm miệng lưỡi.

Búp chuối tiêu còn được dùng kèm với các vị thuốc khác để chữa bệnh Tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em.

Ăn chuối tiêu thường xuyên cũng làm giảm mỡ máu và cân bằng huyết áp rất tốt. Những người mắc bệnh này nên ăn  bổ sung thêm chuối hàng ngày, kể cả chuối xanh chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, có thể kho hoặc nấu canh.

3. Tác dụng khác

Chuối tiêu chín có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ăn nhiều chuối sẽ giúp cho da dẻ căng bóng, mịn màng và chắc khỏe. 

Ăn chuối và các loại hoa quả thường xuyên cũng có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Những người thừa cân béo phì nên ăn nhiều loại quả chứa đạm, đường tự nhiên sẽ rất tốt cho cơ thể.

Chuối xanh còn được dùng để chế biến các món ăn như: Chuối kho thịt, chuối kho cá, canh xương chuối. Ăn rất ngon và lạ miệng.

Ngoài ra, lá chuối, thân cây chuối còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cho cá…

Cây chuối tiêu là gì
Quả chuối tiêu chín có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ăn nhiều chuối sẽ giúp cho da dẻ căng bóng

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chuối tiêu

1. Cách trồng cây

Xem thêm:  Cây Hoa Sử Quân Tử

Chọn những cây chuối tiêu giống to khỏe có chiều cao tối thiểu khoảng 1m, có đầy đủ búp và rễ, rễ có màu trắng và thân khỏe mạnh không bị sâu bệnh.

Chuối tiêu trồng được quanh năm nhưng thích hợp nhất vẫn là mùa Xuân, lúc này thời tiết ấm dần lên, lượng mưa khá hơn thuận lợi cho việc chăm sóc cây.

Cây chuối tiêu thích hợp với nhiều loại đất: Đất đỏ, đất nâu đen, đất thịt hoặc đất  pha cát. Tốt nhất vẫn là đất phù sa ven sông, ven suối. Độ PH lý tưởng để cây phát triển tốt là 6.

Sau khi chọn được đất trồng, đào hố với kích thước: 40 x 40cm, cho phân vi sinh đảo đều với đất, đặt cây giống thẳng đứng rồi lấp đất vừa phải tránh làm dập thân cây. Khoảng cách giữa các cây cách nhau là 2m, hàng cách hàng 4m. Trồng xong  nên tưới nước giữ ẩm cho cây nhanh bén rễ.

2. Cách chăm sóc cây

Chuối tiêu ưa ẩm  nên tưới nhiều nước vào mùa khô, mùa mưa tưới giảm hơn và tùy thuộc vào độ ẩm của đất. Thời điểm cây ra buồng nên tưới nhiều hơn để đủ nước nuôi cây và hoa, quả. Thời điểm tưới tốt nhất là lúc sáng sớm và chiều tối để tránh bốc hơi nước đất giữ ẩm được lâu hơn.

  • Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn

Sau khi trồng tầm 3 – 4 tháng, cây bắt đầu phát triển mạnh, điều kiện khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho cây phát triển, một cây mẹ có thể cho ra nhiều mầm con. Cần phải kiểm soát  lượng mầm non mới mọc chỉ nên giữ lại từ 2 – 3 mầm để cây con sinh trưởng tốt và cây mẹ cũng không bị còi cọc.

Ngoài tỉa mầm thì cũng phải  định kỳ cắt tỉa những lá già khô, lá bệnh chỉ để lại những lá xanh tốt, khỏe mạnh. 

Xem thêm:  Các loại cây có thể làm Bonsai được nhiều người lựa chọn

Ngoài ra, thường xuyên cào xới,  làm sạch cỏ dại dưới gốc và vun xới cho đất tơi xốp, giúp cây phát triển nhanh nhất.

Cần bón phân định kỳ cho cây  chuối tiêu để thúc đẩy quá trình trổ hoa và kết quả. Loại phân thường dùng là: Super lân, phân đa – trung – vi lượng hoặc phân vi sinh…

Sau khi trồng khoảng độ 1 tháng cây đã bén rễ, nên bón thúc cho cây dùng tùy ý các loại nêu trên khoảng 5 gram mỗi cây. Cứ định kỳ mỗi tháng 1 lần bón phân.

Khi cây trổ buồng nên bón thêm phân vi sinh hoặc phân chuồng để quả ngọt, to và chắc hơn.

Chuối tiêu thường bị một số loại côn trùng như: Bọ cánh cứng đậu và đẻ trứng gây thối thân khi chưa kịp thu hoạch quả. Để phòng trừ loại côn trùng này dùng: Cartap hoặc Fibronil pha theo khuyến cáo trên bao bì. Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Thường xuyên cắt tỉa những lá già, khô héo để hạn chế côn trùng đẻ trứng vào bẹ lá, sâu bệnh đục quả làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả.

Có thể bao buồng chuối tiêu bằng túi xốp bọc quả có đục lỗ thông hơi dưới đáy để tránh sâu bọ làm hỏng quả.

Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch chuối tiêu là khoảng 10 – 12 tháng. Khi quả căng già chuyển dần sang  màu hung vàng là thu hoạch được. Nên cắt cả buồng khi quả còn xanh để tránh dập nát quả, khi để chín sẽ không bị thối.

Quả chuối tiêu có giá trị dinh dưỡng cao và việc trồng, chăm sóc cũng rất dễ dàng, cây nhanh cho thu hoạch. Vì vậy nên trồng nhiều cây chuối tiêu để tự cung cấp cho gia đình mình bởi cây mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.