Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Trật khớp cổ tay là một chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi do vận động không đúng cách trong sinh hoạt, chơi thể thao hay lao động. Trật khớp cổ tay nếu không được xử trí đúng cách có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như gãy xương, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa khớp,...

Trật khớp cổ tay hay còn được gọi là sai khớp cổ tay là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp tuy nhiên thường gặp nhất đó là các khớp hoạt dịch.

Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột hoặc liên tục dẫn tới tổn thương dây chằng. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ khiến cho phần đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp gây ra tình trạng trật khớp cổ tay. Dấu hiệu trật khớp cổ tay bao gồm:

  • Đau cổ tay dữ dội liên tục.
  • Bàn tay bị lệch.
  • Tại vị trí cổ tay thấy có dấu hiệu bị sưng, phù nề.
  • Cổ tay khó cử động hơn trước, không xoay cổ tay được, không thể cầm cầm nắm các vật nặng, tình trạng nghiêm trọng hơn có thể không cử động được cổ tay.

Tình trạng trật khớp cổ tay sẽ diễn ra liên tục trong những ngày sau, biểu hiện đau nhức ngày càng nhiều khiến cho cổ tay khó cử động và không thể cầm nắm vật nặng.

Khi bị sai khớp cổ tay, người bệnh cần phải được xử trí đúng cách nhằm tránh những tai biến có thể xảy ra. Vậy trật khớp cổ tay phải làm sao? Một số lưu ý khi bị trật khớp cổ tay bao gồm:

  • Cho người bệnh dừng lại mọi hoạt động, không di chuyển bệnh nhân đi chỗ khác.
  • Sử dụng chườm đá thật nhẹ nhàng lên chỗ bị trật khớp để giúp giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp vào vết thương mà cần quấn qua lớp khăn tránh hiện tượng bỏng lạnh.
  • Không tự ý nắn khớp bị trật về vị trí ban đầu nếu người sơ cứu không có chuyên môn y học.
  • Giữ nguyên vết thương bằng cách sử dụng gạc hoặc vải để buộc lại.
  • Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám và can thiệp đúng cách.

Khi bị trật khớp cổ tay, nếu không được xử trí đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng như:

  • Gãy xương: trật khớp có thể đi kèm với gãy xương.
  • Chảy máu: Chảy máu thường đi kèm với những tổn thương tại mô mềm nghiêm trọng.
  • Tổn thương mạch máu: Một số trường hợp bị trật khớp cổ tay dạng kín có thể dẫn tới thiếu máu cục bộ ở ngoại vi. Tổn thương mạch máu có thể xuất hiện trên lâm sàng vài giờ sau chấn thương.
  • Tổn thương thần kinh: Dây thần kinh có thể bị tổn thương do căng giãn khi trật khớp hoặc có thể bị đứt trong trật khớp hở
  • Nhiễm trùng: Bất kỳ tổn thương nào tại khớp cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng cao phụ thuộc về những bệnh nhân trật khớp hở hoặc phải phẫu thuật. Nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn tới viêm xương và rất khó điều trị khỏi.
  • Mất vững: Sai khớp cổ tay có thể dẫn tới sự mất vững khớp. Sự mất vững của khớp có thể làm mất chức năng và tăng nguy cơ thoái hóa khớp
  • Cứng khớp và hạn chế vận động: Nếu khớp cổ tay bị bất động quá lâu thì tình trạng cứng khớp sẽ xảy ra sớm hơn. Đặc biệt, khớp cổ tay rất dễ bị cứng khớp sau chấn thương, nhất là ở người cao tuổi.
  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp xuất hiện chủ yếu khi mạch máu nuôi khớp bị tổn thương.

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Giải đáp trật khớp cổ tay phải làm sao?

Trước tiên, bệnh nhân trật khớp cổ tay cần hay bất kỳ vị trí nào khác cần được xử lý, kiểm soát các tình trạng cấp cứu ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh như tình trạng shock do đau, shock mất máu do trật khớp hở có kèm theo tổn thương mạch. Giảm đau ngay cho người bệnh bằng các loại thuốc giảm đau.

Nếu có nghi ngờ bị trật khớp hở thì cần tiến hành băng kín vị trí trật khớp bằng gạc vô trùng, đồng thời tiêm uốn ván và sử dụng kháng sinh phổ rộng. Sau đó là phẫu thuật nhằm cắt lọc và làm sạch phòng ngừa nhiễm trùng. Hầu hết những trường hợp bị trật khớp cổ tay mức độ vừa và nặng cần bất động khớp bằng nẹp để giảm đau và tránh những tổn thương thứ phát không đáng có như tổn thương thần kinh, mạch máu hay mô mềm xung quanh do khớp mất vững.

Nắn chỉnh khớp là phương pháp điều trị không cần rạch da bộc lộ khớp, thường được ưu tiên khi có thể. Đối với những trường hợp nắn kín thất bại thì cần tiến hành phẫu thuật đặt lại khớp cổ tay. Sau khi nắn chỉnh khớp trật thành công, người bệnh được khuyên cần:

  • Bất động khớp bằng cách sử dụng nẹp bất động, bó bột hoặc sử dụng nạng ngăn ngừa tổn thương thứ phát.
  • Băng ép và chườm đá lạnh là biện pháp giúp giảm phù nề và giảm đau. Đá chườm cần được bọc bằng túi nhựa hoặc khăn, chườm lạnh càng sớm càng tốt trong thời gian 15-20 phút đầu tiên, chườm liên tục từ 24-48 giờ sau nắn, có thể băng ép hoặc nẹp cố định vị trí chấn thương.
  • Kê cao chi bị chấn thương trên mức tim trong vòng 2 ngày đầu để máu về tim không gián đoạn giúp dẫn lưu máu tĩnh mạch tốt theo chiều trọng lực nhằm hạn chế phù nề.
  • Sau 48 giờ, có thể chuyển sang biện pháp chườm ấm (ví dụ sử dụng tấm đệm sưởi ấm) trong 15-20 phút để làm giảm đau và hỗ trợ hồi phục tổn thương nhanh hơn.

Cố định khớp cổ tay có tác dụng giảm đau và kích thích phục hồi nhanh, ngăn ngừa tổn thương thứ phát. Nên bất động trên dưới khớp bị tổn thương. Những biện pháp bất động thường được sử dụng đó là:

  • Bó bột: thường được sử dụng khi bị trật khớp cổ tay có kèm với gãy xương đơn giản hoặc các thương tích khác cần cố định trên một tuần. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị phù nề chi sau khi bó bột khi cần rạch dọc bột và lớp đệm toàn bộ chiều dài phía trong và phía ngoài. Bệnh nhân được hướng dẫn khám lại khi đau nhiều, cảm thấy bột quá chặt, hay tê bì yếu chi sau khi bó bột,...
  • Dùng nẹp: nẹp được sử dụng để bất động khớp cổ tay bị trật sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, nẹp bất động giúp giảm phù nề, do vậy hiếm khi dẫn tới hội chứng khoang sau nẹp.
  • Cố định bằng đai đeo phù hợp nhằm hỗ trợ khớp trật và giới hạn vận động.

Nếu bất động kéo dài (ở người trẻ tuổi >3-4 tuần) có thể gây cứng khớp, co kéo phần mềm và thậm chí teo cơ. Những biến chứng này có thể tiến triển nhanh và tồn tại vĩnh viễn, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Vận động thụ động chi tổn thương trong vài ngày thậm chí vài tuần sau chấn thương sẽ giảm co rút phần mềm, teo cơ và tăng phục hồi chức năng chi. Do vậy, người bệnh cần phải tập các bài tập trong quá trình cố định, giúp cải thiện tầm vận động khớp, tăng cường độ vững của khớp cổ tay bị tổn thương, sức cơ nhằm duy trì càng nhiều chức năng càng tốt. Từ đó có thể phòng ngừa trật khớp cổ tay tái phát và giảm chức năng khớp về sau.

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Cố định khớp cổ tay có tác dụng giảm đau và kích thích phục hồi nhanh

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi” là một câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Tùy theo từng trường hợp trật khớp cổ tay cụ thể sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, điều này phụ thuộc vào vị trí khớp trật, trật khớp cổ tay hở hay kín, các tổn thương phối hợp khác, thời gian được phát hiện và điều trị, thể trạng nền của người bệnh và chế độ dinh dưỡng, tập luyện cũng như tuân thủ điều trị. Phần lớn những trường hợp bị trật khớp cổ tay cấp tính sau khi được nắn chỉnh và cố định người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn trong vài tuần.

Do vậy, để phục hồi trật khớp cổ tay nhanh chóng, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối với 6 nhóm chất trong thực phẩm quan trọng sẽ giúp người bệnh thúc đẩy quá trình phục hồi. 6 nhóm chất bao gồm:

  • Các thực phẩm giàu protein
  • Acid béo omega 3
  • Kẽm
  • Vitamin D
  • Canxi
  • Bổ sung chất xơ

Tóm lại, trật khớp cổ tay hay sai khớp cổ tay là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp tuy nhiên thường gặp nhất đó là các khớp hoạt dịch. Trật khớp cổ tay nếu không được xử trí đúng cách có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như gãy xương, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa khớp,... Do vậy, khi bị trật khớp cần được sơ cấp cứu đúng cách và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là trung tâm y tế uy tín tại Việt Nam, quy tụ đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng trong ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có tâm và tầm. Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất nhằm giúp bệnh nhân được tiếp cận với những phác đồ điều trị mới, hiệu quả từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Dương Minh Tân - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì tổn thương có thể không hồi phục, dẫn tới tình trạng đau mạn tính hoặc để lại di chứng gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, khó can thiệp điều trị dứt điểm.

Dây chằng là một tổ chức gắn liền 2 đầu xương lại với nhau. Khi hệ thống dây chằng bị tổn thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, khớp lỏng lẻo,... và cần điều trị để dây chằng lành lại.

Khi thấy vùng cổ tay bị đau, sưng khi cử động sau khi gặp chấn thương, dân gian thường gọi là bong gân nhưng thực ra đó là tình trạng giãn dây chằng. Cổ tay bị giãn dây chằng là chấn thương phổ biến, thường gặp ở vận động viên, người lao động nặng.

Về cơ chế gây bệnh, khi bị trượt té, con người thường có xu hướng đưa tay ra chống đỡ. Tuy nhiên, khi bàn tay chạm đất thì áp lực mạnh sẽ làm bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay. Điều này làm kéo căng các dây chằng nối giữa cổ tay và xương tay, gây rách dây chằng hoặc thậm chí là đứt dây chằng.

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Dây chằng tổn thương gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị giãn dây chằng cổ tay gồm: Sưng, đau, ấm quanh vết thương, bầm tím và có cảm giác cổ tay như bị xé rách.

Có 3 cấp độ giãn dây chằng cổ tay là:

  • Cấp 1: Bệnh nhân bị đau đi kèm với dây chằng bị tổn thương nhẹ;
  • Cấp 2: Bệnh nhân bị đau, dây chằng tổn thương nặng hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay;
  • Cấp 3: Người bệnh bị đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, lỏng khớp nghiêm trọng, mất chức năng cổ tay.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng cổ tay bị giãn dây chằng là do té ngã. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này gồm: Bị đánh vào cổ tay, xoắn cổ tay, tạo áp lực lên cổ tay,... Đây là chấn thương hay gặp ở cầu thủ bóng rổ, cầu thủ bóng chày, thợ lặn, vận động viên trượt ván, người tập thể hình, người lao động mang vác nặng,...

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Chấn thương khi chơi thể thao là một trong những nguyên nhân giãn dây chằng cổ tay

Khi bị giãn dây chằng, bệnh nhân đi khám bác sĩ chuyên khoa vì nếu cố gắng tự chữa, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều di chứng nghiêm trọng hơn. Để chẩn đoán giãn dây chằng, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang khớp (sau khi tiêm thuốc nhuộm vào cổ tay), nội soi khớp (phẫu thuật rạch các đường nhỏ để đưa một camera nhỏ vào cổ tay nhằm quan sát, đánh giá bệnh).

Theo các bác sĩ, các chấn thương giãn dây chằng vừa và nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian. Để tăng tốc độ chữa lành thì bệnh nhân có thể làm theo những lưu ý sau:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi tối thiểu 48 giờ;
  • Thường xuyên nâng cổ tay lên vị trí cao hơn tim và có thể đặt tay lên đầu gối;
  • Băng cổ tay: Nhằm mục đích giảm sưng, đau. Người bệnh có thể băng cổ tay 20 - 30 phút sau mỗi 3 - 4 giờ một lần trong vòng 2- 3 ngày hoặc cho tới khi hết đau;
  • Dùng nẹp cố định cổ tay: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian sử dụng nẹp;
  • Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm không steroid sẽ giúp giảm sưng, đau. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây chảy máu, loét. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Tập các bài tập căng cơ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với các trường hợp bị giãn dây chằng nặng (cấp độ III) khi dây chằng bị đứt hoàn toàn thì bệnh nhân có thể cần làm phẫu thuật để điều trị.

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi

Chấn thương giãn dây chằng vừa và nhẹ có thể sử dụng nẹp cố định cổ tay

Thời gian phục hồi sau khi bị giãn dây chằng ở cổ tay sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chờ khoảng 2 - 10 tuần để dây chằng có thể phục hồi lại như cũ. Và mỗi người bệnh sẽ có tốc độ phục hồi khác nhau.

Người bệnh chú ý không vận động nặng, đặc biệt là các hoạt động tác động tới cổ tay cho tới khi: Không cảm thấy đau ở cổ tay khi để yên, tay bị thương hồi phục lại sức mạnh như cũ, có thể sử dụng cổ tay bình thường để làm việc mà không bị đau,...

Trường hợp nếu bệnh nhân cố gắng dùng lực cổ tay trước khi dây chằng phục hồi hoàn toàn, tự ý tháo bỏ băng thun (hoặc nẹp cố định) khi chưa đủ thời gian,... thì có thể khiến tổn thương không phục hồi được, gây đau mãn tính hoặc gây ra những di chứng vĩnh viễn. Khi đã để lại di chứng thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn hoặc thậm chí can thiệp không còn hiệu quả.

Khi có triệu chứng sưng, đau, bầm tím,... nghi ngờ giãn dây chằng cổ tay, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được xác định chính xác tình trạng mình đang gặp phải để được điều trị thích hợp. Đồng thời, mỗi người cần chú ý đảm bảo an toàn khi lao động, tập thể thao,... để tránh nguy cơ bị giãn dây chằng.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: