Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì

Glucose hay còn gọi là đường huyết, là một loại đường giúp giữ cho các cơ chế của cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi mức đường ở mức bình thường, sẽ không có gì khác biệt xảy ra ở cơ thể bạn. Nhưng khi chúng đi lạc khỏi ranh giới được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy tác động bất thường của nó. Vậy chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường và cách phòng ngừa nó như thế nào sẽ được trình bày ở bài viết sau

1Glucose là gì?

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì

Các loại thực phẩm giàu carbohydrate, như bánh mì, khoai tây và trái cây được phân hủy trong hệ tiêu hóa thành glucose

Theo bài viết về Glucose trên Medscape, glucose là một monosaccharide là chất chuyển hóa chính của tế bào để sản xuất năng lượng dưới dạng ATP cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate, như bánh mì, khoai tây và trái cây được phân hủy trong hệ tiêu hóa thành glucose và các monosaccharide khác, chẳng hạn như fructose hoặc galactose, trước khi chúng được hấp thụ ở ruột non. Từ đó, nó đi vào máu và được insulin vận chuyển đến các tế bào của bạn và giúp cân bằng lại mức đường huyết.

Hầu hết các tế bào trong cơ thể bạn sử dụng glucose cùng với các axit amin và chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sau khi cơ thể bạn đã sử dụng đủ năng lượng cần thiết, lượng glucose còn lại sẽ được lưu trữ trong trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Cơ thể của bạn có thể dự trữ đủ lượng glycogen để cung cấp năng lượng cho bạn trong khoảng một ngày.

Khi bạn không ăn trong vài giờ, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống và tuyến tụy sẽ ngừng sản xuất insulin. Tế bào alpha trong tuyến tụy bắt đầu sản xuất một loại hormone khác gọi là glucagon. Hormon này báo hiệu cho gan phá vỡ glycogen đang được dự trữ và biến nó trở lại thành glucose. Nó sẽ di chuyển đến máu để bổ sung nguồn cung cấp cho bạn cho đến khi bạn có thể ăn uống trở lại. Gan của bạn cũng có thể tự tạo ra glucose bằng cách sử dụng kết hợp các chất từ các acid amin, acid béo, glycerol và acid lactic.

2Chỉ số glucose huyết và cách đánh giá

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì

Chỉ số glucose huyết có thể giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong cơ thể

Chỉ số glucose trong máu bình thường

Cơ thế luôn có cơ chế để có thể điều hòa lượng glucose có trong máu bằng cách tiết ra các hormon, chẳng hạn như insulin, glucagon, epinephrine, cortisol, GH. Lượng đường trong máu của bạn thường tăng sau khi ăn. Sau vài giờ nó sẽ giảm do insulin di chuyển glucose vào tế bào của bạn. Đường huyết lúc đói bình thường khoảng 70-100mg/dl (3.9-5.6mmol/L), được đo sau khi nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng.

Chỉ số glucose trong máu cao

Có nhiều nguyên nhân khiến glucose tăng cao trong máu, chẳng hạn như: ăn nhiều thức ăn giàu carbohydrates, mất nước, không vận động, căng thẳng, không sử dụng đủ hoặc quên sử dụng thuốc tiểu đường, tác dụng phụ của các thuốc steroid và thuốc chống rối loạn tâm thần. Khi glucose trong máu tăng cao, insulin sẽ được huy động nhiều hơn bình thường để vận chuyển glucose vào trong tế bào. Tuy nhiên, khi insulin không được tiết ra nhiều hoặc các thụ thể nơi insulin gắn vào không còn nhạy với nó nữa thì khi đó lượng glucose trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ra một bệnh lý chuyển hóa phức tạp, đó là bệnh tiểu đường.

Để có thể xác định được đó là bệnh tiểu đường thì bạn cần làm thêm các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác hơn, chẳng hạn như:

- HbA1c (trên 6.5%)

- Đường huyết tương lúc đói sau 8 tiếng nhịn ăn (trên 126mg/dL)

- Đường huyết tương 2 tiếng sau khi uống 75g glucose (trên 200mg/dL)

- Đường huyết tương bất kỳ (trên 200mg/dL) kết hợp với 4 triệu chứng điển hình của tăng đường huyết là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều.

Chỉ số glucose trong máu thấp

Lượng glucose trong máu được coi là quá thấp khi nó giảm xuống còn 70 mg/dL (3.9mmol/L). Tình trạng này còn được gọi là hạ đường huyết và có khả năng rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất ý thức. Hạ đường huyết có thể xảy ra khi người bệnh tiểu đường bỏ thuốc, sử dụng thức uống có cồn khi bụng đói, ăn ít hơn bình thường và tập thể dục quá mức.

Khi tình trạng hạ đường huyết xảy ra, bạn có thể uống nước trái cây hoặc soda bình thường, 3-4 viên nén glucose, 1 muỗng canh đường hoặc mật ong, 1 ly sữa có thể giúp tăng lượng đường và kiểm tra lượng đường huyết sau 15 phút. Lặp lại các bước như trên đến khi chỉ số glucose máu ít nhất là 70 mg/dL và ăn thêm để giữ lượng đường huyết không bị thấp lại.

3Biến chứng có thể gặp khi bị tăng glucose huyết

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì

Lượng glucose tăng cao trong máu ở thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể

Lượng glucose tăng cao trong máu ở thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể và để lại hậu quả nghiêm trọng lên toàn bộ cơ thể bạn.

- Bệnh thần kinh: hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh lúc nghỉ, liệt dây thần kinh sọ não

- Bệnh tim: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp

- Bệnh võng mạc đái tháo đường và đục thủy tinh thể

- Dễ bị nhiễm khuẩn: viêm răng lợi, viêm ống tai ngoài, viêm tủy xương, lao phổi, nấm da

- Loét bàn chân và cẳng chân

- Khô và cứng khớp

- Mất nước nghiêm trọng, huyết áp tụt và hôn mê

- Nhiễm toan ceton

- Hạ đường huyết quá mức

4Cách phòng ngừa tăng glucose huyết

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, bổ sung các bài tập thể dục là cách phòng ngừa tăng glucose huyết

Cũng như nhiều tình trạng bệnh lý khác, việc phòng ngừa các vấn đề liên quan đến lượng glucose trong máu trước khi chúng quá nặng sẽ dễ dàng hơn. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, bổ sung các bài tập thể dục là điều cần thiết.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, họ gặp khó khăn trong việc duy trì mức đường huyết ổn định và khỏe mạnh. Một quá trình điều trị có thể giúp ích cho họ. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên theo dõi chặt chẽ lượng glucose trong máu, vì tăng glucose huyết sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

Xét nghiệm đường huyết tối thiểu 3 năm 1 lần hoặc thường xuyên nếu bạn có những yếu tố nguy cơ: trên 45 tuổi, béo phì, lười vận động, đã từng bị đái tháo đường thai kỳ... thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn.

Giữ mức đường huyết ổn định là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động tốt nhất. Việc tăng hay giảm quá mức sẽ đem lại bất lợi cho cơ thể. Vì thế hãy xét nghiệm lượng đường huyết của bạn tối thiểu là 3 năm 1 lần hoặc có thể thường xuyên hơn nếu có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện những bất thường đang xảy ra và được điều trị sớm nhất.

Nguồn: Healthline, WebMD

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Glucose là đường gì? Lợi ích của glucose với cơ thể

>>>>> Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?

7 tháng trước 2

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì
0

  • Trước bữa ăn: 4 – 7mmol/L (72 đến 126mg/dL)
  • Hai giờ sau khi ăn: 5 – 9mmol/L (90 – 162mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và dưới 8,5 mmol/L (153mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 2

Mục tiêu giữ mức glucose trong máu ổn định có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các yếu tố khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mục tiêu nào là tốt nhất cho bạn.

Làm sao để kiểm soát mức glucose trong máu ổn định?

Đường huyết cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và các biến chứng khác của bệnh. Nếu bạn bị tiểu đường, việc giữ lượng glucose trong máu ở mức ổn định càng đặc biệt quan trọng. Vậy, làm cách nào để kiểm soát được mức glucose trong máu? Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, giữ một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu đã được chẩn đoán tiểu đường, bạn cần sử dụng insulin và bất kỳ loại thuốc nào theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau:

Kiểm tra mức glucose trong máu thường xuyên

Muốn biết glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường và kiểm soát tốt chỉ số này, bạn cần kiểm tra mức đường huyết tại nhà thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường và những người đang có chỉ số đường huyết ở ngưỡng cao. Bạn có thể cần kiểm tra lượng glucose trong máu nhiều lần mỗi ngày bằng cách sử dụng máy đo đường huyết hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM).

Máy đo đường huyết sẽ đo lượng glucose trong một mẫu máu nhỏ, thường là từ đầu ngón tay của bạn. Còn máy CGM sử dụng một cảm biến được đưa vào dưới da để đo lượng đường trong máu của bạn vài phút một lần. Nếu sử dụng CGM, bạn vẫn cần phải kiểm tra hàng ngày bằng máy đo đường huyết để đảm bảo kết quả đo CGM là chính xác.

Những thời điểm nên tiến hành kiểm tra bao gồm:

  • Khi mới thức dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Trước bữa ăn
  • Hai giờ sau bữa ăn
  • Trước khi đi ngủ.

Sau khi được chẩn đoán bị tiểu đường và phải dùng insulin để điều trị hoặc bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn, chẳng hạn như trước và sau khi hoạt động thể chất.

Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh góp một phần không nhỏ vào việc kiểm soát đường huyết. Theo đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các loại chất béo bão hòa, đường cũng như các loại thực phẩm làm tăng đường huyết kéo dài. Riêng các bệnh nhân tiểu đường nên:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch cho các bữa ăn lành mạnh nếu cần thiết
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng insulin hoặc thuốc khi bạn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với kế hoạch bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cần tập thể dục thường xuyên và duy trì một lối sống năng động.

Sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác

Ngoài kiểm tra đường huyết thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý đến việc sử dụng insulin và các thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết:

  • Đảm bảo rằng dùng đúng loại insulin và đúng liều lượng vào đúng thời điểm trong ngày
  • Kiểm tra xem insulin đã hết hạn hay chưa
  • Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị (máy bơm, đồng hồ đo, …) hoạt động bình thường
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi cần thay đổi liều lượng insulin hoặc điều chỉnh các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc: “Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?”, cũng như giúp bạn có cách ổn định lượng đường huyết hiệu quả, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường.