Chính sách hỗ trợ mua dịch cho người dân

Trả lời

Show

UBND huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trả lời vấn đề này như sau:

Ông Lê Hải Băng, ngụ tại ấp Bình Chơn, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, là dân quân tại xã Bình Chánh. Trong quá trình tham gia trực chốt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào năm 2021, ông Băng được Ban Chỉ huy quân sự xã Bình Chánh huy động tham gia từ ngày 16/9/2021 đến ngày 15/11/2021.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, huyện Châu Phú đã tiến hành thống kê, rà soát các khoản cần chi để kịp thời phân bổ cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Nhưng việc chi tiền hỗ trợ cho lực lượng trực chốt phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện vẫn chưa được thực hiện và huyện đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, bổ sung kinh phí để bảo đảm chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.

Với nội dung phản ánh của ông Lê Hải Băng thì huyện xin ghi nhận và sẽ xem xét, giải quyết khi được UBND tỉnh thống nhất bổ sung kinh phí cho huyện để bảo đảm nguồn thanh toán chế độ phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

05/06/2022 21:32 (GMT+7)

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội Hà Nội (TTXVN 5/6) Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, hơn 2 năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động. Từ đầu năm 2021 đến nay, nền kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống nhân dân chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch COVID-19. Trước tình hình này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động. Trong đó, có các Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nổi bật là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay. Trong 2 năm 2020 - 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các gói hỗ trợ nêu trên đến tận tay người lao động, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả. Toàn ngành đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp (cho 192.503 lao động) với số tiền tạm dừng đóng vào Quỹ trên 786,8 tỷ đồng. Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP, tính đến ngày 15/5/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho trên 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 lao động) tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng. Đồng thời, tính đến ngày 27/5/2022, đã tiếp nhận quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 người lao động của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, theo bà Đinh Thị Thu Hiền, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho hay, chỉ sau 5 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2021 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỷ đồng. Có thể thấy, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp chưa có trong tiền lệ đã nhanh chóng được ban hành. Qua đó, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế càng được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, với việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Chính phủ đã khắc họa rõ nét và sâu đậm thêm vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của đất nước. Các chính sách này đã thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu, điểm tựa an sinh trong cuộc sống của mỗi người dân. Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của lãnh đạo, viên chức toàn ngành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ; đa dạng hình thức tiếp nhận hồ sơ (không phụ thuộc vào địa giới hành chính) cũng như việc cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ xuống còn không quá 1 ngày làm việc… để chính sách hỗ trợ đến được với người lao động, người sử dụng lao động một cách sớm nhất, hiệu quả nhất. Việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân./.

Chu Thanh Vân

Xem lại đơn đăng ký của quý vị

Xác Minh Thông Tin Nhận Dạng

Nộp tài liệu

Kiểm Tra Nhà

Nếu quý vị có bảo hiểm, quý vị nên nộp yêu cầu thanh toán bảo hiểm ngay với công ty bảo hiểm của quý vị khi quý vị đăng ký xin hỗ trợ của FEMA. Nộp đơn cho công ty bảo hiểm của quý vị sớm nhất có thể sẽ giúp tránh sự chậm trễ trong việc nhận hỗ trợ của FEMA. FEMA không thể hỗ trợ những tổn thất đã được bảo hiểm chi trả. Nếu bảo hiểm của quý vị không chi trả những tổn thất của quý vị hoặc bị chậm trễ, quý có thể đủ điều kiện xin trợ giúp của FEMA về những nhu cầu chưa được đáp ứng của quý vị.

Quý vị có thể được lên lịch để kiểm tra nhà. Dựa trên phương thức liên lạc ưu tiên vào thời điểm nộp đơn đăng ký của quý vị, quý vị sẽ nhận được thư hoặc thư điện tử. Bức thư sẽ cho biết quý vị có đủ điền kiện xin hỗ trợ hay không, mức độ trợ giúp quý vị sẽ nhận được, cách thức hỗ trợ được sử dụng, và cách kháng nghị quyết định của FEMA nếu quý vị không đồng ý.

Hỗ trợ quý vị nhận được sẽ được xác định bằng cách so sánh những tổn thất thiết yếu được ghi nhận và nhu cầu quan trọng của quý vị với các hình thức hỗ trợ hiện có trong các chương trình và dịch vụ của FEMA. Trợ cấp của FEMA không giống như bảo hiểm và cũng không thể giúp đỡ toàn bộ cho nạn nhân. Sự trợ giúp của liên bang từ FEMA chỉ cung cấp ngân quỹ cho những sửa chữa cơ bản cho một ngôi nhà được an toàn, vệ sinh và có thể sống được. Quý vị cũng có thể được giới thiệu đến Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ, hoặc SBA, về các khoản vay thảm họa lãi suất thấp để hỗ trợ thêm cho việc khôi phục của quý vị.

Quý vị có thể lập một tài khoản Trung tâm Hỗ trợ Thảm họa FEMA (FEMA Disaster Assistance Center) (DAC) trực tuyến tại DisasterAssistance.gov. Quý vị sẽ được hướng dẫn lập Số Nhận dạng Cá nhân (PIN) duy nhất để truy cập an toàn vào thông tin đăng ký hỗ trợ thảm họa của quý vị.

Bằng tài khoản trực tuyến của mình, quý vị có thể:

  • Xem lại thông tin đăng ký hỗ trợ thảm họa của mình
  • Cung cấp các cập nhật liên quan đến thông tin cá nhân và những nhu cầu của quý vị
  • Xem thư và tin nhắn FEMA gửi cho quý vị
  • Nhận thông tin chi tiết về các tài liệu bổ sung mà FEMA cần để xử lý việc xin hỗ trợ của quý vị
  • Tải lên file tài liệu của quý vị
  • Xem lại thông tin mà quý vị đã gửi cho FEMA

Xác minh danh tính

Nếu FEMA không thể xác minh danh tính của quý vị trong quá trình xử lý đơn đăng ký, quý vị sẽ được yêu cầu nộp các tài liệu hỗ trợ.

Tài liệu để xác minh danh tính của quý vị

  • Tài liệu từ Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội, hoặc tổ chức liên bang khác, chứa đầy đủ hoặc bốn chữ số cuối của Số An sinh Xã hội (SSN) của quý vị.
  • Thẻ An sinh Xã hội nếu được gửi cùng với giấy tờ tùy thân do liên bang hoặc tiểu bang cấp
  • Tài liệu bảng lương của chủ lao động có chứa đầy đủ hoặc bốn chữ số cuối của SSN của quý vị
  • Thẻ căn cước quân nhân
  • Giấy đăng ký kết hôn để xác nhận bằng chứng về tên thời con gái
  • Hộ chiếu Hoa Kỳ

Nếu quý vị đăng ký xin hỗ trợ thay mặt cho một công dân Hoa Kỳ vị thành niên (trẻ em) cho hộ gia đình của mình, quý vị phải gửi cho FEMA những thông tin sau:

Bất kỳ tài liệu nào được liệt kê ở bên trái, nếu trong tên của trẻ HOẶC

Giấy khai sinh của trẻ VÀ bản sao thẻ An sinh Xã hội của trẻ hoặc tài liệu từ Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội, hoặc tổ chức liên bang khác, chứa đầy đủ hoặc bốn số cuối của SSN của trẻ.

Quý vị có thể truy cập DisasterAssistance.gov để nộp tài liệu và kiểm tra trực tuyến tình trạng đơn đăng ký của quý vị.

Nhận thấy chỉ một hệ thống trực tuyến có thể không đáp ứng được nhu cầu của những người sống sót, FEMA cũng đã thiết lập các Trung tâm Nộp Tài liệu nơi những nạn nhân sống sót có thể đăng ký xin hỗ trợ, đặt câu hỏi, scan tài liệu của họ vào hồ sơ và trả lại hồ sơ tại chỗ. Trung tâm hoạt động theo những phương thức ứng phó COVID-19 nghiêm ngặt. Cần đeo khẩu trang hoặc đồ che mặt khi phục vụ và những nạn nhân sống sót vẫn ở trên ô tô của họ trong khi một chuyên gia của FEMA trả lời các câu hỏi và xử lý các thủ tục giấy tờ.

Tìm kiếm Trung tâm Khắc phục Hậu quả Thiên tai và Trung tâm Nộp Tài liệu

Chính sách hỗ trợ mua dịch cho người dân

Xem video (bằng tiếng Anh) để xem ví dụ về một trong những trung tâm nộp tài liệu của chúng tôi, đã được thành lập để có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ một cách an toàn cho những người nộp đơn trong đại dịch này, những người có thể không thể truy cập internet.

Kiểm tra nhà

Sau khi quý vị đăng ký với FEMA, yêu cầu hỗ trợ của quý vị sẽ được xem lại để xác định có cần kiểm tra nhà để xác nhận thiệt hại do thảm họa gây ra với nhà và tài sản của quý vị hay không. Để bảo vệ sức khỏe của những nạn nhân sống sót và các thẩm định viên trong môi trường COVID-19, FEMA đã bắt đầu tiến hành kiểm tra từ xa.

Nếu quý vị cho biết trong quá trình đăng ký rằng quý vị bị thiệt hại tối thiểu và có thể sống trong nhà của mình, quý vị sẽ không được tự động lên lịch kiểm tra nhà. Thay vào đó, quý vị sẽ nhận được một lá thư cho biết cách gọi đến Đường dây hỗ trợ của FEMA để yêu cầu kiểm tra nếu quý vị phát hiện có thiệt hại đáng kể do thiên tai gây ra đối với nhà của quý vị sau khi quý vị đã làm đơn.

Đối với kiểm tra từ xa, các thẩm định viên của FEMA liên lạc người làm đơn bằng điện thoại để trả lời câu hỏi về loại và mức độ thiệt hại.

Kiểm tra từ xa đem lại một cách thức mới để đánh giá thiệt hại, và quy trình từ xa thực sự đẩy nhanh việc cung cấp hỗ trợ hồi phục cho nạn nhân sống sót.

Tải xuống tờ thông tin kiểm tra từ xa.

Quý vị nên chuẩn bị sẵn những thông tin sau tại thời điểm kiểm tra:

  • Giấy căn cước có hình của quý vị
  • Bằng chứng về quyền sở hữu/cư trú của nơi ở bị thiệt hại
  • Tài liệu bảo hiểm cho nhà và/hoặc ô tô của quý vị
  • Danh sách những người cư trú trong gia đình sống trong ngôi nhà vào thời điểm xảy ra thiên tai
  • Tất cả các thiệt hại do thảm họa gây ra cho cả bất động sản và tài sản cá nhân

Các thẩm định viên của FEMA được đào tạo để nhận biết thiệt hại do thiên tai gây ra, nhưng họ không quyết định việc quý vị có nhận được hỗ trợ hay không. Họ quan sát và ghi lại thiệt hại có thể đủ điều kiện trong Chương trình Cá nhân và Hộ gia đình, khác với những đánh giá của những nhân viên tính toán tổn thất bảo hiểm hoặc những chương trình hỗ trợ thảm họa khác, chẳng hạn như Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ. Xin lưu ý rằng các thẩm định viên của FEMA sẽ không tự mình tiếp cận một số khu vực nhất định ở nhà của quý vị, như khoảng trống dưới sàn nhà, gác xép và mái nhà.