Không cho trẻ đi học mầm non

Con gái gần 2 tuổi nhưng vì bà nội về quê nên không ai chăm giúp, chị Bình (Hà Đông, Hà Tây) buộc phải tìm nhà trẻ để gửi con. Mỗi lần đến đón, nhìn con ngồi buồn so trong lớp, chị lại thấy xót xa.

Chị Bình cho biết, con chị được gửi ở một trường mầm non gần nhà. Ở lớp cháu còn gần 20 bạn khác cũng tầm trên dưới 2 tuổi mà chỉ có 4 cô giáo trông. Các cô tất bật dỗ bé này, thay quần cho bé kia, lo ăn uống nên chẳng còn hơi sức đâu mà nói chuyện với các cháu. Hơn nữa, các bé mới biết nói, vốn từ chưa nhiều nên không thể trò chuyện với nhau, mà cũng nhanh chán khi chơi trò chơi nên cứ ngồi một chỗ, trông ủ dột, thương lắm.
“Chẳng bù cho mọi khi ở nhà, hai bà cháu nói chuyện líu tíu, rồi thỉnh thoảng buổi sáng hay chiều mát, bà còn dắt ra đường chơi, chỉ cho cháu xem chiếc lá, cái cây, bông hoa hay con chó, con mèo… Khi ấy con bé khoái trí lắm, mắt cứ tròn xoe”, chị Bình chia sẻ. Chị chỉ lo cứ thế này con mình sẽ như cái cây non đang đà lớn, cần ánh sáng và sự chăm sóc mà lại bị “nhốt” sẽ thui chột đi.

Còn vợ chồng anh Thanh ở Mỹ Đình, Hà Nội nhất quyết không cho cậu con trai gần 5 tuổi đi mẫu giáo. Theo lý luận của anh Thanh thì không ở đâu tốt cho con bằng ở nhà, không ai chăm sóc con anh được bằng bà nội của bé. “Chẳng qua người ta thiếu người trông nom thì mới phải gửi con đi lớp thôi”, anh còn lý sự khi có người bảo nên cho bé đến trường để được học tập và giao lưu với bạn bè. Theo ý anh, cứ để con ở nhà cho bà chăm rồi hai vợ chồng tranh thủ buổi tối dạy chữ, dạy số cho con là được.

Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia tư vấn giáo dục trường mầm non Hoàng Gia, cho biết, cho bé đi lớp sớm hay quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Theo chuyên gia, khi bé dưới 3 tuổi, nếu gia đình có người chăm sóc tốt, có kiến thức về nuôi dạy trẻ thì nên cho bé ở nhà. Ở độ tuổi này, nhu cầu được khám phá thế giới xung quanh của bé rất cao nên nếu được thường xuyên tương tác với người lớn, được chỉ bảo tận tình sẽ rất tốt cho sự phát triển về nhận thức và trí tuệ. Với các bé giai đoạn này, không gì tốt bằng được ở bên cạnh người thân, được trò chuyện, khơi gợi.

Còn từ 3 tuổi, bố mẹ nên cho con đi nhà trẻ bởi ở giai đoạn này bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ, môi trường gia đình không đủ với trẻ. Bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà. Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới.
Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm thế đi học ở bậc tiểu học. Nếu không được học mầm non trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Những bé đi lớp muộn (sau 5 tuổi) hay không đi lớp thường khó tuân thủ kỷ luật trong lớp. Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không nặng về cung cấp kiến thức mà là chủ yếu giúp các bé hình thành những thói quen đầu tiên về cách suy nghĩ, sinh hoạt, xử lý công việc hay ứng xử…

Hiện nay hệ thống kiến thức các cháu được tiếp nhận khá hệ thống từ bậc mầm non nên nếu không được đến lớp cũng là một thiệt thòi cho bé.

Bố mẹ cần giúp con thích nghi với môi trường mới

Thực tế, rất ít trẻ tự nguyện đến lớp. Các bậc phụ huynh và các cô giáo thường rất vất vả trong những ngày đầu bé đi nhà trẻ. Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới lạ sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an, đa số các bé đều khóc, thậm chí có những trẻ còn ốm hay tỏ vẻ thất thần.

Theo tiến sĩ Thoa, muốn giúp bé nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, bố mẹ phải thật kiên trì. Đặc biệt, các bậc phụ huynh tránh lấy nhà trường, cô giáo ra dọa trẻ, chẳng hạn như: “Nếu con không ăn mẹ sẽ đưa đến lớp đấy”, hay “nếu con hư thì mẹ mách cô giáo nhé”… Khi ở nhà, bạn cũng nên thường xuyên nói những điều tốt và vui vẻ về lớp học. Bố mẹ có thể giúp bé làm quen dần với môi trường mới bằng cách ban đầu để bé đến chơi, rồi thời gian ở lớp mới đầu ngắn, sau tăng dần lên nửa buổi, cả buổi, cả ngày.

Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt, cho bé đi ngủ sớm, dậy đúng giờ để buổi sáng tỉnh táo thì đưa đến lớp bé sẽ đỡ cáu bẳn hơn. Ngoài ra, bạn chớ chiều theo ý bé mà cho con nghỉ học nhiều hoặc trong những ngày nghỉ vui chơi thái quá bởi sau đó trẻ không muốn đi học nữa vì phải thích nghỉ lại. Bạn nên thường xuyên trao đổi với cô giáo về cá tính, thói quen của con, cố gắng làm sao để nề nếp sinh hoạt giữa ở lớp và ở nhà không khác biệt quá.

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Sự kiện
  3. Những kỹ năng cần trang bị cho trẻ trước khi đi học Mầm non

Thứ Hai, 13/06/2022, 17:06 (GMT+7)

Năm học mới sắp đến, cũng là lúc các bạn nhỏ ở lứa tuổi nhà trẻ chuẩn bị lần đầu tiên bước chân tới trường. Để đồng hành cùng các bậc cha mẹ trên hành trình tiến gần đến cột mốc quan trọng này, bài viết dưới đây giúp quý phụ huynh hiểu hơn về những kỹ năng trẻ nên được rèn luyện trước khi đi học Mầm non, giúp trẻ có bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, thuận lợi, và sẵn sàng cho một khởi đầu vững chắc.

1. Khích lệ trẻ rèn luyện tính tự lập

Không cho trẻ đi học mầm non

Việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ sớm không chỉ góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách, mà còn có tác dụng lớn trong quá trình trẻ đi học tại trường Mầm non. Ở lứa tuổi này, các con luôn háo hức khi được tự mình làm mọi thứ. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần tạo nhiều cơ hội để con có thể phát triển tính nề nếp và độc lập của mình, ví dụ:

  • Cho con tự chọn ba lô và quần áo đi học cho ngày đầu tiên, để con cảm thấy mình có quyền tự chủ và con đã “lớn khôn” để đi học tại trường Mầm non.
  • Tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện những kỹ năng tự phục vụ dành cho trẻ mầm non tùy vào mức độ sẵn sàng của lứa tuổi, ví dụ như tự rửa tay, tự xúc ăn, cởi dép…
  • Giao công việc nhà phù hợp theo lứa tuổi giúp trẻ có tính nề nếp và nhận biết rằng đóng góp của mình dù là nhỏ cũng rất có ý nghĩa và quan trọng. Trẻ được giao việc nhà phù hợp từ nhỏ cũng có xu hướng thể hiện hành vi xã hội tích cực hơn.

2. Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý
Trước ngày đi học một vài tuần, cha mẹ có thể đồng hành cùng trẻ trong một số hoạt động dưới đây, để giúp con sẵn sàng hơn về mặt tâm lý và cân bằng cảm xúc trước khi tới lớp.

  • Tham quan trường & trò chuyện với con về trường: Nếu có điều kiện, cha mẹ nên cùng trẻ tới thăm trường trước ngày con đi học, cùng chơi và khám phá lớp để trẻ cảm thấy quen thuộc hơn. Ngoài ra, trò chuyện với trẻ về trường thông qua những bức ảnh lớp học cũng là một cách tuyệt vời, trẻ có thể được thu hút về những hình khối hấp dẫn, khu vui chơi rộng rãi, trang phục đóng kịch ngộ nghĩnh…
  • Trường Mầm non Vinschool cũng thường xuyên tổ chức các buổi thăm quan định hướng, vừa giúp cha mẹ và con có thể cùng quan sát và trải nghiệm những hoạt động chơi và học, vừa để trẻ làm quen với thầy cô mà con sẽ gặp tại lớp.
  • Chơi trò chơi “lớp học ở nhà”: Cha mẹ có thể mở “lớp học tại nhà” để trẻ quen với không khí trường học. Khi đó, cha/mẹ và con thay phiên nhau làm “cô giáo”, đọc truyện, hát múa… để tạo ấn tượng cho trẻ về trường học là một nơi vui vẻ, và giảm bớt lo lắng vào những ngày đầu tiên.
  • Chia sẻ kinh nghiệm của chính mình: Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về kỷ niệm đặc biệt khi đi học mầm non của mình, thông qua những hình ảnh hồi bé, hoặc khi trò chuyện với ông bà nội/ngoại để trẻ cảm thấy đáng tin cậy hơn.
  • Đọc sách về trường Mầm non: Có rất nhiều sách về việc đi học mầm non có thể cùng đọc với con trong mùa hè trước khi bắt đầu năm học. Cha mẹ hãy mở rộng thêm thông qua việc đặt câu hỏi về cảm xúc của các nhân vật, và hỏi về cảm xúc của trẻ khi nghe câu chuyện ấy.
  • Lắng nghe những lo lắng của con: Trẻ rất cần được biết rằng mọi lo lắng của mình đều được lắng nghe, và khi đón nhận cảm xúc của con, cha mẹ hãy trấn an để con hiểu rằng, việc cảm thấy vui, buồn, phấn khích, sợ hãi hoặc lo lắng là điều bình thường khi chuẩn bị bắt đầu một trải nghiệm mới. Ngoài ra, mặc dù việc đi học là một dịp trọng đại nhưng cũng không nên nhắc đến một cách thái quá vì có thể khiến trẻ lo lắng hơn là háo hức đến trường.
  • Lên kế hoạch “tạm biệt”: Tới lúc chuẩn bị đi học, thời điểm “tạm biệt” nên được diễn ra tích cực và không quá lâu, cha mẹ hãy nhắc nhở con rằng mình sẽ gặp lại vào buổi chiều – và giữ lời hứa của mình, cũng như không nên nói dối như “Ba/mẹ chỉ đi một chút thôi” vì sẽ khiến trẻ mong ngóng nhiều hơn.

3. Luyện tập kỹ năng đi vệ sinh
Hầu hết trẻ có thể bắt đầu tập ngồi bô từ 18 đến 30 tháng, vậy nên các kỹ năng đi vệ sinh được khuyến nghị nên được luyện tập từ sớm. Tất nhiên, việc luyện tập phụ thuộc vào sự sẵn sàng của trẻ, và những kỹ năng mới luôn phát huy hiệu quả nhất khi trẻ đang cảm thấy được thư giãn và có thói quen đều đặn. Vậy nên, cha mẹ cần sắp xếp một khoảng thời gian để trẻ tạo thói quen (ví dụ nên tránh thời điểm đi du lịch, chuyển nhà, sắp có em bé mới,..). Tại trường Mầm non Vinschool, các giáo viên khối lớp nhà trẻ vẫn hỗ trợ học sinh trong việc mặc bỉm và sau đó giúp con tập bỏ dần để có thể tự đi vệ sinh.

4. Luyện tập các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng xã hội và giao tiếp cần thiết cho trẻ mầm non bao gồm: biết cách cư xử, biết chia sẻ, chờ tới lượt, chơi với các bạn, chơi đóng vai… Khi ở nhà, cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng cư xử, biết làm theo chỉ dẫn, không nên ngắt lời, biết xin phép, cảm ơn và xin lỗi… để giúp con học cách tôn trọng và quan tâm đến những người xung quanh, cùng đồng hành với những kỹ năng giao tiếp xã hội mà con sẽ được thực hành ở trên lớp.
Thời điểm sắp vào năm học mới này, chắc hẳn các bậc phụ huynh và các bạn học sinh sắp lần đầu tới trường đang rất háo hức và xen lẫn lo lắng, các con chuẩn bị bước những bước chân đầu tiên trên hành trình mở rộng kỹ năng xã hội, và có cả một thế giới mới để khám phá. Chắc chắn khi có được sự chuẩn bị về tâm lý và những kỹ năng như trên, các bạn nhỏ sẽ có cho mình hành trang tự tin hơn cho trải nghiệm tới lớp mới mẻ và nhiều điều lý thú này.
Nguồn tham khảo: Parents – Dotdash Meredith & UNICEF