Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

2.Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

Bài làm:

Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:

  • Cách 1: Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối (ví dụ: và, nên, thì,...)
  • Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các dấu câu cần phải có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

Câu ghép là gì ? Câu ghép khác với câu đơn những điểm nào ? Làm sao để hiểu rõ câu ghép và phân biệt được với câu đơn ? Cùng chúng tôi khám phá câu trả lời dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Câu cảm thán là gì ?
  • Câu đơn là gì ?

      Câu ghép là gì ?

– Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn ( có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

( Hiểu đơn giản là – Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở nên không bao gồm nhau tạo thành )

– Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

        Cách để nối các vế trong một câu ghép

    1. Nối bằng từ ngữ nối ( hay nối trực tiếp )

– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

– Ví dụ minh họa:

+) Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+) Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

    2. Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối.

– Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm.

– Ví dụ minh họa:

Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

    3. Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

– Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.

– Một số quan hệ từ:

+ Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

+ Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

– Ví dụ minh họa:

+) Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.

+) Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

     Tác dụng của câu ghép

– Câu ghép giúp chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt.

– Trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế.

==> Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn sớm gặp lại bạn trên những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé !

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép
Trạng Ngữ có chức năng gì (Ngữ văn - Lớp 6)

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

1 trả lời

Tìm những từ ngữ dùng để gọi bác Hồ (Ngữ văn - Lớp 5)

2 trả lời

Xác định ngôi kể của đoạn văn trên (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Bản thân em đã làm gì để bảo vệ cây xanh (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Luyện từ và câu lớp 5: Cách nối các vế câu ghép bao gồm 4 dạng điển hình cho các em học sinh tham khảo nắm được cách nối các vế câu ghép ứng dụng trong các dạng bài tập, học tốt phần Luyện từ và câu lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Cách nối các vế câu ghép - Tiếng việt lớp 5

  • 1. Các cách nối câu ghép - Tiếng việt 5
    • Ôn tập lý thuyết về câu ghép
    • Bốn cách nối câu ghép cơ bản trong Tiếng Việt
  • 2. Bốn dạng bài tập về cách nối câu ghép lớp 5
    • Dạng 1: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép
    • Dạng 2. Sửa lỗi sai
    • Dạng 3: Xác định quan hệ từ, điền các từ nối thích hợp vào chỗ trống
    • Dạng 4: Thêm một vế để tạo thành câu ghép

1. Các cách nối câu ghép - Tiếng việt 5

Ôn tập lý thuyết về câu ghép

Trước tiên, ta cần ôn tập lại kiến thức cơ bản về câu ghép một cách tổng quan nhất.

“Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ (C – V) trở lên và không bao hàm nhau”.

Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép.

Như vậy, đối với bài tập về câu ghép ta cần quan tâm hai vấn đề chính: Các vế của câu ghép và cách nối (+) các vế câu ghép với nhau. Sau đây, ta cùng tìm hiểu về cách nối câu ghép – nội dung phức tạp nhất nhé!

Bốn cách nối câu ghép cơ bản trong Tiếng Việt

1 – Nối trực tiếp: Sử dụng dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy)

2 – Nối bằng từ: (vì, bởi vì, nhưng)

3 – Nối bằng cặp quan hệ từ:

· Mối quan hệ điều kiện – kết quả

Ví dụ: Nếu – thì, hễ – thì, giá mà – thì, …

· Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

Ví dụ: Bởi vì… nên,…

· Mối quan hệ tương phản

Ví dụ: Tuy…nhưng, …

· Mối quan hệ tăng tiến

Ví dụ: không những … mà còn, không chỉ… mà còn,…

>> Tham khảo chi tiết: Bài tập Luyện từ và câu lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

4 – Nối bằng cặp từ hô ứng:

· Vừa… vừa

· Càng…càng

· Bao nhiêu… bấy nhiêu

Có mấy cách nối vế câu trong câu ghép

Sơ đồ các cách nối các vế câu ghép cơ bản

2. Bốn dạng bài tập về cách nối câu ghép lớp 5

Dạng 1: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép

Đây là bài tập cơ bản nhất về nối câu ghép, học sinh sau khi tìm các câu ghép có trong bài sẽ phải xác định phương tiện nối câu là gì, ghi nhớ 4 cách nối câu trên sẽ dễ dàng giải quyết bài tập này.

Bài tập ví dụ: Xác định cách nối câu ghép trong các câu sau:

Đáp án

Vì vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng.

1. Dấu phẩy

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

2. Dấu phẩy

Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn nấp sau sườn núi.

3. Dấu phẩy

Nếu chiều nay mưa lại răng trên khắp con phố nhỏ thì cuộc gặp gỡ ấy sẽ chẳng bao giờ có.

4. Cặp quan hệ từ “nếu … thì”

Dạng 2. Sửa lỗi sai

Đây là phần bài tập gây rất nhiều khó khăn cho học sinh, vì vừa phải tìm câu mắc lỗi, vừa phải sửa sao cho đúng. Tuy nhiên, luyện tập phát hiện và sửa lỗi sẽ rất hữu ích cho học sinh khi vận dụng viết tập làm văn. Từ những lỗi sai mà các bài tập đã đề cập, học sinh sẽ tránh được sai sót tương tự khi viết bài, có cách diễn đạt khoa học hơn. Vận dụng dấu câu, từ nối hợp lý thì đoạn văn mới có ý nghĩa, bài đọc cũng trôi chảy hơn.
Sau đây ta cùng vận dụng vào bài tập ví dụ cụ thể nhé!

Ví dụ: Điền dấu câu và từ nối phù hợp để hoàn thiện đoạn văn sau:

“Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé gọi người đến hái màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất những quả cà chua đầu mùa nó gieo sự náo nức cho mọi người”.

Bài làm:

“Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé gọi người đến hái. Vì màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất những quả cà chua đầu mùa, nó gieo sự náo nức cho mọi người”.

Dạng 3: Xác định quan hệ từ, điền các từ nối thích hợp vào chỗ trống

Để làm bài tập này, học sinh nên tìm hiểu, tập liệt kê các từ/cặp từ nối hay gặp để có thêm vốn từ, nắm rõ các trường hợp sử dụng từ nối để hoàn thành câu theo yêu cầu.

Bài tập ví dụ:

… cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc báo, bà thường phải đeo kính.

cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc báo, bà thường phải đeo kính.

… ông trả lời đúng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước… tôi sẽ nói cho ông biết ngựa của tôi một ngày đi được mấy đường.

Nếu ông trả lời đúng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước thì tôi sẽ nói cho ông biết ngựa của tôi một ngày đi được mấy đường

… tôi chăm chỉ học… tôi đã không bị điểm kém.

Giá như tôi chăm chỉ học thì tôi đã không bị điểm kém.

Bọn bất lương ấy… ăn cắp tay lái… chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.

Bọn bất lương ấy không những ăn cắp tay lái chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.

Dạng 4: Thêm một vế để tạo thành câu ghép

Đề bài

Hoàn thiện

Bầu trời sắp tối,…

Bầu trời sắp tối, những đám mây như chạy trốn đi chơi.

Nếu hôm nay bạn lười biếng…

Nếu hôm nay bạn lười biếng thì ngày mai bạn sẽ phải chịu hậu quả.

Cô ấy càng cố gắng…

Cô ấy càng cố gắng, mọi người càng thêm phần thán phục

Làm tốt các bài tập về câu ghép, biết cách sử dụng các từ nối không chỉ giúp học sinh giành điểm phần luyện từ và câu lớp 5, mà còn rèn luyện cách viết văn trôi chảy, khoa học hơn. Ghi nhớ bốn cách nối câu ghép điển hình và luyện tập các dạng bài như trên, học sinh sẽ tự tin hơn khi viết và làm bài tập về câu ghép.

Ngoài ra, các bạn có thể luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 hay SGK môn Toán lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.