Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn

TẢI MẪU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KẾT HÔN

        Kính gửi: (1)................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .............................................................................

Nơi cư trú: (2).................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân: (3).........................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đề nghị cơ quan đăng ký lại kết hôn theo nội dung dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên của vợ:..............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................................................................

Dân tộc: ......................................................Quốc tịch: ....................................................

Nơi cư trú:(2)....................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân:(3)............................................................................................................

.........................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên của chồng: .......................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................................................................

Dân tộc: ......................................................Quốc tịch: ...................................................

Nơi cư trú:(2)....................................................................................................................

........................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân:(3).........................................................................................................

.......................................................................................................................................

Đã đăng ký kết hôn tại: (4)...............................................................................................

.........................................ngày ………. tháng ……….năm.............................................

Theo Giấy chứng nhận kết hôn số: (5)…………………………., Quyển số: (5).................

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

                                    Làm tại: ……………………., ngày ........... tháng ......... năm ...........

----------------------
Đề nghị cấp bản sao
(6): Có 

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn

, Không

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn

Số lượng:…….bản       

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

....................................

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại kết hôn.

(2)  Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.       

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

(4) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký kết hôn trước đây.

(5) Chỉ khai trong trường hợp biết rõ.

(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn
Mẫu Tờ khai đăng ký lại kết hôn mới nhất (Ảnh minh họa)

Hồ sơ đăng ký lại kết hôn và thời hạn giải quyết

Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 123/2015 của Chính phủ thì hồ sơ đăng ký lại kết hôn bao gồm:

- Tờ khai theo mẫu quy định;

- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây.

Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định.

Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định.

Bên cạnh đó, quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.

Nguồn https://luatvietnam.vn/

Kết hôn là việc trọng đại của một đời người. Để được đăng ký kết hôn cần có rất nhiều các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo pháp luật rồi, người có nhu cầu đăng ký kết hôn phải viết tờ khai đăng ký kết hôn để xin đăng ký kết hôn. Tờ khai này là dữ liệu tự khai, được kiểm tra lại và được lưu trữ trên dữ liệu quản lý cư dân, hôn nhân quốc gia. Vậy mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mẫu mới nhất là mẫu nào? Cách viết mẫu tờ khai xin đăng ký kết hôn chính xác?

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí: 1900.6568

Trong bài viết này Luật Dương Gia xin cung cấp cho các bạn mẫu tờ khai đăng ký kết hôn, cách khai tờ khai đăng ký kết hôn và hồ sơ đăng ký kết hôn mới nhất và đầy đủ nhất.

1. Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn (ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP):

Tải về tờ khai đăng ký kết hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Kính gửi(3):…..

Thông tin Bên nữ

Bên nam

Họ, chữ đệm, tên
Ngày, tháng, năm sinh
Dân tộc
Quốc tịch
Nơi cư trú (4)
Giấy tờ tùy thân(5)
Kết hôn lần thứ mấy

Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi là tự nguyện, không vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Xem thêm: Đăng ký kết hôn ở đâu? Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh?

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Đề nghị Quý cơ quan đăng ký

…., ngày ….…tháng ……. năm……

Bên nữ                                                     Bên nam

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)                    (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

2. Cách khai tờ khai đăng ký kết hôn:

(1), (2) Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ.

(3) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký kết hôn.

(4) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

Xem thêm: Đăng ký kết hôn năm 2022: Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ mới nhất

(5) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/1982).

Tờ khai đăng ký kết hôn là một trong những thành phần hồ sơ xin đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn cần nộp kèm tờ khai này các giấy tờ pháp lý khác theo hướng dẫn phía dưới.

Thành phần hồ sơ của đăng ký kết hôn trong nước và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là khác nhau. Tuy nhiên, tờ khai đăng ký kết hôn thì được dùng chung cho tất cả các nhu cầu kết hôn.

3. Hồ sơ đăng ký kết hôn:

a) Hồ sơ đăng ký kết hôn trong nước

– Tờ khai đăng ký kết hôn

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cả hai bên

– Chứng minh thư hay hộ chiếu của cả hai bên.

– Hộ khẩu thường trú hay giấy đăng ký tạm trú của cả hai bên.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn – Những điều cần lưu ý năm 2022

– Nếu một trong hai bên đã có vợ /chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết, thì bên đó cần phải nộp bản sao quyết định của tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

b) Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

– Tờ khai đăng ký kết hôn

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cả hai bên

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của cả hai bên.

– Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của công dân Việt Nam

– Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận hai bên nam, nữ không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

4. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Không có đăng ký kết hôn thì có được hưởng di sản thừa kế của chồng không?

Vợ tôi mới chuyển khẩu vào nhà người thân vậy có thể làm giấy kết hôn ngay tại nơi có hộ khẩu mới của vợ tôi được không. Hay phải đợi thêm thời gian mấy tháng mới làm được. ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Điều 18 Luật  hộ tịch 2014 quy định cụ thể như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

Xem thêm: Có nhờ người khác, ủy quyền người khác đi đăng ký kết hôn không?

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, trong tình huống của bạn, chỉ cần vợ tương lai của bạn đã được chuyển khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình người thân thì ngay tại thời điểm đó, bạn và vợ tương lai đã có quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn taị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ bạn có hộ khẩu.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch 2014 và được hướng dẫn tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch như sau:

“Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”

“Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

Xem thêm: Thủ tục đơn phương xin ly hôn khi không đăng ký kết hôn trước năm 1987

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”

5. Giấy đăng ký kết hôn sai họ tên pháp luật có công nhận vợ chồng không?

Tóm tắt câu hỏi:

xin chào luật sư em muốn hỏi khi bố mẹ em đăng kí kết hôn năm 1988 thì cả 2 người đều không có tên đệm, nhưng bố và mẹ em đều cho tên đệm vào nên dẫn đến giấy chứng nhận kết hôn bị sai tên như tên bố em là Nguyễn Văn Mạnh nhưng lại ghi là Nguyễn Hùng Mạnh mẹ là Nguyễn Thị Hà Thì ghi là Nguyễn Thu Hà nay bố em đã mất nên không đăng ký lại được khi bố em mất không để lại di chúc vậy mẹ em có quyền được hưởng tài sản của bố em không ?

Xem thêm: Xác định tài sản khi chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn

Luật sư tư vấn:

Đăng ký kết hôn là một trong những sự kiện về hộ tịch nên phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật. Khi giấy tờ hộ tịch bị sai thì cần cải chính thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Theo đó, để thay đổi, cải chính các giấy tờ hộ tịch thì cần có căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Ngoài ra, Điều 28 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định các hành vi vi phạm về đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”

Để đảm bảo sự chính xác của giấy tờ hộ tịch thì khi thông tin trên giấy đăng ký kết hôn bị sai, bố mẹ bạn cần đến Ủy ban nhân dân xã làm thủ tục chỉnh sửa lại thông tin trên giấy đăng ký kết hôn.

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký kết hôn

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Do bố bạn chết không để lại di chúc nên tài sản của bố bạn được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, tài sản của bố bạn được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi), con( gồm con đẻ và con nuôi). Việc xác định các mối quan hệ này dựa trên sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy nhận nuôi con nuôi,..

Ngoài ra, cần xác định tài sản bố bạn để lại là tài sản chung của bố mẹ hay tài sản riêng của bố bạn.

Trường hợp là tài sản riêng thì được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp là tài sản chung của bố mẹ thì khi bố bạn chết không để lại di chúc, phần tài sản của bố mẹ được chia đôi. Phần tài sản thuộc sở hữu của bố bạn được chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.