Cô sáu sơn trang ở đâu

Khi nhắc đến tứ phủ Thánh Cô, bên cạnh những Cô Chín Sòng Sơn hơn Cô Tám Đồi Chè đã được nhiều người biết đến với những thần tích ly kỳ, bí ẩn, chúng ta không thể nào bỏ qua Cô Sáu Lục Cung, một trong những vị Thánh Cô uy quyền và hay hiển linh nhất của đạo Mẫu.

Vậy Cô Sáu Lục Cung thực chất là ai? Đền thờ Cô ở đâu và đi lễ đền Cô cần lưu ý những gì? Ngay sau đây, bài viết sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên, để qua đó giúp bạn hiểu hơn về một vị Thánh Cô linh thiêng của đạo Mẫu.

Cô sáu sơn trang ở đâu
Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2020-06-27 10:56:47Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Sự tích về Cô Sáu Lục Cung là ai?

Trong dân gian, những sự tích về Cô Sáu được lưu truyền rất nhiều, nhưng đa phần không có sự thống nhất. Đầu tiên, xuất thân của cô là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhất. Có hai dòng ý kiến về xuất thân của Cô Sáu, cụ thể:

+Ý kiến đầu tiên cho rằng cô là tiên trên trời giáng thế, được sinh ra trong 1 gia đình người dân tộc Tày ở Lạng Sơn.

+ Ý kiến thứ 2 lại cho rằng, cô Sáu Lục Cung sinh ra trong 1 gia đình người Nùng. Ý kiến này được nhiều người ủng hộ hơn, bởi trên thực tế vùng đất mà cô sinh ra – Hữu Lũng – Lạng Sơn là địa bàn sinh sống của dân tộc Nùng. Người dân tộc Tày ít xuất hiện ở vùng đất này.

Việc Cô Sáu hầu cận bên vị Thánh nào cũng có nhiều di bản. Đa phần đều lưu truyền rằng cô là người hầu cận bên thánh Chầu Lục. Vì thế mà Cô được gọi là Cô Sáu Lục Cung. Một số khác lại cho rằng cô là người hầu cận bên cạnh Chúa Thượng Ngàn, hay còn gọi là Chúa Sơn Trang. Vì thế mà trong một số tài liệu và trong thực tế đời sống, người ta còn gọi Cô là Cô Sáu Sơn Trang.

Trừ những vấn đề trên ra, sự tích về Cô Sáu Lục Cung được kể lại thống nhất như sau: 

Tương truyền, Cô Sáu là tiên nữ trên trời. Gặp cảnh hạ giới lầm than, dân tình đói khát, ốm đau bệnh tật, cô thương xót cho chúng sinh nên nguyện hạ phàm đẻ chữa bệnh cứu người.

Cô sinh ra trong một gia đình người dân tộc thiểu số ( người Nùng) ở vùng quê Hữu Lũng – Lạng Sơn. Sinh thời, cô một người con đẹp, nết na, hiền dịu. Cô sinh ra đã có tài chữa bệnh, bốc thuốc. Hầu như không một chứng bệnh nào cô không biết, không một bệnh nan y nào mà cô không chữa được.

Cô thường xuyên bôn ba khắp vùng miền của xứ Lạng, đi khắp hang cùng ngõ hẻm trong những ngọn núi cao, những cánh rừng già để hái thuốc. Trước y thuật cao minh của Cô, nhiều gia đình khó khăn không có tiền chữa bệnh đã từ cõi chết trở về. Sau này, khi cô Sáu về trời, để tưởng nhớ công ơn to lớn của Cô, dân chúng quanh vùng lập đền thờ Cô và hàng năm vẫn tổ chức cúng bái.

Trong số những vị Thánh Cô của tứ phủ, Cô Sáu Lục Cung là người rất hay ngự đồng về trong các giá hầu đồng. Khi ngự đồng, cô mặc áo lam hoặc áo tím và loại áo ngắn vạt rộng tay.

Tìm hiểu Dâng lễ Cô Sáu Lục Sơn Trang thế nào?

Ngày dâng lễ Cô

Theo một số người hay đi lễ Cô Sáu, Cô là vị Thánh Cô rất linh thiêng, thường xuyên hiển linh. Vì thế mà đi lễ Cô vào bất cứ ngày nào trong năm cũng rất tốt. Tuy nhiên, nên đi lễ Cô vào ngày rằm, mồng 1 hay những ngày đầu năm thì lời cầu khấn sẽ linh nghiệm hơn.

Đặc biệt, với những ai ít khi đi lễ đến Cô và muốn chọn một ngày đẹp nhất trong năm, không thể nào bỏ qua ngày 10 tháng 5 Âm lịch. Đây là ngày tiệc Cô nên trong giá hầu đồng vào

ngày này, cô luôn luôn ngự đồng về. Đi lễ và cầu khấn Cô trong ngày này sẽ chắc chắn linh ứng

Chuẩn bị lễ dâng Cô

Cô Sáu Lục Cung không phải là vị Thánh Cô khắt khe, vì thế mà hầu hết mọi lời cầu khấn của con dân hạ giới đều được cô phù hộ để thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu đi lễ đền Cô Sáu mà đi tay không, không dâng lễ thì đó là hành động bất kính, có thể khiến các thần linh khác nổi giận.

Lễ dâng lên Cô Sáu không cần mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, mà cốt là ở cái tâm và tùy điều kiện của mỗi người. Lễ dâng lên Cô là lễ chay hay lễ mặn đều được cả. Tuy nhiên, để lịch sự và tỏ tấm lòng thành kính nhất của bản thân lên Cô Sáu, trong mâm lễ nên có đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.
  • Trầu cau. Trầu này nên têm cánh phượng để đẹp mắt và lịch sự.
  • Mâm xôi con gà hoặc mâm xôi khổ thịt.
  • Bên cạnh đó nên có rượu trắng đi kèm. Tiền vàng để hóa sau khi dâng lễ lên Cô.
  • Sớ viết tên người dâng lễ để cô chứng giám và phù hộ đúng người.

Nếu có điều kiện hơn, trong mâm lễ dâng lên Cô nên có thêm oản. Loại oản này có màu lam hoặc tím và cũng nên trang trí những họa tiết hoa lá, long phụng màu tím xung quanh.

Dâng lễ Cô Sáu cầu gì? 

Người đi dâng lễ lên Cô Sáu Lục Cung để cầu nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đa phần những điều cầu mong của khổ chủ đều được cô phù hộ độ trì cho thành hiện thực. Cụ thể, người ta đến đền Cô để cầu:

Cầu tài lộc : người ta đi lễ đền cô để cầu cho được buôn may bán đắt, công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, phát đạt. Người học hành thì đến đền cô cầu mong được học hành giỏi giang, đỗ đạt, diệu tổ quang tông. Người làm quan cũng đến đền Cô để cầu được thăng quan tiến chức, có địa vị và danh vọng.

Cầu bình an: nhiều người đến đền Cô để cầu cho cả gia đình ít gặp sóng gió, trắc trở trong cuộc sống, cầu mong mọi muộn phiền sẽ không còn để họ được an hưởng một cuộc sống giản dị, bình yên.

Cầu sức khỏe : những người đi lễ đền Cô đều cho rằng những lời cầu khấn liên quan đến sức khỏe thường rất nhanh chóng linh nghiệm. Theo đó, phần đông người đi lễ đền Cô Sáu đều cầu mong có được sức khỏe dồi dào, không ốm đau bệnh tật hay gặp tai nạn bất ngờ để có thể sống vui, sống khỏe. Những người nào có bệnh nan y đến lễ đền cô và cầu sức khỏe cũng rất nhanh khỏi bệnh hoàn toàn.

Dâng lễ đền Cô cần lưu ý thêm gì? 

Đi lễ đền Cô không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, không yêu cầu sơn hào hải vị hay tiền vàng rủng rỉnh, nhưng phải thành Tâm và nếu chuẩn bị cỗ phải thật lịch sự và tươi ngon.

Khi đến lễ đền Cô cần chú ý ăn mặc kín đáo lịch sự, chú ý lời ăn tiếng nói để sao cho không phạm phải những điều bất kính, báng bổ thánh thần.

Khi đi lễ đền Cô phải cầu những điều chính đáng, không được cầu mong những điều đi ngược lại lẽ phải, trái với luân thường đạo lý.

Cô sáu sơn trang ở đâu

Vị trí Đền Cô Sáu Lục Cung ở đâu? 

Hiện nay, có nhiều đền thờ Cô Sáu nhưng lớn nhất và linh thiêng nhất vẫn là đền Chầu Lục hay còn gọi là đền Chín Tư. Đền này nằm tại xã Chín Tư, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Thực chất đền này không phải thờ riêng mình Cô Sáu. Cung chính của đền thờ Thánh Chầu Lục. Cung thờ Cô Sáu nằm cạnh cung chính thờ thánh Chầu Lục.

Đền Chầu Lục cách Hà Nội khoảng 100km về phía Bắc. Cung đường từ Hà Nội đến đây khá dễ dàng và du khách có thể di chuyển bằng cả xe máy hay ô tô thông qua cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Điều đặc biệt là cao tốc này cho phép cả xe máy cũng được lưu thông. Cung đường trên sẽ tiêu tốn của du khách từ 2 đến 3 giờ đồng hồ.

LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý khi đi lễ đền Cô Sáu Lục Cung dành cho người mới đi lễ lần đầu. Nếu có cơ hội, hãy ghé qua đền Cô Sáu Sơn Trang để cầu khấn những điều tốt đẹp nhất mà mình mong ước, có lẽ mong ước đó của bạn sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực bởi cô Sáu là một trong những vị Thánh Cô linh thiêng nhất trong tứ phủ Thánh Cô.

04/06/2021 11:44 View: 10564

Trong hàng Tứ phủ thánh cô, cô Sáu Sơn trang (hay cô Sáu Lục cung) rất hay về ngự đồng. Vậy thần tích, quyền phép, đền thờ, và văn cô Sáu như thế nào? Người có căn cô Sáu sẽ có biểu hiện và tính cách ra sao? Giá cô Sáu về ngự đồng như thế nào?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.  

Cô sáu sơn trang ở đâu

Ảnh: Nguyễn Trà My

Chất liệu: Màu nước trên giấy

Cô Sáu Lục cung, cô Sáu Sơn trang là ai?

Cô vốn là Thánh cô nguyên tích người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Có thuyết nói rằng Cô Sáu là tiên cô kề cận bên cửa Chúa Thượng Ngàn ở đất Trang Châu, đa phần đều thống nhất rằng Cô Sáu là người kề cận Chầu Lục Cung Nương nên cô mới được gọi là Cô Sáu Lục Cung hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang.

Thần tích cô Sáu Lục cung, cô Sáu Sơn trang

Tương truyền Cô Sáu là thánh cô người Nùng (có tài liệu cho rằng Cô là người Tày - Điều này không đúng vì nơi này là nơi sinh ngụ của người Nùng), thuộc đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. Thủa sinh thời là người con gái xinh đẹp nết na có tài chữa bệnh. Cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc cứu người. Vậy nên khi hiển thánh, Cô Sáu vẫn thường được muôn dân tôn là tiên cô có tài chữa bệnh cứu người. Vì vậy, ai có bệnh thường đổ về về cửa cô để xin thuốc tiên trị bệnh.

 Cô Sáu Sơn Trang cũng nổi tiếng đành hanh trên đời, nghiêm khắc trừng trị kẻ nào nhạo báng cửa cô.

Cô Sáu về ngự đồng như thế nào? 

Khi nhân dân lập đền thờ phụng Chầu Bà, vẫn thỉnh Cô Sáu là cô trấn bản đền Lục Cung.

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh bóng Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng không chỉ có khi về đền Lục Cung, về đất Lạng Sơn mà cả khi khai đàn mở phủ hay trong cả những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm (ngắn vạt rộng tay). Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác.

Cô sáu sơn trang ở đâu

Ban danh ban diện tỏ tường Nhất lòng tòng đạo, kỷ cương chấp hành Không được hống hách đành hanh Đức tâm hướng thiện, ngọt lành Cô ban Rồi sau lại được an nhàn

Nhất tâm Cô độ, muôn vàn ấm no

Đền thờ cô Sáu Sơn trang, cô Sáu Lục cung ở đâu?

Cô Sáu không có đền thờ riêng. Hiện nay Cô Sáu Lục Cung chính là thánh cô trấn giữ bản đền Lục Cung Chín Tư. Cung thờ cô được xây ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục tại thôn Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền Lục Cung còn là nơi thờ chính của Chầu Lục hay còn gọi là Chầu Sáu Lục Cung, Chầu Lục Cung. Đôi khi đền Lục Cung còn được gọi là Đền Chín Tư.

Để đến được đền Chầu Lục thì chúng ta đi qua đường rẽ vào Công đồng Bắc Lệ về phía Lạng Sơn 15 km sẽ thấy biển Đền Quan Giám. Sau khi lễ đền Quan Giám thì chúng ta khởi hành vào đền Chầu Lục cách đó khoảng 1 km. Trước đây, đi từ đền Quan Giám vào phải đi xe ôm, nay đường đi bằng ô tô thoải mái rồi.

Ngày tiệc cô Sáu Sơn trang là ngày nào? 

 Ngày 10/5 Âm lịch hằng năm chính là ngày tiệc Cô Sáu Sơn Trang ( tiệc Cô Sáu Lục Cung).

SẮM LỄ DÂNG CÔ SÁU GỒM NHỮNG GÌ?

Khi đi lễ cô Sáu Lục cung, các bạn có thể tuỳ tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính. 

Hoa quả rượu chè thuốc lá trầu cau nên sắm theo số lẻ. Nếu có điều kiện thì dâng lễ mặn, không thì dâng lễ chay. Có điều kiện hơn thì dâng cô võng, nón hài, tiền vàng. Đặc biệt: Nhớ mang theo cái Tâm đi. 

Lễ cô Sáu cũng không thể thiếu hoa. Nếu không có điều kiện thì chỉ cần nén hương đến tâu cô vẫn chứng các bạn nhé.

Bài văn khấn tại đền cô Sáu

Bài khấn dành cho các bạn đi lễ cô Sáu lục cung bình thường hoặc căn đồng số lính. 

Con Nam Mô A Di Đà Phật... Con Nam Mô A Di Đà Phật... Con Nam Mô A Di Đà Phật...

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương...

Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế... Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh... Con lạy Tam Vị Thánh Mẫu... Con lạy Hội đồng Trần Triều Hiển Thánh... Con lạy Hội đồng Chúa Bói, Chúa Chữa, Chúa Mán, Chúa Mường... Con lạy Ngũ Vị Tôn Quan... Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà... Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Hoàng...

Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô...

A Di Đà Phật - Con lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Từ...

Ngày hôm, hương tử con... ngụ tại... nhất tâm tưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang (lễ mọn lòng thành) dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh Cô anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong...

Là để xin Thánh Cô.................................................................................................

A Di Đà Phật - Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu...

Con lạy Năm dinh quan lớn, Mười dinh các quan...

Con lạy Thanh Xà Đại Tướng - Bạch Xà Đại Quan...

Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện...

Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này...

Hương tử con nhất tâm 1 lòng, tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin.....................................................................................

Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy... Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám...

Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật...

(Các bạn có thể thỉnh thêm gia tiên để các cụ kêu thay lạy đỡ cho)

Hát văn cô Sáu sơn trang, cô Sáu Lục cung

Bài hát văn 1: Cô Sáu Sơn trang

Đệ tử con dâng bài văn tấu Cung thỉnh mời cô Sáu sơn trang Đền thờ lập ở trên ngàn Lô xô đá mọc ngổn ngang mấy tầng Nước suối chảy rì rầm róc rách Cá lượn mình luồn lách dưới khe Đền cô cây mọc xum xuê Lối lên sông Hoá lối về Suối Ngang Cảnh sơn trang trên ngàn lồ lộ Lục Cung từ rực rỡ tối linh Cnàg thêm nức tiếng thơm danh Trừ tà trị bệnh cứu sinh cho đời Tiên cô Sáu vâng lời Mẫu Thượng Hái thuốc tiên độ lượng nơi nơi Nón xanh đủng đỉnh bên đồi Chân quấn xà cạp chiếc gùi trên vai Thật ưa ngắm đôi tay vòng bạc Thẳng đường ngôi mườn mượt tóc mây Da ngà vẻ ngọc hây hây Môi trầu cắn chỉ vẻ đầy khuôn trăng Nở nụ cười hàm răng rưng rức Má hây hây sực nức hương bay Áo lam ngắn vạt rộng tay Long lanh đáy nước tóc mai hoa cài Bước khoan thai lên hầu Mẫu Thượng Sớ trạng dâng kính ngưỡng tam toà Mẫu yêu cô Sáu nết na Khéo cho thập tử gần xa an lành Cô anh linh trên đời có một Kẻ gian tà nhất mực không tha Cô thường luyện ấn canh ba Canh tư đốt đuốc vào ra cửa rừng Cất tiếng hú bỗng rừng im bặt Rước Mẫu về ngự đất trang châu Mẫu sai cô Sáu theo hầu Tay cầm nhành quạt đứng hầu một bên Đức Mẫu Thượng chỉ lên đỉnh núi Cô vâng lời vượt suối băng ngàn Đi đâu cầm thú reo vang Voi quỳ hổ phục bên đàng cô đi Tiếng tử quy bên đồi gọi bạn Gà gáy rừng gọi sáng năm canh Hái hoa trẩy quả vin cành Ban tài tiếp lộc lấy danh cho đồng Mời cô lai giáng điện chung

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường

Cô sáu sơn trang ở đâu

Văn Cô Sáu Sơn Trang Bản 2

Thỉnh mời cô bé Lục Cung Miệng cười huê nở lưng ong dịu dàng Suối rừng Hữu Lũng sơn trang Cảnh tiên giá ngự thạch bàn sơn khê Rừng thiêng Bắc Lệ đi về Lục cung thượng đẳng biển đề tối linh Bốn bề sơn thủy nhiễu quanh Miếu thờ cô lập cảnh thanh dị kì Sơn lâm dấu tích còn ghi Vâng nhời Vương Mẫu thần nghi giáng trần Giáng về trấn giữ Sơn Lâm Thần thông hiển ứng xa gần biết danh Vốn dòng đài các trâm anh Quản cai sơn cước rừng xanh đại ngàn Quản cai Bắc Lệ Suối Ngang Chín Tư, Hữu Lũng Thượng ngàn sơn trung Vốn xưa hầu Mế Lục Cung Nức danh cô bé khắp vùng Chín Tư Sơn Lâm Lục Cung Linh Từ Long bàn hổ cứ đền thờ tối linh Có phen biến tướng hiện hình Hiện ra người mán người kinh đi rừng Trần gian không biết hãi hùng Hỏi ra mới biết Người Nùng Chín Tư Đồng bằng cho tới thượng du Cường hung bạo ngược khảo trừ không tha Hồ ly quỷ mị yêu ma Dây rừng dăng lưới khó đà thoát thân Phép màu bảo hộ sơn dân Cưỡi trên bạch tượng hiện thần ra uy Miếu thờ nhang khói lễ nghi Kim ngân sớ điệp tiến về các cung Có phen hóa phép thần thông Đắng vân giá vũ thượng đồng lên chơi Cây cao bóng mát thảnh thơi Suối Ngang,Phố Vị mọi nơi ra vào Bầu trời sơn thủy tiêu dao Khi chơi Bắc Lệ lúc vào Voi Xô Có phen chơi cảnh Ngũ Hồ Lên đền Tả Phủ,chơi Chùa Tam Thanh Núi rừng cây phủ màu xanh Sông Thương nước chảy uốn quanh sườn đồi Kì Cùng nước chẳng chảy xuôi Rừng xanh tỏa bóng núi đồi bao la Chín Tư nơi ấy quê nhà Có phen lên núi hái trà ngắm trăng Tiều phu kiếm củi đào măng Củ mài củ sắn củ năng trên rừng Cây cao chẳng quản gió rung Có tiên cô Bé người Nùng độ cho Khuông phù hương bản ấm no Phong hòa vũ thuận bốn mùa hanh thông Ban tài tiếp lộc cho đồng Cô về tấu đối Lục Cung Thánh Bà Cứu người khắp hết gần xa Thần phù ban phép bệnh đà tan không Oai linh hiển hách lạ lùng Cưỡi mây nương gió thần thông nhiệm màu Bốn phương hiếu đạo kêu cầu Cửa đền cây thị dựng lầu trông ra Thông reo vượn hót chim ca Xuân về hạ đến muôn hoa đua màu Nhất tâm thành kính cúi đầu Tiên cô gia hộ sở cầu tòng tâm Thỉnh mời Phật giáng lưu ân

Tiên Cô lưu phúc thiên xuân thọ trường

Tamlinh.org (Tổng hợp)

Thờ cúng

Tâm linh

Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ

Hẻm tâm linh

Văn khấn

Thần tích

    • Thánh Mẫu Thượng Ngàn là ai?
    • Thần tích kỳ bí về bà chúa thượng ngàn

Hầu Thánh

Cô Sáu Sơn trang

Cô Sáu Lục cung

Chầu Lục

    • Chầu Lục cung nương: Đền thờ, văn khấn, thần tích?