Kiểu rừng đặc trưng của khí hậu ôn đới lục địa là gì

Trình bày với trí, đặc điểm khí hậu, cảnh quan, sông ngồi môi Trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa và ôn đới địa trung hải. Trả lời giúp mik với 😀

Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới lục địa,hải dương và địa trung hải

Các câu hỏi tương tự

Giúp được câu nào thì giúp dùm mình nha.

Câu 1:Trình bày đặc điểm chung của môi trường đới nóng, đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh, vùng núi? Hiện nay các vấn đề cần quan tâm rất lớn của môi trường cần phải giải quyết ngay ở đới lạnh, đới nóng, đới ôn hòa là gì ?

Câu 2:Trình bày đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa Trung Hải.

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

Kiểu rừng đặc trưng của khí hậu ôn đới lục địa là gì

Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt

 

Ôn đới định nghĩa theo vĩ độ

Khí hậu ôn đới mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng & khí hậu đới lạnh.

Đới Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm
Hàn đới Arkhangelsk (65°B) -1 °C 539mm
Ôn đới London (51°B) 11 °C 601mm
Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh (10°47'B) 27 °C 1931mm

Do vị trí trung gian nên thời tiết ôn đới thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng sâu ở trong nội địa. Ở phía đông của Hoa Kỳ, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10 °C - 15 °C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm & ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết ôn đới luôn biến động, rất khó dự báo trước.

 

Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh

Thiên nhiên ôn đới thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Môi trường ôn đới cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh & tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay đổi dần từ tây sang đông:rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn, mưa nhiều. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng & khô, mùa đông ấm áp, mưa nhiều vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

  • Khí hậu ôn đới lạnh
  • Khí hậu hải dương
  • Khí hậu lục địa
  • Hàn đới
  • Nhiệt đới
  • Cận nhiệt đới
  • Các đới khí hậu

  • SGK Địa lý 7 (tái bản lần 17), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ôn_đới&oldid=66466182”

Rừng mưa ôn đới là quần hệ sinh vật trên các vùng địa lý ôn đới hoặc vùng núi cao của nhiệt đới nhận lượng mưa lớn hàng năm, rừng cây có thể là rừng lá kim, lá rộng hoặc hỗn giao. Ở mỗi vùng địa lý hoặc mỗi quốc gia thì định nghĩa về rừng mưa ôn đới lại có chút thay đổi theo mục đích nghiên cứu hoặc kinh doanh. Ở Bắc Mỹ định nghĩa theo Alaback được sử dụng khá rộng rãi rằng: Rừng mưa ôn đới cần có lượng mưa lớn hơn 1400 mm mỗi năm và nhiệt độ dao động từ 4-12 oC.[1][2]

Kiểu rừng đặc trưng của khí hậu ôn đới lục địa là gì

Rừng mưa ôn đới ở Alaska, Mỹ

Định nghĩa này sẽ loại bỏ một phần rừng mưa ôn đới ở các nước khác. Ở Úc thì định nghĩa rừng mưa ôn đới lại sử dụng yếu tố về cấu trúc sinh thái chứ không phải khí hậu: Độ tàn che trên 70%, rừng bao gồm chủ yếu các loài cây tái sinh không cần lửa rừng, cây con có thể tái sinh dưới bóng mát hoặc ngoài các lỗ trống tự nhiên.[3] Đối với định nghĩa này sẽ loại bỏ một phần rừng mưa ôn đới ở dọc phía tây của Bắc Mỹ vì rừng mưa ôn đới khu vực này có nhóm loài cây chiếm ưu thế sinh thái cần phải có sự xáo trộn nghiệm trọng để thúc đẩy một quá trình lớp cây tái sinh trong diễn thế rừng.[4]

 

Bản đồ phân bổ rừng mưa ôn đới trên thế giới

Rừng ôn đới phân bổ một phần diện tích lớn đất liền trên thế giới, tuy nhiên rừng mưa ôn đới lại chỉ xảy ra ở một số khu vực trên thế giới. Hầu hết chúng xuất hiện ở các vùng có khí hậu ẩm đại dương, và một phần khác xuất hiện sâu trong lục địa hoặc những vùng núi cao của nhiệt đới gió mùa.

  • Châu Mỹ: Rừng mưa ôn đới xuất hiện như vùng ven biển Đông Nam Alaska đến Trung California, vùng ven biển của miền Nam Chile liền kề Argentina.
  • Châu Âu: Vùng ven biển của nam Na Uy đến bắc Iberia, phía bắc Tây Ban Nha, tây bắc Bulgary, phía đông biển Adriatic.
  • Châu Á: Phía đông đảo Đài Loan, phía đông bán đảo Triều Tiên, phía tây nam Nhật Bản, ven biển vùng viễn đông Nga, ven biển Đen phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Gruzia, vùng ven biển Caspi thuộc Iran và Azerbaijan, vùng núi dọc theo sườn Tây Nam dãy Hymalaia biên giới Trung Quốc với các quốc gia Nepal, Ấn Độ, Bhutan, Bangladesh, Myanmar, Lào tới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và kết thúc ở Tây Bắc Việt Nam các huyện Mường Nhé, Mường Tè.
  • Châu Úc: Bao gồm các cánh rừng ven biển của đảo New Zealand và đông nam tiểu lục địa Úc.
  • Châu Phi: Ven biển phía đông và tây mũi Hảo Vọng.

 

Rừng mưa ôn đới ở British Columbia, Canada.

So với rừng mưa nhiệt đới thì rừng mưa ôn đới có cấu trúc đơn giản hơn với tối đa chỉ tới hai tầng cây gỗ. Vòm lá trong rừng mưa ôn đới cao đều nhau, nhưng chiều cao của vòm lá trên cùng lại thấp hơn so với rừng mưa nhiệt đới. Trong rừng mưa ôn đới rất ít xuất hiện các dạng thân cây cho gốc bạnh vè cũng như hiếm hiện tượng hoa mọc trực tiếp từ thân cây. Các dạng thân hóa gỗ khác như dây leo có kích thước lớn cũng không hay xuất hiện. Kích thước lá cây rừng trong rừng mưa ôn đới thường bé hơn nhiệt đới, các phiến lá thường có tính chất cứng hơn, thường xuất hiện răng cưa ở mép lá nhiều hơn. Kiểu lá kép thì rất hiếm, đầu lá có mũi thót nhọn trong cấu tạo đầu lá nhỏ giọt nước ở rừng mưa nhiệt đới cũng rất ít gặp trong rừng mưa ôn đới. Thực vật phụ sinh của rừng mưa ôn đới chủ yếu là nhóm thực vật không có mạch chiếm ưu thế hơn những loài có mạch.[5]

Nhóm thực vật trong rừng mưa ôn đới phần lớn là bắt đầu từ khu hệ thực vật ôn đới. Đối với các quần hệ phụ của rừng mưa ôn đới ở vùng núi cao của khu vực nhiệt đới cũng có xuất hiện nhiều hơn các nhân tố thân thuộc của nhiệt đới.

 

Rừng mưa ôn đới ở Tsitsikamma, Nam Phi

 

Rừng mưa ôn đới ở Yakushima, Nhật Bản

 

Rừng mưa ôn đới tại Vườn quốc gia Fiordland gần Te Anau, New Zealand

Rừng mưa miền núi

Quần hệ phụ rừng mưa miền núi với hai tầng cây gỗ với chiều cao của tầng cây phía trên dao động từ 18m đến 36m. Thực vật phụ sinh phổ biến là hình thái không mạch. Lân cận với quần hệ phụ rừng mưa ôn đới ở cận dưới thường là rừng mưa á sơn địa, ranh giới giữa chúng khá hẹp. Ở độ cao lớn hơn rừng mưa ôn đới thường là đai cao xuất hiện mây rất thường xuyên, quần thể thực vật ở đây chuyển thành dạng rừng cây bụi dày đặc, mặc dù đai thực vật này đều có nguồn gốc từ rừng mưa ôn đới nhưng cấu trúc của chúng như vậy đã không còn mang tính chất của rừng mưa. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ ở rừng mưa miền núi thường có giá trị trung bình là 23 m2 – 46 m2.

Rừng mưa ôn đới ấm

Quần hệ phụ rừng mưa ôn đới ấm với hai tầng cây gỗ nhưng độ cao vòm lá bên trên có thể lên tới 39m. Thực vật phụ sinh ít xuất hiện. Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện gốc cây có bạnh vè. Tán lá cây gỗ thường hẹp hơn. Cỡ lá cây rừng thường nhỡ. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ trong rừng mưa ôn đới ấm bình quân là 50 m2 – 70 m2.

Rừng mưa ôn đới mát

Quần hệ phụ rừng mưa ôn đới mát có thể thiếu tầng cây thứ hai như các quần hệ phụ khác của rừng mưa ôn đới. Xuất hiện cây gỗ lớn hơn, có tán cây rộng hơn. Kích thước lá cây rừng thường là bé. Thực vật phụ sinh phổ biến hơn quề hệ phụ rừng mưa ôn đới ấm. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ có giá trị bình quân là 70 m2 – 80 m2.

  • Rừng mưa
  • Rừng mưa nhiệt đới
  • Rừng ôn đới
  • Rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao
  • Rừng lá kim ôn đới
  • Thực vật phụ sinh
  • Diễn thế sinh thái

  1. ^ Alaback, P.B. (1991). “Comparative ecology of temperate rainforests of the Americas along analogous climatic gradients” (PDF). Rev. Chil. Hist. Nat. 64: 399–412.
  2. ^ “A Review of Past and Current Research”. Ecotrust. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Floyd, A. (1990) Australian Rainforests in New South Wales, Vol. 1. Surrey Beatty & Sons Pty Ltd, Chipping Norton, NSW, ISBN 0949324302.
  4. ^ “Pseudotsuga menziesii var. menziesii”. USDA Forest Service. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
  5. ^ George N. Baur; Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa; Vương Tấn Nhị (dịch); Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - 1976; Trang 119-120.

  • Trang giáo dục: Rừng ôn đới (Đại học Wheeling)
  • Southeast Alaska Conservation Council – bảo tồn rừng mưa ôn đới ở Đông Nam Alaska (Hoa Kỳ)
  • Raincoast – bảo tồn rừng mưa ôn đới ở rừng mưa Great Bear, British Columbia (Canada)
  • Các khu rừng mưa ôn đới ấm và ôn đới mát của Australia
  • Rừng mưa ôn đới ở ven biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rừng_mưa_ôn_đới&oldid=67902892”