Công dân và học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính liêm khiết

Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện các đức tính sau: Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải

Để rèn luyện tính liêm khiết :

_ Em cần sống trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

_ Bằng những việc làm cụ thể:

-Không nhận hối lộ

-Không sống nhỏ nhen ích kỉ

-Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen

-Không làm chuyện xấu vì mục đích làm giàu

-Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi mình gặp khó khăn

Vì sao mỗi người cần phải rèn luyện tính liêm khiết trong cuộc sống ?

Vì điều đó thể hiện mình là người trong sạch, không hám danh lợi, ích kỉ vì lợi ích bản thân mà có những toan tính nhỏ nhen; qua đó sẽ được mọi người tin tưởng , góp phần làm xã hội thêm trong sạch .

Theo em, học sinh cần làm gì để trở thành người có tính liêm khiết ?

Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện các đức tính sau: Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải

Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta phải biết tôn trọng lẽ phải ?

Vì tôn trọng lẽ phải sẽ giúp mọi người có cách cư xử phù hợp trong giao tiếp.

Học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tôn trọng lẽ phải ?

  1. - Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
  2. - Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 1: Thảo luận trong giờ học giáo dục công dân, bạn Hằng cho rằng chỉ những người làm quan, những người có chức, có quyền mới cần rèn luyện đức tính liêm khiết, còn những người dân lao động bình thường, đặc biệt là học sinh thì không cần rèn luyện đức tính nói trên. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hằng không?Vì sao?

- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hằng. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những hoạt động khác nhau, tuỳ vào tuổi tác, giai cấp,... Vì thế ở mỗi đơn vị sẽ có những trường hợp ứng dụng đức tính liêm khiết khác nhau, không phân biệt ai cả.

Câu 2: Trong giờ học toán, Hùng phát hiện thầy giáo ghi đáp số bị sai. Hùng quyết định không góp ý kiến cho thầy vì bạn làm như thế là không tôn trọng thầy. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Hùng không? Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ đứng dậy nói rằng thầy có chút nhầm lẫn về đáp số và nhờ thầy sửa lại, nhưng phải nói chuyện lễ phép và lịch sự, có như thế thì mới tôn trọng thầy.

Câu 3: Trong giờ ra chơi tiết 2, Hùng(lớp 8) có xích mích với Thành(lớp 9). Trên đường đi học về, Hùng đã bị Thành và Hòa-bạn cùng lớp với Thành hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

a) Theo em, trong trường hợp trên, Thành và Hòa đã vi phạm pháp luật hay kỉ luật?

Theo em Thành và Hoà đã vi phạm pháp luật vì đã gây thương tích cho bạn Hùng.

b) Theo em, Thành và Hòa sẽ bị xử lí như thế nào?

- Thành và Hoà sẽ bị mời phụ huynh của 2 bạn lên để xin lỗi cũng như bồi thường cho bạn Hoà. 2 bạn có thể bị nghỉ học một thời gian.

Câu 4: Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ đên khám bệnh. Khám bệnh xong,bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc. kèm theo lời dặn của bác sĩ là mỗi ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên, sau đó Bình đã uống thuốc 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 viên. Hương hỏi tại sao Bình không uống thuốc theo đơn và lời dặn của bác sĩ. Bình cười:"Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh. Uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn."

a) Em có đồng ý với Bình hay không? Tại sao?

- Em không đồng ý với Bình vì mỗi loại thuốc đều có liều lượng sử dụng riêng để có thể giúp ta khỏi bệnh, nếu Bình uống sai có thể bệnh không khỏi mà còn tăng thêm thậm chí mất mạng.

b) Nếu là Hương thì em sẽ làm gì với Bình?

- Nếu là Hương em sẽ ngăn không cho bạn làm như thế và giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu bạn không nghe cần phải báo cho ba mẹ của Bình biết.

Câu 5: Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh giỏi, học sinh yếu. Em hãy nêu những suy nghĩ của em để chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến học lực yếu? Hướng khắc phục như thế nào?

- Một lớp học phải có hs yếu và hs giỏi. Một số phụ huynh có con hs yếu thì luôn luôn bắt ép con phải học nhiều, học thật nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân:

*Nguyên nhân từ hs:

- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.

- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.

- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.

*Nguyên nhân từ giáo viên:

- Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.

- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.

- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.

- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...

- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...

*Nguyên nhân từ phụ huynh:

- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.

- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!

- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.

Câu 6: Em có suy nghĩ như thế nào về" Trò chơi điện tử", nêu lợi ích và tác hại của trò chơi điện mà em biết

- Trò chơi điện tử là dụng cụ để mỗi con người chúng ta có thể giải trí sau những giờ học, giờ làm mệt mỏi.

- Tuy nhiên trò chơi điện tử có hai mặt:

*Có lợi:

- Giúp giảm stress, thoải mái, giảm căng thẳng.

- Nâng cao tính nhanh nhẹn, cẩn thận.

- Một số trò chơi điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ⇒ nâng cao ngoại ngữ.

*Có hại:

- Gây hại mắt, gây béo phì.

- Gây nghiện ⇒ kết quả học tập, lao động kém.

- Làm biếng làm mọi việc, có thể kể đến là những hoạt động hằng ngày như vệ sinh cá nhân, ăn uống,...

tham khảo

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Các câu hỏi tương tự

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 2 trang 7 sgk GDCD 8

Trả lời:

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

Trả lời:

Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào… Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Trả lời:

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ;

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ;

đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;

g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Lời giải:

Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết.

– Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thề hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.

– Hành vi (d) sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

– Hành vi (f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình.

a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Lời giải:

Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết.

Lời giải:

Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

Lời giải:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

Lời giải:

– Cây ngay không sợ chết đứng.

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

– Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.