Củ ấu như thế nào

Tin dịch vụ - Củ ấu đen đúa, xấu xí nhưng vỏ bề ngoài ấy cùng với hương vị ngọt bùi nguyên sơ lại khiến người ta phải “nghiện” nó mỗi độ cuối thu đầu đông.Mùa ấu không kéo dài như những loại củ, quả khác. Nó bắt đầu vào đúng khi tiết trời đậm sắc thu nhất. Chính vì mùa ấu quá ngắn ngủi nên cứ mỗi mùa ấu đến là những người chuộng thứ quà vặt này lại mua một túi mỗi buổi đi chợ về. Ai rảnh rỗi thì mua củ ấu còn sống về luộc chín, người bận rộn thì mua củ ấu đã được luộc sẵn về ăn. Củ ấu có một vị ngọt bùi rất đặc trưng và một hình dáng cũng thật đặc biệt. Luộc củ ấu cũng như luộc khoai, luộc sắn, phải biết cách luộc thì củ ấu ăn mới ngon ngọt và bở. Nếu luộc không kĩ khi ăn sẽ bị sượng, luộc kĩ quá thì bị nhão, khi ăn sẽ nhạt nhẽo và mất hết vị ngọt thơm của ấu.

Củ ấu như thế nào

Ăn ấu bằng cách dùng răng cắn hoặc dùng dao để tách. Khi cắn bằng răng thì phải hết sức cẩn thận để gai ấu không đụng vào nướu hay lưỡi. Củ ấu già có vị bùi bùi, ăn một củ là muốn ăn thêm nữa. Thi thoảng, khi cắn phải củ ấu non, ruột ấu phụt ra thành một dòng nhựa trắng, sệt sệt như kem. Vỏ ấu sau khi ăn phải gom lại cẩn thận, phơi khô rồi nhóm bếp hoặc đốt đi. Nếu để rơi vãi, gai ấu khô đâm vào chân tay, sẽ mắc luôn trong da thịt, rất đau nhức.

Ấu không phải thứ ăn để no, mà ăn để thưởng thức. Ăn chậm rãi, với tâm trạng thanh thản mới thấy được hết vẻ tinh túy của hương vị đất trời. Vỏ ấu vẻ ngoài đen nhưng bên trong lại trắng ngần thơm thảo. Ấu dường như cũng giống như những người nông dân lam lũ, vẻ bề ngoài khắc khổ nhưng trong lòng lại rất thuần hậu, chất phác. Chả thế mà từng có câu ca dao xưa nói về ấu mà cũng là để nói về phẩm chất quý giá của người phụ nữ:

“Thân em như củ ấu gaiRuột trong thì trắng vỏ ngoài thì đenAi ơi nếm thử mà xemNếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”.

Không chỉ đen đủi, xấu xí, củ ấu trông giống như những chiếc sừng trâu nên được lũ trẻ con rất thích ngắm nghía vì trông thật ngộ nghĩnh. Khi bổ đôi ra và lấy hết ruột ấu ra, bọn trẻ con còn có sở thích chọn nửa củ ấu to lồng vừa ngón tay út vào và chơi như một trò thú vị. Đứa nào có khiếu còn chọn những củ ấu gai cân đối hình trái tim, dùng tăm nhỏ khoét hết nhân ở giữa để làm sáo. Chiều chiều cả xóm lại vang lên tiếng sáo từ củ ấu gai thân thuộc.

Những năm gần đây, cứ vào dịp cuối thu lại thấy những người phụ nữ quảy đôi quang gánh đi rong khắp phố phường bán củ ấu đã luộc sẵn. Củ ấu giờ đã trở thành một món ăn chơi dân dã được nhiều người ưa thích. Cây ấu cùng họ với các loài cây sen, cây súng hay cây láng, thích nghi với ao đầm và những chân ruộng có nước quanh năm. Thân đốt, lá mọc so le nổi trên mặt nước, hình tròn, mép có răng cưa thưa, sức vươn khá tốt.

Tại các tỉnh miền bắc hiện có ba giống ấu đặc trưng là giống ấu trụi (được trồng tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo - Hải Phòng); giống ấu gai (được trồng đại trà ở tỉnh Thái Bình) và giống ấu sừng trâu (phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ)...Ấu sừng trâu tuy nhỏ nhưng ăn bùi và thơm, không chán. Ấu trụi không có gai, củ to, vỏ mỏng có màu nâu đen, ruột xốp trắng, tơi bở. Ấu gai vỏ đen, thân củ mọc ba cái gai và ăn chát hơn hai loại ấu khác.

Củ ấu thực chất là quả của cây ấu nước thường được dùng để luộc ăn hay nghiền bột làm bánh. Tuy nhiên, ít ai ngờ, nó còn được sử dụng như một loại dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Điển hình như bài thuốc chữa trĩ ra máu, tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày…

Củ ấu như thế nào
Củ ấu như thế nào
Cây củ ấu được xem là một dược liệu dễ kiếm góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Tên khác: Ấu nước, ấu trụi, lăng mác
  • Tên khoa học: Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae
  • Họ: Trapaceae

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Cây củ ấu là loài cây sống dưới nước, có thân ngắn và có lông ở phía ngoài thân. Cây có 2 loại lá. Lá nổi sẽ có phao ở cuống, hình quả trám, phần mép trên có răng cưa. Lá nổi dài khoảng 4 – 5cm, rộng khoảng 6 – 7cm, cuống lá dài 6 – 15cm, giữa có phao.

Còn lá chìm thì phiến lá giảm và xẻ lông chim, tuy nhiên đường xẻ rất nhỏ, quan sát chỉ thấy các đường gân. Hoa có màu trắng, thường mọc đơn độc hoặc ở kẽ lá. Phần hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa và 4 nhị bầu trung 2 ô, mỗi ô sẽ chữa một noãn.

Phần quả thì được gọi là củ, có 2 sừng, cao khoảng 35mm, rộng tầm 5cm, phần sừng dài tầm 2cm. Đầu phần sừng có hình mũi tên, sừng này do các lá đài phát triển thành. Ở bên trong quả có chứa một hạt ăn được.

2. Bộ phận dùng

Quả dùng để ăn, còn vỏ quả và toàn cây thường được dùng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Cây củ ấu được trồng rất phổ biến ở các ao đầm ở trong khắp cả nước. Cả hạt hay chồi của cây đều có thể được dùng làm giống.

4. Thu hái và sơ chế

Phần quả của củ ấu thường được thu hái vào khoảng mùi thu hằng năm. Còn toàn cây thì có thể thu hái quanh năm để làm vị thuốc.

Sau khi thu hái thì thường được đem rửa sạch, có thể dùng được cả dạng tươi và dạng phơi khô. Thông thường nếu phơi khô để bảo quản dùng dần thì cần phơi trong bóng râm hoặc dưới nắng nhẹ.

5. Bảo quản

Dạng dược liệu đã phơi khô nên được để trong túi kín và bảo quản nơi khô ráo và thông thoáng.

6. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận có trong 100g củ ấu:

  • 48,2g nước
  • 32,1g chất bột đường
  • 730 calorie
  • 3,4g protein
  • 3,3g đường
  • 468mg kali
  • 17,6g canxi
  • 0,8mg natri
  • 0,7g sắt
  • 0,4g kẽm
Củ ấu như thế nào
Củ ấu như thế nào
Củ ấu không chỉ được dùng trong ẩm thực mà còn là vị thuốc chữa bệnh

Ngoài ra, dược liệu này còn chứa làm lượng carbohydrate lớn, ít chất béo và không có cholesterol. Hàm lượng chất xơ có trong củ ấu còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic. Từ đó giúp sản sinh enzyme tiêu hóa rất tốt cho hệ đường ruột.

Vị thuốc củ ấu

1. Tính vị

Theo các tài liệu Đông y ghi nhận thì củ ấu có vị ngọt, tính mát

2. Quy kinh

Loại dược liệu này được quy vào 2 kinh Tỳ và Vị.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Ích khí kiện tỳ.
  • Trừ phiền chỉ khát.
  • Thanh thử giải nhiệt lương huyết.

Theo y học hiện đại:

  • Phòng chống u bướu, ung thư
  • Phù hợp cho người cơ thể suy nhược, phụ nữ bị kinh nguyệt quá nhiều
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ xuất huyết
  • Trừ rôm sảy, chống nóng, giải rượu

4. Cách dùng – liều lượng

Củ ấu có thể được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau. Thông thường là dùng luộc ăn hay chế thành bột rồi trộn với mật hoặc đường để làm bánh.

Trong chữa bệnh, có thể dùng ở dạng thuốc sắc, sao cháy tán bột, nấu cháo. Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu riêng lẻ hay kết hợp với các vị thuốc khác.

Về liều lượng, thường căn cứ vào mục đích sử dụng, trong đó liều được khuyến cáo ở vào khoảng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc. Còn nếu dùng ngoài thì không kể đến liều lượng, có thể lên đến 250g/ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu củ ấu

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian quen thuộc có sử dụng dược liệu củ ấu:

1. Bài thuốc chữa trĩ ra máu

  • Chuẩn bị: Phần vỏ của củ ấu sấy khô
  • Thực hiện: Tiến hành đốt tồn tính dược liệu đã chuẩn bị rồi tán thành bột mịn. Trộn đều với một ít dầu mè rồi đắp trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày áp dụng từ  3 – 4 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

2. Bài thuốc dùng khi huyết nhiệt, kinh nguyệt nhiều

  • Chuẩn bị: Khoảng 250g củ ấu.
  • Thực hiện: Tiến hành nấu chín dược liệu trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó ép lọc lấy nước. Cho thêm chút đường vào khuấy tan rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc hỗ trợ ung thư tử cung và ruột

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20 – 30g củ ấu đã loại bỏ phần vỏ. Tiến hành cho thêm nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ để cho ra hỗn hợp dạng canh cháo. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị một ít phần vỏ củ ấu. Đem nguyên liệu đi sao vàng trên lửa nhỏ cho đến khi thấy mùi thơm. Sau đó đem đi sắc cùng với nước để uống.

4. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: 30g thịt củ ấu, 100g gạp nếp, 16g hòa sơn, 10g bạch cập, 6g táo đỏ, 20g mật ong.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu (trừ mật ong) cho vào nồi rồi cho thêm nước và nầm trên lửa nhỏ thành cháo. Khi ăn thì trộn đều với mật ong. Có thể chia ra làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

5. Bài thuốc trị tỳ vị hư suy ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: 10g bột củ ấu, 10g đảng sâm, 10g hoàng kỳ.
  • Thực hiện: Tiến hành sắc đảng sâm và hoàng kỳ trên lửa nhỏ với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy phần nước và bỏ phần bã đi. Cho bột củ ấu vào khuấy đều đun sôi lên và uống khi nước thuốc còn ấm.

6. Bài thuốc trị chứng đau lạnh bụng, ăn uống khó tiêu

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 30g củ ấu tươi bỏ vỏ và 30g gạo nếp. Nấu nguyên liệu thành cháo rồi nêm đường vừa ăn. Có thể chia đều làm 2 lần ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50g phần thịt củ ấu, 16g hoài sơn, 16g bạch truật, 10g sơn tra, 6g màng mề gà, 3g cam thảo. Các dược liệu đem cho hết vào nồi sắc chung với 750ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml. Chia thuốc ra làm 2 – 3 lần uống/ngày. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là khi bụng đói.
Củ ấu như thế nào
Củ ấu như thế nào
Dược liệu củ ấu có thể được dùng làm vị thuốc chữa chứng đau lạnh bụng

7. Bài thuốc chữa khô môi

  • Chuẩn bị: 50g phần thịt củ ấu tươi, 10g cam thảo, 10g hoàng cầm, 10g câu kỷ tử, 20g địa cốt bì.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm và sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ. Sắc đến khi lượng nước còn 300ml thì đạt. Chia nước thuốc ra làm 2 lần uống/ngày, dùng liên tục với liệu trình kéo dài 1 tuần.

8. Bài thuốc chữa lỵ, đại tiện ra máu

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 20g vỏ củ ấu. Đem sắc chung với khoảng 400ml nước trên lửa nhỏ đến khi nước còn phân nửa. Chia làm 2 lần uống/ngày, uống khi nước thuốc còn đủ độ ấm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 60g vỏ củ ấu, 8g trắc bá diệp, 8g cỏ mực, 8g hoa hòe, 8g gương sen. Các dược liệu trên đem cho hết vào ấm và sắc chung với 750ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn 300ml nước thì ngưng chắt bỏ bã và chia làm 2 lần uống/ngày. Nên uống trước các bữa ăn.

9. Bài thuốc giải say rượu, say nắng

  • Chuẩn bị: 150 – 230 phần thịt của củ ấu tươi.
  • Thực hiện: Nhai trực tiếp nguyên liệu trên rồi nuốt dần. Trường hợp thấy khó ăn thì có thể giã nát ra rồi chế nước nguội và uống.

10. Bài thuốc chống mất sức, trị tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 150 củ ấu đã già.
  • Thực hiện: Đem luộc chín nguyên liệu trên rồi ăn phần thịt phía trong. Chia làm 2 lần ăn/ngày.

11. Bài thuốc chữa hư nhiệt, phiền khát

  • Chuẩn bị: 50g phần thịt củ ấu tươi, 15g địa cốt bì, 6g câu kỷ tử, 6g hoàng cầm, 6g cam thảo.
  • Thực hiện: Tất cả các dược liệu trên đem cho hết vào ấm sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Loại bỏ phần bã và uống nước thuốc khi còn ấm nóng. Có thể chia ra làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang.

12. Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Bài thuốc 1: Trường hợp trẻ bị nóng hoặc nổi ghẻ nhọt thì lấy củ ấu đem đốt thành than. Sau đó thêm chu sa và băng phiến vào rồi nghiền thành bột. Tiếp đến hòa nước sôi để nguội vào đến khi thấy sền sệt thì uống. Ngoài ra, có thể nấu cháu ruột củ ấu cho trẻ ăn. Đồng thời sử dụng hỗn hợp thuốc bột ở trên để bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương để giúp làm giảm sưng ngứa.
  • Bài thuốc 2: Trường hợp bị mụn nhọt hay lên đinh ở ngón tay thì lấy vỏ củ ấu đem đi sao tồn tính rồi tán mịn. Sau đó thêm một chút tinh dầu thơm rồi bôi bên ngoài vùng da cần điều trị.
  • Bài thuốc 3: Trường hợp bị mụn cóc, mụn cơm thì có thể dùng phần tai, đế hay cuống cây. Tiến hành giã nát ra rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn.

Những lưu ý khi sử dụng củ ấu

Củ ấu mặc dù được đánh già là có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng bạn vẫn luôn phải thận trọng khi dùng. Bởi sử dụng không đúng cách trong một số trường hợp có thể sẽ phát sinh nhưng vấn đề không mong muốn.

Tránh lạm dụng hay ăn nhiều củ ấu trong cùng một thời điểm. Bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng đầy hơi hoặc đau trướng vùng bụng do dược liệu này có tính hàn.

Ngoài ra, sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền bởi sẽ gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, những người đại tiện lỏng hay tỳ vị hư yếu cũng cần tránh sử dụng dược liệu này ở dạng sống.