Đại học được Hà Nội có thi đánh giá năng lực không

Trong chương trình Tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi trẻ tổ chức, đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội cùng đại diện một số trường đại học khác đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của học sinh và phụ huynh về kỳ thi đánh giá năng lực và xét tuyển đại học năm 2022.

Được phép đăng ký thi đánh giá năng lực nhiều lần, nhưng chỉ nên thi một lần

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó trưởng Ban đào tạo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội dài 195 phút, gồm 150 câu hỏi, chia làm ba phần. Gần 50 trường đại học, cơ sở giáo dục xác nhận sẽ công nhận và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội cho kỳ tuyển sinh năm 2022.

Đại học được Hà Nội có thi đánh giá năng lực không

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó trưởng Ban đào tạo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội giải đáp các thắc mắc của học sinh, phụ huynh về kỳ thi đánh giá năng lực (Ảnh chụp màn hình).

Đại diện các trường đại học, bạn Vũ Phương Mai đặt câu hỏi: Chúng em được phép đăng ký thi bao nhiêu lần với kỳ thi đánh giá năng lực? Trung tâm khuyên học sinh chỉ nên thi một lần. Vì sao lại như vậy?

- GS.TS Nguyễn Tiến Thảo trả lời: Các em đăng ký tài khoản tại trung tâm đăng ký khảo thí của ĐH Quốc gia. Trung tâm khảo thí chỉ quy định là hai bài thi đánh giá năng lực của thí sinh cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Trung tâm khuyên các em chỉ nên thi một lần bởi vì nếu như em đăng ký dự thi nhiều lần thì về cơ bản nội dung không thay đổi nhiều về mặt khoa học đo lường khảo thí. Chúng tôi theo dõi có những bạn thi nhiều lần nhưng điểm số không thay đổi gì nhiều. Theo chúng tôi thi nhiều lần chỉ gây lãng phí xã hội.

Bạn Võ Trần Thảo Nguyên (Nghệ An) hỏi: Em đăng ký thi đánh giá năng lực ở nhiều đợt nhưng đợt một em không thể tham gia, vậy em có thể thi ở đợt hai hay không?

- Hai đợt thi bắt buộc phải cách nhau 28 ngày. Trong đợt thi thứ nhất vì bạn đã đăng ký nên máy tính đã ghi nhận, vì vậy kỳ thi thứ hai của em bắt buộc phải cách đợt thi thứ nhất 28 ngày.

Trung tâm khảo thí khuyến cáo các bạn chỉ nên đăng ký và dự thi 1 lần, ôn tập thật kỹ để tránh lãng phí thời gian. Trừ trường hợp các bạn gặp việc bất khả kháng không thể dự thi thì mới nên thi lại vào lần khác.

Có những câu hỏi thử nghiệm xen lẫn vào đề thi, được tính thêm giờ

Bạn Nguyễn Mai Linh (Hà Nội): Khi em làm bài thi đánh giá năng lực, em làm xong bài thi định lượng nhưng còn thời gian thì em có thể dùng thời gian đó làm tiếp bài thi định tính hay không?

- Bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Định lượng, định tính, khoa học. Giữa các phần thi em không được bù thời gian cho nhau, chỉ được phép quay lại trả lời các câu hỏi trong cùng một phần thi. Hãy tận dụng tối đa thời gian, đó là lời khuyên của tôi.

Năm 2021, điểm cao nhất của kỳ thi này là 122 điểm. Người đạt thủ khoa cũng không dư dả thời gian.

Bạn Linh hỏi thêm: Em được biết một số câu hỏi được thêm vào đề thi và được thêm giờ, đó là những câu hỏi nào?

- Một số câu hỏi thử nghiệm được thêm vào đề thi, không tính điểm và được thêm thời gian. Đây là đánh giá để bổ sung vào đề thi những năm sau.

Trong khi đó, phụ huynh Nguyễn Lan (Thái Bình) nêu kiến nghị, kỳ thi đánh giá năng lực nên mở ở các tỉnh để con em nông thôn tham gia cho thuận tiện.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo lí giải: Hiện nay, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia đã được triển khai tại một số cơ sở giáo dục ở các tỉnh thành khác, nơi đáp ứng được yêu cầu kỳ thuật của kỳ thi. Tại Thái Bình chưa có cơ sở thi đánh giá năng lực nhưng thí sinh có thể thi ở các tỉnh thành lân cận.

Lưu ý thí sinh tìm hiểu kỹ về tiêu chí phụ của các trường xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực

Bạn Vũ Ngọc Anh: Có một số trường yêu cầu tiêu chí phụ khi xét tuyển cùng bài thi đánh giá năng lực, em muốn biết thêm thông tin?

- Mỗi trường có những phương thức xét tuyển và tiêu chí phụ kèm theo. Các em cần phải tìm hiểu kỹ các tiêu chí phụ như là học bạ, điểm tiếng Anh…

Một số trường có tiêu chí phụ là tiếng Anh (ví dụ điểm tiếng Anh học bạ 7.0 trở lên) khi xét tuyển dựa trên bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia. Có những thí sinh đã đủ điểm đỗ bằng bài thi đánh giá năng lực nhưng có thể lại bị trượt vì tiêu chí phụ. Vì vậy, thí sinh nên tìm hiểu kỹ càng các tiêu chí tuyển sinh của trường đại học mà bạn cần.

Bạn Lê Hiền (Phú Thọ): Em học lệch, chưa tự tin vào năng lực của bản thân thì có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia không?

- Hầu hết các bạn học sinh đều học lệch về khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội. Bài thi này không phải là đánh đố, hỏi mẹo mà các bạn chỉ cần nắm bắt kiến thức cơ bản là được.

Không lo lắng quá nhiều nếu như học lệch bởi vì như đã nói, hầu hết các thí sinh đều học lệch. Bạn cứ yên tâm là tất cả các thí sinh đều có khởi điểm giống nhau.

Thêm vào đó, bạn nên tham khảo đề thi năm trước, làm bài tham khảo để nắm bắt cách ra đề.

Tham khảo thêm

TS. Phạm Thanh Hà Trưởng phòng đào tạo ĐH, Trường ĐH Giao thông vận tải bổ sung: Các kỳ thi này sẽ tạo thêm cho các em có thêm cơ hội để được xét tuyển vào đại học. Như vậy ở đây là thêm cơ hội. Các trường cũng mong muốn là tuyển đúng sinh viên vào ngành đào tạo của mình, các em nên mạnh dạn dự thi.

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 (các đợt thi tháng 2 – 4/2022). Theo đó, điểm thi tập trung nhiều nhất quanh mức trung bình từ 55 - 100 điểm. Số lượng thí sinh đạt từ 100 điểm trở lên khá ít, không có thí sinh nào đạt mức từ 130 điểm trở lên.

Đại học được Hà Nội có thi đánh giá năng lực không
Phổ điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội kỳ I năm 2022

Mức điểm này được đánh giá không khác biệt nhiều so với năm 2021. Năm ngoái, điểm thi cũng trải rộng từ 46 - 122 điểm, trong đó tập trung nhiều nhất quanh mức trung bình từ 75 - 105 điểm.

Điểm trung bình năm ngoái là 86,83. Chỉ có khoảng 11% thí sinh đạt từ 105 điểm trở lên.

Trong khi mức điểm cao nhất thí sinh đạt được năm 2021 là 122 điểm thì tại các đợt thi của kỳ 1 năm 2022, mức điểm cao nhất thí sinh đạt được khoảng 127 – 128 điểm.

Đại học được Hà Nội có thi đánh giá năng lực không

Các chuyên gia tuyển sinh đánh giá, nhìn vào phổ điểm thi đánh giá năng lực của kỳ 1 năm nay cho thấy, đề thi đã phân loại được các mức năng lực của thí sinh, có độ tin cậy tốt và có thể sử dụng vào công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau cũng như đánh giá được năng lực học tập của học sinh THPT.

Tuy nhiên, trong đợt 1 năm 2022 chưa có điểm ở mức xuất sắc, tối đa. Vì vậy, trong thời gian tới, khi số lượng thí sinh tham dự lớn hơn, kỳ vọng sẽ có những điểm số đạt được ở mức cao hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức 5 đợt thi đầu tiên (201 – 205) với quy mô gần 20.000 thí sinh. Thời gian tới, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục mở đăng ký cho 7 đợt còn lại với quy mô khoảng 50.000 thí sinh. Tùy theo nhu cầu, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ cân nhắc kế hoạch tiếp tục tổ chức thi vào tháng 8.

Ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, một điểm mới bắt đầu được triển khai từ năm nay là trong phiếu báo điểm thi đánh giá năng lực, ngoài điểm số của bài thi sẽ có thêm thông tin về thứ hạng điểm thi. Thứ hạng này sẽ phản ánh phần trăm thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong cùng đợt thi đó.

Do đó, đây có thể là tham số hữu ích cho cán bộ tuyển sinh xét tuyển, chọn lựa các thí sinh chất lượng bên cạnh việc căn cứ vào điểm thi và phổ điểm như trước đây.

Thúy Nga

TPO - Sáng 7/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi riêng lần đầu tiên được trường tổ chức trở lại từ năm 2002.

Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào đại học do nhà trường tổ chức diễn ra vào sáng nay 7/5.

Kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại hai điểm thi: Điểm thi số 01 (Nhà D1+D2+D3+D4) và Điểm thi số 02 (Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành). Buổi sáng, đánh giá của Hội đồng thi trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy kỳ thi được diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc và đúng quy chế; không có thí sinh vi phạm quy chế thi.

Trường tổ chức thi cả 8 môn trong 1 ngày gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Năm 2022, bên cạnh các phương thức tuyển sinh đại học đã áp dụng từ những năm học trước như xét tuyển thẳng; sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tổ chức thi các môn năng khiếu để xét tuyển vào các ngành có xét tuyển môn thi năng khiếu; ưu tiên cộng điểm; xét tuyển thẳng đối với thí sinh viết bài luận đạt kết quả tốt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội bổ sung phương thức tuyển sinh mới (phương thức 5) là xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với kết quả học tập trung học phổ thông.

Sáng 7/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi riêng lần đầu tiên được trường tổ chức trở lại từ năm 2002.

Đại học được Hà Nội có thi đánh giá năng lực không

Anh Nguyễn Mạnh Hùng( Ninh Bình) đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Anh Nguyễn Mạnh Hùng( Ninh Bình) đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Anh Nguyễn Mạnh Hùng( Ninh Bình) đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Tại điểm thi, các thí sinh đã có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi và tuân thủ tốt các quy định tại phòng thi và quy chế thi

Theo đó, mỗi ngành học sẽ xét tuyển dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có). Các ngành có thi năng khiếu sẽ xét theo tổng điểm thi năng khiếu kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có)

Trường tổ chức thi cả 8 môn trong một ngày để giảm thiểu chi phí lưu trú, sinh hoạt của học sinh ngoại tỉnh. Cùng với bài thi viết để đánh giá năng lực, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên (không có học kỳ nào dưới 6.5).

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng (2 tổ hợp để vào cùng 1 ngành hoặc vào 2 ngành khác nhau). Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 5, Trường xét nguyện vọng 1 trước, nếu nguyện vọng thứ nhất không trúng tuyển, nguyện vọng 2 được xét tuyển như nguyện vọng thứ nhất.

Các thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy với thời gian mỗi môn từ 60 đến 90 phút. Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo môn thi, bao gồm các câu hỏi kiểm tra khả năng lập luận, năng lực phân tích, đánh giá và sáng tạo. Kết quả xét tuyển theo phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với kết quả học THPT sẽ được công bố sớm, dự kiến vào ngày 31/5/2022

GS. TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết khác với các kỳ thi đánh giá năng lực đang tổ chức hiện nay, kỳ thi đánh giá năng lực của trường có điểm khác biệt.

Đó là các môn thi đều kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm. Không những thế, đề thi, đáp án sẽ được nhà trường công bố công khai sau kỳ thi diễn ra.

Năm nay, ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TPHCM cũng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đó là kỳ thi chuyên biệt. Kỳ thi này được trường Đại học Sư phạm TPHCM dự kiến tổ chức từ năm 2021. Nhưng do tình hình dịch COVID-19 diễn ra phức tạp nên phải tạm hoãn. Năm nay, trường dự kiến tổ chức 2 đợt thi. Đợt 1 dự kiến diễn ra đầu tháng 6 và đợt 2 tổ chức đầu tháng 7.