Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là

Việc nắm rõ phần trình độ học vấn là một việc vô cùng quan trọng. Đây là một phần rất phổ biến có mặt trong các loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Nếu bạn để ý, thì trong bất kỳ hồ sơ xin việc hay CV nào thì cũng có phần thông tin về trình độ học vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm trình độ học vấn là gì hay cách viết trình độ học vấn trong CV như thế nào cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Việc Làm Tốt theo dõi nhé!

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Trình độ học vấn là gì mà lại không thể thiếu trong CV xin việc?

Trình độ học vấn là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại giấy tờ hiện nay. Đây là một phần không thể thiếu để xác định trình độ học vấn của một cá nhân, đối tượng nào đó.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ như hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học,… Đối với mỗi bậc học như thế thì chúng ta có thể gọi là một trình độ.

Trong khi đó, học vấn là khái niệm chỉ mức độ của việc học mà một người đã đạt tới. Học vấn bao gồm nhiều cấp bậc như: tiểu học, trung học, đại học,… Ở mỗi cấp bậc nhất định, ta có thể gọi đó là trình độ học vấn.

Do đó, có thể hiểu nôm na trình độ học vấn chính là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có. Trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là Trình độ văn hóa và Trình độ chuyên môn.

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Nắm rõ khái niệm trình độ học vấn là gì để phân biệt với trình độ văn hóa và chuyên môn

Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và nhận định trình độ của một người. Theo đó, trình độ học vấn bao gồm những vai trò sau:

  • Giúp xác định được với trình độ đó, cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm hay không, góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc.
  • Thông qua trình độ học vấn mà có thể thấy được thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác ví dụ như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,…. 

Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Đây là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn và luôn được nhiều nhà tuyển dụng chú ý mà đôi khi bạn không hề hay biết. Những khái niệm nay chắc chắn sẽ vô cùng quen thuộc với các bạn có nhu cầu tìm việc làm hoặc thực hiện khai báo hành chính. Các bạn sẽ thường xuyên phải điền đơn xin việc hoặc sơ yếu lý lịch.

Theo đó, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau và được phân loại như sau:

  • Trình độ chuyên môn: đây là trình độ thể hiện việc ứng viên đã hoàn thành chương trình đào tạo nào thuộc chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: Cử nhân đại học ngành Luật, thạc sĩ Kinh Tế – Luật, tiến sĩ Tâm lý học,…
  • Trình độ học vấn: đây là trình độ mang ý nghĩa hoàn thành cấp bậc học tập nhất định. Có thể ví dụ như trình độ Đại Học, trình độ Trung Học,…

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thường hay bị nhầm lẫn

Trình độ học vấn là một mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch và CV xin việc. Mà theo đó, CV xin việc  là một trong những giấy tờ cần thiết quan trong trong khi xin việc của mỗi ứng viên. Vậy trình độ học vấn trong CV nên ghi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!

Cách ghi trình độ học vấn đúng cách

Trình độ học vấn bao gồm những loại trình độ sau: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Vậy nên, việc ghi trình độ học vấn đúng cách sẽ dựa vào phần thông tin này. Tùy theo trình độ học tập khác nhau mà mỗi người có thể chọn ghi các trình độ học vấn khác nhau.

Một số lưu ý trong quá trình ghi trình độ học vấn

Theo đó khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết trình độ học vấn trong CV:

Phân chia thông tin theo đề mục rõ ràng

Việc phân chia đề mục rõ ràng chính là viết những thông tin lớn liên quan đến tên trường, bằng cấp đạt được. Đây là những ý chính và quan trọng nên được sắp xếp lên trước. Những mục nhỏ hơn như: các thành tích trong quá trình học tập, giải thưởng, .. sẽ xếp sau những mục lớn nên trên.

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Nên phân chia đề mục và sắp xếp thông tin rõ ràng 

Điểm trung bình là minh chứng của thành tích học tập của bạn, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố thật sự cần thiết. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin này trong hồ sơ xin việc thì bạn hãy điền nó vào. Còn không, bạn không nên ghi điểm trung bình trong mục trình độ học vấn của mình.

Bỏ qua thông tin trường phổ thông

Trình độ học vấn không nên đưa trường THPT bạn đã từng theo học vào. Việc này là hoàn toàn không cần thiết, bởi đơn giản khi lên cấp bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại Học, Cao Học,..) có nghĩa là bạn đã tốt nghiệp phổ thông rồi. Trường hợp nếu bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng không học tiếp nữa thì chỉ cần ghi trình độ học vấn 12/12 là đủ.

Thành thật trong mọi thông tin

Những thông tin của bạn nêu ra trong Sơ yếu lý lịch nói chung và trong mục trình độ học vấn nói riêng cần trung thực. Việc thành thật với những gì đã thông tin, điền trong hồ sơ sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại, nếu bị phát hiện, bạn chắc chắn sẽ để lại trong mắt nhà tuyển dụng cái nhìn không thiện cảm.

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Việc thành thật với mọi thông tin sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nhiều ứng viên hay nhầm lẫn phần trình độ văn hóa với trình độ học vấn. Những sai sót này có thể khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt. Bởi vì theo phân loại trình độ về học vấn đã nêu ở phần trên thì mục này sẽ được xét trên mức độ học tập của bạn. Do đó nếu bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn hoàn toàn có thể ghi trình độ học vấn của mình là “đại học”. Và khi ấy, trình độ văn hóa sẽ là “trung học phổ thông” hoặc “12/12”.

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là
Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học thì bạn có thể ghi trình độ học vấn của mình là “đại học”

Vậy nếu đang học sau đại học, tiến sĩ,… thì mục này sẽ ghi như thế nào? Mục này thường xuất hiện sẵn trên Sơ yếu lý lịch/hồ sơ xin việc. Nếu không có, bạn nên tự chuẩn bị sẵn mẫu sơ yếu lý lịch riêng cho phù hợp. Tại phần trình độ học vấn, bạn có thể ghi trình độ học vấn của mình là trình độ Sau Đại Học. Hoặc nếu có các thông tin liên quan về trình độ các của mình được liệt kê sẵn, bạn chỉ cần đánh dấu vào phần đó là được.

Có thể nói, việc tìm hiểu cách ghi trình độ học vấn là một việc làm vô cùng quan trọng. Đây được xem như là một thước đo của sự chuyên nghiệp cũng như giúp nhà tuyển dụng cảm thấy hiểu rõ hơn về bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ trả lời được cho câu hỏi trình độ học vấn là gì, đồng thời cũng biết cách ghi trình độ học vấn trong CV như thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Khi có nhu cầu tìm việc, hãy đến với Việc Làm Tốt để có thể nhanh chóng chọn được cho mình công việc phù hợp bạn nhé!

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là

Đang học đại học thì ghi trình độ học vấn là