Danh sách ngành nghề được bảo lãnh (STSOL & MLTSSL)

PHẦN 1 | TỔNG QUAN VỀ VISA DOANH NGHIỆP BẢO LÃNH  

Chương trình định cư do doanh nghiệp bảo lãnh bao gồm một nhóm các loại visa định cư được Chính phủ Úc thiết lập nhằm bù đắp sự thiếu hụt nhân tài cho thị trường lao động trong nước. Các chương trình định cư này cho phép doanh nghiệp Úc bảo lãnh cho các chuyên gia hoặc lao động lành nghề ở nước ngoài đến sống, làm việc và định cư tại Úc.

Phụ thuộc vào ngành nghề được đề cử, Visa doanh nghiệp bảo lãnh có thể chia làm các hạng mục sau:

Danh sách ngành nghề được bảo lãnh (STSOL & MLTSSL)

Các ngành nghề được bão lãnh bởi công ty phải nằm trong danh sách nghề nghiệp được bão lãnh. So với danh sách dành cho định cư tay nghề độc lập (Skilled Independent Visa), thì danh sách này có nhiều ngành nghề hơn, bao gồm:

• MLTSSL (Medium and Long-term Strategic Skills List): Danh sách ngành nghề chiến lược Trung-dài hạn

• ROL (Regional Occupation List): Danh sách ngành nghề khu vực Regional

• STSOL (Short-term Skilled Occupation List): Danh sách các kĩ năng chiến lược ngắn hạn
Một số nghề nghiệp phổ biến trong danh sách STSOL và MLTSSL được bổ sung thêm những yêu cầu (Caveats). Danh sách cụ thể có thể truy cập tại đây. Nếu rơi vào những điều kiện bổ sung này, thì đương đơn sẽ không thể xin đề cử.

Phân tích chi tiết

Những vị trí trong Danh sách ngành nghề chiến lược Trung & Dài hạn (MLTSSL) và Danh sách ngành nghề khu vực Regional cho phép thời gian đương đơn làm việc tại Úc lên đến 4 năm. Đương đơn có thể tiếp tục nộp lại không giới hạn số lần, và có thể chuyển sang visa 186 (PR) Doanh nghiệp bảo lãnh sau khi thoả mãn điều kiện có 3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian.

Những vị trí trong danh sách ngành nghề ngắn hạn (STSOL) cho phép đương đơn làm việc tại Úc trong 2 năm.

PHẦN 2 | CÁC CON ĐƯỜNG ĐỊNH CƯ THEO DIỆN DOANH NGHIỆP BẢO LÃNH

Con đường định cư theo diện này có thể chia làm các loại sau:

• Lựa chọn phổ biến nhất: 482/186: Nếu bạn có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí liên quan, bạn có thể xin visa 482. Sau 3 năm giữ visa 482, bạn có thể nộp visa 186 (Nếu nghề nghiệp của bạn thuộc Danh sách tay nghề trung và dài hạn MLTSSL)

• Lấy PR trực tiếp: Nộp Visa 186 Direct Entry nếu có 3 năm kinh nghiệm làm việc full-time tại vị trí tương đương

• Từ visa 494 lên 191: bạn phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian tại vùng regional để apply visa 494. Sau 3 năm giữ visa 494, bạn có thể chuyển tiếp lên visa 191

• Nếu ngành của bạn nằm trong STSOL nhưng chỉ có 2 năm kinh nghiệm: xin 482 Short-term, sau khi đủ 3 năm kinh nghiệm có thể tiếp tục xin 494 và chuyển tiếp 191.

Ngoại trừ những trường hợp nộp trực tiếp visa thường trú (PR) 186, phần lớn hồ sơ cần phải được bắt đầu từ visa 482.

PHẦN 3 | CÁC YÊU CẦU CỦA VISA 482

Visa 482 bao gồm 3 loại visa phụ sau:

Loại 1| Visa ngắn hạn (Short-term stream):

Cho phép đương đơn sinh sống và làm việc tại Úc 2 năm, được phép gia hạn 1 lần khi visa hết hạn nhưng không thể xin visa thường trú (PR).

Yêu cầu:

– Trình độ tiếng Anh: IELTS 5.0 và không có kỹ năng nào dưới 4.5 (hoặc tương đương);

– Chuyên môn: phải nằm trong Danh sách tay nghề ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List – STSOL);

– Kinh nghiệm: có ít nhất 2 năm làm việc cho vị trí tương đương (không giới hạn quốc gia).

Loại 2| Visa trung hạn (Medium-term stream):

Cho phép đương đơn sinh sống và làm việc tại Úc trong khoản thời gian lên đến 4 năm, có thể gia hạn visa vô thời hạn, và sau 3 năm làm việc có thể chuyển sang Visa thường trú 186 do Doanh nghiệp bảo lãnh.

Yêu cầu:

– Trình độ tiếng Anh: IELTS 5.0 tất cả các kỹ năng (hoặc tương đương);

– Chuyên môn: phải nằm trong Danh sách tay nghề trung và dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL) hoặc Danh sách tay nghề vùng thưa dân (Regional Occupation List – ROL). Nếu ngành nghề bảo lãnh trong ROL, doanh nghiệp bảo lãnh phải hoạt động tại vùng thưa dân

– Kinh nghiệm: có ít nhất 2 năm làm việc cho vị trí tương đương (không giới hạn quốc gia).

Loại 3| Visa thỏa thuận lao động (Labour agreement stream):

Visa thỏa thuận lao động là loại visa tương đối đặc biệt, đòi hỏi chủ lao động đứng ra bảo lãnh phải ký kết thỏa thuận lao động với Bộ Di Trú Úc.

Tuy nhiên, rất khó để xin visa thường trú (PR) thông qua visa thỏa thuận lao động và không phải ai cũng có thể hội đủ điều kiện. Loại visa này không áp dụng cho các ứng viên thông thường, do đó SW MIGRATION sẽ không trình bày chi tiết về Visa thỏa thuận lao động trong bài viết này.

PHẦN 4 | 3 BƯỚC ĐỂ LÀM VISA 482

Danh sách ngành nghề được bảo lãnh (STSOL & MLTSSL)

Sponsorship và Nomination được thực hiện bởi Công ty bảo lãnh, và bạn sẽ làm bước cuối cùng. So với 189 và 190, Visa bảo lãnh doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn dành cho người nộp đơn:

• Nghề nghiệp được doanh nghiệp bảo lãnh rộng hơn, thích hợp cho những đương đơn làm ở các vị trí không có trong danh sách định cư tay nghề.

• So với định cư theo diện tay nghề, yêu cầu dành cho người nộp thấp hơn. Bạn không cần phải cạnh tranh với những người khác về điểm số, và có thể có PR nếu thoả mãn các điều kiện.

• Thích hợp cho đương đơn có kinh nghiệm làm việc.

BƯỚC 1: SPONSORSHIP

CHỨNG NHẬN BẢO LÃNH CỦA DOANH NGHIỆP

Khi nộp visa 482, Bộ Di trú không chỉ xem xét bằng cấp của người nộp đơn mà còn đánh giá khả năng bảo lãnh của doanh nghiệp. Nên lưu ý rằng, bằng cấp của đương đơn và giấy tờ chứng nhận bảo lãnh của doanh nghiệp không ảnh hưởng nhau.

Một khi giấy tờ chứng minh khả năng đứng ra bảo lãnh của doanh nghiệp được cấp, nó sẽ có giá trị trong vòng 5 năm. Trong thời gian này, doanh nghiệp có thể bảo lãnh những nhân viên có đủ điều kiện mà không cần phải xin lại giấy phép này.

Những điều kiện để doanh nghiệp có quyền bảo lãnh:

• Chủ thể là doanh nghiệp: công ty có đăng kí ABN

• Thành lập và đang điều hành hợp pháp một doanh nghiệp – Doanh nghiệp phải có hoạt động thực, và đáp ứng những yêu cầu pháp lý, chẳng hạn như yêu cầu về kê khai thuế, bằng chứng về doanh thu, hoạt động hợp pháp, v.v. Không có yêu cầu đặc biệt nào đối với quy mô của doanh nghiệp.

• Có bằng chứng, báo cáo rõ ràng về cam kết của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân viên địa phương

• Không có các thông tin bất lợi ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp
(Nguồn: DHA)

FAQ

Q1: Các công ty ở nước ngoài có thể thực hiện việc bảo lãnh nhân viên không?

Các công ty ở nước ngoài cũng có thể bảo lãnh cho những người nộp đơn xin visa 482. Ngoài các yêu cầu kể trên, cần có thêm bằng chứng xác nhận doanh nghiệp chỉ bảo lãnh nhân viên đến Úc với mục đích giúp thành lập doanh nghiệp. Do đó trong trường hợp này, người lao động không thể nộp đơn xin visa thường trú nhân (PR). Đây được gọi là Oversea Business Sponsorship stream.

Q2: Thông tin bất lợi là gì?

Thông tin bất lợi về doanh nghiệp không phải là về danh tiếng hay đánh giá tiêu cực từ khách hàng, đối tác trên mạng xã hội. Về cơ bản, những thông tin bất lợi được bàn đến ở đây liên quan đến các thông tin làm việc với cơ quan chính phủ về sử dụng lao động, Huỷ visa bảo lãnh hoặc bị xử phạt do các vi phạm liên quan đến pháp luật. Ví dụ: quyền bảo lãnh của người sử dụng lao động trước đây đã bị hủy bỏ hoặc bị thu hồi; hoặc công ty đã từng sử dụng người lao động bất hợp pháp trong quá khứ hoặc công ty bị phạt do người lao động không được trả đủ lương.

Sau khi được cấp visa, doanh nghiệp và nhân viên được bảo lãnh vẫn cần thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ, bao gồm:

• Thông báo cho Bộ Di trú về những thay đổi liên quan của doanh nghiệp (tên, chủ thể, cổ đông, địa chỉ, thông tin liên hệ, phá sản, v.v.)

• Thông báo cho Bộ di trú trong vòng 28 ngày nếu thoả thuận lao động có thay đổi

• Đảm bảo rằng lao động được bảo lãnh chỉ làm việc ở vị trí được đề cử

• Đảm bảo rằng cách đối xử và điều kiện làm việc của người được bảo lãnh giống hoặc tốt hơn so với nhân viên địa phương

• Không được phép có hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng

• Nghĩa vụ hợp tác với các cuộc điều tra, lưu giữ hồ sơ và cung cấp thông tin

• Chịu mọi chi phí liên quan đến bảo lãnh và đề cử, phí cơ quan di trú và chi phí đi lại của người được bảo lãnh như phí đào tạo SAF Levy, v.v.

ĐIỂM LƯU Ý

Doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh cần đảm bảo rằng nhân viên được bảo lãnh chỉ làm việc ở vị trí được đề cử. Ví dụ, đề cử một nhân viên kế toán nhưng lại yêu cầu người đó chuyển sang quầy lễ tân hoặc bán hàng, điều này vi phạm nghĩa vụ của người bảo lãnh. Nếu bị cơ quan di trú phát hiện, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những hậu quả lớn.

BƯỚC 2: NOMINATION
ĐỀ CỬ

01 | Lựa chọn vị trí đề cử

Việc lựa chọn vị trí đề cử là nền tảng quan trọng trong quá trình làm visa doanh nghiệp bảo lãnh. Một công ty tư vấn di trú có kinh nghiệm sẽ không chỉ đánh giá xem ứng viên có đáp ứng các yêu cầu chuyên môn hay không mà còn giúp ứng viên đưa ra lựa chọn nghề nghiệp được đề cử có lợi nhất để xin visa thành công.

Một số sai lầm phổ biến trong việc lựa chọn các vị trí được đề cử:

• Nội dung công việc thực tế quá khác so với mô tả trong ANZSCO, hoặc hàm lượng chuyên môn không đủ – ví dụ: khi đề cử vị trí Marketing Specialist, nếu nội dung công việc thực tế là tập trung mở rộng kênh tuyên truyền, duy trì mối quan hệ với khách hàng, thiết kế đồ họa quảng cáo, thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu về công việc của một Marketing Specialist được quy định trong ANZSCO và có nguy cơ visa bị từ chối rất cao.

• Kiêm nhiệm nhiều vị trí – Visa doanh nghiệp bảo lãnh quy định rằng người được bảo lãnh chỉ có thể làm việc trong nghề nghiệp được chỉ định và không được phép kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Ví dụ, mặc dù vị trí đề cử là Kế toán (Accountant), người lao động cũng kiêm luôn lễ tân, thư kí cuộc họp, etc. Nếu là công việc tạm thời thì có thể được chấp nhận, nhưng nếu chúng trở thành việc cố định của nhân viên đó thì sẽ không được chấp nhận trong Visa doanh nghiệp bảo lãnh. Mặc dù doanh nghiệp có thể phản bác rằng, vì là công ty nhỏ nên thực tế đòi hỏi một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Tuy nghiên việc giải thích này có thể không được chấp thuận, dẫn đến nguy cơ bị từ chối visa cao.

• Yêu cầu đối với những nghề nghiệp cần giấy phép hành nghề – Có một số nghề nghiệp yêu cầu giấy phép hành nghề. Ví dụ: SW đã đề cập đến trong bài báo trước đây về trường hợp ứng viên là giáo viên mẫu giáo. Cô ấy không có bằng cấp mầm non do Úc cấp, nhưng cô ấy có chứng chỉ Montessori. SW Migration đã không vội vàng chọn giáo viên mầm non (241111) mà chọn gia sư riêng và giáo viên chưa được xác định (249299). Nếu không có kế hoạch và tính toán ban đầu, có thể mục 241111 đã được lựa chọn để nộp hồ sơ. Mặc dù nếu nộp thì hồ sơ vẫn sẽ được chấp nhận, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ bị từ chối cấp thị thực do không đủ bằng chứng và lí luận cơ sở vững chắc.

Như bạn có thể thấy, việc lựa chọn các vị trí được đề cử thực sự là một vấn đề quan trọng. Trong số hàng trăm vị trí, sự hỗ trợ của một nhân viên tư vấn di trú với kinh nghiệm dày dặn và tư duy rõ ràng, hợp lí là rất quan trọng.

02 | Bằng chứng về tính xác thực của vị trí được đề cử

Cần lưu ý rằng nhà tuyển dụng sẽ phải đề cử một vị trí, vì vậy điều cốt lõi là chứng minh lí do tại sao vị trí đó là cần thiết, chứ không phải lí do tại sao cần ứng viên.

Việc đánh giá xem vị trí công việc đề cử mà doanh nghiệp đưa ra có thực sự thiết yếu không là một việc làm khá chủ quan. Ngoài việc xem xét dựa trên các yêu cầu khắt khe, nhân viên di trú cũng sẽ đánh giá tất cả các thông tin mà nhà tuyển dụng gửi để xác định xem công ty có nhu cầu thực sự hay không. Yêu cầu như sau:

• Nội dung công việc có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp được đề cử – ví dụ, nghề nghiệp được đề cử là quản lý nhà hàng, nhưng hầu hết nội dung công việc chủ yếu là phục vụ món ăn, gọi món và phục vụ khách hàng, điều này không thể được coi là liên quan chặt chẽ.

• Vị trí được đề cử đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty – ví dụ như đề cử vị trí Kế toán cho một siêu thị châu Á. Kể cả khi doanh thu hàng ngày của công ty rất cao mà siêu thị đó không chứng minh được họ cần một kế toán toàn thời gian cho công việc sổ sách thì hồ sơ xin đề cử cũng rất dễ bị từ chối. Chủ doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin bằng chứng chi tiết để giải trình lí do vì sao siêu thị của mình cần 1 kế toán toàn thời gian.

• Quy trình quảng cáo và tuyển dụng minh bạch

• Các vị trí giả được tạo ra cho mục đích nhập cư, ví dụ như lao động được bão lãnh là người thân, cổ đông, công ty có rất ít nhân viên địa phương, lương cho người được bảo lãnh thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thị trường, v.v., . Các trường hợp trên có khả năng dẫn đến việc bị từ chối cấp thị thực.

ĐIỂM LƯU Ý

1. Dù là vị trí được đề cử có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của công ty, chủ doanh nghiệp cũng cần chú ý xem vị trí được đề cử có đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện tại của công ty hay không. Đây là một điểm mà nhiều đương đơn bỏ qua, cuối cùng sẽ dẫn đến việc bị từ chối cấp thị thực.
Ví dụ: Một nhà hàng thuê một đầu bếp để làm việc, đây là một vị trí liên quan mật thiết đến việc kinh doanh của nhà hàng. Vì tình hình kinh doanh khá khẩm hơn, nhà hàng cần thêm một đầu bếp khác. Lưu ý rằng mặc dù cả hai đều là đầu bếp, nhưng đầu bếp thứ hai sẽ được coi là một vị trí mới tại thời điểm này. Nếu doanh nghiệp chỉ nộp những giấy tờ giống như khi bảo lãnh đầu bếp thứ nhất thì sẽ không được duyệt. Lúc này, nhà hàng cần chứng minh lý do tại sao họ cần thêm một đầu bếp nữa.

2. Nếu là vị trí bổ sung thì công ty phải nộp bằng chứng giải thích lí do, hoặc phương án mở rộng kinh doanh. Nếu là vị trí hiện có thì phải cung cấp đơn xin thôi việc của nhân viên đã đảm nhiệm vị trí đó. Trên thực tế, hầu hết các vị trí đề cử đều là vị trí bổ sung, sẽ rất khó cho doanh nghiệp để đưa ra bằng chứng thoả mãn những yêu cầu khắt khe của Bộ Di trú, và cũng là lí do để bộ di trú từ chối cấp thị thực.

3. Bản chất, quy mô của công ty và vị trí được đề cử đóng vai trò quyết định. Ví dụ: Cùng là công ty có doanh thu 1 triệu đô la, thì một công ty chuyên làm về kế toán sẽ dễ bảo lãnh cho nhân viên ở vị trí kế toán hơn là một siêu thị châu Á. Lí do là, siêu thị châu Á sẽ khó chứng minh được lí do mình cần một kế toán toàn thời gian, trong khi công ty Kế toán thì lí do hợp lí hơn nhiều.

03 | Yêu cầu về mức lương thị trường

Khi nhà tuyển dụng bảo lãnh một vị trí, mức lương cho vị trí đó phải đáp ứng điều kiện:

• Đạt tiêu chuẩn lương tối thiểu ($53,900) – chưa bao gồm superannuation

• Tối thiểu ngang bằng mức lương thị trường

Xác định mức lương (Annual Market Salary Rate) dành cho vị trí được bảo lãnh dựa trên:

• Tổng thu nhập đảm bảo hàng năm. Nếu tính lương được đề cử bằng tổng lương cơ bản và hoa hồng thì không thoả mãn điều kiện để được bảo lãnh, vì hoa hồng không được tính là thu nhập “đảm bảo”.

• Không bao gồm lương hưu

Cách thức để xác định mức lương chung trên thị trường: – Thoả thuận lao động với doanh nghiệp, hoặc Industrial award – Tương đương với mức lương ở cùng vị trí được trả cho người lao động là người bản xứ

– Báo cáo nghiên cứu thị trường: thông qua các Quảng cáo việc làm, nghiên cứu thị trường về mức lương trong các ngành nghề

FAQ

Q: Mức lương thị trường là bao nhiêu?

A: Đây là mức lương được công nhận chung trên thị trường việc làm tương ứng. Ví dụ, chức vụ Corporate General Manager có lương trung bình ở Melbourne là AUD$120,000, nhưng mức lương mà công ty đưa ra chỉ là AUD$60,000 thì không đủ điều kiện để được bảo lãnh.

04 | Yêu cầu bổ sung cho các vị trí được đề cử (Caveats)

Không giống như visa định cư tay nghề độc lập, các vị trí được công ty bảo lãnh sẽ được chỉ định bởi nhà tuyển dụng. Việc này đòi hỏi các công ty tư vấn di trú hoặc người nộp đơn phải hiểu được đầy đủ các yêu cầu pháp lý và kiểm tra xem họ có đáp ứng các yêu cầu hay không.

Một số nghề nghiệp phổ biến trong danh sách STSOL và MLTSSL được bổ sung thêm những yêu cầu (Caveats). Danh sách cụ thể có thể truy cập tại đây. Nếu rơi vào những điều kiện bổ sung này, thì đương đơn sẽ không thể xin đề cử.

Ví dụ: Ở các nghề nghiệp đề cử sau:

Danh sách ngành nghề được bảo lãnh (STSOL & MLTSSL)

Caveats cho các vị trí kế toán là 6,19,21, cụ thể là:

Danh sách ngành nghề được bảo lãnh (STSOL & MLTSSL)

Nếu doanh nghiệp cần bổ nhiệm một vị trí kế toán, thì vị trí kế toán đó không thể là một công việc thuần túy ghi sổ sách; doanh thu hàng năm của công ty không được dưới 1 triệu đô la Úc; và công ty không được có ít hơn 5 nhân viên.

05 | Labor Market Testing

Labor Market Testing có mục đích bảo vệ người lao động địa phương và đảm bảo rằng họ sẽ được ưu tiên trong cơ hội việc làm. Do đó, trước khi bảo lãnh, người bảo lãnh cần chứng minh rằng mình đã cố gắng tuyển dụng nhân viên địa phương nhưng không tìm được người phù hợp. Cách chứng minh là:

• Đăng ít nhất 2 tin tuyển dụng bằng tiếng Anh trên website tuyển dụng chuyên nghiệp

• Tin tuyển dụng phải nêu rõ vị trí, mức lương, các kỹ năng cần thiết, thông tin về nhà tuyển dụng

• Quảng cáo phải kéo dài ít nhất 4 tuần trong vòng 4 tháng trước khi gửi đề cử

• Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, quảng cáo tuyển dụng phải được đăng thêm trên Jobactive

• Người lao động từ những nước có kí kết Hiệp định thương mại tự do FTA với Úc (Free Trade Agreement) như Trung Quốc (ngoại trừ HongKong và Đài Loan), Việt Nam, Nhật Bản, Mexico, Thái Lan, Singapore được đối xử cơ bản giống như người bản xứ Úc và được miễn trừ thực hiện Labor Market Testing.

BƯỚC 3: VISA APPLICATION

NỘP HỒ SƠ

Yêu cầu về hồ sơ:

• Đơn đề cử được chấp thuận và hợp lệ (có giá trị trong vòng 12 tháng sau khi được phê duyệt)

• Chứng minh rằng vị trí đó là có thật và ý định làm việc của ứng viên cũng là thật

• Nhà tuyển dụng và người nộp đơn không có thông tin bất lợi

• Ứng viên có 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (hoặc tương đương) liên quan đến vị trí được đề cử

• Yêu cầu về khả năng ngoại ngữ

• Trình độ liên quan đến vị trí được đề cử

• Bằng cấp hoặc giấy phép hành nghề (chỉ dành cho một số nghề nhất định, chẳng hạn như bác sĩ, y tá, v.v.)

Phân tích vấn đề 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian

• 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (tương đương với hơn 38 giờ mỗi tuần), hoặc trong trường hợp bán thời gian, thì có thể chuyển đổi thành full-time. Casual contract vẫn được tính, với điều kiện làm đều đặn trên 20 tiếng 1 tuần

• Nội dung công việc liên quan đến vị trí việc cử: nghề nghiệp đáp ứng trình độ kỹ thuật (cùng yêu cầu “nội dung công việc liên quan chặt chẽ đến nghề nghiệp được cử tuyển”)

• Cần phải là các lĩnh vực liên quan mật thiết, nghĩa là những kinh nghiệm cùng nhóm ngành với nhau, được thể hện bằng 4 chữ số ANZSCO đầu giống nhau. I.e: Accounting 2211, Marketing 2251

• Thời gian làm việc không nhất thiết phải liên tục

• Kinh nghiệm Thạc sĩ / Tiến sĩ được chấp nhận

• Professional year có thể được tính là kinh nghiệm làm việc.

Các điểm chính về yêu cầu tiếng Anh

– Short-term stream: tổng điểm IELTS đạt 5.0, mỗi kĩ năng không dưới 4.5

– Medium, Long-term stream: tổng điểm IELTS đạt 5.0, mỗi kĩ năng không dưới 5.0

Điều kiện miễn trừ

• Hộ chiếu của các quốc gia nói tiếng Anh

• Đã hoàn thành 5 năm tiếng Anh trung học cơ sở trở lên

• Được bảo lãnh bởi các nhà tuyển dụng ở nước ngoài với mức lương hàng năm hơn $96,400

Nghĩa vụ sau khi được cấp visa

Trong visa 482 có kèm theo một điều khoản 8607 dành cho đương đơn chính: Người nộp đơn chính làm việc trong ngành nghề được chỉ định và chỉ làm việc cho doanh nghiệp được chỉ định trong vị trí được đề cử.

Nếu visa 482 được cấp ở nước ngoài, công việc phải bắt đầu trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh; nếu visa được cấp trong nước, công việc phải bắt đầu trong vòng 90 ngày sau khi được phê duyệt. Thời gian chấm dứt quan hệ lao động không quá 60 ngày (trừ khi có đề cử mới), nếu muốn thay đổi doanh nghiệp bảo lãnh, bạn cần gửi đề cử mới trong vòng 60 ngày. Nếu không có hợp đồng lao động mới trong hơn 60 ngày, visa 482 sẽ bị hủy bỏ vì nó không đáp ứng điều khoản 8607.

Trong thời gian đóng cửa nền kinh tế do COVID-19 mà người lao động không thể đi làm, khoảng thời gian trống này vẫn không ảnh hưởng đến visa 481 mà họ đang giữ.

ĐIỂM LƯU Ý

Không cần đợi hai bước đầu tiên (giấy phép bảo lãnh của nhà tuyển dụng và vị trí được bảo lãnh) để nộp visa, ba bước này có thể được thực hiện cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Nhưng cần lưu ý rằng chỉ sau khi hai bước đầu tiên đã được phê duyệt, bước thứ ba mới có thể được thông qua.

Do đó, về mặt lý thuyết, ba bước có thể được nộp cùng một lúc, tuy nhiên việc này có rủi ro cao. Nếu bước trước bị từ chối, thì hồ sơ sau đó sẽ không được chấp thuận cho dù tài liệu đã đầy đủ hay chưa. Đồng thời, phí đào tạo của SAF có thể không được hoàn lại.

Phần V:  CHI PHÍ 

Hình phạt sẽ được áp dụng cho người lao động nếu họ bị phát hiện việc yêu cầu, nhận được, hoặc đưa ra lợi ích cho doanh nghiệp để được bão lãnh, hoặc được làm các vị trí cần có visa bảo lãnh doanh nghiệp.

Mục đích của luật này là để:

• Ngăn chặn việc doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải trả tiền, hoặc các khoản lợi ích khác để có được visa doanh nghiệp bảo lãnh

• Ngăn chặn việc người nộp đơn đưa ra những lợi ích cho doanh nghiệp bảo lãnh để nhận được visa.

Mức phạt dân sự:

• Giấy phạt lên đến AUD12,600  cho doanh nghiệp và AUD2,520 cho cá nhân sẽ được áp dụng nếu vi phạm

• Mức phạt tại tòa lên đến AUD63,000 cho doanh nghiệp và AUD12,600 cho cá nhân nếu vi phạm.

Lệ phí nộp đơn xin bảo lãnh cho Bộ Di trú có thể hay đổi vào mỗi năm tài chính. Lệ phí sẽ tùy thuộc vào thông báo cuối cùng trên trang web của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Số liệu sau đây chỉ mang tính chất tham khảo:

1. Phí nộp đơn xin giấy phép bảo lãnh của doanh nghiệp: $ 420

Quyền bảo lãnh này có giá trị trong vòng 5 năm, và không cần nộp hồ sơ lại nếu cần bảo lãnh thêm một hoặc nhiều trường hợp mới.

2. Phí đề cử: $330

3. Skilling Australians Fun Levy

Visa 482

• Doanh thu hàng năm dưới 10 triệu đô la Úc: 1200 đô la / năm

• Doanh thu hàng năm trên 10 triệu đô la Úc: 1800 đô la / năm

Visa 186

• Doanh thu hàng năm dưới 10 triệu đô la Úc: $ 3000

• Doanh thu hàng năm trên 10 triệu đô la Úc: $ 5000

Chính sách hoàn tiền

• Đề cử được chấp thuận nhưng nhân viên không bắt đầu làm việc

• Đề cử đã được chấp thuận, nhưng visa bị từ chối vì lý do sức khỏe hoặc lí do khách quan

• Nếu người lao động từ chức sau năm đầu tiên trong khi thời hạn visa bảo lãnh nhiều hơn 12 tháng, thì chi phí trong thời gian còn lại sẽ được hoàn trả.

Phí xin visa

Visa 482:

• Short-term stream: From AUD 1,265

• Medium-term stream: From AUD2,645

Phần 06: FAQ

1. Kế hoạch chuyển đổi visa: Vào ngày 18 tháng 4 năm 2017, nếu bạn có hoặc đã nộp visa 457 và đơn đăng ký được chấp thuận sau đó, bạn có thể nộp đơn xin 186 ngay cả đối với các nghề nghiệp trong danh sách ngắn hạn (STSOL).

2. Chuyển từ Visa 457/482 lên visa 186: điểm thi IELTS tổng đạt tối thiểu 6.0 các kĩ năng hoặc tương đương, không được miễn lương cao

3. Visa 482 được bão lãnh bởi doanh nghiệp ở nước ngoài không thể chuyển sang visa định cư 186

4. COVID-19 Giảm giờ làm hoặc nghỉ không lương do ảnh hưởng của COVID-19 không vi phạm Điều 8607

Nếu bạn bị sa thải, bạn cần phải nộp đơn xin thị thực mới để ở lại Úc: visa 600, visa 408

5. Trong thời gian giữ visa 482, nếu bạn đã đáp ứng yêu cầu về ba năm kinh nghiệm làm việc full-time, có Skill Assessment và bằng tiếng Anh đủ điều kiện, bạn có thể cân nhắc nộp visa 186.

6. Visa 186 có thể tính kinh nghiệm làm việc toàn thời gian ở nước ngoài.

 LỜI KHUYÊN TỪ SW MIGRATION

Chúng tôi khuyên bạn không nên tự làm visa do doanh nghiệp bảo lãnh  

Một là vì sự phức tạp của visa. Việc lựa chọn vị trí được đề cử phù hợp với người nộp đơn trong giai đoạn đầu, và sau đó chứng minh khả năng bảo lãnh của công ty, hoặc chuẩn bị thông tin của người nộp đơn, yêu cầu rất nhiều chi tiết. Để nộp visa 482 thành công, bạn phải nắm rõ được luật pháp và những quy định của Luật Di trú.

Hai là hồ sơ sau khi bị từ chối sẽ bị lưu lại trong dữ liệu của Cơ quan di trú và ảnh hưởng đến quá trình xin các loại visa khác sau này.

Ba là, nếu bạn không được đào tạo chuyên môn về Luật di trú, cũng như thiếu kinh nghiệm xử lý vấn đề, thì chắc chắn sẽ không thể lường hết được mọi việc  trong quá trình vạch ra con đường định cư thích hợp nhất cho trường hợp của bản thân.

Luật Di Trú là một trong những điều luật phức tạp và khắc khe nhất của hệ thống pháp luật ở Úc. Sự chủ quan hoặc phán đoán sai sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nghiệm trọng. Do đó, việc nắm bắt và hiểu rõ những thông tin cơ bản về Luật Di Trú Úc là rất quan trọng và cần thiết, giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có.

Trước khi đưa ra những quyết định lớn ảnh hưởng đến cuộc đời, bạn đừng nên nhẹ dạ tin tưởng bất cứ ai, hãy tự mình tìm hiểu thông tin, lắng nghe và so sánh cẩn thận các phương án. Sau đó, hãy chọn một nhà cố vấn về Luật Di Trú được chứng nhận bởi chính phủ Úc (Registered Migration Agent) và giàu kinh nghiệm để đồng hành cùng bạn lập kế hoạch cho hành trình chinh phục “giấc mơ Úc” của mình, việc này sẽ giúp bạn tránh đi đường vòng đến mục tiêu mà bạn đã chọn.

Read More