Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ

Thứ bẩy,19/11/2011 00:00

Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ
Từ viết tắt
Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ
Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ
Xem với cỡ chữ

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng ngày 19/11, Trường ĐHXD Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm đào tạo (1956 – 2011) và 45 năm thành lập trường (1966 – 2011). Tới dự có đồng chí Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; đồng chí Lê Văn Thành – Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường ĐHXD; các đồng chí nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐHXD; đại diện các Sở Xây dựng, các Tcty, Cty, đơn vị liên kết với trường..., cùng tập thể các thế hệ giáo viên, sinh viên trường ĐHXD.

Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi Lễ

Tại buổi lễ, đồng chí Lê Văn Thành – Hiệu trưởng Trường ĐHXD đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển cũng như báo cáo kết quả đào tạo của trường trong 55 năm qua. Trường ĐHXD được thành lập theo Quyết định số 144/QĐ-CP ngày 8/8/1966của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, trường phải rời Thủ đô Hà Nội đi sơ tán ở nhiều nơi trên các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh phú... Cuối năm 1983, trường chuyển về Hà Nội nhưng vẫn còn phân tán ở 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc xá, Bách Khoa và Đồng Tâm; đến năm 1995, trường tập trung tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trải qua 55 năm đào tạo, 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Trường ĐHXD đào tạo 256 kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 40.000 kĩ sư, kiến trúc sư, gần 2.000 thạc sĩ, 160 tiến sĩ đồng thời thực hiện nhiều đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ và các dự án lớn. Nhiều giáo viên của trường đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú và phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư. Phần lớn các cựu sinh viên của trường nhiều người đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học đảm nhiệm vị trí quan trọng ở các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, ở các Cty, Tcty, các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước..., trong đó, nhiều người được phong tặng danh hiệu Anh hùng; nhiều cá nhân và tập thể nhà trường vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương HCM, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương chiến công hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm với giáo viên nhà trường

Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo, trong năm qua, nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ: Giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ 3.500 xuống 2.800; xây dựng hoàn thiện và cung ứng chuẩn đầu ra của 22 chuyên ngành đào tạo hệ chính quy; tập trung cải tạo cơ sở vật chất của trường; ký kết hợp tác toàn diện với các tập đoàn, Tcty, Cty lớn nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn; quan hệ hợp tác quốc tế với 32 nước gồm 80 trường ĐH trên thế giới…

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà trường đã đạt được. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam20/11, Bộ trưởng gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường. Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn, trường ĐHXD với cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ KH-KT hàng đầu của ngành XD sẽ tiếp tục tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực mà ngành XD đang quan tâm. Đồng thời, tin tưởng Trường ĐHXD sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống vẻ vang của nhà trường và vượt qua những khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt công tác giảng dạy, đào tạo các KTS, Kỹ sư XD có chất lượng cao hơn, góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH.

Theo : Báo Xây dựng điện tử


(Xây dựng) - Ngày 08/01, trường Đại học Xây dựng long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc (bên phải) trao Quyết định cho PGS.TS Phạm Duy Hoà.

“Thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi chúc mừng PGS.TS Phạm Duy Hoà đã nhận được tín nhiệm cao của cán bộ viên chức, cán bộ chủ chốt, tập thể Đảng ủy Trường, với sự nhất trí đồng thuận cao của Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng, với tín nhiệm nhất trí cao của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để hôm nay nhận quyết định Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng tiếp tục nhiệm kỳ 2019 – 2024” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng chúc Trường Đại học Xây dựng có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Ngành; đồng thời góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.

PGS.TS Phạm Duy Hoà – Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới đồng chí nguyên Hiệu trưởng, các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các đồng chí cán bộ chủ chốt, các thầy, cô giáo cùng toàn thể cán bộ, viên chức trong toàn trường đã dành sự ủng hộ, sẻ chia và gánh vác bớt sức nặng công việc trong nhiệm kỳ trước.

Trong nhiệm kỳ tới, PGS.TS Phạm Duy Hoà hứa sẽ dành toàn bộ tâm huyết, nghị lực và trí tuệ với tinh thần trách nhiệm cho sự phát triển của Nhà trường.

Khánh Phương

Theo

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Hanoi University of Civil Engineering) là một trong những trường đại học danh giá nhất, đào tạo kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời đứng đầu khối ngành xây dựng. Những công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia, quốc tế tại Việt Nam hầu hết đều có sự góp mặt của những kỹ sư, kiến trúc sư là cựu sinh viên trường Xây dựng. Trường cũng nổi tiếng với lượng kiến thức lớn để đảm bảo đầu ra của sinh viên - những chuyên gia xây dựng hàng đầu của đất nước.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Hiệu trưởng Đại học Xây dựng qua các thời kỳ

Đào tạo đại họcSửa đổi

  • Hệ chính quy: quy mô đào tạo khoảng 19.000 sinh viên, trong đó:
    • Hệ chính quy: Gồm 24 ngành/chuyên ngành,thời gian đào tạo 5 năm, tập trung;
    • Hệ chính quy bằng 2: Gồm 20 ngành/chuyên ngành,thời gian đào tạo 3 năm, tập trung;
    • Hệ chính quy liên thông: Gồm 10 ngành/chuyên ngành; thời gian đào tạo 2,5 năm, tập trung;
  • Hệ vừa làm vừa học: Gồm 24 ngành/chuyên ngành; thời gian đào tạo5,5 năm;với quy mô đào tạo khoảng 3.000 sinh viên, chưa kể các hệ đào tạo ngắn hạn và đào tạo thường xuyên.

* Sinh viên có thể đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo.

Đào tạo sau đại họcSửa đổi

  • Đào tạo thạc sĩ: Gồm 17 chuyên ngành với quy mô 1.950 học viên cao học
  • Đào tạo tiến sĩ: Gồm 19 chuyên ngành với quy mô 135 nghiên cứu sinh..

Bên cạnh đó, trường còn tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn (cấp chứng chỉ) nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức với các chuyên đề xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như Giám sát thi công xây dựng công trình, Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Đấu thầu xây dựng, Bất động sản, Các lớp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho Kỹ sư mới ra trường...

Các hiệu trưởngSửa đổi

Học hàm Học vị Họ và tên Nhiệm kỳ Ghi chú
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Sanh Dạn 1966-1977 quyền hiệu trưởng
Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Quốc Sam 1977-1982
Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng 1982-1989
Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Chọn 1989-1994
Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Như Khải 1994-1999
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh 1999-2004
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng 2004-2009
Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Thành 2009-2014
Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Duy Hòa 2014-nay

Phong trào sinh viênSửa đổi

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có phong trào sinh viên phát triển bậc nhất, nổi tiếng cuồng nhiệt và giàu thành tích trong các cuộc thi sinh viên toàn quốc.

Là nơi khai sinh và đầu tư nhạc cụ ban đầu cho Ban nhạc Bức Tường, mở ra phong trào rock của sinh viên Việt Nam. Trường Xây cũng là một trong hai duy nhất tham dự tất cả các cuộc thi SV với thành tích 1 lần về nhì, để lại ấn tượng rất mạnh mẽ với người xem và ban giám khảo một chất rất “xây dựng”.

Phong trào thể dục thể thao Nhà trường cũng rất phát triển như: bóng đá - luôn là đội mạnh (sân 11) và ứng cử viên vô địch (sân 5) của các giải bóng đá sinh viên; bóng rổ - là đội hạt giống của các giải đấu tham dự… Mỗi năm trường tổ chức các giải đấu thể thao giữa các lớp trong khoa hay toàn trường đem lại sự giao lưu, gặp gỡ và đoàn kết của sinh viên.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có rất nhiều câu lạc bộ của sinh viên, đem lại những trải nghiệm, kiến thức và kĩ năng cho sinh viên. Các sinh viên tham ra nhất nhiều các hoạt động xã hội, thiện nguyện như trại hè, hiến máu nhân đạo, thăm làng trẻ SOS,…

Phong trào sinh viên rất được Nhà trường quan tâm đầu tư và phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển sinh viên có đầy đủ Văn - Thể - Mỹ.

Xe buýtSửa đổi

Hướng dẫn đi xe buýt từ các điểm trung chuyển, bến xe và một số khu vực khác về trường

Điểm trung chuyển/ Bến xe/ Khu vực Di chuyển Tổng quãng đường
Điểm bắt xe buýt Số hiệu tuyến lần 1 Điểm chuyển tuyến (nếu có) Số hiệu tuyến lần 2 (nếu có) Tên điểm dừng ĐH Xây dựng Đi bộ
Điểm trung chuyển Long Biên E3.4 Trung chuyển Long Biên 08 Long Biên - Đông Mỹ Kí túc xá ĐH Xây dựng - Trần Đại Nghĩa 400m 6km
E1.3 Trung chuyển Long Biên 23 Nguyễn Công Trứ - Long Biên - Nguyễn Công Trứ 15 Phương Mai - Bệnh viện Da Liễu Trung ương 250m
E1.3 Trung chuyển Long Biên 18 ĐH Kinh tế quốc dân - Long Biên - ĐH Kinh tế quốc dân 15 Phương Mai - Bệnh viện Da Liễu Trung ương 250m
E3.1 Trung chuyển Long Biên 31 ĐH Mỏ - Bách Khoa Qua Viện tin học pháp ngữ 20m - Lê Thanh Nghị 450m
E3.3 Trung chuyển Long Biên 41 Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Điểm trung chuyển Trần Khánh Dư Trung chuyển Trần Khánh Dư (Khu đón khách) 03 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Trung chuyển Trần Khánh Dư (Khu đón khách) 35A Trần Khánh Dư - Nam Thăng Long 120 Đại Cồ Việt 900m
Trung chuyển Trần Khánh Dư (Khu đón khách) 44 Trần Khánh Dư - Bến xe Mỹ Đình 120 Đại Cồ Việt 900m
Trung chuyển Trần Khánh Dư (Khu đón khách) 51 Trần Khánh Dư - Công viên Cầu Giấy 120 Đại Cồ Việt 900m
Điểm trung chuyển Cầu Giấy ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2 26 Sân vận động Quốc gia - Mai Động Đại học Bách Khoa - Trần Đại Nghĩa 450m
ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2 28 ĐH Mỏ - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2 32 Nhổn - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Điểm trung chuyển Nhổn Trung chuyển Nhổn (chiều Sơn Tây - Hà Nội)- Đường 32 32 Nhổn - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt Trung chuyển xe buýt Hoàng Quốc Việt (Cột 2) - chiều đi Bưởi 07 Nội Bài - Cầu Giấy ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 1 Di chuyển tới cột 2 rồi tiếp tục đi từ Cầu Giấy tới ĐHXD như hướng dẫn bên trên
Trung chuyển xe buýt Hoàng Quốc Việt (Cột 1) - chiều đi Bưởi 27 Nam Thăng Long - Bến xe Yên Nghĩa ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2 Tiếp tục đi từ Cầu Giấy tới ĐHXD như hướng dẫn bên trên
Trung chuyển xe buýt Hoàng Quốc Việt (Cột 1) - chiều đi Bưởi 38 Nam Thăng Long - Mai Động ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2
Bến xe Gia Lâm Điểm đỗ tuyến buýt 03 bên trong Bến xe Gia Lâm 03 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Bến xe Giáp Bát Dải đỗ số 1 bến xe Giáp Bát - Tuyến 03 03 Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm 17 Giải Phóng - Biển báo số 1 130m
Dải đỗ số 3 bến xe Giáp Bát - Tuyến 06, 08 08 Đông Mỹ - Long Biên Tường rào Đại học KTQD - Trần Đại Nghĩa 400m
Dải đỗ số 2 bến xe Giáp Bát - Tuyến 21 21A Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa 17 Giải Phóng - Biển báo số 2 100m
Dải đỗ số 2 bến xe Giáp Bát - Tuyến 21 21B KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình 17 Giải Phóng - Biển báo số 2 100m
Dải đỗ số 1 bến xe Giáp Bát - Tuyến 25 25 Bến xe Giáp Bát - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cơ sở 2 17 Giải Phóng - Biển báo số 1 130m
Dải đỗ số 2 bến xe Giáp Bát - Tuyến 28 28 Bến xe Giáp Bát - ĐH Mỏ 17 Giải Phóng - Biển báo số 1 130m
Dải đỗ số 3 bến xe Giáp Bát - Tuyến 32 (Vị trí 1) 32 Bến xe Giáp Bát - Nhổn 17 Giải Phóng - Biển báo số 1 130m
Dải đỗ số 4 bến xe Giáp Bát - Tuyến 41 41 Bến xe Giáp Bát - Nghi Tàm 17 Giải Phóng - Biển báo số 2 100m
Bến xe Nước Ngầm Phòng trưng bày sản phẩm ôtô Ford - Ngọc Hồi 21B KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình 17 Giải Phóng - Biển báo số 2 100m
Phòng trưng bày sản phẩm ôtô Ford - Ngọc Hồi 08 Đông Mỹ - Long Biên Tường rào Đại học KTQD - Trần Đại Nghĩa 400m
Điểm đỗ tuyến buýt 03B bên trong Bến xe Nước Ngầm 03B Bến xe Nước Ngầm - Phúc Lợi Dải đỗ số 1 bến xe Giáp Bát - Tuyến 03 Tiếp tục đi từ Giáp Bát tới ĐHXD như hướng dẫn bên trên
Phòng trưng bày sản phẩm ôtô Ford - Ngọc Hồi 12 Đại Áng - Công viên Nghĩa Đô Dải đỗ số 3 bến xe Giáp Bát - Tuyến 06, 08
Điểm đỗ tuyến buýt 16 bên trong Bến xe Nước Ngầm 16 Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Mỹ Đình Dải đỗ số 2 bến xe Giáp Bát - Tuyến 16
Bến xe Yên Nghĩa Điểm đỗ tuyến buýt 21 bên trong Bến xe Yên Nghĩa 21A Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Giáp Bát Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Bến xe Mỹ Đình Điểm đỗ tuyến buýt 21 bên trong Bến xe Mỹ Đình 21B Bến xe Mỹ Đình - KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp Đối diện cổng Parabol ĐH Bách Khoa - 64 Giải Phóng 150m
Điểm đỗ tuyến buýt 44 bên trong Bến xe Mỹ Đình 44 Bến xe Mỹ Đình - Trần Khánh Dư 65 Đại Cồ Việt 800m
Bến xe Nam Thăng Long Điểm đỗ tuyến buýt 27 bên trong Bến xe Nam Thăng Long 27 Nam Thăng Long - Bến xe Yên Nghĩa ĐH Giao thông Vận tải - Điểm số 2 Tiếp tục đi từ Cầu Giấy tới ĐHXD như hướng dẫn bên trên
Điểm đỗ tuyến buýt 35A bên trong Bến xe Nam Thăng Long 35A Nam Thăng Long - Trần Khánh Dư 65 Đại Cồ Việt 800m
Bến xe Kim Mã Điểm đỗ tuyến buýt 99 bên trong Bến xe Kim Mã 99 Bến xe Kim Mã - Bệnh viện Nội Tiết TW cơ sở 2 15 Phương Mai - Bệnh viện Da Liễu Trung ương 250m

Cựu sinh viên ưu túSửa đổi

  • Trịnh Đình Dũng nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Việt Nam), và Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
  • Phạm Hồng Hà nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Việt Nam),nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nam Định
  • Nguyễn Hồng Quân nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Việt Nam)
  • Nguyễn Văn Đọc nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
  • Phạm Minh Huấn phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
  • Đỗ Đức Duy Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, sinh viên khoá 34 khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp
  • Lê Ất Hợi nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
  • Hoàng Thúc Hào Kiến trúc sư nổi bật
  • Lê Hoàng, đạo diễn
  • Ban nhạc Bức Tường nhiều thành viên sáng lập
  • Trần Tuấn Việt nhiếp ảnh gia nổi bật
  • Nguyễn Trần Bạt doanh nhân
  • Trần Văn Sơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Việt Nam), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên
  • Nguyễn Thế Phước phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
  • Nguyễn Bá Hoan thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Việt Nam)
  • Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai, học khoá 40 khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
  • Nguyễn Tường Lâm bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, học khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
  • Đức Phúc, ca sĩ

Rất nhiều lãnh đạo và nhân sự cao cấp trong các tập đoàn Xây dựng lớn tại Việt Nam

Giảng viên nổi bậtSửa đổi

1. Thầy giáo Đỗ Quốc Sam

2. Thầy giáo Đặng Hữu

3. Thầy giáo Phạm Ngọc Đăng

4. Thầy giáo Hoàng Thúc Hào

Các giáo sưSửa đổi

1. Ngành Xây dựng (DD&CN):

GS.TSKH Đỗ Quốc Sam, GS. Ngô Thế Phong, GS. Nguyễn Đình Cống, GS. Phan Quang Minh, GS. Đoàn Định Kiến, GS. Phạm Văn Hội ...

2. Ngành Kiến trúc:

GS. Nguyễn Đức Thiềm, GS. Ngô Thế Thi, GS. Nguyễn Đình Điện, GS. Trịnh Trọng Hàn, GS. Lâm Quang Cường, GS. Nguyễn Mạnh Thu, GS. Phạm Đình Việt...

3. Ngành Môi trường, Cấp thoát nước:

GS. Phạm Ngọc Đăng, GS. Trần Hiếu Nhuệ, GS. Trần Ngọc Chấn, GS. Trần Hữu Uyển, GS. Nguyễn Thị Kim Thái, GS. Nguyễn Việt Anh...

4. Ngành Vật liệu Xây dựng:

GS. Nguyễn Tấn Quý, GS. Phùng Văn Lự...

5. Ngành Cầu đường, Giao thông vận tải:

GS. Đặng Hữu, GS. Nguyễn Văn Hường, GS. Lê Văn Thưởng, GS. Trần Đình Bửu, GS. Lê Đình Tâm, GS. Nguyễn Xuân Trục, GS. Dương Học Hải, GS. Vũ Đình Phụng ...

6. Ngành Kinh tế Xây dựng:

GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn, GS.TS Nguyễn Đăng Hạc, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, GS. Nguyễn Huy Thanh...

7. Ngành Cảng, Công trình thủy, Công trình biển:

GS. Lương Phương Hậu, GS. Phạm Khắc Hùng...

8. Cơ học, Cơ công trình:

GS. Lều Thọ Trình, GS. Nguyễn Mạnh Yên, GS. Phạm Huyễn, GS. Nguyễn Văn Phó, GS. Lê Xuân Huỳnh, GS. Trần Văn Liên...

9. Thủy lực, Cơ học đất và Nền móng:

GS.TSKH Nguyễn Trâm, GS.TSKH Nguyễn Tài, GS. Vũ Công Ngữ, GS. Vũ Văn Tảo.v.v..

Các ngành khác:

GS. Nguyễn Minh Tuyển...

Xem thêmSửa đổi

  • Kỹ sư xây dựng
  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Xem lịch sử Đại học Bách khoa Hà Nội

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức