Đạp xe máy không nổ

Có bao giờ bạn gặp phải tình trạng xe đề không được đạp không nổ

1.Xe không đề được do rửa xe hoặc đi vào đường ngập nước.

  • Bạn vô tình vào đường ngập nước, kết hợp ga không đều làm cho nước vào ống xả, bịt kín đường thoát khí của xe làm xe chết máy đề không nổ đạp không nổ.
  • Sau khi rửa xe rất có thể kiến Bugi của xe ngấm nước. Bugi là hệ thống đánh lửa của động cơ, khi bị nước vào bugi làm bộ phần này đánh lửa yếu không đủ để làm động cơ hoạt động.
  • Xe máy bị ngập nước còn tác động đến bộ phận chế hòa khí và lọc gió, thậm chí đối với những xe máy cũ, các gioăng bị lão hóa có nhiều khe hở, nước có thể vào tận trong buồng đốt.

2. Xe đề không lên đạp cũng không nổ do điện yếu

Nếu xe của bạn đề không lên, kiểm tra thấy đèn đồng hồ hoặc đèn cốp, đèn pha không thấy lên hoặc có sáng nhưng yếu thì chính xác là xe của bạn có vấn đề về điện. Một cách kiểm tra phần điện là bạn bấm còi nếu còi không kêu hoặc kêu yếu thì bạn cần ra thợ để sử lý phần điện của xe.

Nguyên nhân của điện yếu thông thường có 3 nguyên nhân.

1. Do acquy chết hoặc yếu: xe bạn để lâu không đi, hoặc tiếp xúc dây điện của xe với bình bị oxy hóa kiến tiếp xúc kém, nếu là nguyên nhân này bạn chỉ cần vệ sinh đầu tiếp xúc hoặc thay acwquy mới.

2. Điện xe yếu do ic xe máy bị hỏng. Để kiểm tra ic xe máy sống hay chết rất đơn giản, bạn chỉ cần đo cuộn điện trở cuộn lửa, có thể mỗi một xe lại một loại ic khác nhau nhưng thông số chung là: giá trị điện trở thấp hơn 2000 ôm thì có nghĩa là ic của bạn đã bị hỏng.

3. Xe tay ga không đề được do nút đề bị hỏng

Khi bạn gặp hiện tượng: bấm nút đề để khởi động nhưng xe không có hiện tượng xe, không có tiếng kêu “tành tạch”, không nghe thấy tiếng nổ của xe dù là nhỏ nhất thì khả năng cao nút đề của xe bị hỏng, hoặc tiếp xúc giữa phần điện và nút đề bị oxy hóa. Vì thực tế rất hiếm khi nút đề bị hỏng mà thực ra là do tiếp xúc kém. Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn dùng bình pr7 xịt vào nút đề. 

4. Xe đề không nổ kêu tạch tạch

Khác với trường hợp 3, khi bạn bấm nút đề xe không nổ kêu tạch tạch, nguyên nhân xe không đề được là do rơ le bị hỏng, hiện tượng củ đề kêu tạch tạch là do củ đề không quay do rơ le. 

Để hiểu thêm, rơ le xe máy là thiết bị có chức năng nhả hoặc hút bánh răng để khớp với răng khởi động của động cơ xe máy. Khi bấm nút đề nhưng không nổ chỉ nghe thấy tiếng “tách tách” là do rơ le xe của bạn đang bị trục trặc.

xe ga để lâu không đề được

xe máy tự nhiên không đề được
xe máy không đề được không còi được

Xe máy không đề được, đạp không nổ là do nguyên nhân nào?

2 (40%) 1 vote

Tình trạng xe máy không đề được xảy ra khá thường xuyên ở các dòng xe số cũ. Tuy nhiên, ngay cả các dòng xe số mới, xe tay ga cũng thỉnh thoảng bắt gặp hiện tượng này. Hãy cùng mayruaxegiadinh đi tìm câu trả lời cho lỗi xe máy không đề được này nhé!

Contents

  • 1 Tại sao xe máy không đề được
    • 1.1 Xe máy không đề được do yếu điện, hết điện
    • 1.2 Xe máy không đề được do hỏng bộ phận đề
    • 1.3 Xe máy không đề được do Bugi hoặc hệ thống phun xăng hỏng
      • 1.3.1 Dòng xe sử dụng bình xăng con
      • 1.3.2 Dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử FI
    • 1.4 Một số nguyên nhân xe máy không đề được khác 
  • 2 Các cách xử lý tình trạng xe máy không đề được
    • 2.1 Xe máy không đề được do yếu điện, hết điện
    • 2.2 Xe máy không đề được do bộ phận đề bị hỏng
    • 2.3 Xe máy không đề được do hỏng Bugi hoặc hệ thống FI

Tại sao xe máy không đề được

Xe máy không đề được do yếu điện, hết điện

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nguyên nhân làm xe máy không đề được qua tình trạng dàn đèn của xe (đèn pha, đèn chiếu hậu, đèn công tơ mét, đèn xi nhan) và tiếng còi xe.

  • Khi bật chìa khóa, các đèn này không sáng, bấm còi xe không kêu thì chắc chắn là xe đã mất điện.
  • Nếu bật chìa khóa, ấn nút đề, tiếng đề yếu, chậm, các đèn sáng yếu và còi kêu rất nhỏ nghĩa là xe bị yếu điện.

Xe máy không đề được do hỏng bộ phận đề

Sau khi thử đèn và còi xe hoạt động bình thường thì có thể nguyên nhân đến từ các bộ phận đề. Khi bạn ấn nút nhưng xe máy không đề được kêu tạch tạch ở phía trong thân xe thì đây là tiếng rơ le đề bị hỏng. Nguyên nhân là do khi cấp điện vào củ đề nhưng củ đề không quay thì rơ le sẽ thông báo bằng cách đó. Củ đề không quay được có thể do củ đề quá cũ bị bám rỉ, chổi than mòn.

Xe máy không đề được do Bugi hoặc hệ thống phun xăng hỏng

Đèn và còi xe vẫn hoạt động bình thường. Nhưng khi ấn nút đề, bạn cảm thấy xe rung nhẹ rồi lịm lịm dần và tắt hẳn. Trong trường hợp này có 2 khả năng, do Bugi hoặc hệ thống phun xăng điện tử FI bị hỏng. Sau đây, chúng ta sẽ chia thành 2 loại xe: sử dụng bình xăng con và sử dụng hệ thống phun xăng điện tử (FI) để bạn tiện theo dõi.

Đạp xe máy không nổ
Bugi hỏng khiến xe máy không đề được

Dòng xe sử dụng bình xăng con

3 lý do tại sao xe máy không đề được đối với dòng xe này:

  • Nếu Bugi không đánh lửa hoặc đánh lửa yếu thì bạn cần kiểm tra xem Bugi có bị đứt không.
  • Nếu Bugi đánh lửa bình thường nhưng khi đề lại có mùi xăng nồng nặc chứng tỏ xe bị ngộp xăng.
  • Nếu Bugi đánh lửa bình thường nhưng khi đề lại nghe thấy tiếng xì xì thì có khả năng liên quan đến xupap. Hoặc toàn bộ hệ thống động cơ có vấn đề.

Dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử FI

Tương tự như dòng xe sử dụng bình xăng con, trước tiên bạn cần kiểm tra bugi.

Nếu bugi hoạt động bình thường thì bạn cần chú ý tới hệ thống hoạt động của bình xăng. Bình thường khi bật công tắc khởi động, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng rè rè của hệ thống bơm xăng đang hoạt động. Nếu không nghe thấy tiếng này, chứng tỏ hệ thống phun xăng điện tử bị hỏng.

Một số nguyên nhân xe máy không đề được khác 

  • Xe để lâu không sử dụng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt vào mùa đông. Xe bỏ lâu một chỗ không được sử dụng khiến lượng không khí trong bình xăng không được điều hòa, dẫn đến khó nổ máy. 
  • Quên gạt chân chống: Đối với dòng xe tay ga, để đảm bảo an toàn nên khi người dùng phải gạt chân chống lên mới nổ máy được.
  • Hết xăng: Do chúng ta không chú ý đến vạch kim xăng hoặc xe cũ hỏng mất vạch báo xăng. Vì vậy, khi xe máy không đề được, chúng ta cần mở nắp bình xăng kiểm tra trước tiên nhé.
Đạp xe máy không nổ
Kiểm tra bình xăng đầu tiên nếu xe không nổ máy

Xe máy không đề được do yếu điện, hết điện

  • Đối với trường hợp yếu điện, bạn có thể nạp thêm điện cho ắc quy. Đầu tiên, tìm một bình ắc quy có điện. Nạp điện từ bình mới sang bình cũ bằng cách nối các điện cực âm (-) và dương (+) của 2 bình ắc quy tương ứng với nhau.
  • Nếu sau khi nạp điện mà xe vẫn không nổ máy thì bạn phải thay bình ắc quy mới. Lưu thay bình ắc quy mới loại tốt, đúng trị số và kích thước của ắc quy.
  • Nếu xe có điện nhưng đèn yếu, tiếng còi không to, có thể do bình ắc quy yếu, không lưu được điện đầy bình như trước. Hoặc do bộ điện của xe bị hỏng. Lúc này, bạn nên đem xe ra tiệm sửa xe gần nhà để kiểm tra ngay.
Đạp xe máy không nổ
Thay bình ắc quy mới loại tốt

Xe máy không đề được do bộ phận đề bị hỏng

  • Đối với xe số, bạn có thể thử đạp cần khởi động. Nếu xe nổ máy ngay thì lỗi là do bộ phận đề.
  • Đối với xe tay ga, bạn có thể thử cạy nút công tắc đề, sau đó nối tắt 2 đầu dây rồi ấn nút đề. Hoặc sử dụng bình xịt vệ sinh như RP7 hay WD xịt vào các phần công tắc này. Sau đó, gạt qua lại và thử ấn đề. Nếu xe vẫn không nổ máy thì bạn phải đem xe ra tiệm sửa xe kiểm tra.

Xe máy không đề được do hỏng Bugi hoặc hệ thống FI

Đối với dòng xe sử dụng bình xăng con.

  • Nếu Bugi không đánh lửa hoặc đánh lửa yếu, bạn nên thay bugi mới.
  • Nếu thay Bugi mới mà xe vẫn không nổ máy thì có thể do hư mobin sườn hoặc đứt dây điện. Đây là trường hợp khó, bạn phải mang xe ra tiệm chứ không thể tự sửa được tại nhà.
  • Nếu Bugi đánh lửa bình thường nhưng đề toàn mùi xăng, trước tiên lấy bugi ra ngoài lau sạch. Sau đó, lấy một ít vải khô nhét vào chỗ cắm bugi sau đó đề lại vài lần, không vặn ga. Cuối cùng, bạn cắm lại Bugi, đề ngắt quãng vài giây và vặn nhẹ ga.

Đối với dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thì chỉ có thể gọi thợ đến sửa thôi.

Đạp xe máy không nổ
Bảo dưỡng xe máy định kỳ

Qua những thông tin trên, chúng tôi tin rằng bạn đã nắm được phương án xử lý tình huống khi xe máy không đề được vì sao và hoàn toàn có thể chủ động xử lý nếu gặp các sự cố trên. Tuy nhiên, để “xế yêu” luôn hoạt động trơn tru, ổn định, bạn đừng quên đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhé!

Related Posts