Đâu là tác phẩm văn học cổ nhất của trung quốc La 25 điểm a li tao b kinh thi c cửu ca d thiên vấn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM XÃ HỘIBài giảng học phầnVĂN HỌC TRUNG QUỐCChương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ vănGiảng viên: Lê Văn MẫuKhoa: Sư phạm Xã hộiQuảng Ngãi, tháng 3 năm 2021 VĂN HỌC TRUNG QUỐC中国文学A. MỤC TIÊU HỌC PHẦNGiúp sinh viên lĩnh hội được các kiến thức cơ bản sau đây:- Diện mạo văn học Trung Quốc, một bộ phận rất quan trọng trong bộ mônvăn học thế giới. Sinh viên nắm bắt cơ bản về văn học tiêu biểu của một nướcphương Đông như: một nền văn học lâu đời, phong phú, đa dạng và nhiều tinhhoa.- Văn học Trung Quốc trong quá trình vận động, sáng tạo và cách tân vềhình thức nghệ thuật lẫn thể tài. Dựa vào trên hai trục tiến trình thời gian (từthời cổ đại đến đương đại) và thể loại (tiêu biểu: thơ Đường, từ Tống, kịchNguyên, tiểu thuyết Minh – Thanh...), văn học Trung Quốc dần tương thông rathế giới.- Thông qua diện rộng và những điểm chính (những tác gia và tác phẩmtiêu biểu), thông qua bề dày của văn học Trung Quốc tiêu biểu cho tư tưởng vàtriết học phương Đông, ảnh hưởng sâu rộng đến các nước châu Á và thế giới,giúp sinh viên có kiến thức và thao tác tư duy dưới góc độ văn học so sánh.- Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tác phẩm, dạy tốt cáctác phẩm văn học Trung Quốc có trong chương trình phổ thơng.B. HỌC LIỆUHọc liệu bắt buộc[1] Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (1998), Văn học Trung Quốc, Nxb Giáodục, Hà Nội.[2] Lương Duy Thứ (1994), Văn học Trung Quốc, Huế.[3] Chương Bồi Hoàn, Lạc Minh Ngọc (2000), Văn học Trung Quốc (3tập), Nxb Phụ nữ.Học liệu tham khảo:[1] Việt Cường, Truyện dân gian Trung Quốc (2006), Nxb Lao động- XH.[2] Lâm Ngữ Đường, Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (1970), Nxb Cadao.[3] Huỳnh Minh Đức (biên dịch), Văn học Trung Quốc (1975), Nxb Minh Tâm,Sài Gòn.1 [4] Cao Hữu Công- Mai Tổ Lân, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường (2000), TrầnĐình Sử, Lê Tẩm dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.[5] Trần Xuân Đề, Tiểu thuyết cổ điển Minh- Thanh (1994), Nxb Giáo dục, HàNội.[6] Trần Xuân Đề, Khuất Nguyên-nhà thơ yêu nước (1976), Nxb Giáo dục, HàNội.[7]. Lê Giảng , Đến với thơ Đỗ Phủ (1999), Nxb Thanh Niên.[8] Nguyễn Thị Bích Hải, Văn học châu Á trong trường phổ thông (2002), NxbGiáo dục.[9] Nguyễn Thị Bích Hải, Bình giảng thơ Đường (2003), Nxb Giáo dục.[10] Nguyễn Thị Bích Hải, Tiến trình văn học Trung Quốc đương đại (2001), Đềtài khoa học cấp Bộ.[11] Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường (1995), Nxb Thuận Hóa.[12] Dư Hóa, Gào thét trong mưa bụi (2008), Nxb Cơng an nhân dân.[13] Cao Hành Kiện, Thánh kinh của một con người (2007), Nxb Văn học.[14] Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học Trung Quốc (1964), Nxb Sài Gòn.[15] Phương Lưu, Tinh hoa lý luân văn học Trung Quốc (1976), Nxb Giáo dục,Hà Nội.[16] Phương Lưu, Lỗ Tấn- nhà lý luận văn học (1997), Nxb Đại học và Trunghọc chuyên nghiệp, Hà Nội.[17] Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị (1992), Nxb Văn học, Hà Nội.[18] Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện (1998), Nxb Hải Phòng.[19] Nguyễn Khắc Phi, Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ (1998),Nxb Giáo dục.[20] Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Lịch sử văn học TrungQuốc (2002), Nxb ĐHSP Hà Nội.[21] Nguyễn Khắc Phi-Trần Đình Sử, Về thi pháp thơ Đường (1997), Nxb ĐàNẵng.[22] Ngô Văn Phú, Thơ Đường ở Việt Nam (2001), Nxb Hội Nhà văn.[23] Trương Quốc Phong, Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc(1998), Nxb Văn nghệ Tp HCM.[24] Trần Trọng San, Văn hoc Trung Quốc (tập 3) (1969), Nxb Bắc Đẩu, SàiGòn.[25] Kim Thánh Thán, Luận bàn Thủy hử (1998), Nxb Văn học, Hà Nội.2 [26] Lã Thâm Thìn, Bình giảng thơ nơm Đường Luật (2002), Nxb Giáo dục.[27] Lỗ Tấn, Truyện ngắn Lỗ Tấn , (2000), Nxb Văn học.[28] Lỗ Tấn, Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung quốc (Lương Duy Tâm dịch)(1996), Nxb Văn hóa, Hà Nội.[29] La Quán Trung, Tam quốc diễn nghĩa (3 tập) (2004), Nxb Văn học,Hà Nội.[30] Lương Duy Thứ, Thi pháp thơ Đường (2004), Nxb Đại học Sư phạm.[31] Lương Duy Thứ, Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn (1990), ĐHSP Huế.[32] Lương Duy Thứ, Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (1992), NxbMũi Cà Mau.[33] Lương Duy Thứ,( biên soạn), Lỗ Tấn- Tác phẩm và tư liệu (1998), NxbGiáo dục.[34] Tư Mã Thiên, Sử ký tinh hoa (2005), Nxb Phương Đông.[35] Lão Xá, Truyện ngắn Lão Xá (2011), Nxb Văn học.[36] Lisevich, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch) (1993), NxbĐHSP Tp HCM.[37] Yu Dan, Khổng Tử tinh hoa ( Những điều kỳ diệu từ tư tưởng và triết lý sốngcủa Khổng Tử) (2009) , Nxb Trẻ.[38] Yu Dan, Trang Tử tâm đắc, (2012), Nxb Trẻ.[39] Kinh thi (2012), Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.[40]郭志刚,孙中田主编, 中国现在文学 (两册) (2007 年),高等教育出版社。[41]绕芃子主编, 中国文学在东南亚 (1999 年), 暨南大学出版社。[42]黎文亩, 杜甫诗歌在越南的接受与传播 (博士学位论文)(2014 年),华南师范大学。[43]唐诗鉴常辞典 ,上海辞典出版社, 2004 年。3 Chương 11.1.VĂN HỌC CỔ ĐẠIKhái quát văn học tiên Tần1.1.1. Bới cảnh xã hội thời tiên TầnNói văn học tiên Tần (先秦文学) tức là nói văn học Trung Quốc từ thời thươngcổ đến những năm đầu đời Tần ở thế kỷ III tr.CN, trải qua ba chế độ xã hội. Chế độcông xã nguyên thủy, chế độ nô lệ và chế độ phong kiến phân quyền địa phương.Xã hội thị tộc ở Trung Quốc được hình thành từ thời Thần Nơng, Hồng Đế,Nghiêu, Thuấn, Vũ trong truyền thuyết. Với vua Vũ đời Hạ (TK XXI- XVII tr.CN),Trung Quốc bước sang xã hội nô lệ, bỏ chế độ bầu cử của xã hội thị tộc mà đặt ra chếđộ cha truyền con nối. Thời kỳ sau nhà Thương (TK XVII- XI tr.CN) chế độ nô lệ pháttriển càng mạnh. Những năm cuối đời Thương, bọn quý tộc vô cùng đồi bại, tàn áckhiến nô lệ vùng dậy. Khi bộ tộc Chu dấy binh thì nơ lệ trở giáo giúp Chu. Chu diệtThương lập vương triều mới. Nhà Chu (TK XI- 256 tr.CN) chia ra hai thời kỳ, Tây Chu(TK XI- 778 tr.CN) và Đông Chu (770- 256 tr.CN). Đông Chu và thời gian từ khi Chumất đến khi Tần thống nhất Trung Quốc lại chia làm 2 giai đoạn: Xuân thu (770-455 trCN) và Chiến Quốc (475-221 tr.CN). Thời Xuân thu nền kinh tế phong kiến nẩy mầm,chế độ nô lệ dần dần suy yếu và duyệt vong, vì thế người ta ghép Xuân thu vào thời nôlệ và Chiến quốc vào thời phong kiến.Thời kỳ đầu Chu, các nước chư hầu sống hịa bình với nhau, cứu giúp nhau khicó giặc ngoại xâm. Nhưng về sau thì họ thơn tính lẫn nhau. Đầu Chu có khoảng 1000nước, đến Xuân thu cịn lại hơn 100 nước. Có 14 nước tương đối lớn, trong đó Tần,Tấn, Tề, Sở tranh nhau làm bá chủ. Thế lực vua Chu ngày càng suy, nhà vua mất uy tínđối với các chư hầu. Các nước lớn nắm bá quyền cũng bắt các nước nhỏ cống hiến lễvật. Đó là thời kỳ “Ngũ bá tranh hùng” (Tề, Tần, Sở, Ngơ, Việt). Sang Chiến quốc, chỉcịn 7 nước tạo thành cục diện “Thất hùng tương địch” (Tề, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy,Yên).Trong thất hùng thì Tần lạc hậu về mọi mặt nhưng từ TK IV tr.CN, vua Tần choThương Ưởng thi hành nhiều cải cách xã hội. Tần giàu mạnh thì các nước kia bị uyhiếp. Các thuyết khách thừa cơ hoạt động, hoặc thuyết phục sáu nước kia liên minhchống Tần, đó là thuyết “hợp tung”, hoặc thuyết phục Tần chia rẽ các nước kia cho yếuđi, đó là thuyết “liên hồnh”. Nhưng đầu TK III tr.CN, Tần đánh bại hai nước Hàn,Ngụy, tiếp đó phá liên minh Tề- Sở, đưa qn đánh Sính Đơ của Sở. Sau đó, Tần trởthành vơ địch, kết thúc cục diện tương tranh giữa thất hùng, thống nhất Trung Quốc(221 tr.CN).4 Văn học tiên Tần chủ yếu tập trung vào thời kỳ Chiến quốc.1.1.2. Thành tựu văn học thời tiên TầnVăn học tiên Tần đạt nhiều thành tựu rực rỡ như: chữ viết, văn học truyềnmiệng, hai thành tựu thơ giá trị như: Kinh thi và Sở từ, văn xuôi trong sách Thượngthư, tản văn Xuân thu – Chiến quốc.- Chữ viết Trung Quốc xuất hiện khá sớm (khoảng TK XIV tr.CN, đời Thương).Dùng văn tự để viết sách là bắt đầu từ thời Thương. Văn xi cổ nhất được tìm thấy làsách Thượng thư, tức Kinh thư.- Văn học truyền miệng thời nguyên thủy phong phú: thơ ca, thần thoại vàtruyền thuyết. Thơ ca thời nguyên thủy phong phú nhưng đến nay chỉ còn giữ lại đượcmột số câu trong các sách cổ như sách Lã Thị Xuân Thu, sách Đại học. Thí dụ, thiên cổnhạc trong sách Lã Thị Xuân Thu có đoạn nói: “Ngày xưa nhạc của họ Cát Thiên (têngọi một ông vua trong truyền thuyết) là ba người nắm đuôi trâu dẫm chân mà hát támkhúc… Khúc thứ nhất là Tải dân (ca ngợi nguồn gốc của tổ tiên), hai là khúc Huyềnđiểu (có lẽ là dựa vào một truyền thuyết về một con chin thần kỳ nào đó), ba là Toạithảo mộc (đốn cây), bốn là Phấn ngũ cốc (trồng ngũ cốc), năm là Kinh thiên thường(theo đạo trời), sáu là Kiến đế công (lập công cho nhà vua), bảy là Y địa đức (theo đứccủa đất), tám là Tống cầm thú chi cực (dồn muông thú)”. Bài thơ “Cẩu nhật tân, nhậtnhật tân, hựu nhật tân” [ 茍日新, 日日新, 又日新 ] ghi trong sách Đại học vốn là bài minhkhắc ở chậu tắm vua Thang (Mỗi ngày mới, ngày ngày mới, ngày lại càng thêm mới)…Thần thoại, truyền thuyết cũng rất phong phú: Bà Nữ oa, Hậu Nghệ bắn mặttrời, Tinh vệ lấp biển, Ngưu Lang Chúc Nữ, Vua Vũ trị thủy, vua Thuấn… Thần thoại,truyền thuyết giải thích các hiện tượng thiên nhiên, ca ngợi những nhân vật lịch sử anhhùng, khát vọng một cuộc sống no ấm, tình yêu thương của đồng loại…- Kinh thi. Kinh thi tập hợp các bài thơ thời Tây Chu, Đông Chu. Phần lớn làdân ca miền Bắc Trung Quốc do nhạc sư các nước sưu tầm dâng lên thiện tử nhà Chu.Kinh thi vốn có 3000 bài thơ hay nhất Trung Quốc (TK XII- VI tr.CN). Dân ca là phầnquan trọng nhất, 160 bài, tập hợp thơ ca của giới quý tộc.- Sở từ. Từ khi Kinh thi xuất hiện cho đến khi có Sở từ, khoảng 400 năm, tức đầuXuân thu đến cuối Chiến quốc. Người ta gọi Sở từ là muốn phiếm chỉ thơ ca của nướcSở ở lưu vực sông Trường Giang, miền Nam Trung Quốc. Sở từ thiên về tính chất lãngmạn, phóng khống, hình thức tương đối tự do, câu dài ngắn khơng đều nhau. Nói đếnSở từ là nói tới 2 nhà thơ tiêu biểu: Tống Ngọc với 16 bài phú, Khuất Nguyên với tậpLy Tao.5 - Văn xuôi, tản văn.Văn xuôi cổ nhất được tim thấy trong sách Thượng thư. Tuy nhiên những bàighi chép trong sách Thượng thư chỉ là văn chương hành chính, phải đến tản văn Xnthu Chiến quốc mới có tính chất văn học. Văn đàn lúc này như vườn xuân “trăm hoađua nở”. Về văn xi lịch sử có những tác phẩm như tác phẩm Xuân thu (Khổng Tử),Tả truyện (Tả Khâu Minh), Cốc Dương truyện (Công Dương Cao), Cốc Lương truyện(Cốc Lương Xích), sách Quốc ngữ, Chiến quốc sách (không biết của ai, ghi chép lịchsử các nước). Về văn xi chư tử (văn xi triết lý) có những tác phẩm như: Luận ngữ,sách Mạnh Tử, sách Tuân Tử của phái Nho gia; sách Mặc Tử của phái Mặc gia; sáchĐạo đức kinh của Lão Tử, sách Trang Tử của Trang Chu thuộc phái Đạo gia; sáchHàn Phi Tử của Hàn Phi thuộc phái Pháp gia.1.2. Kinh thi 《诗经》1.2.1. Khái quát về Kinh thi1.2.1.1. Khái niệm Kinh thiKinh thi là tập thơ cổ của nhân dân phương Bắc, tiêu biểu cho văn hóa phươngBắc (cùng với triết học Khổng Mạnh). So sánh với Kinh thi, thì Sở từ của KhuấtNguyên tiêu biểu cho văn hóa phương Nam (cùng với triết học Lão Trang).Kinh thi là gì? Chữ Kinh có hai nghĩa: kinh điển, chuẩn mực, Kinh thi là chuẩnmực của thơ ca, đạo thường; nghĩa là trường tồn bất biến, là đạo mn đời.Trước đời Hán, nó được gọi là Thi hay Thi tam bách. Từ đời Hán trở về sau cácsách vở Nho gia dung để dạy học trị đều được suy tơn là Kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc,Xuân thu) nên mới gọi là Kinh thi.1.2.1.2. Thời đạiKinh thi ra đời cách đây 2500 năm, vào khoảng thế kỷ VI tr.CN. Nó là sáng táccủa nhiều người (đa số là nhân dân lao động, số ít quý tộc và sĩ đại phu) trong khoảngthời gian 500 năm, từ đầu Tây Chu (TK XI tr.CN) đến giữa Xuân Thu (TK VI tr.CN).Chế độ xã hội trong thời kỳ hình thành Kinh thi là cuối chế độ nô lệ đầu phongkiến. Theo ý kiến chung, Xuân Thu (770- 475 tr.CN) là giai đoạn quá độ từ chế độ nôlệ chuyển sang chế độ phong kiến. Còn Chiến quốc (475- 221 tr.CN) là giai đoạn chếđộ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc. Trong các giai đoạn Xuân Thu- Chiếnquốc, chiến tranh giữa các chư hầu xảy ra liên miên, thiên tử nhà chu chỉ còn là hư vị…Cần có ý thức khi phân tích những vấn đề như ép bức bóc lột, vấn đề lễ giáophong kiến… trong Kinh thi. Vì đây là thời kỳ cuối nơ lệ đầu phong kiến nên chủ yếulà áp bức bóc lột kiểu nô lệ, lễ giáo phong kiến chưa sâu như sau này.6 1.2.1.3. Biên soạn, phân loại- Biên soạn có 3 thuyết:+ Khổng Tử biên soạn. Sách Sử ký viết: Từ 3000 bài Kinh thi, Khổng Tử soạnlại thành 300 bài để dạy học trị. Khơng đúng, vì trước đây Khổng Tử đã có quyểnKinh thi 305 bài.+ Các quan “thái thi” (hái thơ) đời Chu làm để dâng vua. Có một phần nhưngkhơng phải tất cả.+ Cơng lao chính của các nhạc quan thu thập âm nhạc vì nghề nghiệp.Biên soạn là công lao của nhiều thế hệ. Khổng Tử chỉ có thể là một trong số rấtnhiều người đã tham gia vào quá trình tuyển chọn, chỉnh lý tập thơ.- Về phân loại: Kinh thi gồm có ba bộ phận như Phong 風, Nhã 雅, Tụng 頌. Sựphân loại này dựa trên tiêu chí là nhạc điệu.+ Phong hay quốc phong, là âm nhạc địa phương của các nước. Tất cả có 160bài thuộc 15 quốc phong (thập ngũ quốc phong).+ Tụng là loại nhạc kết hợp với vũ, tán tụng ca ngợi- nhạc dùng trong tế lễ, gồm31 thiên Chu tụng, 4 thiên Lỗ tụng và 5 thiên Thương tụng.+ Nhã là âm nhạc của các vùng đất trực thuộc triều Chu. Nhã là để phân biệt vớitục. Nếu “phong” cơ bản là dân ca thì “nhã” mang hàm nghĩa nhạc chính thống củacung đình: “nhã nhạc”. Nhã lại gồm có đại nhã và tiểu nhã. Có 31 thiên đại nhã, chủyếu mang nội dung ca tụng công đức, dùng các lễ hội, yến tiệc cung đình. Có 74 thiêntiểu nhã, phần lớn là sáng tác của quý tộc và kẻ “sĩ” (các phần tử trí thức).Cách chia đó khơng hồn tồn chính xác. Người ta thường theo cách chia mới:Thơ ca quý tộc và thơ ca dân gian.1.2.2. Nội dung tư tưởng Kinh thi- Cuộc sống bị áp bức bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động+ Kinh thi là một bức tranh còn nguyên vẹn về cuộc sống của nhân dân lao độngdưới chế độ nô lệ. Tiêu biểu cho nội dung này là Thất nguyệt.+ Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch. Tiêu biểu cho nội dung này là các bài Bãovũ (chim bão), Quân tử vu dịch (chàng đi lao dịch)...+ Lịng ốn hờn phẩn nộ và tinh thần phản kháng. Những bài thơ tiêu biểu chonội dung này là Phạt đàn, Thạc thử…- Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thơn tính đất đai của giai cấp thốngtrị.7 Bên cạnh những bài phê phán sự áp bức bóc lột là những bài thơ nói lên nỗi khổcủa nhân dân trong chiến tranh. Xuân thu là thời kỳ chiến tranh thơn tính lẫn nhau giữacác chư hầu diễn ra liên miên và Kinh thí là ngọn nguồn thơ ca phản chiến ở TrungQuốc. Có thể thấy tâm trạng đau buồn của người lính giải ngũ trên đường về quê trongĐơng Sơn (Núi Đơng); cũng có thể thấy nguyện vọng hịa bình, lịng thủy chung cảngười chinh phụ qua nhiều bài thơ hay như Bá hề (Hỡi chàng), Quân tử vu dịch, Bãovũ. Có thể thấy thái độ chán chường cao độ của người lính bại trận trong bài Kích cổ(Đánh trống).- Kinh thi phản ảnh quan niệm về tình u và hơn nhân của người lao động.Có thể thấy nhiều trạng thái của tình u và hơn nhân, những biểu hiện lànhmạnh trong sáng trong quan hệ tình cảm giữa những người lao động qua hàng loạt bàithơ hay như Quan thư, Tình nữ, Nữ viết kê minh (vợ bảo gà gáy rồi), Phiến hữu mai(quả mơ rụng)… Tuy nhiên cũng có nhiều bài dựng lên một cách sinh động hình ảnhcủa người phụ nữ gặp nhiều đau khổ trong tình u và hơn nhân Phiến hữu mai (Quảmơ rụng), Xin anh Hai…1.2.3. Nghệ thuật Kinh thi- Điểm nổi bật trong Kinh thi là tính chân thực.- Thi pháp nghệ thuật nổi bật của Kinh thi là: Phú 赋, tỉ 比, hứng 興. (Đọc thêmVăn học sử Trung Quốc, T1. Nxb Phụ Nữ, tr.149).+ Phú là phơ bày, nói thẳng sự việc ra, nghĩ thế nào nói thế đó. Thất nguyệt, Phạtđàn cơ bản là dùng thể phú.+ Tỉ là ví, so sánh, mượn cái này nói cái kia. Thạc thử- mượn con chuột nói kẻ bóclột; Quả mơ rụng- dung hình ảnh mơ rụng để hình dung sự trôi nhanh của thời gian vàkhát vọng hôn nhân ngày càng mãnh liệt.+ Hứng là khêu gợi, mượn sự vậ bên ngồi để khêu gợi tình cảm bên trong. Quanthư- từ tiếng chim gù đến lứa đôi, là tỉ mà cũng là hứng, tỉ trực tiếp, hứng gián tiếp.- Về kết cấu, Kinh thi thường sử dụng hình thức nổi bật là lối trùng chương, điệpcú. Tiêu biểu như Phạt đàn, Thạc thử. (Xem thêm Văn học sử Trung Quốc, T1. NxbPhụ Nữ, tr.147).1.2.4. Đặc điểm và ảnh hưởng của Kinh thiĐặc điểm và ảnh hưởng của Kinh thi chủ yếu biểu hiện ở các mặt sau:- Thứ nhất, Kinh thi lấy thi ca trữ tình làm chủ lưu. Hơn nữa xét từ trình độ trưởngthành của thi ca, mức độ trưởng thành của thơ trữ tình cũng rõ ràng cao hơn kể chuyện(tự sự). Sử thi Home của Hy Lạp đại để cùng thời đại với Kinh thi, thì hoàn toàn là thơ8 kể chuyện. Thế nên, nếu như Home đã đặt nền tảng kể chuyện là hướng phát triển chủyếu cho VHPT thì Kinh thi đã đặt truyền thống trữ tình làm phương hướng phát triểnchủ yếu cho sự phát triển của Văn học Trung Quốc.- Thứ hai, thi ca trong Kinh thi phần lớn đều phản ánh thế giới hiện thực của nhângian, cũng như sinh hoạt và kinh nghiệm hằng ngày của con người. Thi ca sau này củaTrung Quốc và kể cả những dạng thức văn học khác, nội dung của nó đều mang đặctrưng cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày và sinh hoạt hiện thực.- Thứ ba, xét về mặt tổng thể, Kinh thi có màu sắc chính trị và đạo đức rất rõ rệt.Việc các thi nhân hậu thế đã kế thừa đặc điểm chính trị, đạo đức trên cũng nên phântích theo hai mặt. Một mặt, uốm nén văn học đừng quá nghiêng về “du hí” và “duy mĩ”.Mặt khác nếu quá cường điệu đặc điểm này sẽ làm phương hại đến sự phát triển đadạng của văn học, đè nén sự thổ lộ tự do về mặt tình cảm.- Kinh thi ảnh hưởng rất lớn đến Khuất Nguyên, các nhà thơ Đường và nói chungđối với thơ ca Trung Quốc. Về sau, mỗi khi thơ ca rơi vào hình thức chủ nghĩa, ngườita lại đề cao việc học tập Quốc phong, tức là học tập cái chân thực, cái hồn hậu củaKinh thi.- Các nhà thơ Việt Nam vận dụng điển cố Kinh thi một phần do sách giáo khoaphong kiến quy định (lục kinh), nhưng một phần do nó chân thực sinh động, xứng đángđược coi là những điển cố văn học như Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều.1.3. Khuất Nguyên và Ly tao (屈原与离骚 )1.3.1. Khái quát1.3.1.1. Thời đại- thân thế và lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ- Khuất Nguyên (khoảng 340- 277 tr.CN), tên Bình, tự Nguyên, là quý tộc cùngmột họ với vua Sở, sống vào nửa sau thời Chiến quốc. Quê hương ông là nước Sở, làmột trong bảy nước mạnh nhất thời Chiến quốc (thất hùng: Tần, Tề, Sở, Hàn, Ngụy,Triệu, Yên). (Xem thêm Cuộc đời và tác phẩm của Khuất Nguyên- Văn học sử TrungQuốc, T1, Nxb Phụ Nữ, tr.201).- Khuất Nguyên đề ra “biến pháp” trong đối ngoại và đối nội. Về đối ngoại “hợptung” (liên kết sáu nước) chống đường lối “liên hoành” của Tần. Về đối nội, hạn chếquý tộc, cất dùng người tài, giảm nhẹ hình phạt. Vì chủ trương yêu nước và tiến bộ đómà cuộc đời ơng long đong lận đận. Khi vua thực hiện “biến pháp”, ông được trọngdụng, làm đến Tả đồ (Phó thủ tướng). Khi vua nghe lời xúc xiển, theo “liên hồnh”,ơng bị thất sủng, bị lưu đày ở Hán Bắc (thời Sở Hoài Vương thứ 25). Lần thứ 2 (thời9 Khoảnh Tương Vương), sau 14 năm lưu đày, khi Tần diệt Sở, ông đau khổ tuyệt vọng,nhảy xuống sông Mịch La để tự tận (5.5.278 tr.CN).1.3.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Khuất Nguyên- Tác phẩm của Khuất Nguyên gồm từ, phú, thơ, gọi chung là Sở từ《楚辞》(thơtừ theo điệu Sở). Ngồi Ly tao cịn có Cửu chương,《九章》gồm 9 bài: Tích tụng (Tiếclàm thơ), Thiệp giang (Qua sơng), Ai Sính (Thương nhớ kinh đơ Sính), Trừu tư (bày tỏtâm sự), Hồi Sa (nhớ Trường Sa), Tư mỹ nhân (nhớ người đẹp), Tích vãng nhật (nhớxưa), Quất tụng (ca ngợi cây quất), Bi hồi phong (buồn gió xốy).- Cửu ca 《九歌》gồm 11 bài dân ca được Khuất Nguyên cải biên, nói về tế thầnmặt trời, thần núi, thần mây, thần coi việc nối dõi, thần sơng Hồng Hà, thần TrườngGiang… Đặc biệt có bài Quốc thương (Hồn liệt sĩ) mang âm hưởng tế các chiến sĩ trậnvọng.- Thiên vấn《天问》(hỏi trời) là một bài thơ lạ, đề xuất hơn 130 câu hỏi vềtruyền thuyết, lịch sử. Bài thơ thể hiện tư tưởng khai sáng của nhà thơ, cũng là dấu ấncủa thời đại “trăm nhà đua tiếng”.- Nội dung thơ Khuất Nguyên tập trung thể hiện tấn bi kịch của ông của thời đại.Bi kịch của một nhà chính trị sáng suốt muốn cho nước Sở hùng mạnh, xã hội tốt đẹp.Bi kịch của một con người trong sạch, đạo cao đức trọng phải sống giữa những kẻ tầmthường. Bi kịch của ông còn là bi kịch của một nhân cách “phú quý bất năng dâm, bầntiện bấtt năng di, uy vũ bất năng khuất” ( “富贵不能淫,贫贱不能移,威武不能屈 - giàusang không thể quyến rũ, nghèo hèn không thể lung luy, uy vũ không thể khuất phục)bị bọn tiểu nhân nắm vận mệnh quốc gia hãm hại.1.3.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Ly tao1.3.2.1. Giá trị nội dung Ly tao- Nhan đề Ly taoLy tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên là bài thơ trữ tình đầu tiên, bài thơdài đầu tiên trong lịch sử văn hóa Trung Quốc (373 câu, 2490 chữ). Người xưa coi viênngọc quý và lạ “Tiền thế vị văn, hậu thế mạc kế” (đời trước chưa nghe thấy đời saukhông ai theo kịp).Theo Tư Mã Thiên (Sử ký) “Ly tao giả, ly ưu dã” (离骚者,离忧也- Ly tao là lobuồn trong chia ly). Theo Ban Cố “Ly là gặp phải, tao là lo âu; bản thân nhà thơ gặpnhững điều lo âu mà viết nên bài từ”. Vương Dật thì nói:Li tức là li biệt, tao tức buồn,cho nên Li tao là nỗi buồn li biệt. Vậy Ly tao là nỗi đau buồn chia ly, ở đây là chia lyvới Sở Vương, Sính đơ và nước Sở.10 Dù cho niên đại viết ra, cũng như ý nghĩa của đầu đề bài Li tao có những cáchcắt nghĩa khác nhau nhưng ta có thể khái quát một cách xác đáng: Li tao đó là tựtruyện của một tâm hồn đau khổ như Khuất Nguyên, sau khi gặp phải trắc trở về mặtchính trị, đứng trước vận mệnh nguy nan của cá nhân và quốc gia, nên có sự suy nghĩvề qua khứ cũng như về tương lai, và chủ yếu là thông qua phương thức ảo tưởng (Vănhọc sử Trung Quốc, T1. Nxb Phụ Nữ, tr.205).- Bố cục Ly taoCó nhiều cách chia khác nhau. Tuy nhiên, cách chia của các học giả đời Thanhlà dễ chấp nhận nhất, chia Li tao làm 2 phần (trừ lời văn: 4 câu cuối bài). Phần trên làthực (có hư), phần dưới là hư (có thực). Phần trên tác giả trình bày ý tưởng muốn đưanước Sở vượt Thuấn Nghiêu nhưng Sở vương khơng nghe; phần dưới trình bày với linhhồn vua Nghiêu Thuấn. Nếu phần trên tác giả ra sức chăm bón “chín vườn lan lại nghìnsào huệ” nhằm xây dựng một đội ngủ nhân tài cho đất nước, nhưng rốt cuộc đều bịphản bội (lan ta tưởng là nơi tin cậy, có ngờ đâu bong bẩy mà hư…) thì ở phần sau ơnglên cõi hư ảo tìm người đẹp mà khơng gặp (kẻ vì khơng mối lái, kẻ gặp nhưng “mấtnết”).- Cảm hứng chủ đạo Ly taoLy tao là bài thơ trữ tình, tác giả bộc bạch tâm sự. Ở đây tác giả nói đến lịch sử,đến hoa thơm cỏ lạ, đến thế giới thần tiên… nhưng đó chỉ là mượn ngồi để nói trong,mượn người để nói mình. Mọi hình tượng trong Ly tao đều muốn nói chung một màusắc, đều bị chi phối bởi cảm hứng chủ đạo đó là: Nỗi niềm cay đắng trong tình trạngthần tượng bị đổ vỡ, khát vọng bị vùi dập, nhân cách bị bơi nhọ song song với ý chíkiên trinh bất khuất quyết khơng bỏ chính theo tà, thà chết để bảo tồn khí tiết.- Diễn biến tâm trạng+ Nỗi niềm cay đắng của nhà thơ được diễn tả dưới dạng tâm trạng của một“người đẹp” đi tìm “bạn lịng”. Người đẹp tự hào về gia thế, phẩm cách vì sợ “muộnmàng lỡ duyên”. Đây không phải là cái duyên thông thường mà là khát vọng vươn tớicái chân- thiện- mỹ. Khát vọng đó bị thói đời xun tạc, bơi nhọ.Từ câu thứ nhất “Đế Cao Dương chi miêu duệ hề, Trẫm Hồng khảo việt bádung”- 帝高阳之苗裔兮,朕皇考曰伯庸. (Tơi ngun là con cháu của nhà vua thời cổ làCao Dương) thi nhân đã sử dụng rất nhiều ngôn từ, từ nhiều gốc độ, kể lại nhân cáchtốt đẹp của bản thân. Ơng nói tự hào rằng, mình là một bề tơi cùng họ với Sở Vương,vừa nêu lên thân thế cao quý của mình, vừa thể hiện trách nhiệm của mình đối với sựhưng vong của nước Sở là một trách nhiệm khơng thể chối bỏ được. Ơng kể lại mình11 đã hạ sinh vào một thời điểm rất tốt (ngày Dần, tháng Dần, năm Dần), được đặt cho cáitên rất đẹp qua sự bói tốn. Ơng lại nhấn mạng mình là người có thiên phú khác thường.Trên cơ sở đó, thi nhân kể lại việc mình đã kịp thời lo tu thân, bồi dưỡng phẩm chấtđạo đức tốt đẹp, rèn luyện một tài năng xuất chúng, tha thiết muốn hiến thân cho nướccho vua, để giúp cho nước Sở được hưng thịnh, giúp cho Sở Vương trở thành một nhàvua như Nghiêu Thuấn (Văn học sử Trung Quốc, T1. Nxb Phụ Nữ, tr.206).+ Từ tâm trạng tự hào về gia thế, phẩm cách, Người đẹp chuyển sang tâm trạngđau đớn vì sinh ra lỗi thời, do khơng gặp “minh chúa”, vì gặp thói đời a dua xu nịnh.Sở Vương là tên hơn qn, vơ đạo “Tình ta mình chẳng xét cùng, nghe lời ton hót đemlịng giận ta”. Bọn “đảng nhân”: “Chúng chen chúc trên đường vụ lợi, Tấm lòng tham,tham mãi, tham hồi, Đem dạ mình đọ bụng người…”.Bọn “đảng nhân” tức là bọn tiểu nhân, kết bè kết cánh để mưu lợi riêng, bọn nàyđối địch với thi nhân “Duy phù đảng nhân chi thâu lạc hề, lộ u muội dĩ hiểm ải”. Hơnnữa, bọn chúng chẳng những “Cánh tiến dĩ tham lam, bằng bất yếm hồ cầu sách” (cànglúc càng tham lam, vơ vét không biết chán), mà còn “Nội thứ dĩ kỷ lượng nhân, cáchưng tâm nhi tập đố” (suy bụng ta ra bụng người, ganh gét lẫn nhau). Cho rằng thinhân được trọng dụng là một trở ngại đối với chúng. Do vậy, chúng đã đứng lên “vị dưdĩ thiên dâm” (为余以天淫), vu cáo thi nhân là một kẻ tiểu nhân dâm tà (Văn học sửTrung Quốc, T1. Nxb Phụ Nữ, tr.206).Sở Vương là người có quyền lực tối cao có thể quyết định sự thành bại giữa đôibên, quyết định vận mệnh nước Sở. Ông ta hồ đồ, u mê. Thi nhân đối với nhà vua cómột tấm lịng trung thành tuyệt đối: “Chỉ cửu thiên dĩ vi chính hề, phù duy linh tu chicớ dã” (指九天以为正兮,夫唯灵修之故也- có trời cao làm chứng, những lời nói trungthành của tơi đều vì nhà vua cả). Nhà vua có một dạo cũng trọng dụng và tín nhiệm thinhân, nhưng cuối cùng bị bọn “đảng nhân” bưng bít dối gạt: “Thuyên bất sát dư chitrung tình hề, phản tín sàm dĩ tể nộ” (荃不察余之中情兮,反信谗以齌怒- vua khơngnhận thấy lịng trung thành của tôi, trái lại nghe theo lời dèm pha mà giận giữ đối vớitơi). Chính vì vậy mà dẫn đến sự thất bại của thi nhân, sự suy sụp của nước Sở (Vănhọc sử Trung Quốc, T1. Nxb Phụ Nữ, tr.207).+ Từ không chịu đựng nỗi một nhân cách cao cả trước thực tế tối tâm, bẩn thiểu,ông nghĩ đến phương châm “độc thiện kỳ thân” (独善其身- chỉ lo giữ mình đức tốt, mặckệ kẻ khác tốt xấu) của nhà Nho.+ Có lúc nhà thơ nghĩ đến lời khuyên “mặc đời”. “Đời đều bè đảng gian tà, Mộtmình ta nói, nói mà ai hay”. Nghĩ tới lời khuyên đi tìm đất hứa (Đường xa xin chớ ngại12 ngùng, Người xinh ai chẳng đem long khát khao). Nghĩ đến lời khun náu mình chờthời theo gương Phó Duyện, Lã Vọng ngày xưa. Cuối cùng ông nghe theo quẻ bói linhphân: tiêu dao cho khuây khỏa (Linh phân dạy quẻ coi tốt lắm, Chọn ngày lành ta sắmsửa đi).\+ Tổ quốc q hương níu chân ơng lại. Ơng chỉ chọn con đường “theo chânBành Hàm” để giữ trọn khí tiết. Bành Hàm là một hiền sĩ đời Ân, can vua mà vuakhông nghe mới ôm đá mà tự trầm. Vậy là ông đã quyết định tự tử sau khi viết xongthiên Ly Tao.- Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Ly tao+ Ly tao là sự thể hiện đầy đủ xúc động bi kịch Khuất Nguyên. Đó là bi kịch củamột nhà chính trị sáng suốt nhưng khơng gặp thời. Là bi kịch của một nhân cách cao cảbị đày đọa giữa chốn bùn nhơ. Cũng là bi kịch của phẩm giá dưới chế độ chính trị đentối, bi kịch của thời đại thất hung.+ Tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ chân thiện mỹ. “Sức tưởng của ông cũng rất dồidào: ông nhân cách hóa cây cỏ, vạn vật, ví những cỏ lau, cỏ chỉ với hạng người quân tử,dùng chim trẫm, chim tu hú làm mối mai, lại muốn sai khiến cả thần gió, thần trăng,thần sấm, thần sét. Ngọn bút thực phóng lãng, lợi dụng tất cả các thần thoại của TrungQuốc (nên có nhà đã ví Ly Tao của ơng với Divine Comédie của Dante); để diễn tả tấtcả nỗi u uất trong hằng chục năm của ông, lưu lại cho muôn thuở một lời nức nở nghẹnngào, bất tuyệt.” (Nguyễn Hiến Lê, Cổ Văn Trung Quốc, Xuân Thu xuất bản, tr.105106).- Ảnh hưởng của Khuất Nguyên (Xem Giáo trình Văn học Trung Quốc, LươngDuy Thứ, Huế.1994, tr.31)+ Khuất Nguyên được các thời đại thừa nhận là bậc thầy của thơ ca.+ Nhân cách và tài năng Khuất Nguyên có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ cổđiển Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Du.1.4. Tản văn tiên Tần1.4.1. Tản văn lịch sử, tản văn chư tử1.4.1.1. Tản văn lịch sử (văn xuôi lịch sử)- Thời Xuân thu, Chiến quốc, các nước thôn tính lẫn nhau tàn khốc. Bọn quý tộccũ suy tàn, mọt lớp người mới ngóc đầu dậy. Sự thịnh suy đó diễn ra mọt cách kịchliệt. Thần giết vua, con giết cha là chuyện thường thấy. Có người ghi chép những sựviệc đó để bày tỏ quan điểm của mình. Xét về văn học có bốn tác phẩm được nhắc đến:Xuân thu, tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách.13 - Xuân thu là một cuốn sử biên niên đầu tiên của Trung Quốc, lấy các sự kiệncủa nước Lỗ làm trọng tâm (722- 481 tr.CN), đồng thời đề cập đến việc nhà Chu và cácnước chư hầu trong vòng 242 năm. Xuân thu là sách của các sử quan nước Lỗ ghichép. Khổng Tử có sửa chữa ít nhiều, đem ra dạy học học trò coi là một tác phẩm kinhđiển của Nho gia. Văn chương Xuân thu thường rất vắn tắt. Khổng Tử dùng bộ sáchnày để truyền cái “đại nghĩa” của ơng về lý luận chính trị chứ không chú trọng đến sựkiện lịch sử. Hành văn sách xuân thu rất đặc biệt (dùng từ định rõ kẻ ngay người gian,bỏ quên việc, quên tên tỏ ý chê bai, gọi tên tục những người có lỗi...- Tả truyện là tác phẩm lịch sử do người họ Tả biên soạn, chép về thời Xuân thu,có phụ lục một số chuyện sau Xuân thu một thời gian, cho nên cịn có tên là “Tả thịXn Thu” (sách Xn thu của họ Tả). So với Xuân thu, Tả truyện miêu tả các chi tiếtcặn kẻ, công phu. Về mặt tư tưởng, tác giả Tả truyện đứng trên tư tưởng Nho gia đềcao đạo đức, luân lý phong kiến, đồng cảm nổi khổ của nhân dân và thảm họa chiếntranh.- Chiến quốc sách ra đời sau Tả truyện, do các sử gia, chính khách thời Chiếnquốc soạn. Lưu Hường đời Hán sắp xếp lại được 33 thiên. Bộ sách này chép những sựviệc xảy ra từ đầu Chiến quốc cho tới khi 6 nước bị duyệt vong (khoảng 452- 220Tr.CN). Tề, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên. Bộ sách tái hiện lịch sử bằng những đoạnbiện thuyết hùng hồn, khéo léo vận dụng những mẫu truyền thuyết ngụ ngôn và nhữngtỉ dụ rất hay để thuyết minh cho những lí lẽ trừu tượng.1.4.1.2. Tản văn chư tử (tản văn triết lý)Xét về mặt văn học, tản văn triết lý có ba tác phẩm có giá trị nổi bật: Luận ngữ,Mạnh Tử và Trang Tử.- Luận ngữ là bộ sách ghi lời nói việc làm của Khổng Tử, của mơn đệ ơng, biênsoạn khoảng đầu Chiến quốc. Luận ngữ không phải được truyền tụng, chỉ bởi vì nó làsách kinh điển của Nho gia mà cịn vì giá trị văn học. Lời lẽ ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc,giàu hình ảnh, sinh động.- Mạnh Tử là sách kinh điển quan trọng của Nho gia, gồm 7 thiên, do Mạnh Tửvà học trò biên soạn. Văn chương trong Mạnh Tử giàu tính hùng biện, hình tượng rõnét.- Trang Tử là bộ sách do Trang Tử và các học trị của ơng biên soạn, cịn có tênlà Nam hoa kinh, gồm 30 thiên, tư tưởng xuất thế. Văn chương Trang Tử hấp dẫn, hưhư thực thực, vừa có tính trí tuệ, tính trữ tình, giàu sức tưởng tượng, giàu chất thơ.14 1.4.2. Nội dung và hình thức tản văn tiên Tần1.4.2.1. Nội dungTính thiết thực và tính phê phán trong tản văn thể hiện rất rõ. Người làm sử hayviết văn, bất cứ đứng trên lập trường giai cấp nào, đều bất mãn với tình trạng xã hội lúcbấy giờ và đồng cảm với nỗi khổ cực của nhân dân. Họ có những chủ trương khácnhau, trái ngược nhau về chính trị, về thái độ trước cuộc sống, về luân lý đạo đức, vềbản tính của con người, nhưng ai nấy đều mong mỏi sống bình n, khơng phải trơngthấy cảnh giết hại lẫn nhau và nhân dân thì được an cư lạc nghiệp, nhẹ bớt gánh phuđài tạp dịch, dù vẫn phải cứ làm nô lệ nuôi bọn thống trị.1.4.2.2. Nghệ thuật- Sự xuất hiện trong cùng một giai đoạn những tác phẩm như: Tả truyện, Chiếnquốc sách, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trạng Tử….đánh dấu một bước tiến vượt bậc của tảnvăn Trung Quốc. Mỗi tác giả đều có một phong cách riêng, ngôn ngữ sử dụng đều tinhluyện, khai thác kho tàng phong phú của văn học truyền miệng thần thoại, truyềnthuyết, ngụ ngôn, thơ ca dể diễn đạt tư tưởng, làm cho tác phẩm dễ đọc, dễ tiếp nhận.- Trong tản văn Xuân thu- Chiến quốc đã có mầm móng các thể loại văn học vềsau sẽ nở hoa kết quả. Thơ, truyện ký, tiểu thuyết, từ phú, văn chính luận, kể cả nhữngđoạn đối thoại dài như trong lịch sử đều có trong tản văn.- Tản văn có sự thống nhất giữa chính luận và nghệ thuật, giữa văn và sử. Có thểnói tản văn là một thể loại hỗn hợp giữa văn và sử, cho nên tác phẩm nào cũng đều làvăn học cả. “văn sử bất phân” là như thế, khác hẳn với đời sau.1.5. Văn học Tần Hán1.5.1. Khái quát văn học Tần Hán1.5.1.1. Bối cảnh xã hộiGiai đoạn Tần- Hán tồn tại khoảng năm thế kỷ, từ thế kỷ III tr.CN đến thế kỷ IIIsau CN. Tần tương đối ngắn, chỉ 26 năm. Như vậy, văn học giai đoạn này chủ yếu làHán.Tần là triều đại thống nhất Trung Quốc (năm 221 tr.CN), đã dựng lên mộtvương triều phong kiến chuyên chế trung ương tập quyền to lớn đầu tiên trong lịch sử.Chính sách cai trị của Tần dã man, tàn phá văn hóa: đốt sách, chơn học trị, cho nênTần gần như khơng có văn học.Sự thống nhất của Tần tạo điều kiện cho sự thành lập và củng cố chế độ phongkiến tập quyền của nhà Hán. Hán lại là triều đại bành trướng nhất Trung Quốc. Tần15 cũng như Hán đều phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng(Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên).Tần cũng như Hán đều bị các cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ, đời Tần do TrầnHiệp và Ngô Quảng lãnh đạo, đời Hán thì do anh em Trương Giác lãnh đạo (cuộc khởinghĩa khăn vàng). Cuối Hán thì chính quyền tan rã, các địa phương đánh chiếm lẫnnhau, tạo thành cục diện hỗn chiến đầu thế kỷ III, tức là thời Tam quốc: Ngụy, Thục,Ngô.Đế quốc tập quyền trung ương xuất hiện thì tình trạng “trăn nhà đua tiếng” thờiChiến quốc chấm dứt. Lý Tư là đại thần triều Tần chủ mưu việc đốt sách chôn nho, bácbỏ các thứ chính trị dựa vào nhân nghĩa tài trí; thủ tiêu quyền tham gia chính trị của cáchọc giả và thuyết khách. Nhưng đầu Hán, học thuyết “bách gia chư tử” cịn tranh nhauđịa vị. Tình trạng đó khơng có lợi cho vương triều thống nhất, Hán Vũ Đế bèn chỉ tônsùng đạo Nho, trọng dụng Đổng Trọng Thư. Sự thống trị tư tưởng đó có ảnh hưởngkhơng tốt đến văn học thời bấy giờ (Ủng hộ hành động quân sự, chính trị của Hán VũĐế, hoặc cổ động tuyên truyền và mua vui cung đình…).1.5.1. 2. Tình hình văn học Tần HánTriều Tần tồn tại rất ngắn lại xem khinh văn hóa nên những gì có thể nói về mặtvăn học rất ít. Đại để chỉ có một bộ Lã Thị Xuân Thu (sáng tác tập thể từ các mônkhách của Lã Bất Vi, gồm 12 kỷ, 8 lãm, 6 luận) và một bài Gián Trục Khánh Thư củaLý Tư. Lã Thị Xuân Thu lấy Nho học làm trung tâm, lại gom thêm các học thuyết thờitiên Tần, lấy chính trị làm chủ yếu, phản ánh rộng; lập luận trước rồi mới dẫn chứngqua sự thật lịch sử và những câu chuyện ngụ ngôn; văn tự giản dị, rõ ràng, có tính hìnhtượng.Phú đời Hán là thể loại phát triển rực rỡ nhất. Nó là một thứ văn học quý tộc,đại bộ phận phục vụ cho giai cấp thống trị phong kiến.Thơ ca đời Hán có các thể loại như Nhạc phủ (phần dân ca trong nhạc phủ), thơCổ thi (bắt chước dân ca nhạc phủ trong phạm vi những bài nói tình u, chứ khơngphản ánh được những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội). Đặc biệt nhất là sự xuất hiện vàtrưởng thành của thể loại thơ ngũ ngôn. Bài ngũ ngôn của văn nhân đời Hán có sớmnhất là bài Vịnh sử thi của Ban Cố, sau đó là thơ của Tơ Vũ và Lí Lăng...Văn xuôi đáng chú ý nhất là Sử ký của Tư Mã Thiên. Phê bình văn học tiêu biểunhư Vương Sung.1.5.2. Tác giả Tư Mã Thiên1.5.2.1. Giới thiệu nội dung, nghệ thuật của Sử ký16 - Cuộc đời tác giả Tư Mã ThiênTác giả Sử ký là Tư Mã Thiên, tự Tử Trường, sinh năm 145 trước công nguyên,mất khoảng năm 86 trước công nguyên, thọ 60 tuổi (theo Vương Quốc Duy: Thái Sửcông hành niên khảo).Về cuộc đời và tư tưởng Tư Mã Thiên có mấy điều đáng chú ý:+ Tư Mã Thiên là con Tư Mã Đàm, Thái sử lệnh của nhà Hán. Chức quan này loviệc chép sử cho triều đại mình sống, ngồi ra cịn coi thiên văn, làm lịch, bói tốnv.v... (Việc chép sử, nhất là chép sử thời mình sống địi hỏi lịng dũng cảm bảo vệ sựthật. Ví dụ: nhà chép sử nước Tề vì chép việc Thơi Trữ giết vua mà bị chém, nguời emlên thay vẫn chép "Thơi Trữ giết vua mình là Trang Cơng lại bị chém, người em thứ balên thay vẫn chép thế, Thơi Trữ khơng dám giết).Tư Mã Đàm có ý định viết sử nhà Hán, nhưng chưa kịp làm thì chết. Ơng dặn conphải thực hiện ý định đó của mình.Để bắt tay vào viết bộ Sử ký, Tư Mã Thiên đã hai lần di du lịch hầu khắp đất nướcTrung Quốc.Năm 20 tuổi ông đi du lịch miền Trung du hạ du sông Trường giang và các tỉnhSơn đông, Hà Nam, ơng lên núi Cốii Kê khảo sát sự tích vua Vũ Thông cửu giang,nghe chuyện Việt Vương Câu Tiễn, đến sơng Mịch La khóc Khuất Ngun, đến sơngThương thăm mộ vua Thuấn, đến Tây Hồ sưu tầm truyền thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi.Rồi lên miền Bắc thăm quê Khổng Tử, xem "miếu, xe cộ, quần áo, lễ khí", trong miếuđường ở Khúc Phụ, nghe kể chuyện Trần Thiệp, thăm di tích Mạnh Thường Quân.Thăm quê Lưu Bang… Chuyến du lịch kéo dài ba tháng, đi lại hàng vạn cây số.Năm 35 tuổi ông lại đi du lịch lần thứ hai, về phía Tây Nam, đến các tỉnh TứXuyên, Vân Nam.Ngồi hai lần du lịch đó, ơng thường theo Hán Vũ để đi kinh lý các nơi. Đến đâuông cũng hỏi han, ghi chép về hình thể sơng núi, phong thổ, nhân tình, truyền thuyết.Có thể nói dấu chân Tư Mã Thiên còn lưu lại trên khắp đất nước Trung Quốc (trừQuảng Đông, Quảng Tây). Thời bấy giờ, giao thơng khó khăn, trộm cướp như ong,việc đi du lịch của ông là một hành động dũng cảm của người làm cơng tác khoa học.Có thể dùng danh từ ngày nay "đi thực tế" để khẳng định thái độ khoa học của Tư MãThiên.+ Họa Lý Lăng. Sau khi cha chết, Tư Mã Thiên được nối nghiệp cha làm Thái sửlệnh của Hán Vũ đế. Ơng có điều kiện "thu thập các sách sử trong nhà đá, rương vàng"chuẩn bị viết Sử ký. Ông viết miệt mài được sáu năm thì xảy ra họa Lý Lăng. Lý Lăng17 cháu của danh tướng Lý Quảng (Lý tướng quân liệt truyện) cầm 5000 quân đánh dẹpHung nô, bị 8 vạn quân Hung nô bao vây. Chiến đấu suốt mười ngày, giết hơn vạnđịch, Lăng bị bắt và đầu hàng. Hán Vũ đế nổi giận định trừng phạt Lăng. Nhân vua hỏi,Tư Mã Thiên đã phân trần hộ Lý Lăng. (Lý Lăng dũng cảm, có thể sánh với các danhtuớng, nay thất thế nhưng chắc chắn cịn tìm cơ hội báo đáp) không ngờ Vũ đế nổigiận, bắt giam Tư Mã Thiên, giao pháp quan xét xử. Ơng bị cung hình (cắt bộ phậnsinh dục) một trong năm hình phạt thảm khốc thời cổ (khắc vào mặt, xẻo mũi, cắtdương vật, chặt chân, cắt đầu...). Luật nhà Hán có thể dùng tiền chuộc, nhưng nhànghèo, bạn bè không ai giúp, ông khơng có cách gì khác. Trong nhà giam bị hành hạ,nhiều phen ông định tự tử, nhưng nhớ đến tác phẩm chưa thành, ông noi gương KhổngTử (giữa thời loạn vẫn viết Kinh Xuân Thu), Khuất Nguyên (bị đi đày vẫn viết Ly tao)quyết tâm hoàn thành bộ Sử ký. Ông mất vào đấy 6,7 năm nữa, cộng tất cả 12 năm đểhoàn thành tác phẩm vĩ đại này.Sử ký là trước tác duy nhất của Tư Mã Thiên (ông chủ trì việc sửa lại lịch Thái Sơtức là nơng lịch bây giờ. Đó là tồn bộ tâm huyết của ông.- Giá trị nội dung+ Giá trị sử học của Sử kýSử ký là sách lịch sử, là tác phẩm lịch sử vĩ đại của nhân loại. Đó là bộ sử đồ sộđầu tiên của loài người viết về một dân tộc, về một nước, trong một thời gian gần 3000năm từ Hồng đế đến Hán Vũ đế. Đó cũng là bộ sử đặc biệt vì nó bao gồm mọimặt về đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hố, luật pháp...Những thiên nhưHà cừ thư, Bình chuẩn thư có thể nói là sách kinh tế học. Ơng đánh giá các chế độchính trị, có ý kiến về các thiết chế lễ, nhạc, về tư tuởng và trước tác các nhàvăn... Sứ ký là bộ bách khoa toàn thư của Trung Quốc về thời cổ. Qch MạtNhược nói: "Cơng lao của Tư Mã Thiên so với Khổng Tử không hơn khôngkém".Sử ký là một tác phấm đồ sộ 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm 5 phần: b ản kỷ,biểu, thư, thế gia, liệt truyện.Bản kỷ ghi chép sự tích các đế vương (ngũ đế: Hoàng đế, Chuyên, Húc,Cốc, Nghiêu, Thuấn; Hạ, Thương Chu; Tân; Hạng Vũ, Hán Cao tổ, Lữ hậu,Hiếu văn, Hiếu cảnh, Hiếu vũ) tất cả 12 bản kỷ. Đặc biệt ông làm bản kỷ củaHạng Vũ mặc dù Hạng Vũ chưa làm đế nhưng là ngư ời có cơng lớn nhất trongviệc tiêu diệt Tần, là người phong đất cho các chư hầu cai trị trong vịng nămnăm; làm bản kỷ Lữ hậu mà khơng làm bản kỷ Huệ đế vì trên thực tế Lữ thái18 hậu thao túng mọi quyền. Bản kỷ không chỉ ghi chép niên biểu mà còn đi sâuvào các sự kiện, tính cách các nhân vật. Nó là sử nhưng cũng là văn học, làmội loại truyện ký.Biểu: là bảng đối chiếu các sự kiện căn cứ vào niên đại. Có mười biểu(niên biếu sáu nước thời Chiến quốc, niên biểu mười hai nước chư hầu...). Đâylà những cơng trình sử học rất nghiêm túc và có giá trị.Thư: Nói về các chế độ chính sách- gồm tám thư như lễ thư, nhạc thư, luậtthư, lịch thư, phong thiện thư (cúng bái), Hà cừ thư (sơng đào), Bình chuẩnthư.Nhìn chung, với tư cách một bộ sử, Sử ký có những ưu điểm sau:* Quan điểm của Tư Mã Thiên là duy vật và khoa học. Ơng khơng thần bíhố vua chúa. Khơng coi việc trị vì của giịng họ là mệnh trời. Theo ơng, sựthay đổi các triều đại là có quy luật, đó là sự vận động của lịch sử, "như dịngsơng chảy, sóng xơ mù nên". Các sử gia đời sau đã huyền bí hố sự xuất hiệncủa Hán cao tổ Lưu Bang. (Trong Sử ký chúng ta thấy rõ cuộc đời thực của LưuBang từ một anh đình trưởng tầm thường ở vùng sông Tứ, nhân đưa những ngườiđi đày đến Lịch Sơn, quá hạn, tội chém nên cùng họ khởi nghĩa, rồi nhân có cuộckhởi nghĩa nơng dân của Trần Thiệp mà cướp lấy huyện Bái gây dựng cơ đồ.Cách lý giải việc dựng nghiệp của Lưu Bang là thực và có sức thuyết phục.* Nói về một triều đại, Tư Mã Thiên cũng biết đặ t nó trong tương quanmột chê độ chính trị, một chế độ kinh tế và văn hố. Cách nhìn này khoa họchơn các nhà biên niên sử chi ghi chép sự tích các vua chúa.Bằng quan điếm duy vật và khoa học, Sử ký là một bộ sử có giá trị mà đếnnay vẫn được dùng làm căn cứ khi nghiên cứu lịch sử xã hội cổ đại TrungQuốc.Tư Mã Thiên có quan điểm nhân dân khi ơng viết sử. Đối với ông, lịch sửkhông phải do vua chúa làm ra. Ông chú ý đến tác dụng của quảng đại quầnchúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Ông ca ngợi Trần Thiệp NgôQuảng, những lãnh tụ khởi nghĩa nơng dân đời Tần, và chỉ rõ chính cuộc khởinghĩa của họ đã là nguyên nhân đầu tiên đưa đến sự sụp đổ của đế quốc Tần.Ông đưa Trần Thiệp vào "thế gia" (Ban Cố (Hán thư) lại đưa xuống liệttruyện). Ông chú ý đến tác dụng của con người bình thường và đưa họ vào sửsách như các nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, hiệp khách v.v... Bởi vậy, đọc Sửký chúng ta thấy được bộ mặt thực của xã hội hơn.19 Tư Mã Thiên đã dũng cảm bảo vệ sự thật. Có thể nói ngịi bút của ơng làngịi bút chiến dấu. Ơng khen chê ngay cả đương kim hồng thượng là Hán Vũđế. Chính bởi vậy Hán Vũ đế đã xé kim thượng bản kỷ của ông. Viết về triều đạimình sống đã là dũng cảm. Dám khen chê khơ ng nể nang lại càng dũng cảm.Thông thường các sử gia Trung Quốc chỉ viết những triều đại đã qua và nếu cóviết về triều đại mình đang sống thì cũng chi dừng lại ở mức độ ghi chép sựviệc khơng bình phẩm. Chính nhờ thái độ dũng cảm đó mà ngày nay chúng tacòn đọc được những trang sách nói rõ sự thực thời Hán.Tóm lại, với tư cách là nhà viết sử, Tư Mã Thiên đứng trên lập trườngnhân dân, có thái độ khoa học và đã dũng cảm bảo vệ chân lý. Sử ký do đó trởthành một bộ sử có giá trị khoa học cao.+ Giá trị văn học của sử kýSử ký đồng thời cũng là tác phẩm văn học có giá trị. Lỗ Tấn gọi Sử ký là"Ly tao viết về văn xuôi" (Đề cương lịch sử văn học Hán). Trừ thư và biểu ra, liệttruyện, thế gia, bản kỷ là những tác phẩm truyện ký sinh động, chân thực, hấpdẫn. Đặc biệt trong đó liệt truyện có thể coi là những tác phẩm văn học hồnhảo.Tại sao có thể nói Sử ký đồng thời là tác phẩm văn học?Văn học nghệ thuật có ba chức năng cơ bản: nhận thức, giáo dục và thẩmmỹ. Đặc trưng của văn học là thơng qua hình tượng sinh động cụ thể đã thựchiện ba chức năng đó. Nói Sử ký đờng thời là tác phẩm văn học vì Tư Mã Thiênđã thơng qua hình tượng sinh động cụ thể để giúp người đọc nhận thức xã hội,hiểu biết con người từ đó giáo dục lòng căm thù, tinh thần u nước và ý chíđấu tranh. Có thể thấy giá trị văn học của Sử ký ở mấy mặt sau:Phản ánh sinh động dời sống xã hội Trung Quốc cổ dại. Sử ký là sử, phươngpháp viết là "thực lục " (实录). Với tài năng văn chương của mình Tư Mã Thiênkhéo chọn những sự việc (điển hình trong đời sống, những chi tiết điển hìnhtrong cuộc đời các nhân vật, sắp xếp, diễn đạt một cách hợp lý, có sức hấp dẫn,làm cho người đọc như nhìn được tận mắt một bức tranh sinh động về đời sốngxã hội Trung Quốc cổ đại. Chúng ta thấy được đời sống xa hoa, đồi bại của vuachúa, quý tộc và đời sống cùng cực của nhân dân lao động. Chúng ta thấy đượcphương thức bóc lột cực kỳ tàn bạo của địa chủ, thấy được những mâu thuẫn xãhội và cuộc đấu tranh giai cấp kh ốc liệt dưới chế độ phong kiến. Văn học từHán trở về trước nếu thiếu Sử ký thì giá trị sẽ kém đi một phần. Bởi vì bức20 tranh đời sống xã hội mà văn học có nhiệm vụ phác hoạ đã khuyết đi nhữngmảng quan trọng.Trong bức tranh sinh động về đời sống xã hội đó, Sử ký đã xây dựngđược hàng loạt nhân vật điển hình. Trong Sử ký có vô số nhân vật. Người ta tínhra có hàng nghìn nhân vật sinh động có sức sống mãnh liệt, sống mãi với thờigian. Nhân vật trong Sử ký của Tư Mã Thiên có đủ mọi tầng lớp, đủ mọi nghềnghiệp. Có thể nói trong Sử ký có cả một nhân loại mênh mơng, về mặt này, TưMã Thiên có thể sánh với những nhà văn lớn nhất của nhân loại. Đọc Sử ký cóthể hiểu rõ chân tơ kẽ tóc các nhân vật từ vua quan đến anh chàng nơng dân đờiTần, có thể hiểu đuợc những mánh lới của anh hàng thịt cũng như miệng lưỡicủa nhà thuyết khách.Các bạo chúa như Tần Thuỳ Hoàng- Tần hoàng nhị thế, các vương hầu nhưLưu Bang, Hạng Vũ. Các danh tướng như Hàn Tín, Lý Quảng, các bậc quân tửnhư Tín Lăng quân, Mạnh Thường Quân. Các triết gia như Khổng Tử, TrangTử. Các nhà du thuyết như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư. Các lãnh tụ khởinghĩa nông dân như Trần Thiệp, Ngô Quảng. Các hiệp khách như Kinh Kha,Nhiếp Chính...Đáng chú ý là những nhân vật này đã được nhân loại tiếp thu một cách trọnvẹn, chứng tỏ sự hồn mỹ của nó. Trong kinh kịch, trong thoại bản, trongtruyện ký, trong thơ văn Trung Quốc xưa nay đều thấy bóng dáng của họ. Ngaytrong tuồng của ta những nhân vật như Hạng Vũ, Ngu Cơ, Lưu Bang, Hàn Tíncũng ln ln xuất hiện. "Bữa tiệc Hồng môn", "Hạng Vũ biệt Ngu Cơ" lànhững vở tuồng được nhiều người ưa thích.Đáng chú ý hơn là đời sau hầu như chỉ thêm bớt tô điểm, chứ khó lịngxây dựng được những nhân vật có tên trong Sử ký mà hình tượng biểu hiện lạikhác Sử ký. Bởi vì nhân dân đã chấp nhận và quen thuộc các hình tượng điểnhình của Tư Mã Thiên.Khi xây dựng nhân vật, các nhà viết sử thường chỉ xét "tư thế lịch sử” củahọ. Nghĩa là chỉ mô tả họ trong giờ phút họ đóng vai trị lịch sử. Tư Mã Thiênthì khác. Ơng chú ý q trình hình thành tính cách của họ. Bởi vậy ơng khơng bỏsót những chi tiết nói lên tính cách của họ từ khi họ chưa đóng vai trị lịch sử.Ví dụ nhân vật Lưu Bang. Ơng khơng chi miêu tả Lưu Bang khi làm hồng đếnhà Hán mà cịn theo dõi anh chàng vơ lại này từ thuở hàn vi thì quỵt tiền rượucủa bà Vương. Những chi tiết đó sẽ được phát triển thành nét tính cách vơ lại21 của Lưu Bang khi trở thành Bái công ngồi xổm mà tiếp khách, khi trở thànhHán cao tổ, tiếp các nhà nho thì giật lấy mũ họ mà đái vào trong. Theo Tư MãThiên thì tính cách nhân vật hình thành từ nhiều nguồn. Có khi là thiên hướngbẩm sinh. Ví dụ Hạng Võ. Lúc nhỏ học chữ khơng được, bỏ đi học kiếm, chúmắng, Võ nói:"Biết chữ chỉ đủ để viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người,không bõ công học. Nên học cái đánh lại vạn người ".Những nét tính cách thơ lỗ, võ biền đó hầu như đã là thiên hướng từ nhỏ,sau này phát triển sâu thêm làm cho Hạng Võ hữu dũng vơ mưu, gần võ biềnhơn là vĩ nhân, và đó là nguyên nhân làm cho Hạng Võ thua Lưu Bang.Trong Sử ký, Tư Mã Thiên chú ý đến cái thiên hướng ban đầu đó của cácnhân vật. Nhưng ơng càng chú ý hơn đến ảnh hưởng của nghề nghiệp, sự giáodục và mơi truờng xã hội. Theo ơng tính cách hình thành và phát triển là dohồn cảnh sống của nhân vật. Lã Bất Vi là một th ương nhân giàu, khi thấy TửTương con vua Tần làm con tin ở Triệu thì nghĩ ngay "món hàng này có thểbán được đây". Đó là cách nghĩ của con bn. Và y xuất tiền quảng cáo cho TửTương, cuối cùng được lãi to, làm t ể tướng nước Tần. Đó là ảnh hưởng củanghề nghiệp. Dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên thời cơ là một yếu tố quan trọngđể đảy các nhân vật lên hàng vĩ nhân . Lưu Bang về tính cách và tài năng đềukém Hạng Vũ, nhưng Lưu Bang được thời cơ nên đã làm Hán cao tổ, cịn HạngVũ thì trở thành một anh hùng mạt lộ đi vào con đường bi kịch.Cái hay trong việc xây dựng nhân vật của Tư Mã Thiên là thế, ông biếtkhai thác các nguyên nhân hình thành và phát triển tính cách một cách đúngđắn, khoa học, các nhân vật của ông không phải sinh ra đã là vĩ nhân hay tiểunhân, mà có q trình hình thành và phát triển tính cách hợp ý do đó đầy sứcthuyết phục.Giá trị văn học của Sử ký còn ở lối văn tự sự giản dị, chắc nịch nhưngsinh động và đa dạng. Sử ký là sử cho nên khi kể lại một sự việc, cuộc đời mộtnhân vật, Tư Mã Thiên chú trọng đến sự chính xác. Ơng khơng mơ tả ngoạicảnh, cũng khơng thuyết minh dài dịng về tâm lý nhân vật. Mặc dù vậy vănông rất sinh động, hấp dẫn. Đuợc như thế là vì Tư Mã Thiên đã biết chọn lọcnhững chi liết có ý nghĩa nhất, những lời nói tiêu biểu nhất để thể hiện tínhcách nhân vật, nói lên thực chất của sự việc.Trong truyện Liêm Pha Lạn Tương Như, để nói lên đầu óc mưu trí, tinh22 thần dũng cảm và phẩm chất quên mình vì lợi ích đất nước của Lạn Tương Như,tác giả đã chọn những chi tiết rất đắt do đó câu chuyện sinh động hấp dẫn, gieoấn tượng sâu cho nguời đọc.Chi tiết vờ nói với vua Tần: Ngọc có vết nói lên đầu óc mưu trí của TươngNhư- Tương Như đã nhanh trí nghĩ được kế h ay đánh vào lịng tham (vua Tầnđang sung sướng vì tưởng được ngọc lành) đánh vào tính tị mị (mình khơngthấy mà người lại thấy) của vua Tần. Nhờ đó mà lấy lại được ngọc. Chi tiếtTương Như cầm lấy ngọc, đứng lùi tựa vào cột, nổi giận, tóc dựng ngược, nóilên tinh thần dũng cảm bất khuất của Tương Như. Chi tiết Tương Như quay xetránh Liêm Pha là một chi tiết đắt, kích thích tính tị mị muốn tìm hiểu ngunnhân, khơng phải chỉ các môn khách lấy làm lạ mà người đọc cũng lạ.Từ đó, tác giả để Tương Như nói những lời rất cao cả rất có ý nghĩa, đãgieo một ấn tượng sâu vì tinh thần quên mình vì nghĩa lớn của ông."Ta nghĩ nước Tần sở dĩ không đem binh đánh Triệu vì có ta cùng LiêmTướng qn. Nay hai hổ đánh nhau thế nào cũng có con chết....".Câu nói đúng lúc đã trở nên rất có trọng lượng, xúc động lòng người. LiêmPha mang "gậy gai" (phụ kinh) đến tạ tội là phải.Ngôn ngữ Sử ký gần bạch thọai. Sử ký dễ đọc dễ hiểu, thích hợp với trìnhđộ quảng đại nhân dân Trung Quốc. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã chú ý vậndụng những lối nói của quần chúng, đưa vào tác phẩm nhiều tục ngữ phươngngôn, làm cho ngôn ngữ tác phẩm uyển chuyển sinh động. Điều đó nói lên quanđiểm nhân dân của Tư Mã Thiên. Phải đặt Tư Mã Thiên trong hoàn cánh lịch sửcủa mình mới thấy hết ý nghĩa của việc làm này.Tóm lại, Sử ký là tác phẩm có giá trị nhiều mặt, song trước hết đó là tác phẩmsử học có giá trị rất cao vì tính khoa học của nó, vì quan điểm tiến bộ của nó.Sử ký đồng thời cũng là tác phẩm văn học lớn, bởi vì nó mang đặc trưng của tácphẩm văn học, đó là tính hình tượng được xác định bởi ngơn ngữ hình tượng,bởi bức tranh về những cuộc đời, những con nguời với diện mạo cụ thể và tínhcách sinh động. Tính hình tượng của Sử ký đã tạo nên những cảm xúc thẩm mỹở người đọc, từ đó đạt hiệu quả nhận thức và giáo dục mà tác giả mongmuốn..Mặc đù Tư Mã Thiên nói: "Tơi chỉ ghi chép mà không sáng tác" nhưngtài năng sáng tác văn học của ông đã làm cho Sử ký đạt đến trình độ một thiên“Ly tao không vần" (Lỗ Tấn) mà ông không ngờ.1.5.2.2. Địa vị và ảnh hưởng của Sử ký23 - Sử ký có tác dụng nhiều mặt, trước hết là tác dụng nhận thức lịch sử.Người Trung Quốc đọc Sử ký để hiểu lịch sử 3000 năm từ Hoàng đế đến Hán Vũđế. Người nước ngoài đọc Sử ký để hiểu lịch sử cổ đại Trung Quốc. Đặc biệt vìgiá trị khoa học và văn học của nó, nên qua Sử ký người đọc có thể thấy đượcmột cách khách quan thực chất của lịch sử và từ đó hiểu được qui luật vận độngcủa lịch sử. Ngòi bút của Tư Mã Thiên là ngòi búi yêu ghét rõ ràng, lịng ughét đó lại gần gũi với lịng u ghét của nhân dân. Cho nên tác phẩm của ôngđã giáo dục được tinh thần căm thù bọn bóc lột, giúp người đọc hiểu được tá cdụng thúc đẩy lịch sử của các cuộc khởi nghĩa nông dân, thấy được vai trị lịchsử của đơng đảo quần chúng. Sử ký khác Xuân thu của Khổng Tử. Xuân Thu cũng"ngụ bao biến", và Sử ký đã kể thừa tinh thần đó, nhưng bao biến của Xuân thutheo tinh thần luân lý nhà nho, chỉ khen vua sáng tối hiền, chê bạo qn và loạnthần tặc tử. Cịn Sử ký thì đánh giá các nhân vật lịch sử theo tinh thần khoa họchơn đó là nhìn nhận tồn diện cơng lao và đóng góp đối với lịch sử. Cho nênTrần Thiệp được đề cao vì có cơng khởi xướng khuynh hướng vũ trang lật đổTần; Hạng Vũ được đánh giá đúng, mặc dù tàn bạo và thất bại. Vì tinh thầnkhoa học đó, cho đến nay Sử ký vẫn được sử dụng như một bộ sử chính thức vềxã hội cổ đại Trung Quốc.- Sử ký mở đầu một phong cách văn học. Đó là truyện ký lịch sử. Cách viết"văn học hố" chuyện lịch sử ở Trung Quốc chính do Sử ký mở đầu. Cũng bắtnguồn từ Sử ký mà sau này Trung Quốc trở thành nước nhiều truyện lịch sửnhất thẽ giới.Đơng chu li ệt quốc chí, Tam quốc chí, Thuỷ hử truyện... đều là nhữngtác phẩm văn học bắt nguồn từ lịch sử.- Sử ký là kho đề tài của hàng loạt tác phẩm văn học Trung Quốc sau này.- Sử ký được dịch ra hầu hết các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới và trởthành món ăn tinh thần của nhân loại.- Sử ký được viết cách đây 20 thế kỷ. Thế giới quan của Tư Mã Thiên chodù tiến bộ đến đâu cũng mang những hạn chế không tránh đuợc. Tư tưởng TưMã Thiên là tư tưởng nho gia. Cho nên đọc Sử ký cần chú ý gạt bỏ những ảnhhưởng của tư tưởng định mệnh, của thuyết tư ớng số, những quan điểm luân lýbảo thủ của nhà nho. Tiếp thu Sử ký phải là sự tiếp thu có phê phán.………………………………………………………………….24