Dầu tỏi đen có tốt không

Tỏi vốn tốt từ đời xưa đến nay, ngày nay từ tỏi trắng người ta làm ra tỏi đen. Do đó, ngoài tinh dầu tỏi trắng làm từ tỏi trắng thì người ta cũng làm tinh dầu tỏi đen từ tỏi đen. Vì vậy, hôm nay sunkun phân tích để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này nhé!

> TỎI ĐEN LÀ GÌ ?

> HƯỚNG DẪN TỰ LÀM TỎI ĐEN

Dầu tỏi đen có tốt không

Nên sử dụng tinh chất tỏi đen hay tỏi trắng

1. Tìm hiểu về tỏi trắng

Thành phần hóa học của tỏi trắng là Tinh dầu, chiếm 0,06-0,1 % chủ yếu là các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và cho mùi tỏi đặc trưng. Khi các tế bào tỏi bị phá vỡi sẽ có mùi tỏi bốc lên, mùi này là do sự có mặt của các hợp chất sulfua như: S-alkyl –L. cystein sulphoxid (alkyl; methyl propyl, vinyl, allyl.. ) và gama glutamin-S-akyl cystein.

 Thành phần chính trong tỏi chưa bị phá hủy là alliin (S-allyl-L-cystein sulphoxid) chất này bị phân giải bởi men alliinase cho allicin chất này bị oxy hóa thành diallyl disulphid  chất này là thành phần chính trong tinh dầu tỏi. Các sản phẩm ngưng tụ khác của allicin như ajoen, vinyldithiin.

Thành phần chính quyết định hoạt tính của tỏi trắng là allicin nhưng hợp chất này gây mùi hôi khó chịu và vị cay nồng, chất này cũng tương đối không ổn định và khi bị biến đổi tạo ra hợp chất mới có tính độc nhẹ và có thể gây kích ứng.

2. Tìm hiểu về tỏi đen

Sau khi lên men từ tỏi trắng thì hàm lượng và thành phần các axit amin dễ hấp thụ đã tăng lên đáng kể so với tỏi trắng.

Các hợp chất carbonhydrat cũng được chuyển hóa thành đường kiến tỏi có vị ngọt.

Các tinh dầu một phần được bay ra không khí một phần được chuyển hóa thành các chất không mang mùi vị như tỏi trắng.

Dầu tỏi đen có tốt không

Về tỏi đen

Các tế bào tỏi cũng được phá hủy nhưng trong điều kiện không có oxy nên chất Alliin trong tỏi chuyển hóa thành các hợp chất SAC, Ajoeme, Allylmercaptocysteine.. và hầu như không có allicin. Các chất này cũng đã được khẳng định có nhiều ưu điểm hơn allicin như tác dụng dược học, tính ổn định, và tính tan của chúng. Như vậy , độ ẩm và chất béo trong tỏi đen giảm đi đáng kể, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kẽm selen tăng đáng kể, và các vitamin B1, vitaminB6, tăng ít nhất 2 lần so với tỏi tươi. Tỏi đen không những giàu dinh dưỡng mà còn cải thiện được chức năng của các chất dinh dưỡng.

 Một nhóm chất vô cùng quan trọng là polyphenol có tác dụng quan trọng trong các cây thuốc thì trong tỏi sau lên men thành tỏi đen đã tạo ra hàm lượng các chất này khá lớn chiếm từ 0,5 - 2%/ trọng lượng khô, trong khi đó ở tỏi trắng chỉ chiếm 0,08-0,1%.

 Quá trình lên men sẽ xảy ra phản ứng chuyển hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh như Methionin, Cystein, Methanethiol thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh tan được trong nước như S-Allyl-S-Cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, Các dẫn chất của Cysteine, dẫn chất Tetrahydro-Β-Carboline. Đây là những hợp chất quang trọng làm tăng tác dụng của tỏi đen thu được. Quy trình lên men tự nhiên cũng làm cho hàm lượng Carbohydrate tăng Từ 28,7% (trong Tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong Tỏi đen), nhờ đó Tỏi đen có vị ngọt của trái cây.

>XEM BẢN PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN TỎI ĐEN

Như vậy nhìn chung trong tỏi trắng chủ yếu là chất allcin có ưu điểm tăng sức đề kháng tuy nhiên chất này không bền và dễ chuyển thành chất có độc nhẹ, nóng và mùi khó chịu, khi chuyển qua tỏi đen thì allcin trở thành SAC, chất này có ưu điểm bền và tăng sức đề kháng, hạ mỡ máu vô cùng tuyệt vời mà không có bất kì một tác dụng phụ nào cả

3. So sánh tinh chất hai loại

Như vậy khi tinh dầu tỏi trắng làm từ tỏi trắng thì có allcin, kháng sinh tự nhiên cực mạnh nhưng kém bền vì vậy có khả năng gây độc nhẹ khi chuyển hóa còn tinh dầu tỏi đen được làm từ tỏi đen thì hàm lượng SAC vô cùng bền vững, mặt khác khi tinh chất tỏi đen được lên men từ tỏi đen thì làm lượng SAC tăng lên thêm 3 lần nữa

Dầu tỏi đen có tốt không

SIRO TỎI ĐEN

Qua phân tích chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời nên sử dụng loại nào cho phù hợp với sức khỏe đúng không ạ