Điều dưỡng ngoại khoa Đại học Y Hà Nội

Đây là một chương trình đào tạo đặc biệt của Trường Đại học Y Hà Nội, nhằm có được nguồn nhân lực y tế chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Trường Đại học Y Hà Nội là trường duy nhất trong khối ngành khoa học sức khoẻ có Chương trình này.

Việc dạy và học trong Chương trình tiên tiến hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình học xây dựng dựa trên khung chương trình của Trường Đại học California Long Beach (Hoa Kỳ) gồm 135 tín chỉ (không kể các học phần Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

Các sinh viên được lựa chọn đầu vào với các tiêu chuẩn khắt khe, còn đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy đều là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội cùng với nhiều giảng viên quốc tế từ Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Đức, Australia, New Zealand ...

PGS.TS. Lê Đình Tùng – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội

Theo PGS.TS. Lê Đình Tùng – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, được đào tạo trong Chương trình tiên tiến, các sinh viên có nhiều cơ hội thực hành, thực tập, giao lưu quốc tế. Các bạn được thực tập tại các bệnh viện (BV) lớn như BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Phụ sản Trung ương, BV Nhi Trung ương. Bên cạnh đó, các sinh viên còn được thực tập thêm tại các BV ngoài công lập như BV Vinmec, BV Việt Pháp.

Trong số các sinh viên Chương trình tiên tiến tốt nghiệp khoá này, có 1 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (2,44%), 32 sinh viên tốt nghiệp loại khá (78,05%) và 8 sinh viên tốt nghiệp loại trung bình - khá (19,51%)

Đặc biệt, nhờ được đào tạo trong chương trình bằng tiếng Anh, các sinh viên Chương trình tiên tiến có nhiều cơ hội tham gia các đợt học tập ngắn hạn tại các trường đại học, các BV ở nước ngoài như Trường Zealand (Đan Mạch), BV Siriraj (Thái Lan), Đại học Sydney (Australia), Đại học ChiangMai (Thái Lan), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc tế Sức khỏe, Phúc Lợi (Nhật Bản) và được học tập, giao lưu ngoại khoá với các sinh viên quốc tế đến từ Thuỵ Điển, Phần Lan, Nhật Bản,...

Với nền tảng kiến thức, tiếng Anh vững chắc, các sinh viên của Chương trình tiên tiến có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Được trang bị kiến thức và kỹ năng phong phú, vững vàng trong thời gian 4,5 năm học, ngoài khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu làm việc tại các cơ sở y tế trong nước như các BV Trung ương, BV địa phương, sinh viên Chương trình tiên tiến có đủ điều kiện công tác tại các BV quốc tế ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới, hoặc theo học nâng cao trình độ tại nước ngoài.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – ghi nhận những nỗ lực của các sinh viên được đào tạo trong Chương trình tiên tiến

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – ghi nhận những nỗ lực của các sinh viên được đào tạo trong Chương trình tiên tiến và nhấn mạnh: Đây là chương trình có sự khác biệt với chương trình bình thường, vì việc tổ chức dạy và học bằng tiếng Anh, khối lượng kiến thức học tập rất lớn, nhiều nội dung mới của Chương trình đầu tiên được nhập khẩu.

Chương trình tiên tiến dựa trên năng lực thực sự, đòi hỏi sự chủ động tìm tòi tích cực của người học, thực hiện các quy tắc thực hành chuẩn mực, đảm bảo chất lượng theo chuẩn đầu ra. Chính ngoại ngữ là phương tiện để các em học cách tiếp cận vấn đề tích cực, dựa trên bằng chứng khoa học.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội –trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân Chương trình tiên tiến khoá 8

GS. Tú cho biết thêm: Có tới gần ½ số sinh viên các khóa tốt nghiệp Chương trình tiên tiến đã và đang làm việc tại nhiều BV lớn tại Cộng hòa Liên Bang Đức, có BV trên một nghìn giường, được đánh giá rất cao về tính chuyên nghiệp, kỹ năng, kiến thức, là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm của Chương trình, góp phần phát triển đội ngũ điều dưỡng viên có trình độ và được công nhận tại khu vực và trên thế giới.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội –trao bằng tốt nghiệp qua hình thức online cho các tân cử nhân bị mắc Covid-19 không dự trực tiếp được

Đây cũng là bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thời gian tới Trường Đại học Y Hà Nội sẽ hoàn thiện Chương trình tốt hơn, là động lực để chúng ta đổi mới đào tạo đại học theo chương trình dựa trên năng lực.

Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1505/QĐ-TTg ngày 15/10/2008.

Đại học Y Hà Nội đã bắt đầu tuyển sinh hệ Cử nhân Điều dưỡng học theo chương trình đào tạo tiên tiến từ năm 2010 và hiện nay đã tuyển sinh được 12 khóa. Với tiêu chí đảm bảo chất lượng cao, mỗi khoá Trưởng chỉ đào tạo vài chục sinh viên và sau 12 năm, Trường đã có 221 cử nhân Chương trình tiên tiến.

ảnh: Hữu Linh

ĐIỀU DƢỠNG NGOẠI KHOA(DÀNH CHO ĐÀO TẠO TRUNG CẤP ĐIỀU DƢỠNG ĐA KHOA)Mã số: T.10.Z.4NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤCHÀ NỘI – 2008Chỉ đạo biên soạn:VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾChủ biên:ThS. TRẦN VIỆT TIẾNNhững người biên soạn:ThS. TRẦN VIỆT TIẾNThS. PHẠM THANH SƠNTS. TRẦN NGỌC TUẤNThS. VŨ VIẾT TÂNThư ký biên soạn:ThS. TRẦN VIỆT TIẾNTham gia tổ chức bản thảo:ThS. PHÍ VĂN THÂMCN. ĐOÀN THỊ NHUẬNLỜI GIỚI THIỆUThực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Y tế đã ban hành chương trìnhkhung đào tạo điều dưỡng trung cấp. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học cácmôn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sáchđạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.Sách Điều dưỡng ngoại khoa được biên soạn dựa trên chương trình giáo dụcĐiều dưỡng trung cấp của Bộ Y tế và chương trình khung đã được phê duyệt. Sáchđược nhóm tác giả của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định biên soạn theophương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhậtcác tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.Sách Điều dưỡng ngoại khoa đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách vàtài liệu dạy – học trung cấp và dạy nghề của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2008. Bộ Ytế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giaiđoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung vàcập nhật.Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đãgiúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn TS. Lê Bá Thúc, BS. Nguyễn Thị Liên đã đọc vàphản biện, hiệu đính để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời, phục vụ cho công tác đàotạo nhân lực y tế.Lần đầu xuất bản sách chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồngnghiệp, các bạn sinh viên và độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾLỜI NÓI ĐẦUCuốn sách Điều dưỡng ngoại khoa được biên soạn căn cứ theo chương trìnhkhung đã được Bộ Y tế phê duyệt dành cho đối tượng là Trung cấp Điều dưỡng,nhằm giải quyết nhu cầu về tài liệu dạy và học Điều dưỡng hiện nay. Nội dung cuốnsách cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản về chăm sóc ngoại khoa, kèm theomỗi bài học là phần tự lượng giá mà các học sinh Trung cấp Điều dưỡng cần trongquá trình học tập của mình.Các tác giả, với kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy Điều dưỡng và làmcông tác chăm sóc ngoại khoa, mặt khác cũng cố gắng tham khảo các tài liệu trongnước và ngoài nước, để biên soạn cuốn sách này, đáp ứng nhu cầu của ngành Điềudưỡng. Lần đầu xuất bản, mặc dù cuốn sách đã được biên soạn hết sức công phu vàthận trọng, song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự gópý, bổ sung sửa chữa để lần tái bản sau cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và tàiliệu dạy – học chuyên ngành Trung cấp Điều dưỡng, Cao đẳng và Cử nhân Điềudưỡng Bộ Y tế, các chuyên gia, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, tập thể giảng viên,giáo viên Bộ môn Điều dưỡng ngoại khoa Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đãđóng góp ý kiến, tạo điều kiện để cuốn sách ra mắt độc giả.Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2008Chủ biênThS. Trần Việt Tiến1. PHÒNG MỔ1.1 Mở đầuPhòng mổ là phƣơng tiện chính của quá trình điều trị ngoại khoa, ngƣời điều dƣỡng khitiếp xúc với phòng mổ cần biết cấu trúc phòng mổ. Tổ chức và xây dựng phòng mổ, khâu thenchốt phải chú ý là vấn đề chống nhiễm trùng và tạo điều kiện phát huy kỹ thuật phẫu thuậtđƣợc tốt nhất.1.2. Phòng mổ1.2.1. Khái niệm tiệt khuẩn và vô khuẩn1.2.1.1. Tình trạng nhiễm khuẩn– Trƣớc khi có phát minh của Pasteur tìm ra vi khuẩn và nguyên tắc vô khuẩn, tiệt khuẩncủa Lister trong phòng mổ và nhất là phát minh ra kháng sinh, tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ là 30 –40%.– Trong thời gian gần đây tỷ lệ nhiễm trùng nói chung giảm xuống còn 1 – 5%.1.2.1.2. Tiệt khuẩnLà tiêu diệt vi khuẩn bằng các biện pháp vật lý (nhiệt độ, áp suất, tia phóng xạ…) và cácchất hoá học để biến một dụng cụ hoặc vật liệu có nhiễm khuẩn thành vô khuẩn.1.2.1.3. Vô khuẩn– Một vật đƣợc gọi là vô khuẩn khi trên bất kỳ điểm nào của vật đó cho dù vật đó ở thểđặc, thể lỏng hay thể khí đều không có vi khuẩn.– Cần phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách không để cho các dụng cụ, vật liệu, môi trƣờngkhông khí xung quanh có vi khuẩn xâm nhập vào vùng mổ.– Hai khái niệm vô khuẩn và tiệt khuẩn gắn bó chặt chẽ với nhau, muốn có vô khuẩn thìcần phải làm tốt công tác tiệt khuẩn.1.2.2. Một số nguyên tắc chung của phòng mổ– Hiện nay chƣa có mô hình chuẩn về phòng mổ cho tất cả các nƣớc, bởi vì xây và tổchức một khu mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ yêu cầu của việc điều trị, trình độ kỹ thuậttrang thiết bị đƣợc cung cấp…, đặc biệt là vấn đề tài chính. Trong y tế, việc đầu tƣ cho ngoạikhoa là một trong những đầu tƣ rất tốn kém.– Tuy nhiên, ngƣời ta đã thống nhất đƣợc một số nguyên tắc chung cho dù khu mổ xâydựng to hay nhỏ, hiện đại hay thô sơ. Các nguyên tắc chung đó là:+ Phòng mổ phải xa nơi nhiễm khuẩn.+ Phòng mổ phải đƣợc thông gió một cách thuận lợi, dễ dàng và đầy đủ, đồng thời thuậnlợi cho việc cọ rửa trần và sàn nhà.+ Phòng mổ phải có hệ thống thông gió, nhiệt độ, độ ẩm tốt và thích hợp.+ Phòng mổ phải đƣợc cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo tốt.1.2.3. Các yêu cầu cụ thể1.2.3.1.Vị trí– Phòng mổ xây ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên, xa các buồng bệnh vànguồn ô nhiễm khác. Nếu do quy mô nhỏ phải xây dựng cùng một khối nhà thì cửa phòng mổkhông hƣớng về phía buồng điều trị để tránh các luồng khí từ phía buồng điều trị tràn vào.– Thể tích buồng mổ là 100 m3 (dài 6m, rộng 5m, cao 3,5m), tƣờng và sàn nhà lát bằnggạch men, góc tƣờng cần xây tròn hoặc tù để tiện cho vệ sinh. Cần có hai lần cửa để ngănluồng khí từ ngoài tràn vào phòng mổ, việc khép mở tự động là tốt nhất để ngăn bụi.– Đƣờng ra vào phòng mổ tốt nhất là một chiều.– Khu nhà mổ phải cách biệt với khu điều trị, đảm bảo yên lặng, tránh các lối đi lại nhiều,đem bụi và vi khuẩn vào phòng mổ.– Khu nhà mổ nên ở trung tâm của bệnh viện (nếu là bệnh viện ngoại khoa), hoặc ở trungtâm của khoa ngoại (nếu là bệnh viện đa khoa) và đƣợc nối với các khoa phòng bằng các hànhlang để tiện việc di chuyển ngƣời bệnh.1.2.3.2. Số lượng buồng mổ– Tuỳ thuộc vào quy mô của khu mổ: khu mổ phục vụ cho một bệnh viện chuyên khoangoại, hoặc chỉ là một khoa ngoại của một bệnh viện đa khoa hoặc chỉ là các chuyên khoa hẹp.+ Một khu mổ nhỏ nhất cũng cần phải xây dựng 2 phòng mổ là phòng mổ vô trùng vàphòng mổ hữu trùng.+ Phòng mổ cho các bệnh viện ngoại khoa cần có các phòng mổ chuyên biệt theo từngchuyên khoa nhƣ phòng mổ tim, phòng mổ gan mật…+ Phòng để học sinh thực tập và ngƣời xem mổ qua vô tuyến hoặc xem qua lồng kính ởphía trên bàn mổ để hạn chế số ngƣời vào xem mổ trực tiếp.– Các phòng khác của khu mổ gồm có: phòng rửa tay trƣớc khi mổ, phòng lau chùi cácdụng cụ sau mổ, phòng tiệt khuẩn các dụng cụ kim loại hoặc đồ vải, phòng chuẩn bị cho gâymê (phòng tiền mê), phòng thƣờng trực cho cấp cứu, phòng riêng cho điều dƣỡng nam và nữ,phòng bác sĩ, kho để dự trữ các vật liệu tiêu hao hằng ngày hoặc bảo quản các dụng cụ kim loạidự trữ chƣa dùng hoặc bị hỏng chuẩn bị trả lại cho bệnh viện. Ngoài ra còn có phòng hồi sứctập trung sau mổ để hồi sức những trƣờng hợp ngƣời bệnh nặng hoặc để hồi sức ngƣời bệnhtrong 24 giờ đầu. Phòng hồi sức có từ 6 đến 12 giƣờng.1.2.3.3. Thông khí– Việc thay đổi không khí trong phòng mổ là rất quan trọng vì không khí bẩn là nguồn ônhiễm nhất. Nếu đặt một đĩa có môi trƣờng nuôi vi khuẩn thì sau 45 phút có 14 khuẩn lạc mọctrên đĩa là không khí buồng mổ không đƣợc lọc nếu không khí buồng mổ đƣợc lọc thì sau 63phút chỉ có 7 khuẩn lạc mọc trên đĩa.– Qua nghiên cứu cho thấy, muốn giải quyết tốt vô khuẩn không khí trong buồng mổ phảitạo một áp lực mạnh đi từ trần nhà xuống sàn nhà để ngăn không cho không khí bẩn từ sàn nhàbay ngƣợc lên bàn mổ.– Muốn cho không khí phòng mổ đƣợc vô khuẩn thì ngoài các biện pháp thông khí cầnphải hạn chế tới mức tối đa ngƣời ra vào và hạn chế tới mức tối thiểu việc mở cửa phòng mổ,vì việc ra vào và mở cửa có tác dụng lay động làm cho luồng khí từ ngoài tràn vào phòng mổ.– Sau buổi mổ, khi làm vệ sinh xong còn phải bật đèn cực tím di khắp phòng, để lâu đèncực tím ở nơi nghi nhiễm khuẩn nhiều nhƣ bàn mổ, nền nhà quanh bàn mổ…1.2.3.4. Nguồn ánh sáng– Cần cung cấp đủ nguồn sáng cho kíp mổ làm việc, ngoài ánh sáng tự nhiên qua các cửakính, buồng mổ cần ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng nhân tạo gồm:+ Ánh sáng khuếch tán qua các bóng đèn có vỏ quả cầu mờ hoặc các đèn neon.+ Tập trung đèn trần hoặc đèn chiếu lƣu động chiếu vào chính giữa vùng mổ. Các đènđƣợc cấu trúc để ánh sáng tụ lại và không tạo thành bóng mờ, cần nắm chắc các nút để điềuchỉnh cho thích hợp. Tốt nhất là dùng các đèn treo trên trần nhà, các phẫu thuật viên có thể tựđiều chỉnh theo yêu cầu của phẫu thuật qua các tay nắm đã đƣợc khử khuẩn.1.2.3.5. Nhiệt độ và độ ẩmNhiệt độ và độ ẩm trong buồng mổ có ảnh hƣởng nhiều đến không những ngƣời bệnh màcả kíp mổ. Buồng mổ cần nhiệt độ từ 18 – 200, và độ ẩm 60 – 65%, tốt nhất là trang bị máyđiều hoà nhiệt độ cho cả mùa nóng cũng nhƣ mùa lạnh để giữ nhiệt độ hằng định nhƣ trên.1.2.3.6. Nước rửa tay trước khi mổDùng nƣớc đun sôi để nguội, hoặc dùng nƣớc máy qua màng lọc 0,2 micro đƣợc tiệt trùnglà giải pháp tốt nhất. Khi lọc tiệt trùng thì phải thƣờng xuyên bảo dƣỡng các hệ thống lọc, nếukhông sẽ mất tác dụng lọc tiệt trùng.1.2.3.7. Trang bị trong phòng mổ– Hạn chế tối thiểu các đồ dùng để trong phòng mổ, vật gì cần thiết mới đặt trong phòngmổ; phòng mổ càng trống rỗng càng vô khuẩn tốt.– Những đồ đặt trong phòng mổ là:+ Bàn mổ vạn năng, dùng dễ dàng cho tất cả các phẫu thuật ngoại khoa.+ Bàn con để dụng cụ mổ: 2 – 3 chiếc.+ Máy gây mê.+ Tủ thuốc cấp cứu thiết yếu dùng trong gây mê hồi sức.+ Bàn con để dụng cụ gây mê hồi sức.+ Giá để các hộp hấp dụng cụ vô khuẩn.+ Ghế tròn có xoáy ốc.+ Cột treo chai dung dịch để truyền.+ Đèn chiếu di động có bánh xe.+ Có thể có hệ thống oxy trung tâm, máy hút gắn ngầm trong tƣờng.+ Toàn bộ hệ thống điện nằm ngầm trong tƣờng.– Một số dụng cụ để ngoài phòng mổ, khi cần mới mang vào nhƣ bình oxy, tủ thuốc, máyhút dịch, dao điện, máy đốt điện.1.2.3.8. Những nguyên tắc về sức khỏe và quần áo trong buồng mổ đối với nhân viên y tế– Sức khỏe là vấn đề cốt yếu đối với mọi ngƣời trong phòng mổ. Cảm lạnh, đau họng vànhiễm khuẩn ngón tay là những nguồn vi sinh vật lây bệnh. Một loạt nhiễm khuẩn vết thƣơngở ngƣời bệnh sau mổ đƣợc phát hiện là do một trƣờng hợp viêm họng nhẹ của y tá phòng mổ,do vậy khi ốm nhẹ cần phải đƣợc báo cáo ngay.– Quần áo đi ngoài đƣờng không bao giờ đƣợc mặc trong phòng mổ, quần áo của phòngmổ không đƣợc mặc khi đi ra ngoài phòng mổ. Quần áo phải đƣợc thay ở buồng quần áo trƣớckhi đi vào và rời phòng mổ. Quần phải có gấu chun để tránh vi khuẩn từ tầng sinh môn rơixuống. Quần áo thay ra phải cho vào bao và chuyển xuống nhà giặt.– Khẩu trang: Trong phòng mổ phải luôn đeo khẩu trang nhằm mục đích giảm sự ô nhiễmcho không khí. Những giọt nhỏ chứa vi sinh vật từ miệng, mũi họng phải đƣợc giữ lại và lọc,vì vậy khẩu trang phải che kín mũi, miệng. Khẩu trang mất hiệu lực khi ẩm, cần phải thay. Khibỏ khẩu trang ra chỉ cầm vào dây khẩu trang, đề phòng ô nhiễm tay.– Bịt đầu phải che hoàn toàn tóc (đầu và cổ, kể cả râu) nhằm ngăn cho sợi tóc, gầu và bụikhông rơi vào những nơi vô khuẩn.– Giày đƣợc bọc bằng bốt làm bằng vải bạt hay loại dùng một lần, hoặc khi vào phòng mổphải thay guốc dép và khi ra thì phải để lại.1.2.3.9. Bảo đảm vô khuẩn phòng mổ– Mục đích: nhằm đảm bảo cho phòng mổ luôn sạch, tránh nhiễm trùng sau mổ cho ngƣờibệnh.– Trƣớc và trong mổ:+ Kíp mổ phải làm đúng và đầy đủ các thao tác trƣớc mổ: rửa tay, mặc áo và mang găngvô khuẩn.+ Chỉ đƣợc sử dụng các dụng cụ, vật liệu mới tiệt khuẩn.+ Không nói chuyện, cƣời đùa trong lúc tiến hành mổ.+ Tuân thủ các thì sạch, thì bẩn trong khi mổ.+ Số ngƣời bao gồm cả kíp mổ trong một buồng mổ không quá 10 ngƣời.+ Hạn chế tối thiểu việc đi lại trong phòng mổ.– Sau mổ:+ Cọ rửa tƣờng, sàn bằng nƣớc.+ Lau chùi bàn mổ, đèn mổ, máy gây mê bằng khăn ƣớt có hoặc không có thuốc sát khuẩnnhẹ.+ Chuyển toàn bộ ra ngoài trừ bàn mổ, máy gây mê.+ Khử khuẩn không khí bằng hơi focmon, hoặc đèn cực tím, khí ozon.+ Điều chỉnh máy điều hòa nhiệt độ và hệ thống khí.+ Đóng kín cửa.– Hằng tuần dành ngày cuối tuần không mổ để tổng vệ sinh toàn bộ từ trần, sàn, tƣờng vàtất cả các thiết bị hiện có. Sau mỗi lần mổ có nhiễm trùng cũng phải làm vệ sinh toàn bộ phòngmổ, lau chùi bên ngoài các hộp hấp ẩm, hấp khô và khử khuẩn không khí bằng hơi foocmolhoặc đèn tia cực tím.– Chế độ kiểm tra:+ Kiểm tra vi khuẩn định kỳ: không khí buồng mổ, các dụng cụ hấp ẩm và hấp khô, dụngcụ gây mê.+ Kiểm tra vi khuẩn ở nhân viên: tay, họng và mũi.+ Kết hợp với phòng điều trị để đánh giá mức độ và tỷ lệ nhiễm khuẩn. Nếu tỷ lệ nhiễmkhuẩn cao cần kiểm tra lại tất cả các khâu, có thể phải ngừng mổ để ứng phó kịp thời chốngnhiễm khuẩn.1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản của vô khuẩn ngoại khoa1.2.4.1. Nguyên tắc chung– Những tiếp xúc không vô khuẩn ở bất kỳ điểm nào làm cho diện vô khuẩn bị ô nhiễm.– Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về sự vô khuẩn của một đồ dùng hoặc bề mặt nào đó thì coiđó là không vô khuẩn.– Tất cả đồ dùng vô khuẩn cho một ngƣời bệnh (một khay hoặc bàn vô khuẩn để mở vớinhững thứ vô khuẩn) chỉ có thể dùng cho một ngƣời bệnh đó, những đồ dùng vô khuẩn khôngdùng đến phải bỏ hoặc tiệt khuẩn lại nếu để dùng nữa.1.2.4.2. Nhân viên– Những ngƣời đã làm các động tác vô khuẩn phải ở trong khu vực mổ, nếu rời phòng thìtình trạng vô khuẩn của ngƣời đó đã mất; để quay lại khu vực mổ ngƣời này phải làm lại quytrình cọ rửa tay, mặc áo, đi găng.– Ngƣời đã cọ rửa một phần nhỏ thân thể đƣợc coi là vô khuẩn: từ vùng ngực đến vai,cánh tay và găng. Vì vậy, tay đi găng phải giữ trƣớc và phần trên thắt lƣng.– Ở một số bệnh viện ngƣời ta dùng loại áo quấn xung quanh, nhƣ vậy khu vực vô khuẩnđƣợc rộng hơn.– Những y tá cơ động và nhân viên không cọ rửa ở xung quanh khu vực mổ phải đứng ởkhoảng cách an toàn để không làm ô nhiễm nơi vô khuẩn.1.2.4.3. Trải săng– Trong khi trải săng lên bàn hay lên ngƣời bệnh, săng phải giơ cao hơn bề mặt định chephủ và đặt xuống từ gần đến xa.– Chỉ có săng trên ngƣời bệnh và trên bàn đƣợc coi là vô khuẩn, những săng thõng xungquanh mép bàn không đƣợc coi là vô khuẩn.– Những săng vô khuẩn đƣợc cố định bằng cặp hoặc băng dính, săng không đƣợc dichuyển trong khi mổ. Săng thủng hoặc rách để lộ những diện tích ở dƣới làm cho khu vực đókhông vô khuẩn, săng nhƣ vậy phải trải lại.1.2.4.4. Phân phát dụng cụ vô khuẩn– Mép của các gói vô khuẩn hoặc mép ngoài của các chai lọ chứa các dung dịch vô khuẩnkhông đƣợc coi là vô khuẩn.– Tay không vô khuẩn của y tá cơ động không đƣợc đƣa ra phía trên của khu vực vôkhuẩn. Những đồ dùng phải thả xuống từ một khoảng cách thích hợp từ mép của khu vực vôkhuẩn.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐIỀU DƢỠNG PHÒNG MỔ2.1. Chức năng điều dƣỡng trƣởng– Phân công cho các điều dƣỡng phụ gây mê, tiếp dụng cụ, chạy ngoài trực tiếp tham giamổ phiên theo lịch.– Phân công cho các điều dƣỡng đảm bảo mổ cấp cứu.– Phân công cho các điều dƣỡng quản lý và bảo quản các dụng cụ vật liệu trong từngphòng mổ.– Kiểm tra đôn đốc điều dƣỡng thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn, trình tự các thao tácđã quy định.– Nhắc nhở và đôn đốc mọi ngƣời thực hiện các nội quy ra vào phòng mổ một cáchnghiêm ngặt.– Quản lý lao động, vật tƣ và các vật liệu dự trữ.– Định kỳ phối hợp với khoa vi sinh vật kiểm tra vô khuẩn dụng cụ phẫu thuật, không khínhà mổ, nhân viên nhà mổ, bàn tay phẫu thuật viên. Phát hiện và đề xuất các biện pháp vôtrùng.– Liên hệ với kho và các phòng về trang bị, sửa chữa trang thiết bị cho phòng mổ.– Chịu trách nhiệm tổng quát về mọi công tác giấy tờ, sổ sách, báo cáo, thống kê lƣu trữtrong khu mổ.– Thƣờng xuyên liên hệ với phòng y tá điều dƣỡng của bệnh viện và các khoa phòngkhác trong bệnh viện để trao đổi những công việc cần thiết phục vụ ngƣời bệnh.– Hƣớng dẫn và huấn luyện cho mọi nhân viên biết và thành thạo các kỹ thuật chăm sócngƣời bệnh trong khu mổ.– Hƣớng dẫn công việc, giải thích nhiệm vụ và giám sát, đánh giá các nhân viên mới vềkhu mổ.– Giúp đỡ phƣơng tiện và tạo điều kiện cho học sinh thực tập.2.2. Nhiệm vụ điều dƣỡng tiếp dụng cụ2.2.1. Nhiệm vụ trước phẫu thuật– Theo phân công, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nhƣ kim loại, đồ vải, bông gạc, các loạichỉ… cho từng loại phẫu thuật vào ngày hôm trƣớc.– Khi chuẩn bị nếu có gì khó khăn cần phải báo cáo cho chính phẫu thuật viên để tìm cáchthay thế hoặc các biện pháp giải quyết từ hôm trƣớc.– Tiến hành đúng và đầy đủ các thao tác vô khuẩn trƣớc mổ: rửa tay, mặc áo, đi găng vôkhuẩn.2.2.2. Nhiệm vụ trong phẫu thuật– Biết cách xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ và cách tiếp dụng cụ.– Trải vải che bàn tiếp dụng cụ gồm 2 lớp vải, 1 lớp nilon ở giữa.– Sau khi đi găng vô khuẩn mới đƣợc xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ.– Nửa trƣớc của bàn tiếp dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự dao mổ, kéo mổ, kẹp phẫutích, các kẹp cầm máu, các loại chỉ, kim khâu, kìm mang kim…– Nửa sau của bàn tiếp dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự là vải che mổ, các loạigạc, găng mổ, các dụng cụ kim loại (các loại van mở rộng vết mổ…) và ống hút.– Với một số phẫu thuật lớn có thể xếp thêm một bàn dụng cụ thứ hai.– Điều dƣỡng giúp phẫu thuật viên, phụ mổ mang găng vô khuẩn.– Vị trí của ngƣời tiếp dụng cụ thƣờng đứng đối diện với phẫu thuật viên, tiện cho việctiếp dụng cụ.– Nắm chắc các thì mổ của ca mổ đang tiến hành để tiếp dụng cụ cho đúng và thích hợp.Nắm chắc các thì thao tác đƣa dụng cụ cho phẫu thuật viên: dao mổ, kẹp cầm máu … làm saocho không có động tác thừa.– Trong khi mổ nắm chắc thì sạch và thì bẩn để đƣa đúng các dụng cụ (sạch hoặc bẩn).– Nếu mổ các khoang cơ thể nhƣ: ổ bụng, lồng ngực, trƣớc khi đóng khoang cơ thể phảikiểm tra lại các loại gạc, dụng cụ (tránh để sót).2.2.3. Nhiệm vụ sau phẫu thuật– Kiểm tra các dụng cụ kim loại, rửa dụng cụ và tiệt khuẩn nhƣ đã quy định trong phầnbảo quản dụng cụ.– Chuẩn bị dụng cụ, áo mổ, găng, gạc, kim chỉ cho ca mổ sau.2.2.4. Quản lý– Các dụng cụ kim loại đang dùng.– Định kỳ lau chùi, bảo quản dụng cụ kim loại dự trữ.– Định kỳ lau chùi, bảo quản các hộp hấp, nhất là các hộp hấp ẩm.2.3. Nhiệm vụ điều dƣỡng chạy ngoàiLà điều dƣỡng trợ giúp toàn bộ kíp mổ, lấy thêm dụng cụ, theo dõi mạch, huyết áp và tấtcả những gì mà kíp mổ cần.– Nội dung trợ giúp:+ Trƣớc khi mổ:* Chỉnh và kiểm tra đèn mổ, máy hút, dao điện, bàn mổ, buồng mổ.* Kiểm tra lại tên, tuổi ngƣời bệnh, chẩn đoán bệnh.* Trợ giúp ngƣời bệnh lên bàn mổ.* Giúp tiếp dụng cụ mở các hộp hấp, lấy chỉ.+ Trong khi mổ:* Lấy thêm dụng cụ cho tiếp dụng cụ.* Giúp truyền máu cho ngƣời bệnh (nếu có).* Đo mạch, huyết áp giúp cho gây mê.* Giúp kíp mổ lấy thuốc hoặc các dụng cụ máy móc để xử trí các trƣờng hợp biến chứngcó thể xảy ra trong khi mổ, đếm gạc trƣớc khi phẫu thuật viên đóng khoang cơ thể.+ Sau mổ:* Băng vết mổ.* Cùng điều dƣỡng gây mê hoặc phụ gây mê, chuyển ngƣời bệnh về phòng.* Vệ sinh máy hút, bàn mổ, thu dọn cọc truyền huyết thanh.2.4. Nhiệm vụ của điều dƣỡng gây mê hồi sứcTuỳ theo phân công trực tiếp gây mê hoặc phụ gây mê đều có các nhiệm vụ:– Lắp máy gây mê:– Kiểm tra và lắp đồng hồ oxy. Chuẩn bị đèn nội khí quản đảm bảo đủ ánh sáng khi đặtống nội khí quản, ba ống nội khí quản các cỡ (ƣớc lƣợng ống nội khí quản bằng gốc ngón tayút của ngƣời bệnh là vừa với khí quản ngƣời bệnh, cần lấy thêm 2 ống có cỡ ống to hơn và nhỏhơn ống nội khí quản định đặt một số).– Chuẩn bị gạc chèn ống nội khí quản, băng dính cố định ống nội khí quản, ống hút dạdày, máy hút, dao điện.– Pha thuốc mê tĩnh mạch, thuốc giãn cơ, thuốc tiền mê và thuốc hồi sức.– Trực tiếp gây mê hoặc phụ gây mê, theo dõi, lắp bóng bóp gây mê hồi sức.– Sau mổ, cùng điều dƣỡng chạy ngoài đƣa ngƣời bệnh về buồng bệnh.– Thu dọn và vệ sinh máy móc, dụng cụ gây mê, bơm kim tiêm.– Kiểm tra oxy, lĩnh bù các thuốc đã dùng để sẵn sàng chuẩn bị cho ca gây mê tiếp theo.– Nếu đƣợc phân công trực tiếp gây mê khi gặp khó khăn phải mời bác sĩ chuyên khoagây mê hồi sức hoặc báo phẫu thuật viên để giải quyết.– Quản lý máy gây mê và các phƣơng tiện gây mê nhƣ quy định.Kết luận– Phẫu thuật là sự hiệp đồng giữa các thành viên trong kíp mổ một cách trực tiếp và chặtchẽ.– Mỗi điều dƣỡng theo phân công phải nắm vững và thành thạo công việc của mình đểphối hợp nhịp nhàng trong khi mổ, giúp cho mổ thuận lợi, nhanh gọn và an toàn.TỰ LƯỢNG GIÁPhân biệt đúng, sai các câu sau đây bằng cách đánh dấu (V) vào cột Đ cho câu đúng, cột Scho câu sai:STTCÂU1Điều dƣỡng trƣởng phòng mổ có nhiệm vụ nhắc nhở mọi ngƣời vàđôn đốc thực hiện các nội quy ra, vào phòng mổ một cách nghiêmngặt.2Điều dƣỡng trƣởng phòng mổ có nhiệm vụ giúp đỡ phƣơng tiện vàtạo điều kiện cho học sinh thực tập.3Điều dƣỡng tiếp dụng cụ không có nhiệm vụ kiểm tra lại các loạigạc, các dụng cụ kim loại trƣớc khi phẫu thuật viên đóng cáckhoang cơ thể.4Điều dƣỡng tiếp dụng cụ khi chuẩn bị có gì khó khăn cần phải báocho bác sĩ gây mê biết để tìm cách thay thế hoặc các biện pháp giảiquyết từ hôm trƣớc mổ.5Điều dƣỡng chạy ngoài, không có nhiệm vụ cùng điều dƣỡng gâymê hồi sức chuyển ngƣời bệnh về phòng sau mổ.6Điều dƣỡng gây mê hồi sức có nhiệm vụ lĩnh bù các thuốc đã dùngđể chuẩn bị cho ca gây mê tiếp theo.7Điều dƣỡng gây mê hồi sức không quản lý máy gây mê và cácphƣơng tiện gây mê.ĐSChọn câu trả lời đúng nhất trong những câu sau:8. Số khuẩn lạc trong không khí phòng mổ đã đƣợc lọc là:A. 14 khuẩn lạc mọc trên môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn sau 55 phútB. 10 khuẩn lạc mọc trên môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn sau 53 phútC. 7 khuẩn lạc mọc trên môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn sau 63 phútD. 8 khuẩn lạc mọc trên môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn sau 45 phút9. Một trong các nguyên tắc xây dựng phòng mổ là:A. Phải ở trung tâm bệnh viện nếu là bệnh viện đa khoaB. Phải ở trung tâm bệnh viện nếu là bệnh viện ngoại khoaC. Chỉ cần cung cấp ánh sáng tự nhiên thật tốtD. Xây dựng ở cạnh đƣờng giao thông để tiện di chuyển ngƣời bệnh.10. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng mổ là:A. 25oC và độ ẩm 85%B. 20oC và độ ẩm 60%C. 10oC và độ ẩm 75%D. 15oC và độ ẩm 50%.11. Một trong những yêu cầu vị trí của phòng mổ là:A. Cửa của khu mổ không hƣớng về phòng điều trịB. Gần với các khu điều trịC. Gần lối đi lại nhiềuD. Đặt ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.12. Một trong những nguyên tắc về sức khoẻ và quần áo của nhân viên y tế trong khu mổlà:A. Nhân viên phòng mổ viêm họng nhẹ có thể vào phòng mổ làm việc bìnhthƣờngB. Quần áo của phòng mổ chỉ có thể mặc để đi xuống khoa ngoạiC. Khi trong phòng mổ không có ca mổ thì vào phòng mổ không cần đeo khẩutrangD. Quần áo của phòng mổ không đƣợc mặc khi đi ra ngoài nhà mổ.13. Phòng mổ không cần chế độ kiểm traA. Kiểm tra vi khuẩn định kỳ không khí phòng mổB. Đánh giá kết quả phẫu thuật và các tai biến sau mổC. Kiểm tra vi khuẩn ở tay nhân viên sau khi rửa tay vô khuẩnD. Đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ cùng với phòng điều trị.14. Muốn cho không khí phòng mổ đƣợc vô khuẩn cần:A. Đƣa không khí phòng mổ từ sàn nhà lên trần nhàB. Sau mổ không nên bật đèn cực tímC. Thƣờng xuyên mở cửa phòng mổ lấy không khí bên ngoàiD. Hạn chế tối thiểu việc mở cửa phòng mổ.15. Thời gian dành ra để tổng vệ sinh cuối một tuần của phòng mổ là:A. Nửa ngàyB. Một ngàyC. Một phần tƣ ngàyD. Hai ngày.16. Số ngƣời trong một phòng mổ (kể cả kíp mổ) không quá:A. Bốn ngƣờiB. Bảy ngƣờiC. Mƣời ngƣờiD. Mƣời hai ngƣời.Hoàn thành các câu sau bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chống :17. Một khu mổ nhỏ nhất cũng phải xây dựng 2 phòng mổ đó là phòng mổ…A….vàphòng mổ….B….18. Phòng mổ phải đƣợc cung cấp ánh sáng…A… và ánh sáng….B….tốt.1. MỞ ĐẦU– Bảo quản dụng cụ nhằm đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn và làm tăng tuổi thọ của dụng cụ.Đây là một trong những nhiệm vụ chính của điều dƣỡng viên công tác tại phòng mổ.– Muốn bảo quản tốt dụng cụ phòng mổ phải làm tốt công tác vô khuẩn, sát khuẩn, tiệtkhuẩn.– Một vật đƣợc coi là vô khuẩn là ở bất cứ điểm nào trên đồ vật đó, dù ở thể đặc, thể lỏnghay thể khí đều không có vi khuẩn.– Muốn ngăn ngừa, tiêu diệt vi khuẩn tại một vùng nào đó của cơ thể ngƣời ta dùngphƣơng pháp sát khuẩn (thƣờng dùng cồn etylic 700 hoặc dùng cồn iốt 1 – 5% để sát khuẩn).– Muốn thực hiện vô khuẩn tốt cần phải tiệt khuẩn tốt, tiệt khuẩn bao gồm các phƣơngpháp nhƣ:+ Phƣơng pháp lý học: Sức nóng khô, sức nóng ƣớt, siêu âm.+ Phƣơng pháp hoá họ: Dùng các hoá chất nhƣ : cồn etylic, cồn iốt, formol, oxyd thuỷngân, cidex…2. CÁC PHƢƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN2.1. Phƣơng pháp vật lý2.1.1. Dùng sức nóng khô– Hơ lửa: Ngọn đèn cồn (tiệt khuẩn: chai, lọ, lam kính) đốt dụng cụ kim loại không đƣợccoi là phƣơng pháp tiệt khuẩn.– Dùng tủ sấy khô : Poupinel, lò sấy pasteur đƣa nhiệt độ lên 1750C.2.1.2. Tiệt khuẩn bằng sức nóng ẩm– Đun sôi: (không diệt đƣợc nha bào) đun sôi từ 30 phút đến 60 phút, có thể cho thêm :+ Natri hydro cacbonat 1% để làm tan mỡ.+ Natri borat để hạn chế han gỉ dụng cụ kim loại, ngoài ra còn có tác dụng nâng điểm sôicủa nƣớc lên 1050C.+ Thêm focmalin 0,1% để diệt đƣợc nha bào và virus viêm gan.– Dùng nồi hấp ƣớt chamberland, khi tăng áp lực trong nồi thì làm tăng nhiệt độ:+ Áp lực 1 atmotphe  Nhiệt độ trong nồi đạt đƣợc 1200 C.+ Áp lực 2 atmotphe  Nhiệt độ trong nồi đạt đƣợc 1340 C.+ Áp lực 3 atmotphe  Nhiệt độ trong nồi đạt đƣợc 1430 C.– Phƣơng pháp tyndall : Đun ở nhiệt độ 550C một lần mỗi ngày trong 3 ngày liền (1 lầnđun 1 giờ) có thể diệt nha bào, vì thế thƣờng dùng phƣơng pháp này để tiệt khuẩn các dungdịch có albumin, glucid và dung dịch thuốc.– Tiệt khuẩn bằng siêu âm: để tiệt khuẩn tay bác sĩ trƣớc khi làm thủ thuật.2.2. Phƣơng pháp hoá học– Cho dụng cụ tiếp xúc hoàn toàn với chất hoá học ở dạng dung dịch, hay thể hơi vớinồng độ nhất định trong thời gian cần thiết.+ Ngâm dụng cụ vào cồn etylic 700 – 900 trong 12 – 24 giờ trong bình kín diệt đƣợc vikhuẩn, không diệt đƣợc nha bào.+ Ngâm dụng cụ trong bình kín 24 giờ dùng cloroformVí dụ: Thuỷ ngân oxydcyanua 1 – 4 % từ 6 đến 12 giờ để tiệt khuẩn nhiệt kế.– Cho dụng cụ tiếp xúc với hơi formol từ viên hoặc bột tryoxymethylen bốc ra trong 48giờ, nếu nóng lên 600C chỉ cần tiếp xúc 1 giờ là đủ.– Hiện nay thƣờng dùng dung dịch khử khuẩn glutaraldehyd (cidex):+ Phải dùng theo hƣớng dẫn chuẩn về quy định an toàn lao động.+ Có que thử để kiểm tra hiệu lực khử khuẩn ngâm từ 10 phút đến 10 giờ tuỳ theo yêucầu. Thƣờng dùng khử khuẩn dụng cụ mổ nội soi.Lưu ý : Các thứ mang đi khử khuẩn cần phải đƣợc tẩy rửa sạch có thể dùng dung dịch tẩyrửa cidezym thì mới tiệt khuẩn đƣợc dụng cụ.3. KIỂM TRA TIỆT KHUẨN3.1. Kiểm tra cơ học: (bằng cách đánh giá các thông số : nhiệt độ, áp suất, thời gian trênmáy tiệt khuẩn).3.2. Kiểm tra bằng chứng nghiệm hoá học– Dùng chất đã biết nhiệt độ nóng chảy cộng thêm thuốc nhuộm nhƣ:+ Antipyrin hoặc xanhmethylen.+ Acid benzoic hoặc fucsin kiềm.+ Tecpin + tím metyl.– Dùng ở dạng băng dính vạch dán ở ngoài hộp hấp khi tiệt khuẩn bằng máy hấp ƣớt.– Kiểm tra tiệt khuẩn có tác dụng phân biệt vật dụng đã đƣợc xử lý tiệt khuẩn (nhƣngkhông nói lên độ vô khuẩn của dụng cụ y tế).3.3. Kiểm tra bằng chứng nghiệm vi khuẩn– Dùng hỗn dịch nha bào vi khuẩn bacillussuptilis (áp dụng với tiệt khuẩn nhiệt ƣớt), hỗndịch có khả năng chịu nhiệt ngang với nha bào uốn ván, bị diệt ở 1200C trong 20 phút.4. NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN4.1. Bảo quản dụng cụ kim loại4.1.1. Các loại dụng cụ kim loại– Dao mổ: liền cán, cán rời, dao cắt đoạn, dao mổ trong các phẫu thuật đặc biệt.– Kéo mổ: kéo thẳng, kéo cong, kéo loại dài, loại ngắn.– Kẹp cầm máu: kẹp thẳng, kẹp cong, kẹp có mấu, không mấu, kẹp loại ngắn, loại dài.– Các loại kẹp răng chuột, kẹp giữ mép vải, kẹp mang kim...– Các loại banh rộng vết mổ: Hartman, Farabeuf, Gotse, Finoketo và các loại van nông,sâu...– Các loại kim khâu: kim ba cạnh, nhẵn cạnh, kim Rovecdanh...– Ngoài ra, tuỳ loại phẫu thuật cần có các dụng cụ khác: Paye kẹp cắt tá tràng, Clăm kẹpruột, kẹp ống thận, kẹp lấy sỏi mật (Mirizi).4.1.2. Tiệt khuẩn dụng cụ kim loại4.1.2.1. Lau rửa dụng cụ kim loại trước khi hấp– Phƣơng pháp mới: Rửa dụng cụ kim loại bằng hơi nƣớc bão hoà dƣới áp lực (máy rửakhử khuẩn getinge 4656). Những dụng cụ có lòng ống hẹp nhiều ngõ nghách rửa bằng siêu âmBrauson 8210, sau đó làm khô dụng cụ bằng tủ sấy hoặc súng phụt khí.– Phƣơng pháp cũ: Rửa dụng cụ bằng nƣớc với xà phòng, cọ kỹ các khe, kẽ, luộc sôi100oC/30 phút, nhấc ra để ráo nƣớc, lau bằng khăn sạch, sau đó lau lại bằng khăn thấm dầu hoảxếp vào hộp tuỳ theo từng loại phẫu thuật.– Với dụng cụ nhiễm khuẩn (mổ nhiễm khuẩn, hoại thƣ sinh hơi...): Sau mổ phải rửa sạchdụng cụ và ngâm vào dung dịch Focmaldehyt 1% trong 30 phút, hoặc dung dịch cresol 5%trong 6 – 8 giờ. Chú ý, điều dƣỡng phải mặc áo, mang găng tay. Sau khi ngâm, vớt ra và làmcác bƣớc nhƣ với dụng cụ trong mổ sạch. Các dụng cụ kim loại chƣa dùng tới phải đƣợc lauchùi, chống gỉ, định kỳ bảo quản. Cần kiểm tra chất lƣợng dụng cụ trƣớc khi mang hấp (dao cósắc không? kẹp cầm máu có kẹp chặt không?).4.1.2.2. Phương pháp tiệt khuẩn dụng cụ kim loại– Đun sôi 30 phút.– Dùng tủ sấy poupinel ở 1600 – 1800 C từ 45 phút đến 60 phút.– Nhúng cồn etylic 700 từ 12 – 14 giờ.– Nếu hấp ƣớt phải bọc dụng cụ vào gạc tấm natriborat 20% để chống gỉ. Dùng máyautoclave (nhiệt ƣớt) ở nhiệt độ 1210C trong 20 phút hoặc 1350C trong 3 – 5 phút.4.2. Bảo quản đồ vải4.2.1. Chuẩn bị trước khi tiệt khuẩn– Đồ vải gồm có: áo mổ, gạc mổ (gạc loại to, loại nhỏ, loại dài, ngắn...) và các loại săngche phủ vùng mổ.– Để riêng loại chƣa dùng và đã dùng, loại nhiễm khuẩn để riêng rồi nhúng vào dung dịchkhử khuẩn chuyển sang nhà giặt.– Các loại đồ vải phải gấp và xếp theo một mẫu quy định vào trong hộp.4.2.2. Tiệt khuẩn đồ vải– Hộp hấp cho các loại đồ vải: có lỗ thông hơi để hơi nóng lƣu thông dễ dàng. Chú ý khixếp vừa phải, không chật quá, lỏng quá.– Hấp bằng nồi hấp Otoclarl, nhiệt độ: 1 kg (=1 atmotphe) = 120o C;2 kg = 134o C;3 kg = 143o C.– Hấp ƣớt dƣới áp lực 2 – 2,5 atm trong 20 phút.– Với máy Autoclave : 1210C trong 20 phút; hoặc 1350C trong 7 phút.– Khi hấp nên kiểm tra nhiệt độ bằng cách cho các gói chỉ thị màu hoặc một gói bột nhỏlƣu huỳnh (S thăng hoa ở 120oC).– Các loại gạc: hấp nhƣ đồ vải, chú ý không nên dùng lại gạc.– Bảo quản: đậy kín nắp hộp, bảo quản tại tủ bảo quản.4.3. Bảo quản dụng cụ bằng cao su và chất dẻo– Dụng cụ bằng cao su gồm: găng cao su, các loại ống dẫn lƣu: Nelaton, Kerh, Petzef,Malecot...– Phƣơng pháp mới: Mọi dụng cụ nhựa, cao su đƣợc rửa bằng hơi nƣớc bão hoà dƣới áplực (máy Getinger), sau đó làm khô bằng súng phụt khí hoặc tủ sấy ở nhiệt độ thích hợp.– Phƣơng pháp cũ:+ Găng mổ, những ca mổ vô trùng: sau khi dùng xong phải rửa bằng nƣớc sạch có phamuối làm tan máu, chải xà phòng, phơi khô, đem sấy.+ Găng tay đã nhiễm khuẩn tốt nhất là bỏ đi, nếu dùng lại cần phải làm nhƣ găng mổ vôtrùng, sau đó mang ngâm vào dung dịch khử khuẩn trong 6 – 8 giờ, hoặc đun sôi 15 phút phơi khô  đem hấp với áp lực 1,5 atm trong 20 phút, hoặc máy autoclave 1210C trong 20phút.+ Canun thanh quản: rửa, nhúng vào oxyd thuỷ ngân 1 – 4 %.+ Ống thông, ống dẫn lƣu sau rửa phải đun sôi 30 phút, nhúng vào cresol 5 %, giữ tronghộp trioxymethylen 48 giờ.+ Khử khuẩn: các ống dẫn lƣu hấp ở 1200 C trong 30 phút.+ Cách khử khuẩn tiên tiến nhất đối với dụng cụ cao su là bằng tia Gama hoặc hơi Ethyldƣới áp lực.Hiện nay, đồ bằng cao su thƣờng chỉ dùng một lần.4.4. Tiệt khuẩn bơm tiêm, kim tiêmHiện nay đa số là dùng bơm tiêm nhựa một lần rồi bỏ đi không dùng lại. Một sốtrƣờng hợp bắt buột phải dùng lại bơm tiêm thuỷ tinh thì cần tiệt khuẩn theo quy trình sau:– Cọ rửa: cần làm ngay tránh máu đọng, loại có kháng sinh phải để riêng, nếu có dínhdầu phải dùng ete hoặc aceton, cho nƣớc xà phòng đun sôi rồi mớicọ rửa.– Bơm tiêm rít cần ngâm hoặc nhỏ giọt oxy già.– Bơm tiêm phải tháo rời đựng riêng, đáy hộp hấp phải có lót bông khi hấp.– Tiệt khuẩn bằng: tủ poupinel ở 1800 trong 1 giờ hoặc đun sôi trong 15 phút.4.5. Bảo quản dụng cụ thuỷ tinh– Dụng cụ thuỷ tinh có nút kim khí phải nới rộng khi mang đi tiệt khuẩn (vỏ thuỷ tinhbình hút bình …) để tránh vỡ dụng cụ thuỷ tinh.– Canun ống nghiệm tiệt khuẩn bằng đun sôi, hấp, sấy không để quá 1600C, có thể hấp ẩmở nhiệt độ 1200C / 45 phút, hoặc ngâm trong focmaldehyt 4% trong 3 giờ hoặc 10% trong thờigian 30 phút, nhƣng sau đó phải rửa lại bằng nƣớc cất hoặc nƣớc muối sinh lý.– Chai huyết thanh hấp ở 1200C trong 20 phút.4.6. Chỉ khâu– Chỉ catgut: thu hồi sau ca mổ phải ngâm trong dầu, cồn và đậy kín.– Chỉ lụa, len: tiệt khuẩn nhƣ đồ vải.– Chỉ sắt, tiệt khuẩn nhƣ dụng cụ kim loại.5. KẾT LUẬNTất cả các dụng cụ vật liệu phải đảm bảo vô khuẩn trƣớc khi tiến hành mổ. Các hộp hấpchƣa dùng đến sau 7 ngày phải hấp lại. Nếu hộp hấp vô trùng đã mở 1 lần thì các dụng cụ cònlại phải để trong hộp chứa trioxymethylen. Cần chú ý đối với dụng cụ kim loại vì đắt tiền và dễhỏng.TỰ LƯỢNG GIÁPhân biệt đúng, sai các câu sau bằng cách đánh dấu (V) vào cột Đ cho câu đúng, cột S chocâu sai:STTCÂU1Muốn ngăn ngừa tiêu diệt vi khuẩn ở một vùng nào đó ngƣời tadùng phƣơng pháp sát khuẩn.2Các hộp hấp chƣa dùng đến sau 8 ngày phải hấp lại.3Muốn bảo quản tốt dụng cụ phòng mổ phải làm tốt công tác vôkhuẩn, sát khuẩn, tiệt khuẩn.ĐS4Tiệt khuẩn bằng phƣơng pháp đun sôi không diệt đƣợc nha bàovi khuẩn.5Kiểm tra tiệt khuẩn có tác dụng phân biệt vật dụng đã đƣợc xửlý tiệt khuẩn nhƣng không nói lên độ vô khuẩn của dụng cụ ytế.Chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu sau:6. Thời gian tiệt khuẩn dụng cụ kim loại theo phƣơng pháp vật lý:A. Đun sôi 15 phútB. Đun sôi 20 phútC. Đun sôi 25 phútD. Đun sôi 30 phút.7. Đối với dụng cụ thuỷ tinh (canyn, ống nghiệm) tiệt khuẩn bằng đun sôi, hấp, sấy nhiệtđộ không để quá:A. 1600CB. 1700CC. 1800CD. 1900C.Hoàn thành các câu sau bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:8. Kiểm tra tiệt khuẩn cơ học bằng cách đánh giá các thông số.......A....áp suất, thời giantrên máy tiệt khuẩn.9. Kiểm tra tiệt khuẩn bằng chứng nghiệm hoá học dùng chất đã biết nhiệt độ.....A.....cộng thêm thuốc nhuộm nhƣ Antipyrie hoặc Xanhmethylen dùng ở dạng....B....dán ở ngoài hộphấp khi tiệt khuẩn bằng máy hấp ƣớt.1. ĐẠI CƢƠNG– Chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc khi phẫu thuật là một công việc quan trọng, vì nó ảnh hƣởngtrực tiếp đến phẫu thuật. Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế đƣợc đến mức tối thiểu các tai biến trongkhi gây mê và tiến hành phẫu thuật. Ngƣợc lại, nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hƣởng xấu đếnkết quả phẫu thuật, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng ngƣời bệnh. Do đó phải tiến hànhchuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc khi phẫu thuật thật tốt, coi đó là một việc hết sức quan trọng của cảquá trình phẫu thuật.– Ngƣời điều dƣỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc khi phẫuthuật nhằm mục đích giúp cho ngƣời bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc phẫu thuật. Chămsóc, theo dõi và chuẩn bị trƣớc mổ thật tốt góp phần vào sự thành công của cuộc phẫu thuật.– Có hai loại chính: phẫu thuật có chƣơng trình (phẫu thuật theo kế hoạch) và phẫu thuậtcấp cứu.2. CHUẨN BỊ NGƢỜI BỆNH PHẪU THUẬT THEO KẾ HOẠCHLoại phẫu thuật này sau khi hội chẩn, ngƣời có trách nhiệm chỉ định phẫu thuật sẽ sắp xếpthời gian lịch mổ ngày nào, ai mổ, phƣơng thức mổ... Phẫu thuật theo kế hoạch là loại phẫuthuật có thể để trong một khoảng thời gian nhất định (không cần mổ gấp) mà vẫn không ảnhhƣởng đến tình trạng bệnh.2.1. Chuẩn bị tinh thần cho ngƣời bệnh và thân nhân ngƣời bệnh2.1.1. Đối với người bệnh– Trong những ngày trƣớc khi phẫu thuật, ngƣời điều dƣỡng phải gần gũi, an ủi, giải thíchcho ngƣời bệnh an tâm, giúp ngƣời bệnh lạc quan, tin tƣởng vào chuyên môn, giải thích chongƣời bệnh hiểu rõ mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật.– Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của ngƣời bệnh, phản ảnh cho bác sĩ và cùng bácsĩ giải quyết để ngƣời bệnh an tâm.– Không đƣợc cho ngƣời bệnh biết tình trạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng,sợ hãi. Tuyệt đối không đƣợc giải thích những điều gì mà bác sĩ không cho phép.– Giải thích cho ngƣời bệnh biết về cuộc phẫu thuật bằng những từ thông dụng, dễ hiểu.2.1.2. Đối với thân nhân của người bệnh– Cần giải thích kỹ lƣỡng, nói rõ bệnh tình của ngƣời bệnh cho ngƣời nhà biết, không giấu giếmnhững tiên lƣợng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng.– Mặt khác, cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của gia đình, kêu gọi họ quan tâm, chiaxẻ, động viên ngƣời bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị để tạo điều kiện thuận lợi cho việctiến hành phẫu thuật.2.2. Chuẩn bị thể chất ngƣời bệnh2.2.1. Hồ sơ bệnh án– Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ có tính pháp lý, cần khai thác kỹ quátrình diễn biến, đặc biệt chú trọng đến các triệu chứng cơ năng và toàn thân, cần hỏi kỹ tiền sửcủa bệnh, ghi đầy đủ quá trình diễn biến bệnh. Địa chỉ của ngƣời bệnh phải ghi rõ ràng, chínhxác.– Giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật của thân nhân ngƣời bệnh– Điều dƣỡng phải kiểm tra sức khoẻ của ngƣời bệnh:+ Kiểm tra chiều cao, cân nặng: Cần phải cân ngƣời bệnh trƣớc khi phẫu thuật vì nó cầnthiết cho việc dùng thuốc hồi sức sau mổ.+ Xem ngƣời bệnh có các vấn đề đặc biệt nhƣ hen phế quản, dị ứng thuốc, bệnh tim mạch,tăng huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm không?+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.+ Theo dõi số lƣợng nƣớc tiểu trong 24 giờ, bình thƣờng trong 24 giờ một ngƣời đi tiểu từ1,2 lít đến 2,5 lít.+ Theo dõi phân: số lần trong ngày, số lƣợng và màu sắc phân.+ Theo dõi nôn: Nếu ngƣời bệnh nôn thì phải theo dõi số lần nôn, số lƣợng nôn, chất nôn,màu sắc v.v...– Trong quá trình theo dõi, ngƣời điều dƣỡng báo cáo kịp thời những diễn biến cho bác sĩbiết để xử trí.– Tất cả những theo dõi hằng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho bác sĩchẩn đoán và tiên lƣợng bệnh.2.2.2. Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sànga) Các xét nghiệm cơ bản Máu: số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu:+ Công thức bạch cầu+ Nhóm máu để truyền máu khi cần.+ Tốc độ lắng máu+ Thời gian đông máu, thời gian chảy máu+ Tỷ lệ huyết cầu tố