Điều kiện giết mổ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thịt

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.12 KB, 28 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thịt
1.Biến đổi hóa sinh của thịt sau kho giết mổ:
- Sau giết mổ các tính chất cơ bản của thịt đều thay
đổi, do sự huỷ các hệ sinh học
khi còn sống. Nguyên nhân của sự phân hủy này là
do sự trao đổi chất trong các mô chết ngừng lại, các
quá trình hóa sinh thuận nghịch bởi enzyme chuyển
thành quá trình không thuận nghịch. Các quá trình
tổng hợp bịđình chỉ và hoạt động phá hủy của các
enzyme nổi lên hàng đầu, chính là sự tự phân hủy
(còn gọi là sự tự phân). Nó là tập hợp của các giai
đoạn nối tiếp nhau: Đình chỉ trao đổi chất; Phân hủy
các mối liên kết cấu tạo thành các mô; Phân hủy các
chất chính thành các chất đơn giản hơn. Trên thực tế,
người ta chia các quá trình trên thành 2 nhóm cơ bản:
+ Sự chuyển hóa trong hệ protein dẫn tới sự biến đổi
độ chắc (độ mềm mại) của mô cơ.
+ Sự biến đổi trong hệ các chất trích ly tạo cho thịt có
mùi và vị nhất định.
- Quá trình biến đổi tự phân của thịt sau giết mổ có 3
giai đoạn: tê cứng, chín tới (chín hóa học), tự phân
sâu sắc (quá trình thối rửa).
a. Giai đoạn tê cóng sau khi chết :
- Ngay sau khi giết, mô cơ thịt tươi nóng bị suy yếu,
có độ ẩm nhỏ, phản ứng môi trường pH ≈ 6.8, mùi
thơm và vị thể hiện không rõ ràng. Sau khi động vật
đình chỉ sự sống trong mô cơ sự tê cứng sẽ bắt đầu.
- Sự phát triển tê cứng hoàn toàn xãy ra với thời gian
khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm động vật và các
điều kiện xung quanh. Thịt bò ở nhiệt độ 15 – 18oC
sự tê cứng hoàn toàn bắt đầu xảy ra đến 10 – 12 giờ,


ở nhiệt độ gần 00C sau 18 – 24 giờ. Thịt trong giai
đoạn này có độ rắn tăng hoảng 25%, độ cản cắt tăng
lên hai lần và có độ rắn lớn kể cả sau khi nấu. Giai
đoạn này bất lợi cho quá trình chế biến, thịt có tính
giữ nước kém, khả năng kết nối của protein ở giai
đoạn này là kém nhất. Thịt ở trạng thái tê cứng sau
khi giết, tiêu hóa bởi enzyme pepsin kém và hầu như
bị tước mất mùi thơm và vị sẵn có ở trạng thái luộc.
Tê cứng sau chết của bắp cơ là kết quả của sự phát
triển các quá trình hóa sinh phức tạp do enzyme. Chủ
yếu là các quá trình phân giải:
+ Phân hủy glycogen để tạo thành acid lactic (glyco
phân) và chuyển pH từ điểm trung hòa về phía acid.
(xảy ra trong môi trường yếm khí)
+ Phân hủy glycogen để tạo thành các gluxit có tính
khử (amilo phân).
+ Phân hủy axit creatinphotphat.
+ Phân hủy acid adenozintriphotphoric (ATP).
+ Kết hợp actin với myozin để thành phức chất
actomyozin.
+ Giải phóng amoniac ở dạng muối.
- Một số trong những quá trình này là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự tê cứng sau khi giết, một số khác
ảnh hưởng gián tiếp, còn một số thức ba nên xem
nhưđồng thời.
b. Giai đoạn chín tới của thịt
- Giai đoạn chín tới gồm những biến đổi về tính chất
của thịt, gây nên bởi sự tự phân sâu sắc, kết quả là
thịt có được những biểu hiện tốt về hương thơm và
vị, trở nên mềm mại tươi ngon so với thịt ở trạng thái

tê cứng sau khi giết, thịt có độẩm lớn hơn và dễ bị tác
dụng của enzyme tiêu hóa hơn. Mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu về lý hóa, hóa sinh và mô học, nguyên
nhân chủ yếu của sự cải thiện độ chắc, vị và mùi
thơm của thịt trong thời kỳ theo sau của sự phát triển
tê cóng sau khi giết vẫn còn chưa được xác định đủ
rõ rệt. Có thể giả thiết sự biến đổi tự phân là do tác
dụng của các enzyme phân giải protein thuộc nhóm
catepsin chứa tương đối ít trong mô cơ.
- Cetepsin được tìm thấy trong các cơ quan và mô
khác nhau. Tính hoạt động của nó trong các loại bắp
cơ khác nhau không đồng nhất. Chẳng hạn các bắp
cơđỏ hoạt động ở chân gà giò tự phân mạnh mẽ hơn
các bắp cơ ngực không hoạt động. Các bắp cơ đỏ ở
đại gia súc có sừng, thỏ và chó có hoạt độ protein
phân lớn hơn các bắp cơ trắng của gia cầm.
- Sau sự tê cứng cực đại sau khi chết, tương ứng với
sự chuyển phần lớn actomiozin từ trạng thái co rút
sang trạng thái suy yếu. Như vậy, vấn đề làm mềm
mô trong thời kỳ đầu chín tới liên quan với quá trình
ngược lại của quá trình gây nên tê cứng sau khi chết
ở hệ cơ. Bởi vậy sự suy yếu của bắp cơ trong thời kỳ
này có thểđược đặc trưng như là sự phân giải của
quá trình tê cứng sau khi giết.
- Sự phân ly và suy yếu của actomiozin dẫn đến làm
tăng số lượng trung tâm ưa nước của các protein co
rút, kết quả là khả năng liên kết với nước của mô cơ
tăng lên, đạt được 85 – 87% theo khả năng liên kết
với nước của thịt tươi. Khả năng liên kết với nước
của mô cơ về sau thực tế giữ nguyên mức độ này. Sự

làm mềm mô cơ tiếp theo có liên quan tới việc phân
giải các thành phần cấu trúc của sợi cơ dưới ảnh
hưởng của enzyme phân giải protein.
- Trong thời kỳđầu chín tới, vận tốc và mức độ sâu
của sự protein phân không đáng kể và các sản phẩm
của sự phân giải này rất ít. Tuy nhiên trong thời gian
này số lượng protein miozin tăng lên, như vậy có sự
phá vỡ mạch peptit của miozin.
- Cường độ biến đổi các tính chất của thịt và thời gian
chín tới phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Đối
với thịt gia súc lớn có sừng (động vật ở trạng thái
bình thường trước khi giết) thời gian chín tới hoàn
toàn như sau:
- Nhiệt độ (0C) 1 - 2 10 - 15 18 - 20
- Thời gian chín tới (ngày) 10 - 14 4 - 5 3
- Tốc độ phát triển quá trình tự phân trong thịt không
những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà còn phụ thuộc vào
loài, tuổi, bộ phận trên súc thịt và trạng thái động vật
trước khi giết. Thịt động vật già chín tới chậm hơn thịt
động vật non, thịt bò đực chậm hơn thịt bò cái. Sự
biến đổi tự phân ở thịt những động vật ốm yếu và mệt
nhọc kém sâu xa hơn và biểu hiện kém hơn so với
thịt động vật khỏe mạnh và được nghỉ ngơi.
- Các chất trích ly của thịt chịu sự biến đổi quan trọng
trong quá trình tự phân.
- Hương thơm, vị và một số tính chất khác của thịt
phụ thuộc vào sự biến đổi này. Trong điều kiện nhiệt
độ dương thấp, sau khi giết 24 giờ, quá trình glyco
phân sẽ giảm đi và quá trình phân giải amilo phân
của glycogen sẽ phát triển trội hơn. Quá trình này kéo

dài hơi chậm trong suốt thời gian chín tới của thịt. Sự
tích lũy đường khử trong mô cơ tạo khả năng tăng
nhanh và ổn định sự tạo màu của thịt bằng nitrat và
nitrit khi ướp muối nó. Trong quá trình chín tới của
thịt, hàm lượng purin tự do trong mô cơ, chủ yếu là
hipoxantin, tăng lên không ngừng. Tương ứng với sự
tăng hàm lượng chất khử bay hơi và hipoxantin,
cường độ hương thơm và vị của thịt và nước canh
thịt cũng phát triển.
- Axit glutamic tích lũy trong thịt đóng vai trò quan
trọng đối với sự tạo vị của thịt.
- Axit glutamic và cả dạng muối của nó là glutaminat
có vịđặc trưng của nước canh thịt.
- Axit glutamic tạo thành do sự khử amin hóa amit của
nó là glutamic, kể cả trong quá trình chín tới cũng
như là khi luộc thịt.
- Trong suốt thời gian bảo quản thịt ở nhiệt độ dương,
trong mô vơ xãy ra sự tăng nitơ amoniac do sự khử
amin hóa các axit adenilic và glutamin.
c. Giai đoạn tự phân sâu xa
- Nếu bảo quản thịt chín tới kéo dài trong điều kiện vô
trùng ở nhiệt độ dương thấp thì quá trình tự phân
trong thịt sẽ kéo dài. Thời kỳ này gọi là tự phân sâu
xa.
- Tự phân sâu xa được đặc trưng bằng sự phân giải
các thành phần chủ yếu của mô – đó là protein và
chất béo dưới tác dụng của các enzyme có trong mô.
Sự phân giải này bắt đầu ngay trong thời kỳ chín tới,
nhưng ở thời gian đó còn chưa xãy ra việc giảm
proteinmột cách đáng kể. - Trong thời gian tự phân

sâu xa, các enzyme của mô catepsin và peptidaza
xúc tác mạnh mẽ làm đứt các liên kết peptit của các
phân tử protein đồng thời phá hủy chính protein đó.
Ngay trong thời gian này xảy ra sự phân giải thủy
phân chất béo một cách mạnh mẽ do tác dụng của
lipaza. - - Sự phân giải protein kèm theo phá hủy các
thành phần cấu trúc hình thái học của mô cơ. Do đó
độ rắn của thịt giảm đi và sự tách dịch sẽ tăng lên.
Đồng thời th ịt có màu sắc hung nâu rõ, vị trở nên
chua và khó chịu hơn. Đến giai đoạn nhất định của
sự tự phân sâu xa, thịt sẽ trở thành không còn dùng
được để làm thực phẩm.
2. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc,
cấu trúc, khả năng giữ nước của thịt cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng thịt:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của thịt
- Sự ổn định màu sắc của thịt là một trong những đặc
tính quan trọng ảnh hưởng đến sự đánh giá của
người tiêu dùng đến mức độ tươi ngon của thịt, do đó
đểđáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì việc
nắm được tất cả các yếu tốảnh hưởng đến màu sắc
của thịt là rất cần thiết. Có 2 nhân tố chính ảnh
hưởng đến màu sắc của thịt:
+ Các nhân tố bên trong (intrinsic factor) như là: hàm
lượng sắc tố trong thịt, các chất chống ôxi hoá nội tại,
pH của thịt, tốc độ suy giảm pH của thịt sau khi giết
mổ.
+ Các nhân tố bên ngoài (extrinsic factor): nhiệt độ,
thành phần khí quyển tồn trữ, ánh sáng và mức độ
nhiễm vi sinh vật.

Các nhân tố bên trong
- Hàm lượng sắc tố trong thịt :
+ Hàm lượng myoglobin có tác dụng mạnh mẽđến
màu sắc thịt. Hàm lượng myoglobin càng cao thì màu
sắc của thịt càng đỏ. Tuy nhiên hàm lượng myoglobin
lại bị chi phối bới những yếu tố khác như loại cơ, độ
lớn của con vật, giới tính, giống, chế độ dinh dưỡng
gia súc và mức độ vận động của con vật được minh
họa qua bảng 3.1 và 3.2 (Varnam và Suntherland,
1995). Myoglobin thường có nhiều trong cơ thịt đỏ
hơn so với cơ thịt trắng. Con vật càng già thì hàm
lượng myoglobin càng cao và giữa con đực và con
cái thì con đực được cho là có nhiều myoglobin hơn
so với con cái. Thêm vào đó, con vật vận động nhiều
sẽ có nhiều myoglobin hơn con vật ít vận động bởi vì
vận động sẽ làm tăng hàm lượng myoglobin (Varnam
và Suntherland, 1995).
Bảng 5.5 : Hàm lượng Myoglobin trong các lọai thịt
khác nhau
Loại thịt
Màu sắc
Hàm lượng
Myoglobin
Heo Hồng 2mg/g
Cừu Đỏ sáng 2mg/g
Bò Đỏ đậm 8mg/g
Bảng 5.6 : Hàm lượng Myoglobin thay đổi theo
độ tuổi ở bò
Độ tuổi Hàm lượng Myoglobin
Bê con 2 mg/g

Bê 4mg/g
Bò tơ 8 mg/g
Bò già 18 mg/g

* Hợp chất chống ôxi hoá vitamin E
- Sự ổn định màu sắc của thịt có thểđược tăng cường
bởi việc cung cấp nhiều vitamin E vào chếđộ ăn uống
hàng ngày của con vật. Tại sao vitamin E có thể tăng
cường khả năng ổn định màu sắc của thịt thì hiện
nay vẫn chưa được lý giải một cách rõ ràng.
- Tuy nhiên Mancini và Hunt (2005) báo cáo rằng giữa
sự ôxi hoá lipid và sự ôxi hoá sắc tố myoglobin có
mối liên quan với nhau. Nếu như sự ổn định của các
chất béo trong thịt tươi tăng thì sựổn định màu của
thịt cũng tăng.
- Thêm vào đó Monahan et al. (2005) cũng chứng
minh rằng các sản phẩm sinh ra do quá trình ôxi hoá
các chất béo (như là aldehydes) có thể thúc đẩy quá
trình ôxi hoá myoglobin xảy ra nhanh hơn.
Thêm vào đó, Bekhit và Faustman (2005)
cũng giải thích màu sắc của thịt tươi có thểđược bảo
vệ bởi các chất chống ôxi hoá bởi vì các chất chống
ôxi hoá có thể hạn chế sự tổn thất của hệ enzyme
metmyoglobin reductase khỏi quá trình ôxi hoá chất
béo.
* pH và tốc độ giảm pH của thịt sau khi giết mổ
- pH và tốc độ giảm pH của thịt sau khi giết mổ là một
trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
màu sắc của thịt tươi. Sau khi giết mổ acid lactic
được tạo thành và tích luỹ dần trong cơ do quá trình

thuỷ phân. Sự sinh ra và tích luỹ acid lactic làm cho
pH của thịt giảm thông thường từ khoảng 7,2 đến
khoảng 5,5 (Warriss, 2000). Khi pH giảm đến gần
điểm đẳng điện (pI = isoelectric point, pI = 5)
của cơ thì các sợi cơ bị co lại. Khi cơ co sẽ tạo ra các
khoảng trống giữa các sợi cơ với nhau và sự thay đổi
về khoảng trống này tạo ra sự khác biệt về mức độ
hấp thụ và khúc xạ ánh sáng của tương cơ và các sợi
cơ. Và chính sự khác biệt này quyết định sự phân tán
ánh sáng trên bề mặt thịt. Theo Warriss (2000), sự co
cơ xảy ra càng mạnh mẽ thì sự phân tán ánh sáng
trên bề mặt thịt càng nhiều và do đó thịt sẽ càng tái
nhợt. Monin (2004) cũng cho rằng thịt có pH thấp và
tốc độ giảm pH nhanh sẽ dẫn đến thịt bị tái nhợt,
mềm và rỉ nước còn gọi là thịt PSE trong khi thịt có
pH thấp nhưng tốc độ suy giảm pH sau khi giết mổ
xảy ra bình thường thì thịt chỉ bị rỉ nước nhưng không
bị tái nhợt. Hình 5.12 mô tả sựảnh hưởng của pH đến
màu sắc của thịt bò.
- pH không những ảnh hưởng đến màu sắc của thịt
thông qua sự co cơ làm thay đổi thể tích của các sợi
cơ mà còn ảnh hưởng đến sự ôxi hoá myoglobin, sự
khuếch tán của ôxi vào cơ thịt và hoạt động của
enzyme MRA. pH cao sẽ hạn chế khả năng khuếch
tán của ôxi vào trong thịt và làm tăng hoạt động của
enzyme MRA (maximum ở pH = 7,3) (Bekhit và
Faustman, 2005). Tuy nhiên pH cao lại là điều kiện tốt
cho sự phát triển của vi sinh vật.
Có thể tóm tắt sự thay đổi màu sắc của thịt trong
bảng sau:

pH
Mức độ
màu sắc
Sự ổn định của
màu thịt
Trên 6,8
Màu cực kỳ
sậm
Rất bền
6,3-6,8 Màu rất sậm Rất bền
6,0-6,3 Màu sậm Rất bền
5,7-6,0 Màu ít sậm Rất bền
5,5-5,7
Màu đỏ đặc
trưng của
Rất bền
5,2-5,5&
tốc độ
giảm pH
lớn
Màu tái nhợt
Nhạy cảm, kém
bền
Các nhân tố bên ngoài
Nhiệt độ
- Sau khi giết mổ thịt thường được bảo quản lạnh và bảo
quản ở nhiệt độ thấp sẽ làm tăng độ bền của màu
đỏđẹp và hạn chế sự hình thành metmyoglobin bởi vì
sự ôxi hoá các sắc tố thịt sẽ giảm ở điều kiện
nhiệt độ thấp (Lawrie, 1998). Thêm vào đó sự

khuyếch tán của ôxi vào thịt cũng tăng ở nhiệt độ thấp
và ức chế được sự hình thành metmyoglobin. Một
nguyên nhân khác là nhiệt độ thấp ức chếđược hoạt
động của vi sinh vật trên bề mặt thịt và khi vi sinh vật
bịức chế thì hàm lượng ôxi trên bề mặt thịt sẽ tăng.
Nhiều nghiên cứu đề nghị mức nhiệt độ tồn trữ thịt bò
tốt nhất là khoảng 4ºC vì nhiệt độ này làm giảm sự mất
màu của thịt bò trong quá trình tồn trữ.
Ảnh hưởng của vi sinh vật
- Thịt có thể bị nhiễm đến 104 vi khuẩn/cm2 sau
khi giết mổ và pha lốc (Blakistone, 1998) và
chính sự hiện diện của vi khuẩn làm cho thịt bị biến
màu và hình thành nhiều mùi vị khó chịu. Nói chung
những ảnh hưởng của vi khuẩn trên thịt tươi thường
diễn ra theo hai pha dưới đây:
i) Pha 1 biến đổi thịt từ màu đỏ tươi sang màu nâu
metmyoglobin
Ôxi hoá + vi khuẩn
Oxymyoglobin
Metmyoglobin
ii) Pha 2 biến đổi màu thịt từ màu nâu sang màu
xanh tái
Vi khuẩn
Metmyoglobin Sulphmyoglobin (-
SH)
Vi khuẩn
Metmyoglobin Cholegobin
Sự biến đổi thịt từ màu đỏ tươi sang màu nâu
metmyoglobin trong pha 1 thường là do hoạt động của
các loại vi khuẩn hiếu khí (Varnam và Suntherland,

1995). Khi bề mặt thịt bị nhiễm một lượng lớn các vi
khuẩn hiếu khí thì hàm lượng ôxi xung quanh khối thịt
sẽ bị giảm do sự tiêu thụ ôxi của các vi khuẩn hiếu khí
và sự thiếu hụt ôxi làm cho quá trình hình thành
metmyoglobin xảy ra nhanh chóng.
- Tuy nhiên các ảnh hưởng của vi khuẩn không dừng lại
ởđó mà chúng tiếp tục biến đổi thịt từ màu nâu sang
màu xanh. Thịt bị biến thành màu xanh là do sự hình
thành sắc tố sulphnyoglobin và choleglobin dưới tác
động của vi khuẩn.
- Sulphmyoglobin được tạo thành do sự kết hợp H
2
S
được sinh ra do hoạt động của vi sinh vật và
metmyoglobin. Sự hình thành Sulphmyoglobin thường
xảy ra với loại thịt DFD bởi vì thịt DFD có môi trường
pH cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi
sinh vật. Trái lại sự hình thành choleglobin là do sự phá
vỡ sắc tố metmyoglobin do hợp chất H
2
O
2
và hợp chất
này được cho là được tạo thành bởi hoạt động của vi
khuẩn (Varnam và Suntherland, 1995; Lawrie, 1998).
Chính vì vậy trong thịt tươi sự hình thành sắc tố
choleglobin thì ít phổ biến như là sự hình thành của
sulphmyoglobin.
Ảnh hưởng của thành phần khí quyển tồn trữ
- Thành phần khí quyển xung quanh khối thịt chiếm một

vai trò rất quan trọng quyết định màu sắc của thịt.
Thành phần khí quyển thông thường bao gồm
78,08% N
2
, 20,95%O
2
và 0,035%CO
2
. Trong đó ôxi
và CO2 là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến màu
thịt trong khí N
2
chỉ là khí trơ và không có tác động lên
màu thịt.


Ôxi không những có những ảnh hưởng tích cực lên
màu sắc của thịt mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực
bởi vì ôxi không chỉ kết hợp với myoglobin và
deoxymyoglobin tạo màu đỏ đẹp cho thịt mà ôxi còn ôxi
hoá 2 sắc tố này thành metmyoglobin làm cho thịt bị
biến màu nâu. - Ở hàm lượng cao (khoảng
80%) ôxi có thể kết hợp với myoglobin để duy trì
màu sắc đỏ tươi của thịt và làm chậm lại quá trình hình
thành metmyoglobin (Mancini and Hunt, 2005).
Tuy nhiên mức hàm lượng ôxi cao lại là nhân
tốđẩy nhanh tốc độ ôxi hoá chất béo và tốc độ phát
triển của vi sinh vật. Ngược lại nếu ôxi hiện diện với
mức thấp (khoảng 4mmHg) thì thịt sẽ nhanh bị biến
màu.

Khí CO2
Khí CO2 thường được sử dụng phổ biến trong phương
pháp cải biến khí quyển tồn trữ thông qua phương
pháp bao gói bởi vì CO2 có vai trò ức chế các hoạt
động của vi khuẩn hiếu khí (Taylor, 1996b). Nếu như
sự phát triển của vi sinh vật bị suy giảm thì chắc chắn
màu sắc của thịt sẽ bền hơn và do đó kéo dài được
thời gian bảo quản của thịt tươi. Mức độức chế hoạt
động của vi sinh vật sẽ càng tăng khi hàm lượng khí
CO2 trong môi trường càng tăng. Tuy nhiên nếu thịt
được tồn trữ trong môi trường với hàm lượng CO2 quá
cao sẽ dẫn đến nảy sinh một hiện tượng không mong
muốn đó là hiện tượng bao bì xẹp xuống và ôm chặt
khối thịt còn gọi là hiện tượng “snug down”. Hiện tượng
này thường xảy ra đồi với thịt bảo quản ở nhiệt độ lạnh
và được giải thích là do sự hấp thụ mộ lượng CO2 quá
mức vào trong mô thịt trong môi trường có độẩm cao
(Parry, 1993; Jakobsen và Bertelsen, 2006).
b. sự nấu nướng ảnh hưởng đến sự biến đổi cấu
trúc của thịt
Khi nấu nướng cấu trúc của thịt bị biến đổi bao gồm sự
biến tính protein và sự co rút cơ một cách đáng kể. Sự
co rút của các sợi cơ khi nấu nướng làm cho cấu trúc
thịt cứng hơn rất nhiều lần. Khả năng hoà tan của
protein và sự biến tính protein khi thịt bị nấu lên là
hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
cấu trúc của thịt sau khi nấu nướng.
Khả năng hoà tan của protein trong thịt tươi
- Ngành khoa học thịt phân chia protein thịt thành 3 dạng
khác nhau dựa trên khả năng hoà tan của chúng

trên các dung môi khác nhau bao gồm protein
hoà tan (soluble- protein), protein hoà tan trong
muối (salt-soluble protein) và protein không hoà
tan (insoluble-protein).
- Protein hoà tan là những protein trong thịt mà có thể
hoà tan được trong nước hoặc trong môi trường có
cường độ ion thấp. Những protein này còn gọi là
sarcoplasmic protein và thường chiếm khoảng
25-30% tổng số protein trong mô. Đây là
những protein hình cầu và ở trạng thái được hoà tan
trong mô của động vật còn sống.
- Protein hoà tan trong muối là những protein có khả
năng co rút trong phạm vi tế bào cơ và không thể hoà
tan trong nước nhưng có thể được hoà tan trong dung
dịch có nồng độ muối NaCl trên 0,3M. Hai loại protein
cơ bản của sợi cơ là actin và myosin. Actin có hình cầu
và có tính thấm nước, ngược lại myosin có dạng sợi và
cũng có tính thấm nước. Muối có tác dụng làm giảm
tương tác tĩnh điện protein-protein làm cho sợi cơ bị
trương phồng lên và cuối cùng dẫn đến sự
depolymerisation của myosin. Khi đó myosin có thể bị
hoà tan. Khi bổ sung vào môi trường trích ly protein
diphosphate và triphosphate thì sự trương phồng của
sợi cơ diễn ra càng mạnh. Nồng độ phosphate, pH của
dung dịch NaCl và thời gian xử lý cũng ảnh hưởng đến
khả năng hoà tan của actin và myosin.
- Protein không hoà tan bao gồm các cytoskeletal
protein trong tế bào cơ (như là tinin, nebulin, desmin,
vinculin) và 2 loại protein liên kết chính (collagen và
elastin). Đây là những protein không hoà tan cả trong

nước và trong dung dịch muối.
Sự biến tính protein
- Phân tử protein thịt được cấu tạo bởi một chuỗi -acid
amin sắp xếp theo trình tự nhất định và dưới dạng cấu
trúc xoắn bậc 2 hoặc bậc 3. Lực tương tác tĩnh điện và
tương tác hoá trị giữa các phần của phân tử protein và
giữa các phân tử protein với nhau làm cho cấu trúc tự
nhiên của thịt ổn định. Tuy nhiên dưới điều kiện chế
biến khác nhau như bổ sung muối, làm thay đổi môi
trường ion, pH, hay nhiệt cấu trúc tự nhiên bậc 2, bậc 3
hoặc bậc 4 của protein thịt bị biến đổi, được gọi là sự
biến tính protein. Trong đó biến tính protein do nhiệt
được xem là phổ biến nhất vì hầu như tất cả quá trình
chế biến thịt và các sản phẩm thịt đều phải thông qua
nấu nướng.
- Ngày nay người ta dùng kỹ thuật DSC (Different
scanning calorimetry) nghiên cứu sự biến tính của
protein thịt ở tốc độ gia nhiệt nhanh (chẳng hạn là
10°C/phút) cho thấy rằng có 3 đỉnh hấp thu nhiệt mà
liên quan đến sự biến tính của các thành phần protein
khác nhau của cơ ở những nhiệt độ khác nhau giao
động từ 40-90°C. Hình 3.10 thể hiện sơ đồ biến đổi
nhiệt với 3 đỉnh hấp thụ nhiệt của protein thịt. Đỉnh I
được cho là giai đoạn biến tính ban đầu của
myosin. Đỉnh II biểu diễn sự biến tính của
sarcoplasmic protein và cũng là giai đoạn biến tính cuối
cùng của myosin. Còn đỉnh III là điểm biến tính của
actin.
Nhiệt độ xảy ra sự biến tính protein và xảy ra sự biến
tính cực đại biến động theo pH, môi trường ion và tốc

độ gia nhiệt. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của sự biến tính
myosin diễn ra cực đại (đỉnh I) trong khoảng nhiệt độ từ
40-60°C, trong khi actin bị biến tính trong khoảng nhiệt
độ từ 80-90°C (đỉnh III). Nhiều nghiên cứu cho rằng sự
phân tách collagen ở dạng sợi đạt cực đại trong
khoảng nhiệt độ từ 50-70°C. Đỉnh II bao gồm sự biến
tính collagen và sự biến tính của myosin ở giai đoạn
cuối. Sự biến tính protein làm cho các myofibrillar
protein và sarcoplasmic protein trở nên kém hoà tan.
Ngược lại khả năng hoà tan của collagen lại tăng khi
được xử lý ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trong thời gian
dài.
- Sự biến tính và quá trình đông tụ protein sau đó là một
quá trình động học. Vì vậy tốc độ biến tính protein do
nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt. Ở
nhiệt độ cao (trên 70°C) trong thời gian ngắn (30-40
phút) thì 90% protein đã bị biến tính.
- Nhưng ở nhiệt độ thấp hơn một chút (65°C) thì thời
gian cần thiết để biến tính 90% protein là hơn 2 giờ
(hình 5.17). Tương tự thì sự hoà tan của collagen cũng
phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt.
- Nấu thịt ở nhiệt độ trên 80°C trong thời gian
dài được cho là làm giảm độ cứng (toughness)
của thịt. Điều này được lý giải rằng sự hoà tan của
collagen khi được nấu (ninh, hầm) ở nhiệt độ cao xảy
ra tương đối chậm và sự hiện diện của collagen là một
trong những nguyên nhân làm thịt cứng và do đó nấu
thịt càng lâu thì thịt có cấu trúc càng mềm.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giữ nước
của thịt

- Ảnh hưởng của pH lên protein sợi cơ và hàm lượng
nước tự do trong thịt. Các nghiên cứu về thịt đã xác
nhận myosine, phân tử protein mang điện tích cao, sẽ
trải qua một số thay đổi có liên quan đến sự biến đổi
giá trị pH của mô cơ. Ở mô tế bào sống, giá trị pH xấp
xỉ 7,1, điện tích âm chiếm ưu thế. Ở giá trị pH khoảng
5,5 gần với pH đẳng điện của protein mô cơ, các phần
tửđiện tích âm và điện tích dương ở trạng thái gần như
cân bằng, khi đó khả năng liên kết nước là nhỏ nhất. Ở
trạng thái cứng xác, sự liên kết của actine và myosine
thành actomyosine cũng là nguyên nhân làm cho các
sợi cơở vòng rào bị co lại, phóng thích nước.
- Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh, sự thay đổi
của myosine ở thịt PSE là nguyên nhân làm sự co cơ
xảy ra lớn hơn và lượng nước bị phóng thích ra
khỏi mô tế bào nhiều hơn bình thường (Hamm, 1986)
Ảnh hưởng của NaCl đến khả năng giữ nước và
hàm lượng nước tự do của thịt
- Ở giá trị pH của protein thịt ở trên điểm đẳng điện, khi
thêm muối sodium chloride với hàm lượng 2% sẽ làm
tăng khả năng giữ nước của thịt.Trong khi ở giá trị pH
thấp hơn pH đẳng điện, hàm lượng nước tự do trong
thịt giảm. Điều này có thểđược giải thích do sự tương
tác ưu thế hơn với ion Cl- của protein.
- Khi giá trị pH thấp hơn pH đẳng điện, ion dương của
protein được trung hoà bởi ion Cl- (Hamm, 1986), lực
đẩy giảm làm cho mạng lưới protein co rút lại, hàm
lượng nước tự do trong thịt cũng như khả năng giữ
nước của protein giảm. Với pH trên 5,0 ion Cl- chỉ trung
hoà lượng rất ít ion dương của protein, mạng ion âm

gia tăng, đây chính là nguyên nhân làm cho mạng lưới
protein trương phồng lên, kết quả là khả năng giữ nước
tăng.
- Tuy nhiên, khi lực ion tạo thành cao (nồng độ muối >
5%) sẽ tạo nên hậu quả ngược lại, protein bị khử mất
nước do sựđông tụ và kết tủa của protein. Thể tích của
thịt đã được ngâm muối phụ thuộc vào nồng độ
muối ngâm cũng như phương pháp muối.
Thịt được ngâm trong dung dịch muối NaCl 5M sẽ xảy ra
hiện tượng mất nước. Trong khi đó, nếu nguyên liệu này
được đặt trong một dãy dung dịch muối có nồng độ tăng
dần, sự trương nở và gia tăng khối lượng sẽ xảy ra ở
nồng độ muối ngâm 1M và vẫn được giữ nguyên khối
lượng, thể tích khi ngâm ở nồng độ 5M (Offer và Knight,
1988).Thêm vào đó, NaCl cũng tạo nên sự trích li protein
của thịt. Các nghiên cứu cho thấy, protein của thịt động
vật được chia làm 2 loại chủ yếu: protein của đốt
cơ (sarcoplasmic protein) và protein sợi cơ (myofibrilar
protein). Protein đốt cơ có khả năng hoà tan bởi lực ion
chức năng (sinh lí) và khuếch tán ra ngoài mô cơở trạng
thái cứng xác vào trong dung dịch muối ngâm, trong khi
protein sợi cơ vẫn giữở hình thức hợp chất cao phân tử
trong mô cơ khi ngâm trong dung dịch muối, nhưng nó sẽ
trở nên hoà tan ở lực ion cao hơn (Offer và Knight, 1988).
Khả năng giữ nước (Water-holding Capacity - WHC)
của thịt chế biến - Khả năng giữ nước là một trong các
tính chất quan trọng nhất đối với các sản phẩm thịt chế
biến. Nó ảnh hưởng đến năng suất và sự mọng nước của
sản phẩm cuối cùng dù là việc phân phối được thực hiện
dưới dạng sản phẩm thịt tươi hay đã qua chế biến. WHC

được định nghĩa như là khả năng thịt giữ lại nước khi chịu
tác động các ngoại lực (đun nóng, cắt, thái nhỏ hoặc ép).
Nhiều tính chất vật lí bao gồm màu sắc, cấu trúc và độ

Tại sao cần kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi

Trước khi tiến hành kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi, cần hiểu rõ thịt tươi là gì. Theo đó, thịt tươi (fresh meat) được định nghĩa là các loại thịt của gia súc, gia cầm và thịt của các loại chim, thú nuôi sau khi giết mổ ở dạng nguyên con, được cắt miếng hoặc xay nhỏ và đem bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0 - 4 độ C.

Việc kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi là cần thiết vì:

  • Đối với người tiêu dùng: Thịt tươi là loại thực phẩm có trong hầu hết các bữa ăn hằng ngày. Việc sử dụng và tiêu thụ các loại thịt tươi, sống, an toàn có quan trò quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cũng như cung cấp nguồn chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể để cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
  • Đối với các cơ sở buôn bán, kinh doanh: Việc phân phối và bày bán các sản phẩm đã được kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi theo đúng yêu cầu ở các cở sở uy tín và được cơ quan kiểm tra thú y có thầm quyền cấp phép sẽ giúp nâng cao uy tín, tạo dựng lòng tin cho khách hàng.

Điều kiện giết mổ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thịt
Điều kiện giết mổ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thịt

1. Trước giết mổ:

Vận chuyển heo đường xa gây tăng stress và làm giảm chất lượng thịt. Các nguyên nhân thường gây ra như: Do trộn heo khác đàn, thời gian ngừng cho ăn trước giết mổ không hợp lý, mặt độ vận chuyển cao, điều kiện môi trường bất lợi, thời gian, quãng đường và phương tiện vận chuyển không phù hợp. Vận chuyển heo đường dài hơn 650 km làm cho thịt khô, cứng và sậm màu (gọi là thịt DFD). Trong điều kiện khí hậu nắng nóng nước ta, vận chuyển heo nên hạn chế trong khoảng thời gian ngắn nhất để tránh thịt DFD, đồng thời giảm tỷ lệ heo bị đột tử. Giống heo Pietrain và những heo có máu Pietrain thường có tần số gene Halothane cao vì thế nên được giết mổ tại các lò mổ địa phương. Hơn nữa, có thể áp dụng một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng thịt heo.
  1. Không nên nhốt những heo khác đàn trong cùng phương tiện vận chuyển khi chuyên chở đến lò mổ. Trà trộn heo từ nhiều đàn, chúng thường đánh nhau trong quá trình vận chuyển là nguyên nhân chính gây chết và giảm chất lượng thịt. Phun sương hơi nước làm mất mùi có thể hạn chế heo đánh nhau. Hơn nữa, xe chuyển heo không quá chật chội, đảm bảo các lối lên xuống tiện lợi và an toàn để giảm kích động heo.
  2. Không nên cho heo ăn khi vận chuyển đường xa, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Cho heo nghỉ ngơi trước giết mổ sẽ giảm tỷ lệ thịt nhợt nhạt, mềm nhẽo và mọng nước (gọi là thịt PSE). Thời gian cho heo nghỉ ngơi trước giết mổ nên từ 3 đến 4 giờ, và thường ít nhất là 2 giờ. Tuy nhiên nếu cho heo nghi quá lâu có thể tăng tỷ lệ thịt khô, cứng và sậm màu.
  3. Không nên cho heo ăn trước giết mổ ít nhất 6 giờ và không nhiều hơn 24 giờ. Thời gian ngừng cho ăn trước giết mổ có ảnh hưởng cộng gộp cùng với các nhân tố khác chẳng hạn như: Thời gian và phương tiện vận chuyển heo, thời gian heo nghỉ ngơi tại lò mổ.
  4. Không nên vận chuyển heo vào những ngày quá nắng nóng và vào các giờ cao điểm trong ngày.