Đối tượng của chăn nuôi là gì

Tổng quan về ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam (P6): Thức ăn, phương thức và hình thức chăn nuôi

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc sử dụng thức ăn công nghiệp đối với chăn nuôi gia cầm, sử dụng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm được áp dụng có chiều hướng ngày một tăng.

  • Tổng quan về ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam (P5): Công tác quản lý giống

Thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi gia cầm

Trong chăn nuôi gia cầm sử dụng 4 loại thức ăn chính: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc; thức ăn bổ sung và thức ăn sẵn có của địa phương, tùy loại hình chăn nuôi để người chăn nuôi sử dụng thức ăn phù hợp.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp đối với chăn nuôi gia cầm, sử dụng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm được áp dụng có chiều hướng ngày một tăng.

Đối tượng của chăn nuôi là gì

Chăn nuôi gia cầm ngày càng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp

Đối với các giống gà nội, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn chăn nuôi/kg thịt hơi khoảng 2,5-3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng thì gà công nghiệp chỉ chi phí khoảng 1,6-2 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Đối với vịt chuyên thịt tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,4-2,8kg thức ăn. Đối với vịt kiêm dụng từ 2,8-3kg thức ăn/kg tăng khối lượng, trứng vịt thương phẩm từ 2,2-2,3kg thức ăn/10 quả trứng.

Phương thức chăn nuôi

Hiện nay đang tồn tại song song 3 phương thức nuôi gia cầm: nuôi thả rông, nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) và nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp), đối với vịt còn phương thức nuôi chạy đồng.

Nuôi thả rông, đây là phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng và tồn tại hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức này là đầu tư thấp, nuôi thả rông không có kiểm soát, không có chuồng trại, gia cầm đi lại tự do, tự kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, năng suất thấp, không đảm bảo ATSH, thường xảy ra dịch bệnh. Tuy vậy, do đặc điểm của phương thức này là tận dụng thức ăn tự nhiên, phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nông dân nhằm cải thiện nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Phương thức chăn nuôi này phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho ra thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và một số thực khách. Có khoảng gần 7 triệu hộ chăn nuôi theo phương thức này, phổ biến mỗi hộ có khoảng 5-30 con, với tổng số gia cầm theo thời điểm chiếm tỷ trọng hàng hoá sản phẩm gia cầm khoảng 40- 50%.

Phương thức nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, rất phổ biến ở những vùng gò đồi. Đặc điểm của phương thức nuôi này là đã có kiểm soát trong khu có chuồng cho gia cầm, kết hợp sân chơi để vận động, có sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp kết hợp với thức ăn ở địa phương để nâng cao chất lượng thịt. Đây là phương thức áp dụng cho những giống gà kiêm dụng, gà lai giữa gà ngoại và gà nội, cho tất cả các giống thủy cầm, nhằm phát huy tính ưu việt về sinh thái, nơi có đất trại rộng kết hợp trồng trọt cây ăn quả, cây bóng mát và nuôi cá…Với phương thức này, tỷ lệ nuôi sống cao và hiệu quả chăn nuôi lớn, quy mô khoảng 200-1.000 con/lứa, mang đậm tính hàng hoá, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với chăn nuôi thả rông, người chăn nuôi cho ra những sản phẩm thịt, trứng hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Phương thức này chiếm tỷ trọng hàng hoá sản phẩm gia cầm khoảng 30-35%.

Đối tượng của chăn nuôi là gì

Phương thức nuôi nhốt: là phương thức chăn nuôi công nghiệp, mới bắt đầu ở nước ta từ năm 1974, khi nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, sử dụng hoàn toàn thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp, áp dụng chủ yếu đối với gà công nghiệp, vịt siêu thịt và vịt siêu trứng. Khi áp dụng phương thức nuôi này, các chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng kín, nhà lồng để nuôi gà thịt, gà trứng và vịt thịt với sự kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn chặn các tác nhân của môi trường bên ngoài ảnh hưởng xấu đến đàn gia cầm.

Điểm đáng chú ý của phương thức này là hệ thống sản xuất giống, do cần nhiều con giống một ngày tuổi cho một lứa (hàng vạn con/lứa) nên không có cơ sở sản xuất giống ông bà, cụ kỵ, các cơ sở giống chỉ tập trung đầu tư nhập khẩu bố mẹ ở nước ngoài về để nhân giống thương phẩm, sau khi khai thác xong một thế hệ lại loại thải và nhập lứa mới. Vấn đề này minh chứng cho sự phụ thuộc giống gà nuôi công nghiệp vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Hiện nay, các công ty nước ngoài sản xuất và cung ứng phần lớn các giống gà công nghiệp lông trắng, các doanh nghiệp trong nước và các trang trại tư nhân chiếm thị phần lớn về gà lông màu thả vườn. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước khác, một mặt hạn chế bởi trình độ khoa học công nghệ, quản lý trang trại, nguồn giống và vấn đề thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Phương thức nuôi vịt chạy đồng: chủ yếu là nuôi vịt đẻ trứng, phổ biến là khu vực ĐBSCL, có 2 phương thức nuôi vịt chạy đồng:

– Chạy đồng gần: ban ngày thả vịt chạy đồng để tận dụng thức ăn tự nhiên hoặc sau vụ gặt lúa, tối nhốt vịt vào chuồng nuôi.

– Vịt chạy đồng xa: cho vịt chạy đồng từ vùng này đến vùng khác, có thể cho vịt chạy đồng từ tỉnh này đến tỉnh khác kể cả chạy đồng sang Campuchia.

Phương thức nuôi vịt chạy đồng rất khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ lây truyền dịch bệnh cao, không thực hiện được các biện pháp an toàn sinh học

Hình thức chăn nuôi

Hiện nay trong chăn nuôi gia cầm có 2 hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ. Trong đó, chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh.

Chăn nuôi trang trại

Đây là hình thức chăn nuôi với quy mô tập trung, sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp; có đầu tư lớn về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát tốt được dịch bệnh.

Do nhu cầu sản xuất hàng hoá, tập trung và tác động của các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương, nên loại hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp đã phát triển nhanh trong thời gian qua. Cụ thể:

– Về số lượng các trang trại: Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2016  cả nước có 12.160 trang trại chăn nuôi gia cầm, năm 2017 số trang trại giảm xuống 10.991 trang trại (giảm 9,61% về số lượng trang trại).

– Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, chăn nuôi trang trại những năm vừa qua không những phát triển về số đầu gia cầm mà đặc biệt do áp dụng đồng bộ các yếu tố kỹ thuật làm tăng hệ số quay vòng, tăng sản lượng sản phầm rất lớn; sản phẩm chăn nuôi trang trại ngày càng chiểm tỷ trong cao trong tổng thực phẩm sản xuất trong nước cung cấp cho người tiêu dùng nội địa. Cụ thể:

Bảng 16. Cơ cấu về số trang trại chăn nuôi gia cầm

Năm

ĐBSH

TD&MN phía Bắc

BTB và DHMT

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐB SCL

Cả nước

2016

2.524

1.246

1.544

377

2.938

3.531

12.160

Tỷ lệ %

20,76

10,25

12,70

3,10

24,16

29,04

100,00

2017

5.407

929

843

542

2.001

1.269

10.991

Tỷ lệ %

49,19

8,45

7,67

4,93

18,21

11,55

100,00

Năm 2017, với số lượng trang trại gia cầm gần 11 ngàn, trong đó vùng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm 49,19%, tiếp đến là ĐNB 18,21%, ĐBSCL 11,55%, TD&MN phía Bắc 8,45%, BTB và DHMT 7,67% và thấp nhất là Tây Nguyên gần 5%.

Đối tượng của chăn nuôi là gì

So sánh giữa năm 2017 với 2016, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng rõ rệt, trong khi đó các vùng khác có xu hướng giảm số lượng trang trại gia cầm.

Theo số liệu thống kê năm 2018, gà thịt nuôi theo phương thức công nghiệp chiếm 26,1% về đầu con nhưng chiếm 44,6% về sản lượng thịt, gà trứng nuôi công nghiệp chiếm 43,3% về số lượng đầu con nhưng sản lượng trứng chiếm 63,8%.

Chăn nuôi nông hộ

Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ; thức ăn đầu tư là TĂ hỗn hợp và tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ; con giống sử dụng đa dạng như giống ngoại, con lai, giống địa phương cho năng suất chăn nuôi chưa cao, giá thành sản phẩm cao, sản xuất thiếu tính liên kết:

Trong các năm gần đây, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và diễn biến rất phức tạp; ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn và biến động giá đầu vào (thức ăn, con giống, vật tư thú y) làm ảnh hưởng hiệu quả chăn nuôi, nên chăn nuôi gia cầm nông hộ đã thay đổi đáng kể tại các vùng miền.

Chăn nuôi gia cầm VietGAHP

Bảng 17. Số cơ sở và sản lượng chăn nuôi gia cầm VietGAHP

TT

Đối tượng

ĐVT

Số lượng

1

Trang trại

Trang trại

473

2

Hộ

Hộ

11.048

3

Hợp tác xã

HTX

21

4

Tổ hợp tác xã

THT

140

Sản lượng

Tấn

16.743

Tổng

Cơ sở

11.682

Qua đánh giá tình hình và khảo sát ở các địa phương, nơi nào tăng cường tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình VietGAP thì nơi đó dịch bệnh được ngăn chặn. Thông qua việc áp dụng VietGAP, người chăn nuôi đã nâng cao được kiến thức quản lý đàn vật nuôi, quản lý trang trại và biết cách phòng ngừa các nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Hiện nay tổng số trang trại thực hiện quy trình VietGAP giấy chứng nhận còn hiệu lực là 437 trang trại. Trong khuôn khổ DA Lifsap đã chứng nhận được 11.048 hộ, 21 HTX và 140 THT ở 12 tỉnh thành. Tổng sản lượng thịt ở tất cả các cơ sở thực hiện theo quy trình VietGAP là gần 17 ngàn tấn.

Trong những năm qua các cơ sở được chứng nhận VietGAHP sau khi hết hạn hầu như không đề nghị chứng nhận lại với lý do về kinh phí đồng thời công tác tuyên truyền, nhận thức về chăn nuôi VietGAP chưa được đầy đủ.

Bảng 18. Số cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học

TT

Đối tượng

Số lượng (Cơ sở)

Đầu con (con)

1

Trang trại

2.502

2.821.378

2

Nông hộ

27.991

273.770

Tổng

30.493

3.095.148

Theo báo cáo của các Sở NNPTNT các tỉnh cho đến này cả nước có gần 30,5 ngàn cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi ATSH, trong đó có 2,5 ngàn trang trại và gần 28 ngàn nông hộ. với tổng số đàn con là gần 3,1 triệu con gia cầm các loại.

Được hỗ trợ của FAO và các tổ chức quốc tế xây các mô hình thực hiện các biện pháp tối thiểu an toàn sinh học cho cơ sở ấp trứng gia cầm và nuôi gia cầm sinh sản. Mô hình được xây dựng ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.

  • Tổng quan về ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam (P7): Liên kết trong sản xuất gia cầm tại Việt Nam

Cục Chăn nuôi

Để lại comment của bạn