Đối tượng tập hợp chi phí là gì

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

Đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất và đối tượng tính
giá thành
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đối tượng tập hợp CPSX:
CPSX phát sinh trong các DNSX bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang một nội dung kinh
tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian khác nhau. CPSX
phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo một phạm
vi, giới hạn nào đó. Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc
xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu
chi phí. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn cứ vào đặc
điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ quản lý
tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX một cách
khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán CPSX từ việc tổ
chức hạch toán ban đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số
liệu.

Đối tượng tính giá thành SP:
Đây là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác xác định giá thành SP của doanh
nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành SP gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất và
quy trình công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của từng bộ phận trong mối liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất
các loại SP cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu. Song đối tượng tính giá thành còn phục vụ
cho việc phân phối chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong những trường hợp nhất
định, nên không thể có đối tượng tính giá thành cho những kết quả khó có thể xác định
hoặc xác định một cách thiếu chính xác. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành phải thống
nhất, trùng hợp với đối tượng lập giá cả cho từng SP, chi tiết SP. Tuỳ vào từng loại hình

sản xuất, vào đặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của
từng loại sản phẩm đó mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành
phẩm ở từng bước chế tạo.
1/2

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường. Đơn
vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá thành kế hoạch của doanh
nghiệp.

Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành:
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là căn cứ để tổ chức công tác ghi chép
ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp CPSX (chi tiết theo từng đối tượng) ... giúp cho công
tác quản lý CPSX và phục vụ việc tính giá thành.
Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá
thành, tổ chức công tác tính giá thành theo đối tượng... giúp cho doanh nghiệp kiểm tra
quản lý tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tuy vậy giữa chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng
tập hợp CPSX là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành. Trên thực tế, một đối tượng tập
hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp khác, một
đối tượng tập hợp CPSX lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một
đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp CPSX .

2/2


Đối tượng tập hợp chi phí là gì
Đối tượng tập hợp chi phí là gì
Đối tượng tập hợp chi phí là gì

TIn tức kế toán: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định và phân biệt đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

1.1. Khái niệm: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

– Đối tượng kế toán chi phí sản xuất (CPSX) là phạm vi (giới hạn) tập hợp chi phí. Hay còn hiểu là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.

– Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.

1.2. Xác định và phân biệt: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Để xác định và phân biệt đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm cần dựa vào các cơ sở sau đây.

a) Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Sản xuất giản đơn hay phức tạp.

– Với sản xuất giản đơn.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm); hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động).

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm cuối cùng.

– Với sản xuất phức tạp.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm. …

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

b) Dựa vào loại hình sản xuất. Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.

– Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt.

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.

– Với sản xuất hàng loạt với số lượng lớn thì phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà xác định.

+ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …như đã nêu ở trên.

+ Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo như đã nêu ở trên.

2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

2.1. Phương pháp kế toán chi phí.

– Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.

– Các phương pháp kế toán chi phí: Bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn  công nghệ, theo phân  xưởng, theo nhóm sản phẩm. v.v…

– Vận dụng các phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày: Kế toán mở các thẻ hoặc sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.

Mỗi phương pháp kế toán chi phí tương ứng với một loại đối tượng kế toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.

2.2. Phương pháp tính giá thành.

– Phương pháp tính giá thành được hiểu là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm và mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

– Các phương pháp tính giá thành bao gồm: Phương pháp trực tiếp, phương pháp phân bước(tổng cộng chi phí), phương pháp tỷ lệ, phương pháp  hệ số, phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ và phương pháp liên hợp. Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau.

Trên đây Kế Toán Hội đã trình bày: Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Mời các bạn tìm hiểu về cách tính giá thành theo các phương pháp sau:

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp đơn đặt hàng tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ tại đây,

Đối tượng tập hợp chi phí là gì