Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thời kỳ sơ khai và đầu tiên (1896–1945)
    • 1.2 Thời kỳ khó khăn và chiến tranh (1945–1991)
    • 1.3 Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)
    • 1.4 Suy thoái (2009–2014)
    • 1.5 Thời kỳ tái thiết (2014–2017)
    • 1.6 Thế hệ vàng mới (2017–2021)
  • 2 Đội tuyển Việt Nam tại các giải đấu (1991–nay)
    • 2.1 Tại các giải khu vực Đông Nam Á
    • 2.2 Tại các giải châu lục và thế giới
  • 3 Hình ảnh
    • 3.1 Trang phục
    • 3.2 Logo
    • 3.3 Biệt danh
    • 3.4 Tài trợ
    • 3.5 Cổ động viên
    • 3.6 Sân nhà
  • 4 Thành phần ban huấn luyện
  • 5 Danh sách cầu thủ
    • 5.1 Từng triệu tập
  • 6 Các trận đấu gần đây
    • 6.1 2021
    • 6.2 2022
  • 7 Thống kê
    • 7.1 Thành tích tại các giải đấu quốc tế
    • 7.2 Đối đầu
    • 7.3 Các cầu thủ
    • 7.4 Các đội trưởng
    • 7.5 Các huấn luyện viên
  • 8 Danh hiệu
    • 8.1 Châu lục
    • 8.2 Khu vực
  • 9 Kình địch
    • 9.1 Thái Lan
    • 9.2 Indonesia
    • 9.3 Singapore
    • 9.4 Malaysia
  • 10 Tham khảo
  • 11 Ghi chú
  • 12 Xem thêm
  • 13 Liên kết ngoài

Lịch sử

Thời kỳ sơ khai và đầu tiên (1896–1945)

Bóng đá Việt Nam thời kỳ đầu với các cầu thủ Việt và Pháp trong giải Championat Cochinchine, k. 1922–23.

Sự ra đời và phát triển đầu tiên của bóng đá tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1896 trong thời thuộc địa Pháp. Ở giai đoạn đầu, môn thể thao này chỉ được chơi giữa các công chức, thương nhân và binh lính Pháp. Người Pháp sau đó khuyến khích người Việt địa phương chơi bóng đá và một số môn thể thao khác được giới thiệu cho họ để chuyển sự quan tâm của họ khỏi chính trị, dẫn đến môn thể thao này được lan truyền sang các khu vực khác, chủ yếu là miền Bắc và miền Trung. Ngày 20 tháng 7 năm 1908, tờ Lục tỉnh Tân văn đưa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ người Việt đã được diễn ra. Cuốn sách hướng dẫn bóng đá đầu tiên được một bác sĩ người Việt Nam tên là Phạm Văn Tiêm xuất bản năm 1925 để thu hút sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam.[14]

Đến năm 1928, một số người đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam tại Sài Gòn, cùng năm ấy một đội bóng Việt Nam được cử sang thi đấu ở Singapore.[15] Trong văn học, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có truyện ngắn Tinh thần thể dục (1939) mô tả về một trận bóng thời Pháp thuộc.[16] Nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương sau đó đã được thành lập ở cả miền Bắc và miền Nam, mặc dù vậy phải đến sau Thế chiến II, các câu lạc bộ bóng đá trong khu vực mới bắt đầu trở nên có tổ chức hơn. Việt Nam giành được độc lập từ năm 1945 nhưng những khó khăn từ những cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc sau đó khiến bóng đá Việt Nam mất nhiều cơ hội để phát triển.

Thời kỳ khó khăn và chiến tranh (1945–1991)

Đội Việt Nam Cộng hòa giành chức vô địch tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1959.

Đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1956.

Sự kiện Thảm sát ngã ba phố Hàng Bún - ngõ Yên Ninh ngày 17 tháng 12 năm 1946 và tối hậu thư của Pháp một ngày sau đó đã khiến các thỏa thuận hòa bình giữa hai nước bị vô hiệu hóa, điều này đã buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đưa ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống Pháp vào ngày 19 tháng 12 năm 1946.[17] Do tình hình chiến tranh, các hoạt động liên quan đến bóng đá đã bị ngừng lại. Việt Nam mới giành được độc lập lại phải tiếp tục bước vào một cuộc chiến mới nên chưa kịp thành lập 1 đội tuyển quốc gia chính thức (dù đã có 1 đội tuyển tạm thời đại diện cho Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1947[18]). Cuộc chiến với Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Pháp phải ký Hiệp định Genève và dẫn tới Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự từ ngày 21 tháng 7 năm 1954 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976. Điều này dẫn đến việc có song song hai đội tuyển gồm đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện cho vùng tập kết quân sự phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời ở vỹ tuyến 17 và đội tuyển Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở phía Nam giới tuyến. Năm 1961, Hội bóng đá Việt Nam (VNDCCH), tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được thành lập; và tham gia FIFA từ năm 1964.[19] Ở miền Nam, Hội Túc cầu giáo cũng được thành lập và tham gia FIFA và AFC.[20]

Do những sự kiện lịch sử xảy ra ở Việt Nam trong suốt thế kỷ 20 (đa phần là chiến tranh), với sự chiếm đóng của Nhật Bản ở Đông Dương, Pháp tái xâm lược Việt Nam, Mỹ can thiệp chính trị và vũ trang vào Việt Nam, Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, chiến tranh chống diệt chủng với Khmer Đỏ, xung đột với Thái Lan để bảo vệ Lào và Campuchia, bóng đá Việt Nam thời kỳ đó gặp rất nhiều khó khăn để phát triển cũng như chưa được biết đến nhiều trên thế giới.

Đội tuyển VNCH là một trong bốn đội đã tham gia hai vòng chung kết AFC Asian Cup đầu tiên (1956 và 1960) và kết thúc ở vị trí thứ 4 cả hai lần. Tuy nhiên, đội bóng này vượt qua vòng loại khá dễ dàng khi ở vòng loại Cúp bóng đá châu Á 1956, Thái Lan rút lui ở vòng loại thứ nhất, Indonesia rút lui ở vòng loại thứ ba khiến cho VNCH chỉ cần vượt qua Malaysia ở vòng loại thứ 2 với 1 trận thắng và 1 trận hòa là có thể tham gia vòng chung kết.[21] Tại các khu vực khác thuộc vòng loại, các đội như Nhật Bản, Iran cũng rút lui. Điểm đáng chú ý là vào năm 1956, Đội tuyển quốc gia Thái Lan từng vượt qua vòng loại để tham dự Olympic 1956.[22] Tới vòng loại Cúp bóng đá châu Á 1960, Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản tiếp tục rút lui trong khi Indonesia không đủ tư cách tham dự nên đội VNCH chỉ cần thắng 2 trận trước Malaysia và Singapore là đã được vào vòng chung kết.[23] [24] Các đội mạnh ở châu Á lúc đó như Nhật Bản, Iran, Iraq, Triều Tiên thường bỏ Asian Cup để tập trung đá vòng loại Olympic nên Asian Cup lúc đầu không thu hút được các đội mạnh tham gia.[25] Ngoài ra, Á vận hội thời điểm đó cũng cho phép các đội tuyển quốc gia tham gia thay vì cấp U-23 như hiện nay, nên các đội mạnh cũng không mặn mà với Asian Cup. Tiêu biểu như Myanmar từng đạt huy chương đồng Á vận hội 1954 cũng không tham gia cho tới năm 1968. Đội VNCH đã vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) đầu tiên vào năm 1959 tại Thái Lan và Giải bóng đá giao hữu Merdeka 1966 ở Malaysia, 6 lần vô địch giải giao hữu Cúp Quốc Khánh và Cúp quân đội Thái Lan 1974. Mặc dù vậy, đội tuyển VNCH chỉ mạnh ở khu vực Đông Nam Á chứ chưa đạt đẳng cấp châu lục. Cũng trong khoảng thời gian đó, họ vượt qua vòng bảng Á vận hội 1962. Đội từng tham gia vòng loại các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964 và Thế vận hội Mùa hè 1968, vòng loại World Cup 1974, đánh bại Thái Lan 1-0 để đủ điều kiện tham gia các trận đấu phân loại trước khi thua trận mở màn vòng bảng của họ 0-4 trước Nhật Bản và thua tiếp 0-1 trước Hồng Kông. Đội tuyển VNCH đã chơi trận cuối cùng với Malaysia vào ngày 27 tháng 3 năm 1975 khi họ đã thua 0-3. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản nền bóng đá này. Dù còn nhiều khó khăn do tình hình chiến tranh và chia cắt nhưng bóng đá Việt Nam đã bắt đầu thi đấu quốc tế chính thức tầm khu vực và châu lục. Tuy nhiên, bóng đá nội địa ở miền Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi giải vô địch nội địa không được tổ chức thường xuyên.[cần dẫn nguồn]

Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ít hoạt động hơn mặc dù là thành viên của AFC và FIFA, chủ yếu chơi các giải của các nước xã hội chủ nghĩa từ 1956 đến 1966. VNDCCH có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên của đội sang Trung Quốc năm 1956. Trong chuyến du đấu, đội có trận ra quân thua Trung Quốc 3-5, đá theo sơ đồ 3–2–5 với những gương mặt như Bùi Đức, Đình Te, Bùi Nghẽn, Luyến, Thưởng,...[26] và huấn luyện viên trưởng Trương Tấn Bửu. Họ đã tham gia giải GANEFO đầu tiên tại Indonesia năm 1962 và Campuchia năm 1966. Bất chấp việc ít thi đấu quốc tế thì hệ thống bóng đá nội địa của miền Bắc vẫn có sự phát triển tích cực khi hệ thống giải vô địch quốc gia ở đây được tổ chức liên tục, có sự phân hạng đầy đủ, số lượng đội bóng cũng rất đông đảo, thậm chí ở Hải Phòng có khoảng 10 đội bóng tham gia các hạng đấu khác nhau.[27]

Cả hai đội tuyển quốc gia đã hợp nhất khi hai miền Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976. Thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFC và FIFA thống nhất, Đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển VNDCCH lẫn Quốc gia Việt Nam, VNCH và CHMNVN trước đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.[28]

Trong những năm 1976-1991, sự phát triển của nền bóng đá Việt Nam gặp muôn vàn thách thức bởi nhiều tác nhân: vì điều kiện kinh tế-văn hóa và xã hội còn rất nhiều khó khăn, vì đang trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh để lại[29] cũng như do các cuộc chiến tranh ở khu vực biên giới do căng thẳng với chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và phải truy quét tàn quân Khmer Đỏ ở Campuchia, vì cấm vận quốc tế do Mỹ đứng đầu, và vì chế độ bao cấp yếu kém và lạc hậu[30]. Mặc dù các giải đấu trong nước vẫn diễn ra đều đặn[31] nhưng đội tuyển quốc gia thời gian này lại không tham gia các giải đấu quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, bóng đá cấp câu lạc bộ vẫn có sự giao lưu trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa, đáng chú ý là đội bóng Thể Công của Việt Nam từng đứng thứ ba giải SKDA dành cho các đội bóng thuộc lực lượng vũ trang các nước XHCN vào năm 1989[32]. Bên cạnh đó, còn là các chuyến tập huấn ở các nước Đông Âu nhưng cũng chỉ dừng lại ở cấp độ câu lạc bộ.[33] Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ[34] và SEA Games 1989[35] nhưng đội tuyển Việt Nam chỉ tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ SEA Games 1991.[36]

Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách Đổi Mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Trịnh Ngọc Chữ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được bầu làm chủ tịch VFF.[37]

Sau đó là giai đoạn bóng đá và đội tuyển Việt Nam bắt đầu bước phát triển đi lên, dần trở thành một thế lực lớn mạnh của khu vực Đông Nam Á.

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)

Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải nước ngoài kể từ SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila, Philippines.[38] Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 1994 và 1998 với chỉ một chiến thắng.

Từ năm 1996, Việt Nam là một thành viên chính thức của AFF; sau đó tham gia Tiger Cup đầu tiên, khi họ kết thúc ở vị trí thứ ba và đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, khi họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam tiếp tục hành trình giành cúp vô địch Đông Nam Á, nhưng đều sớm kết thúc khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam đã được báo chí quốc tế chú ý khi mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội[39].

Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu dành cho các cầu thủ cấp cao và lứa tuổi U-23. Vì được phân loại là giải đấu hỗn hợp cấp cao và U-23, một số đội tuyển quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có một chiến thắng gây sốc trước đội từng tham dự FIFA World Cup 1994 và UEFA Euro 1996 Nga 1-0 và thủ hòa với Iran 2-2. Việt Nam sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.

Tại vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 là Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất. [40]

Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai chỉ sau Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Việt Nam trở thành đội chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi họ thua nhà vô địch sau đó Iraq 0-2.

Việt Nam đã giành chức vô địch AFF đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu[41], và phải mất 10 năm sau đội mới lập lại thành tích này. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau 7 năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trong bảng xếp hạng.[42]

Suy thoái (2009–2014)

Giai đoạn 2009 - 2014 chứng kiến sự đi xuống của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự vòng loại World Cup 2010, 2014 và vòng loại Asian Cup 2015, nhưng đều không thành công và chấp nhận bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi bị Qatar loại ở vòng thứ hai. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5/6 trận và xếp cuối bảng đấu gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Uzbekistan và Hong Kong.

Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái Lan và Philippines.

Thời kỳ tái thiết (2014–2017)

Đội tuyển quốc gia Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời HLV Miura Toshiya, người dẫn dắt cả đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội U-23 Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016. Đội bóng đã có thành tích tốt ở giải AFF Cup 2014, nhưng Việt Nam đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 3–4, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở trận bán kết lượt về,[43] mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.[44] Tại vòng loại World Cup 2018 khi Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự), đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã hòa Iraq 1–1 trên sân nhà.[45] Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách[46] và trận thua bẽ mặt 0–3 trên sân nhà[47] đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. HLV Miura Toshiya dù có tiến bộ nhưng đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam không vượt qua được vòng loại Olympic Rio 2016, niềm hy vọng lúc này được đặt vào tân HLV Nguyễn Hữu Thắng.

Dưới thời HLV Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa vào đến bán kết AFF Cup 2016, nhưng rồi đã phải chịu thua trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt.[48][49] Việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.

Toàn đội gặp khủng hoảng niềm tin khi người hâm mộ mất hết ý chí cổ vũ cho đội.[50] Huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã vực dậy phần nào tinh thần của toàn đội khi vùi dập đối thủ này qua 2 lượt trận, thắng 2–1 trên sân khách và thắng 5–0 trên sân nhà.[51]

Thế hệ vàng mới (2017–2021)

Park Hang-seo, cựu trợ lý của Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2002, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 sau nỗ lực đàm phán với Takashi Sekizuka không thành công; Trước đó, VFF cũng đã cố gắng liên lạc với HLV người Mỹ Steve Sampson nhưng không có kết quả. [52] Khi đến Việt Nam, HLV Park Hang-seo đã bị người Việt Nam chào đón bằng sự hoài nghi và chế giễu.[53]

Trận đấu đầu tiên của ông Park với tư cách là huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam là ở vòng loại Asian Cup 2019, khi Việt Nam cầm hòa Afghanistan không bàn thắng trên sân nhà vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, qua đó giúp Việt Nam vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, lần đầu tiên kể từ năm 2007. [54] Tuy nhiên, bản thân ông Park cũng bị chỉ trích vì màn trình diễn kém thuyết phục của toàn đội.[55] Thái độ của người hâm mộ thay đổi nhanh chóng sau thành tích khó tin của đội tuyển U-23 Việt Nam tại Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 và Đại hội thể thao châu Á 2018, nơi HLV Park Hang-seo đồng thời là huấn luyện viên của đội U-23 và Olympic.[56]Cùng với các cầu thủ U-23, đội tuyển Việt Nam đã có lần thứ hai vô địch AFF Cup.

Với đội hình phần lớn gồm những cầu thủ U-23, Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2019 có đội hình trẻ nhất giải. Được xếp vào bảng D cùng Iran, Iraq và Yemen, Việt Nam đã thua Iraq và Iran trước khi đánh bại Yemen trong trận đấu cuối cùng vòng bảng để trở thành một trong bốn đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất vòng loại. Sau đó, họ đã gây bất ngờ khi đánh bại Jordan trong loạt sút luân lưu.[57] Trong trận tứ kết, Việt Nam gặp Nhật Bản và để thua với tỷ số 1-0.

Tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam vào bảng G cùng với ba đối thủ Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Indonesia bên cạnh Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Việt Nam kết thúc vòng loại thứ hai với 17 điểm, đứng thứ 2 sau UAE (18 điểm) và lần đầu tiên giành vé vào vòng loại thứ ba, cũng như tự động vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Trung Quốc với tư cách là một trong năm đội nhì có thành tích tốt nhất.[58][59]

Tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở bảng B cùng Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman. Hiện tại sau 8 trận, đội đã có 7 thất bại và giành được 1 chiến thắng, đứng cuối bảng và đang có 3 điểm.

Mục lục

  • 1 Danh hiệu
  • 2 Thành tích quốc tế
    • 2.1 Giải vô địch bóng đá thế giới
    • 2.2 Cúp bóng đá châu Á
    • 2.3 Cúp Challenge AFC
    • 2.4 Giải vô địch bóng đá Đông Á
  • 3 Đội hình hiện tại
    • 3.1 Triệu tập gần đây
  • 4 Chú thích

Danh hiệuSửa đổi

  • Vô địch châu Á: 0
Hạng tư: 1980
  • Vô địch Cúp Challenge: 2
Vô địch: 2010; 2012 Hạng ba: 2008
  • Vô địch Đông Á: 0
Hạng ba: 2005
  • Bóng đá nam tại Asiad:
1978 1990; 2014 1990; 2002; 2010

Thành tích quốc tếSửa đổi

Giải vô địch bóng đá thế giớiSửa đổi

Năm Kết quả St T H [3] B Bt Bb
1930 Không tham dự
là thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản
1934
1938
1950 Không tham dự
1954
1958
1962
1966 Tứ kết 4 1 1 2 5 9
1970 Bỏ cuộc
1974 Không tham dự
1978 Bỏ cuộc
1982 Không vượt qua vòng loại
1986
1990
1994
1998 Không tham dự
2002
2006 Không vượt qua vòng loại
2010 Vòng 1 3 0 0 3 1 12
2014 Không vượt qua vòng loại
2018
2022 Bỏ cuộc
2026 Chưa xác định
Tổng cộng 2/19 7 1 1 5 6 21

Cúp bóng đá châu ÁSửa đổi

Triều Tiên từng 5 lần tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á với kết quả cao nhất là hạng tư. Đội từng một lần bị AFC cấm tham gia (2007) khi chính quyền Triều Tiên từ chối cho phép đội Jordan đến đá vòng loại giải trước đó (2004) ở Triều Tiên.

Năm Thành tích Thứ hạng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
1956 Không tham dự
1960
1964
1968
1972
1976 Bỏ cuộc sau khi vượt qua vòng loại
1980 Hạng tư 4/10 6 3 0 3 10 12
1984 Không tham dự
1988 Không vượt qua vòng loại
1992 Vòng 1 8/8 3 0 1 2 2 5
1996 Không tham dự
2000 Không vượt qua vòng loại
2004
2007 Bị cấm thi đấu
2011 Vòng 1 12/16 3 0 1 2 0 2
2015 13/16 3 0 0 3 2 7
2019 24/24 3 0 0 3 1 14
2023 Bỏ cuộc
Tổng cộng 1 lần
hạng tư
5/18 18 3 2 13 15 40

Cúp Challenge AFCSửa đổi

  • 2006 - Không tham dự
  • 2008 - Hạng ba
  • 2010 - Vô địch
  • 2012 - Vô địch
  • 2014 - Không tham dự

Giải vô địch bóng đá Đông ÁSửa đổi

  • 2003 - Bỏ cuộc
  • 2005 - Hạng ba
  • 2008 - Hạng tư
  • 2010 đến 2013 - Không vượt qua vòng loại

Đội hình hiện tạiSửa đổi

Đây là danh sách 23 cầu thủ được triệu tập cho Asian Cup 2019.
Số liệu thống kê tính đến ngày 17 tháng 1 năm 2019 sau trận gặp Liban.

0#0 Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bt Câu lạc bộ
1 1TM Ri Myong-guk (đội trưởng) (1986-09-09)9 tháng 9, 1986 (32 tuổi) 120 0 Pyongyang City
2 2HV Kim Chol-bom (1994-07-16)16 tháng 7, 1994 (24 tuổi) 8 0 April 25
3 2HV Jang Kuk-chol (1994-02-16)16 tháng 2, 1994 (24 tuổi) 39 5 Hwaebul
4 2HV Kim Song-gi (1988-10-23)23 tháng 10, 1988 (30 tuổi) 6 0 Fujieda MYFC
5 2HV An Song-il (1992-11-30)30 tháng 11, 1992 (26 tuổi) 5 0 April 25
6 2HV Ri Thong-il (1992-11-20)20 tháng 11, 1992 (26 tuổi) 1 0 Kigwancha
7 4 Han Kwang-song (1998-09-11)11 tháng 9, 1998 (20 tuổi) 2 0 Perugia
8 4 Ri Hyok-chol (1991-01-27)27 tháng 1, 1991 (27 tuổi) 19 8 Rimyongsu
9 3TV Kim Yong-il (1994-07-06)6 tháng 7, 1994 (24 tuổi) 10 1 Kigwancha
10 4 Pak Kwang-ryong (1992-09-27)27 tháng 9, 1992 (26 tuổi) 34 13 St. Pölten
11 4 Jong Il-gwan (1992-10-30)30 tháng 10, 1992 (26 tuổi) 63 21 Cầu thủ tự do
12 3TV Kim Kyong-hun (1990-08-11)11 tháng 8, 1990 (28 tuổi) 2 0 Kyonggongop
13 2HV Sim Hyon-jin (1991-01-01)1 tháng 1, 1991 (28 tuổi) 30 5 April 25
14 3TV Kang Kuk-chol (1999-09-29)29 tháng 9, 1999 (19 tuổi) 8 0 Rimyongsu
15 3TV Ri Un-chol (1995-07-13)13 tháng 7, 1995 (23 tuổi) 12 0 Sonbong
16 3TV Ri Yong-jik (1991-02-08)8 tháng 2, 1991 (27 tuổi) 14 3 Tokyo Verdy
17 2HV Ri Chang-ho (1990-01-04)4 tháng 1, 1990 (29 tuổi) 5 0 Hwaebul
18 1TM Sin Hyok (1992-07-03)3 tháng 7, 1992 (26 tuổi) 1 0 Kigwancha
19 4 Rim Kwang-hyok (1992-08-05)5 tháng 8, 1992 (26 tuổi) 6 3 Kigwancha
20 3TV Choe Song-hyok (1998-02-08)8 tháng 2, 1998 (20 tuổi) 0 0 Arezzo
21 1TM Kang Ju-hyok (1997-05-31)31 tháng 5, 1997 (21 tuổi) 1 0 Hwaebul
22 3TV Ri Kum-chol (1991-12-09)9 tháng 12, 1991 (27 tuổi) 6 0 Wolmido
23 2HV Ri Il-jin (1993-08-20)20 tháng 8, 1993 (25 tuổi) 5 0 Sobaeksu

Triệu tập gần đâySửa đổi

Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.

0#0 Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bt Câu lạc bộ
1TM Ri Kwang-il (1988-04-13)13 tháng 4, 1988 (29 tuổi) 6 0 Sobaeksu

2HV Pak Myong-song (1994-03-31)31 tháng 3, 1994 (23 tuổi) 18 0 April 25
2HV Kim Song-min (1997-12-03)3 tháng 12, 1997 (20 tuổi) 0 0 Sobaeksu
2HV Kim Song-gi (1988-10-23)23 tháng 10, 1988 (29 tuổi) 8 0 Machida Zelvia
2HV Kang Kuk-chol (1990-07-01)1 tháng 7, 1990 (27 tuổi) 20 0 Pyongyang City
2HV Ri Yong-chol (1991-01-08)8 tháng 1, 1991 (26 tuổi) 35 0 Hwaebul
2HV Song Kum-il (1994-05-10)10 tháng 5, 1994 (23 tuổi) 7 0 Rimyongsu
2HV U Il-gang (1993-08-26)26 tháng 8, 1993 (24 tuổi) 0 0 Rimyongsu

3TV Pak Song-chol (1987-09-24)24 tháng 9, 1987 (30 tuổi) 57 14 Rimyongsu
3TV Kang Kuk-chol (1999-09-29)29 tháng 9, 1999 (18 tuổi) 5 0 Ryomyong
3TV Ri Yong-jik (1991-02-08)8 tháng 2, 1991 (26 tuổi) 13 1 Kamatamare Sanuki
3TV Jo Kwang-Myong (1997-10-27)27 tháng 10, 1997 (20 tuổi) 0 0 April 25
3TV Kim Kuk-bom (1996-11-13)13 tháng 11, 1996 (21 tuổi) 3 0 April 25
3TV Myong Cha-hyon (1990-03-20)20 tháng 3, 1990 (27 tuổi) 15 3 April 25
3TV Choe Ju-song (1996-01-27)27 tháng 1, 1996 (21 tuổi) 5 0 Amrokkang
3TV Yun Il-gwang (1993-04-01)1 tháng 4, 1993 (24 tuổi) 6 0 April 25

4 An Byong-jun (1990-05-22)22 tháng 5, 1990 (27 tuổi) 10 0 Roasso Kumamoto
4 Jang Ok-chol (1994-01-14)14 tháng 1, 1994 (23 tuổi) 3 0 Kigwancha
4 Pak Kwang-ryong (1992-09-27)27 tháng 9, 1992 (25 tuổi) 36 13 SKN St. Pölten
4 Kim Yu-song (1995-01-24)24 tháng 1, 1995 (22 tuổi) 14 8 April 25
4 Han Thae-hyok (1989-10-15)15 tháng 10, 1989 (28 tuổi) 2 0 Kigwancha
4 An Il-bom (1990-08-05)5 tháng 8, 1990 (26 tuổi) 11 4 April 25

Tuyển Việt Nam và hành trình 28 năm để thay đổi lịch sử

NGUYỄN ĐĂNG - Thứ tư, 09/06/2021 15:43 (GMT+7)

Trải qua 8 kỳ vòng loại với 11 huấn luyện viên, tuyển Việt Nam đang tiến gần đến cột mốc lịch sử để tiến đến giai đoạn vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Tuyển Việt Nam mở ra cơ hội lớn để đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022 sau 6 trận bất bại tại bảng G. Ảnh: Mỹ Trang

Tuyển Việt Nam củng cố ngôi đầu bảng G sau chiến thắng 4-0 trước Indonesia. Nếu giành 4-6 điểm ở 2 trận còn lại gặp Malaysia (11.6) và UAE (15.6), tuyển Việt Nam sẽ giành vé đi tiếp với tư cách nhất bảng. Trong trường hợp chỉ giành 3 điểm/2 trận, đội bóng của ông Park Hang-seo vẫn có cơ hội để đi tiếp vào vòng loại thứ 3, dành cho 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.

Điều này nằm hoàn toàn trong khả năng của tuyển Việt Nam, bởi thầy trò ông Park từng đánh bại Malaysia và UAE ở lượt đi. Việc thành công sẽ mở ra cột mốc lịch sử mới cho bóng đá Việt Nam, sau 28 năm tham dự vòng loại World Cup.

Tuyển Việt Nam bắt đầu tham dự vòng loại World Cup cho giải đấu năm 1994. Ở vòng loại diễn ra từ ngày 9.4 đến 2.5.1993, tuyển Việt Nam nằm ở bảng C cùng Triều Tiên, Qatar, Singapore và Indonesia, mỗi trận thắng khi đó chỉ được tính 2 điểm.

Sau 8 trận đấu theo thể thức lượt đi, lượt về, thi đấu tập trung tại Qatar và Singapore, tuyển Việt Nam khi đó được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Trần Bình Sự đứng cuối bảng với chỉ 1 trận thắng, ghi được 4 bàn do công của Phan Thanh Hùng, Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn, Nguyễn Hồng Sơn và thủng lưới đến 18 bàn.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Tuyển Việt Nam từng thua Thái Lan 0-1 và 0-3 và xếp sau đối thủ tại vòng loại World Cup 2018. Ảnh: FIFA

Các kỳ vòng loại World Cup 1998, 2002, 2006, 2010 và 2014, tuyển Việt Nam cũng đều bị loại sớm. Đến World Cup 2018, Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) áp dụng thể thức vòng loại kép (World Cup lẫn Asian Cup), Việt Nam nằm ở bảng F cùng Iraq, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc). Trải qua 2 đời huấn luyện viên Toshiya Miura và Nguyễn Hữu Thắng, Việt Nam có 7 điểm, đứng thứ 3 trong bảng và bị loại.

Tổng cộng sau 7 lần tham dự vòng loại World Cup 1994 đến 2018 dưới sự dẫn dắt của 10 huấn luyện viên, tuyển Việt Nam thi đấu thi đấu 37 trận, thắng 10, hòa 3 và thua 24, ghi được 42 bàn thắng nhưng thủng lưới đến 75 bàn.

Phải đến lần thứ 8 tham dự vòng loại World Cup, tuyển Việt Nam mới nắm trong tay quyền tự quyết để có thể góp mặt ở vòng loại cuối cùng ranh các vé trực tiếp đến World Cup 2022 tại Qatar. Sau 28 năm, ông Park Hang-seo cùng các học trò đang có thời cơ lớn để mở ra trang sử mới cho bóng đá Việt Nam.

Park Hang-seo Tuyển Việt Nam vòng loại World Cup 2022

"Hãy để tuyển Việt Nam phải lo lắng thay vì Malaysia"

Tuyển Việt Nam trở lại tập luyện, sẵn sàng so tài Malaysia

Trận đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia có giá trị như chung kết của bảng

World Cup bóng đá nữ 2023: ‘Xin chào Việt Nam’

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam vượt qua đối thủ mạnh Đài Loan với tỉ số 2-1.

"Em sẽ là mùa xuân của mẹ

Em sẽ là màu nắng của cha

Em đến trường học bao điều lạ

Môi mỉm cười là những nụ hoa".

Tôi nhớ câu hát ngày đến trường, niềm vui gặp bạn mới, khi nghe tin các cô gái của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam năm tới sẽ đến ngôi trường danh tiếng World Cup. Một niềm vui xúc động, lâng lâng. Một giấc mơ bao năm biến thành hiện thực.

Con đường chông gai của vòng loại trên đất Ấn Độ của các cô gái Việt Nam cuối cùng đã đến được vườn hồng ngát hương, gặp gỡ những quái kiệt bóng đá thế giới năm tới, một mục tiêu tưởng như đôi lúc đã lu mờ ở phía chân trời chinh phục đỉnh cao của bóng đá nữ.

Coi đây là một kỳ tích của bóng đá nữ Việt Nam cũng được, hay cho đó là cả một quá trình vượt khó qua bao năm tháng của các cô gái được đền bù xứng đáng cũng chẳng sai.

Bây giờ người hâm mộ Việt Nam có quyền được quên đi những tủi hờn quá khứ, những vết thương bao năm nhức nhối đã khép lại để hướng về tương lai.

Đó là nỗi đau ASIAD 2018 mang tên Đài Loan, khi trận đấu phải quyết định trên chấm phạt đền và các cầu thủ đảo quốc vượt lên với tỷ số 4-3. Với con gái, kém duyên thì buồn lắm.

Việt Nam 'không an phận' sau chiến thắng 3-1 trước tuyển TQ

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bàn thắng của Chương Thị Kiều ngay đầu trận đấu tạo lợi thế lớn cho đội Việt Nam.

Đó là phút chết lặng trên sân Thống Nhất khi đội Thái Lan với chiến thắng 1-0 làm con tim ngừng đập năm 2019. Được chơi trên sân nhà mà các em đánh tuột cơ hội.Một cây cầu rất gần trở thành quá xa.

Năm nay vẫn những cái tên tuổi bóng đá ấy, nhưng không còn một bóng ma nào cản đường đến đích của các cô gái Việt.Mùa hè năm tới, Việt Nam sẽ cùng 4 đội bóng khu vực là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines tham dự World Cup 2023. Một kiểu sánh vai với các ông kẹ bóng châu Á khác, chưa kể hai đội đồng chủ nhà Australia, New Zealand.

Đội Việt Nam và Philippines lần đầu dự World Cup: Philippines giành vé nhờ thành tích vào bán kết Asian Cup 2022. Việt Nam đến sân chơi Australia và New Zealand thông qua cửa play-off. Trước đó, trong lịch sử chỉ có Thái Lan là đại diện duy nhất của Đông Nam Á từng tham dự World Cup bóng đá nữ. Bây giờ bóng đá Thái cổ vũ cho Việt Nam năm tới.

Giải đấu dự kiến tổ chức từ 20/7 đến 20/8/2023. 32 đội bóng sẽ tranh tài ở các sân vận động quốc gia Australia, Sydney, Brisbane, Melbourne Rectanular, Perth Rectangular, Hindmarsh (Australia) và Eden Park, Wellington, Dunedin, Waikato (New Zealand).

"Nếu để chọn ai giỏi nhất đi trên con đường gập ghềnh, khổ cực của vòng loại lần này, cháu sẽ chọn đội tuyển nữ Việt Nam'', bình luận viên thể thao Minh Tân chia sẻ với tôi. ''Không ai giỏi hơn đội mình chú ạ".

Cũng như trong cuộc đời, phận gái bao giờ cũng vất vả, lao đao.

Ở khu vực châu Á, các suất dự World Cup 2023 được xác định bằng các kết quả vòng chung kết Asian Cup 2022. Do vậy, chiến dịch giành vé dự World Cup thật sự như một cuộc thi marathon được bắt đầu ngay từ vòng loại Cup châu Á.

Hai trận đầu, đội nữ Việt Nam đánh bại Tajikistan với tỉ số 7-0 và Maldives với con số chóng mặt 16-0, qua đó giành được quyền vào vòng bảng Asian Cup 2022. Chưa kịp vui đã thấy trước mặt là các thế lực thống trị châu lục, chưa lần nào run chân trước Việt Nam. Đó là bảng đấu được cho là bảng "tử thần", với Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar và đội tuyển Việt Nam.

Tinh thần còn choáng váng chưa hoàn hồn sau khi bốc thăm vòng bảng như tiên liệu trước sự gạch tên Việt Nam, thì Covid-19 giáng tiếp một đòn thực sự knock-out.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bích Thuỳ nâng tỉ số chỉ vài phút sau bàn gỡ hoà của Đài Loan.

Bay sang tập huấn tại Tây Ban Nha, ngay trước khi sang Ấn Độ, virus Covid-19 hốt gần sạch tuyển thủ nữ Việt Nam. Chỉ có đúng 6 cầu thủ đủ sức khỏe và miễn nhiễm sang Ấn Độ đúng dự kiến. Nhóm bộ sáu đến Mumbai lại kềnh mất ba tuyển thủ, cũng vì Covid-19.

Việt Nam đứng trước nguy cơ phải bỏ cuộc vì cạn vốn cầu thủ. Sát ngày thi đấu trận ra quân gặp Hàn Quốc, đội nữ Việt Nam mới có tròn 16 cầu thủ đăng ký chịu trận. Nhóm 10 cầu thủ bổ sung từ trong nước sang hạ cánh đúng một ngày trước trận đấu là phải lắp ráp vào ngay sơ đồ chiến thuật. Cả đội ra sân còn chưa có thời gian tập lại các miếng chiến thuật, các bài bản phối hợp.

Kết quả không xa với dự đoán, Việt Nam thua 0-3. Sau đó thua tiếp Nhật Bản cùng tỷ số chua chát 0-3. Mọi cánh cửa tưởng đã đóng sập.

Song Ấn Độ buộc phải huỷ kế hoạch tham dự giải đấu, do dịch bệnh lột quân tịch hầu hết tuyển thủ Ấn. Đội chủ nhà không đủ con số 13 cầu thủ ra sân, nên cục diện vòng bảng rẽ theo hướng khác. Ấn với dân số đứng thứ hai thế giới cũng bói không ra đủ cầu thủ nữ đại diện cho dòng sông Hằng linh thiêng. Việt Nam lại làm được.

Việt Nam cầm hoà Myanmar và Iran thua Đài Loan. Đội Việt Nam bước vào tứ kết.

Chưa hết! Các fans bóng đá Việt còn mải chém gió về bàn thắng kỳ ảo từ chấm phạt góc đá tung nóc lưới Myanmar của con sóc nhỏ cao 1m52 Tuyết Dung, thì đội tuyển hứng thêm một thất bại trước Trung Quốc 1-3. Thua ai thì thua, nhưng không chịu thua Trung Quốc hống hách, nên nỗi buồn nhân thêm, nhất lại là sau khi dẫn trước 1-0.

Thẳng thắn nhìn nhận: thành công của đội nữ Việt Nam có nhiều yếu tố may mắn, song cũng nhiều dấu hiệu tích cực trong tầm nhìn định hướng của những người làm bóng đá Việt Nam.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đài Loan thi đấu nhiệt huyết và gỡ hòa ở phút đầu hiệp 2 nhưng sụp đổ sau tiếng còi kết thúc trận đấu.

Việt Nam đã dự đoán đúng việc tăng suất cho các quốc gia châu Á dự World Cup là cơ hội cho bóng đá nước nhà, nên đã đầu tư khá hơn về các mặt bằng cho bộ môn vẫn còn nhiều thiệt thòi này.

Cựu tuyển thủ quốc gia Đỗ Thị Ngọc Châm, 'Quả bóng vàng' 2008, đồng thời là nhà sáng lập, kiêm huấn luyện viên CFF-Trung tâm bóng đá cộng đồng, nơi đào tạo các vận động viên 'nhí' từ 5-15 tuổi chia sẻ với tôi là gần đây bóng đá nữ được quan tâm hơn, các vận động viên đỡ vất vả đôi chút trong cuộc mưu sinh, chế độ đãi ngộ dành cho các tuyển thủ quốc gia cũng ấm áp hơn, các nhà tài trợ cũng đỡ đánh trống bỏ dùi hơn thời chị còn thi đấu.

Chị nhận xét, thể lực của đội tuyển cũng thể hiện đã được nâng lên đáng kể qua các trận vòng play-off.

Đương nhiên tốc độ và sức bền trong thể thao không phải búng tay 'cái tróc' mà nên. Đó là một quá trình đầu tư, tập luyện khoa học và dài hơi, cũng như tính toán điểm rơi về thể lực chính xác.

Tuyển bóng đá nữ VN đánh bại Thái Lan 2-0 trên đường tới World Cup

Bóng đá Việt Nam khai xuân ấn tượng

21:33 19/02/2022

Bóng đá Việt Nam mở đầu năm Nhâm Dần (2022) với những kết quả đẹp như mơ ở cả hai Đội tuyển Quốc gia nam nữ. Hy vọng, khởi đầu ấy sẽ mở ra những thành tích tốt đẹp trong một năm Việt Nam làm chủ nhà của SEA Games 31.

  • Khai mạc Giải vô địch U23 Đông Nam Á, tuyển Việt Nam chuẩn bị “xuất chiến”
  • HLV Park Hang-seo: Tuyển Việt Nam hiện nay không phải là thế hệ vàng

Lần đầu đi World Cup

Khi hàng loạt cầu thủ nữ Việt Nam dính COVID-19 trong chuyến tập huấn tại Tây Ban Nha, và phải bằng rất nhiều cách khác nhau mới có đủ đội hình dự giải vô địch bóng đá châu Á tại Ấn Độ thì đã xuất hiện những ý nghĩ bi quan nhất. Thậm chí chính những người trong cuộc cũng phải thẳng thắn đối diện với câu hỏi: Liệu có phải bỏ giải hay không? Thế mà tất cả đã cùng gồng lên chiến đấu và lần đầu tiên đoạt vé dự VCK World Cup bóng đá nữ vào năm sau. Thật ấn tượng khi ở những trận đấu Play Off tranh vé dự World Cup trước Thái Lan và Đài Bắc (Trung Hoa), thầy trò HLV Mai Đức Chung đã giành cả hai chiến thắng.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Đội tuyển nữ Việt Nam lần đầu tiên ghi tên mình vào lịch sử khi giành tấm vé trực tiếp đi VCK World Cup nữ 2023, sau chiến thắng trước Đài Bắc (Trung Quốc) trong trận play-off diễn ra lúc 14h30 ngày 6-2. Ảnh: Vff.org.vn

Nếu trận thắng 2-0 trước Thái Lan diễn ra khá thuận thì trận thắng 2-1 trước Đài Bắc (Trung Hoa) thực sự là một nỗ lực tuyệt vời. Đấy là trận đấu mà chúng ta buộc phải thắng, trong khi đối thủ chỉ cần hòa là giành vé đi World Cup, và cho tới non nửa hiệp hai, tỷ số vẫn là 1-1. Thế trận lúc ấy cân bằng, và ai cũng hiểu trong khi đối phương đá để giữ tỷ số thì chúng ta buộc phải đá để nâng tỷ số. Cái áp lực phải nâng tỷ số là một áp lực ghê gớm, thứ áp lực mà trong quá khứ chúng ta đã từng bị nó đè lấy mình, thế nên bình luận viên nhà đài có lý khi cứ nhắc đi nhắc lại: “Chúng ta đã từng nhiều lần đen đủi”. Rất may và rất hay, một cú tạt bóng từ biên, một cú đỡ lòng rất ngọt và một cú tung chân rất sắc của Nguyễn Bích Thuỳ ở phút thứ 56 đã làm đổi thay tất cả.

Từ thời điểm Việt Nam vươn lên dẫn 2-1, có lẽ không ít người làng bóng nhớ lại tỷ số thua 1-2 hết sức nghiệt ngã của 8 năm về trước. Đấy là trận đấu nữ Việt Nam được chơi trên sân nhà Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh), được hưởng lợi từ khán giả nhà, và từ cả lịch thi đấu, và với tất cả những lợi thế ấy, ai cũng nghĩ chúng ta đã gần World Cup lắm rồi. Vậy mà ĐT nữ dưới sự dẫn dắt của HLV Trần Vân Phát (Trung Quốc) đại thúc thủ trước đại kình địch Thái Lan, ngậm ngùi nhìn đối thủ giành vé dự World Cup ngay trên đất của mình. Nói thế để thấy chỉ từ những tích tắc lỡ trận thôi, chúng ta đã phải lỡ thêm 8 năm nữa mới đạt được mục tiêu của mình. Và nói thế cũng để thấy chiến thắng ngày hôm nay là kết quả của không biết bao nhiêu tích tụ, bao nhiêu dồn nén.

Trong lịch sử nền bóng đá tính đến lúc này, cũng đã có lúc Đội tuyển U.20 Việt Nam giành vé tham dự VCK World Cup U.20 thế giới. Nhưng dẫu sao đấy cũng chỉ là một World Cup dành cho các Đội tuyển trẻ. Vì thế chiếc vé dự World Cup của Đội tuyển nữ Quốc gia thực sự là một cột mốc lịch sử, tạo nên rất nhiều động lực cho sự phát triển của cả nền bóng đá nói chung. Ít nhất nó cũng giúp cho các cầu thủ ở các hệ đội tuyển khác dám nghĩ và dám đặt những mục tiêu vượt ngưỡng.

Nếu Đội tuyển nữ giành vé dự World Cup vào mồng 6 Tết Âm lịch thì ngay tối mồng 1 Tết Âm lịch, Đội tuyển Quốc gia nam đã có chiến thắng oanh liệt 3-1 trước Trung Quốc ở vòng loại thứ 3, World Cup 2022, khu vực châu Á. Chiến thắng này không chỉ đem lại những cảm xúc tươi đẹp cho các cầu thủ sau 7 trận liên tiếp toàn thua ở đấu trường này, mà còn là chiến thắng đầu tiên của một Đội tuyển bóng đá Đông Nam Á ở vòng loại thứ 3 của một kỳ World Cup. Trước đó, Đội tuyển Thái Lan cũng từng lọt tới vòng loại thứ 3, và cũng phải gặp hàng loạt các đội bóng thuộc loại “hàng khủng” châu lục như chúng ta bây giờ, nhưng rốt cuộc cũng chỉ giành được 2 trận hòa.

Những tín hiệu phấn chấn mà hai Đội tuyển bóng đá nam nữ Quốc gia khởi phát trong những ngày đầu năm giống như cơn mưa xuân mát lành tưới vào một nền bóng đá đang cựa mình và bắt đầu xuất hiện ít nhiều khát vọng.

Mục tiêu kép cho SEA Games 31

VCK World Cup bóng đá nữ sẽ diễn ra vào năm 2023 tại Australia và New Zealand. Câu chuyện World Cup vì thế sẽ được tái khởi động vào năm sau, còn trong năm 2022 này, nhiệm vụ số 1 của bóng đá nữ Việt Nam vẫn là phải bảo việc chiếc HCV SEA Games trên sân của mình. Ở kỳ SEA Games trước, sau rất nhiều nỗ lực và những khoảnh khắc tỏa sáng cá nhân, chúng ta đã hạ gục người Thái ở chung kết, và lần này, khách quan mà nói, Thái Lan vẫn sẽ là một vật cản đáng gờm.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, ĐT Việt Nam đánh bại Trung Quốc với tỷ số 3-1. Ảnh: S.t

Đừng nghĩ vào chiến thắng dễ 2-0 trước Thái ở những trận đấu Play Off tranh vé dự World Cup vừa qua mà xem nhẹ đối thủ này. Thứ nhất, đây mà một đội tuyển Thái Lan với khá nhiều những cầu thủ trẻ, và mục tiêu mà Liên đoàn Bóng đá nước này đặt ra là vừa đá, vừa giúp các cầu thủ trẻ tích lũy kinh nghiệm chiến trường. Những sai số (nếu quả đúng người Thái nghĩ như thế) có thể sẽ được khắc phục triệt để khi tất cả cùng quay về đấu trường SEA Games. Và thứ hai, nếu cơn bão COVID-19 làm khổ Đội tuyển nữ Việt Nam trước thềm diễn ra giải đấu thì cơn bão này lại quật ngã Thái Lan ngay trong giải đấu. Vì COVID mà hai trận Play Off với Việt Nam và Đài Bắc (Trung Hoa), họ chỉ có thể đăng ký vỏn vẹn 14 cầu thủ. Đến ngay cả HLV trưởng cũng không thể trực tiếp ra sân chỉ đạo vì… COVID. Một đối thủ khác cũng không thể xem nhẹ là Đội tuyển nữ Myanmar. Ở trận đấu cuối cùng tại bảng C ở giải vô địch bóng đá nữ châu Á vừa qua, các cô gái Việt Nam đã từng bị Myanmar hai lần dẫn trước, và phải rất vất vả mới có thể giành được trận hòa 2-2.

Nói như vậy để thấy với bóng đá nữ Việt Nam, chiếc vé dự World Cup là một chiến tích, một cột mốc lịch sử, nhưng không phải là căn cứ luận để nghĩ rằng chúng ta đã vượt hẳn lên so với những đối thủ lớn trong khu vực như Thái Lan hay Myanmar. Trái lại, chúng ta vẫn đang ở mức ngang ngửa với họ, và vì thế kết quả các trận đấu giữa các đội bóng này sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những câu chuyện mang tính thời điểm, từ sự tác động (nếu có) của dịch bệnh đến năng lực xử lý cơ hội trong những khoảnh khắc mang tính quyết định của trận đấu. Phải tiếp tục nỗ lực hết mình, bóng đá nữ Việt Nam mới có thể bảo vệ thành công chiếc HCV SEA Games.

Với bóng đá nam, ngay trong tháng 3 tới đây, Đội tuyển Quốc gia sẽ đá nốt 2 trận còn lại ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á với Oman (trên sân nhà) và Nhật Bản (trên sân khách). Nếu Nhật Bản là một ngọn núi cao hơn cả đèo thì Oman chỉ ở mức nhỉnh hơn chúng ta chút ít. Do vậy những cảm hứng từ chiến thắng oanh liệt đầu tiên trước Trung Quốc cộng thêm những nét mới về nhân sự và cách thức chơi bóng mà HLV trưởng Park Hang Seo xây dựng, chúng ta có quyền hy vọng đến một trận đấu có điểm trước Oman. Hoàn thành xong những trận đấu tại vòng loại World Cup, nhiệm vụ của Đội tuyển Quốc gia nam sẽ là phải giành lại chiếc cúp vàng AFF Suzuki Cup 2022. Tại AFF Cup 2020 (diễn ra năm ngoái) chúng ta đã thất bại trước Thái Lan ở bán kết, và muốn hay không muốn cũng phải thừa nhận đấy là một thất bại giúp chúng ta vỡ ra rất nhiều bài học. Đó là bài học về cách thức tổ chức tâm lý thi đấu trong những trận đấu sống còn, và đặc biệt là bài học về việc phải làm mới nhân sự cùng những đường “binh”. Sau thất bại này, HLV Park Hang Seo đã quyết liệt làm mới đội tuyển, từ chỗ bầu ra một đội trưởng mới, một ban cán sự mới tới chỗ mạo hiểm sử dụng những nhân tố mới, mà vị trí của Tuấn Hải trên hàng tiền đạo là một dẫn chứng điển hình. Mới chỉ đá hai trận trước Australia và Trung Quốc nhưng “cánh chim lạ” Tuấn Hải cũng đã cho thấy nhiều nét hứng khởi. Sự xuất hiện của những nhân tố mới với những động lực mới rõ ràng sẽ giúp cho một nhóm chủ lực các cầu thủ cứ phải “cày” hết giải này tới giải kia được chia lửa. Và đó chính là chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa chiến thắng. Cho đến thời điểm này vẫn chưa rõ thể thức của AFF Cup 2022 diễn ra như thế nào, những đối thủ trong bảng đấu của chúng ta là ai, nhưng với vị thế đang có của bóng đá Việt Nam thì ở đấu trường khu vực, bất kể sân bãi nào, đối thủ này, chắc chắn mục tiêu đặt ra vẫn phải là chiếc cúp vàng.

Với Đội tuyển U.23, mục tiêu cũng đã được xác định ngay từ đầu: bảo vệ thành công chiếc HCV SEA Games trên sân nhà. Ở cấp độ U.23, câu chuyện khó đoán hơn rất nhiều. Một phần nằm ở việc lứa cầu thủ U.23 hiện nay rõ ràng không có sức mạnh và kinh nghiệm chiến trường như lứa U.23 hai năm trước. Phần khác nằm ở việc những đội bóng trong khu vực, đặc biệt là U.23 Indonesia đã cho thấy một nền tảng chuyên môn rất đáng gờm. Ở AFF Suzuki Cup 2020, trong khi phần lớn các Đội tuyển Đông Nam Á sử dụng đội hình chín nhất và hay nhất thì riêng Indonesia lại sử dụng một đội hình với phần lớn các cầu thủ vẫn đủ tuổi dự SEA Games 31 tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2022.

Và dưới bàn tay của một ông thầy người Hàn, những cầu thủ trẻ Indonesia đã từng khiến ĐTQG Việt Nam bất lực (vòng bảng), từng khiến chủ nhà Singapore thất thủ (bán kết), và chỉ chịu thua Thái Lan ở chung kết. Rất nhiều nhà chuyên môn cho rằng, không phải U.23 Thái Lan, mà U.23 Indonesia mới là vật cản lớn nhất cho tham vọng bảo vệ chiếc HCV của U.23 Việt Nam tại SEA Games tới.

Rõ ràng 2022, bóng đá Việt Nam tiếp tục bận rộn với nhiều giải đấu với nhiều mục tiêu, nhiều triển vọng khác nhau. Mong hai “phát nổ” khai xuân của hai ĐTQG nam/nữ sẽ giúp cho phần còn lại của 2022 trơn tru, trọn vẹn!

  • Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
    "Ông lớn" làng bóng đá lao đao
  • Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
    Bước tiến mới của bóng đá chuyên nghiệp?

# Bóng đá Việt Nam dự World Cup khai xuân ấn tượng SEA Games 31

Facebook Twitter Link gốc

Hành trình đến World Cup của bóng đá Việt Nam

08:32 21/08/2021

Sự xuất hiện của HLV Park Hang-seo đưa đội tuyển Việt Nam đạt đến những cột mốc ấn tượng. Nhưng điều đó đã là đủ để Việt Nam nghĩ đến giấc mơ World Cup?

  • Đội tuyển bóng đá Việt Nam áp dụng cách chống COVID-19 từ Olympic Tokyo
  • Bóng đá Việt Nam nhìn từ thất bại của Viettel ở AFC Champions League
  • Đường đến World Cup của bóng đá Việt Nam

Tầm nhìn 2030 của Việt Nam chưa nghĩ đến World Cup

Có một thực tế thế này, trong chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013, tức là cách đây 8 năm, bóng đá Việt Nam chưa dám nghĩ sẽ tranh tài ở vòng chung kết World Cup. Những gì mà chiến lược 2010 - 2020 mà VFF định hướng và được Chính phủ phê duyệt dừng lại ở việc có thể giành chức vô địch AFF Cup, đoạt Huy chương Vàng SEA Games, xây dựng các trung tâm bóng đá quy mô trên cả 3 miền.

Tính đến nay, ở năm 2021, về cơ bản 3 mục tiêu kể trên đã thành hiện thực. Đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018. Sau đó một năm, U22 Việt Nam lần đầu tiên giành tấm huy chương vàng SEA Games trong lịch sử. Các trung tâm bóng đá hiện đại cũng đã được trải rộng trên 3 miền. Ở khu vực phía Bắc, Viettel, Hà Nội FC, PVF đầu tư bài bản. Ở miền Trung, Sông Lam Nghệ An - lò đào tạo trẻ nổi tiếng nhất Việt Nam đang được đại tu với nguồn tiền từ Tập đoàn Tân Long. Một trung tâm khác cũng nổi lên trong 3 năm trở lại đây chính là Học viện bóng đá Juventus tại Vũng Tàu. Ở Tây Nguyên, học viện của HAGL vẫn là nơi khơi nguồn cho giấc mơ bóng đá trẻ của nhiều tài năng cả nước suốt từ năm 2007 cho đến nay.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Tại sao gọi là cơ bản? Bởi lẽ, bóng đá Việt Nam nói chung và đội tuyển Việt Nam nói riêng mới chỉ chạm được đến mục tiêu chứ chưa vượt được chỉ tiêu. Suốt 10 năm qua, số lượng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ dù đã trải ra 3 miền nhưng vẫn còn hạn chế. Chức vô địch ở Đông Nam Á của Việt Nam cũng chỉ mới giành được trong vài năm gần đây, sau suốt hơn nửa thập kỷ làm cái bóng của Thái Lan hay trước đó là Malaysia.

Khép lại chiến lược 2010 - 2020, tầm nhìn của bóng đá Việt Nam hướng tới năm 2030 là gì? Một trong số những trọng tâm của tầm nhìn này chính là bóng đá nam có thể đứng trong nhóm 10 quốc gia có trình độ bóng đá hàng đầu ở khu vực châu Á. Từ năm 2017 cho đến nay, ĐT Việt Nam có bước thăng tiến vượt bậc trên BXH FIFA. Từ chỗ đứng hạng 130 thế giới vào tháng 10-2017, Việt Nam hiện tại đã ở hạng 92 thế giới, tương đương với hạng 13 châu Á. Với tốc độ tiến bộ như quãng thời gian vừa rồi, cơ hội để đội tuyển Việt Nam chen chân vào top 10 châu Á trong vài năm tới đây là hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay.

Chiến lược mớitừ sự xuất hiện củaHLV Park Hang-seo

Như đã nói, chiến lược 2010 – 2020 và tầm nhìn 2030 được phê duyệt cách đây 8 năm. Ở thời điểm đó, bóng đá Việt Nam đang rơi xuống đáy của biểu đồ hình sin trong chu kỳ phát triển. Phải bắt đầu từ năm 2014, sự xuất hiện của HLV Toshiya Miura cùng thành quả ươm mầm thế hệ 1995 - 1997 và sau đó là 1997 - 1999 mới đưa đội tuyển Việt Nam đi theo chiều lên của đồ thị.

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
HLV Park Hang-seo.

Đỉnh cao của bóng đá Việt Nam gắn liền với giai đoạn 2018 - nay. Trong bối cảnh hai thế hệ chủ lực với Công Phượng, Quang Hải, Tuấn Anh, Xuân Trường đạt được độ chín, cộng hưởng thêm khả năng cầm quân và tổ chức xây dựng bóng đá tài tình của HLV Park Hang-seo cùng ekip cộng sự, đội tuyển Việt Nam đã làm nên những chiến tích ấn tượng từ khu vực cho đến châu lục. Mới đây nhất là việc ĐT Việt Nam lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại cuối cùng World Cup khu vực châu Á, vốn dành cho 12 đội ưu tú nhất.

Giấc mơ World Cup vì thế không còn là hão huyền. Chiến lược phát triển bóng đá do VFF trực tiếp xây dựng cũng đã có những thay đổi để khai thác nguồn tài nguyên quý giá của bóng đá Việt Nam hiện nay. Còn nhớ ở Đại hội VFF khoá VIII, mục tiêu mà VFF đề ra chính là giành vé đến World Cup bắt đầu từ năm 2026. Từ Đại hội thường niên 2019, VFF đã báo cáo về Chương trình ĐT Việt Nam hướng đến World Cup 2026. Trong đó, bóng đá Việt Nam sẽ tập trung đầu tư lứa cầu thủ 25 tuổi vào năm 2026. Đó là các cầu thủ sinh trong giai đoạn 2001 - 2002. Theo đó, mục tiêu dành cho thế hệ cầu thủ này sẽ nỗ lực để có mặt tại VCK U23 Châu Á 2024, giành Huy chương Vàng SEA Games 2023, nỗ lực giành quyền thi đấu tại U.20 thế giới 2021, Olympic 2024 và đến World Cup 2026.

Lộ trình World Cup của bóng đá Việt Nam đã rõ ràng hơn. Nó cũng không còn mơ hồ và thậm chí chẳng dám nghĩ đến World Cup như kế hoạch được công bố cách đây 8 năm về trước. Nhưng để biến quyết tâm thành hiện thực, chuyển mục tiêu thành kết quả như VFF kỳ vọng thì bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn sự sẵn sàng thực chất, hơn là hô hào khẩu hiệu trong mỗi cuộc họp. HLV Park Hang-seo.

Ông Park thẳng thắn chỉ ra vấn đề hiện tại của bóng đá Việt Nam, bên cạnh hào nhoáng đến từ những kết quả ấn tượng của các ĐTQG trong thời gian 4 năm trở lại đây: “Bóng đá ở Việt Nam mới đang phát triển và chưa thực sự chuyên nghiệp. Số lượng cầu thủ trẻ được đào tạo đến từ các trung tâm nổi tiếng ở Việt Nam vẫn còn quá ít để lựa chọn ra những cá nhân ưu tú. Muốn có ĐTQG dự World Cup thì tất cả phải đồng lòng, từ VFF đến các đội bóng, truyền thông cũng như người hâm mộ... Cần có thêm nhiều PVF, Viettel ở trên khắp cả nước. Đấy là chưa kể, ĐTQG Việt Nam còn thiếu rất nhiều sự chung tay của các chuyên gia đầu ngành, từ dinh dưỡng, tâm lý, y tế, thể thao…”.

Lo cho lứa cầu thủđược đặt mục tiêu dự World Cup

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Dịch COVID-19 đang trì hoãn sự phát triển của lứa cầu thủ 1999 - 2001. Suốt 2 năm qua, họ không có nhiều cơ hội để được cọ xát đỉnh cao. Những gì mà VFF và HLV Park Hang-seo cố gắng tạo điều kiện mới chỉ dừng lại ở việc tập luyện và thi đấu với “quân xanh” là ĐTQG Việt Nam, trong tổng số 4 trận ở cuối năm 2020 và giữa năm 2021. Hy vọng để lứa U22 Việt Nam tranh tài giải Toulon ở Pháp mùa hè năm ngoái cũng tan thành mây khói khi dịch COVID-19 khiến kế hoạch tổ chức phá sản.

Không có nhiều cơ hội cọ xát quốc tế, lứa cầu thủ này cũng không nhiều dịp ra sân ở V.League. Đặc biệt là trong mùa giải 2021 này. Tính từ tháng 7/2020 cho đến nay, HLV Park triệu tập 81 cầu thủ cho U22 Việt Nam. 53 trong 81 cầu thủ được đăng ký ở V.League. Nhưng chỉ có đúng 3 trong 53 cái tên này được đá đủ 12 vòng vừa qua ở V.League mà thôi. Thiếu kinh nghiệm chơi bóng từ V.League cho đến cấp độ đội tuyển trẻ quốc gia, xem ra niềm hy vọng vào lứa cầu thủ có thể dự World Cup 2026 cũng còn là dấu hỏi lớn.

# bóng đá Việt Nam huy chương vàng U22 Việt Nam

Facebook Twitter Link gốc

Báo Tin tức xin giới thiệu đầy đủ lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á (AFC U23 ASIAN Cup) 2022 theo giờ Việt Nam. Trong đó, 3 trận đấu của tuyển Việt Nam với các đối thủ Thái Lan, đương kim vô địch Hàn Quốc và Malaysia sẽ diễn ra lần lượt vào các ngày 2, 5, 8/6.

  • HLV Park Hang-seo không cùng U23 Việt Nam dự giải U23 châu Á

  • Vòng chung kết U23 châu Á: Việt Nam cùng bảng với Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc

  • U23 Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp giành vé dự VCK U23 châu Á

  • Chỉ cần hòa trước U23 Myanmar, U23 Việt Nam sẽ giành vé đến vòng chung kết Giải U23 châu Á 2022

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?
Tuyển U23 Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp đội tuyển U23 Việt Nam giành vé dự vòng chung kết giải đấu dành cho lứa tuổi U23 của châu lục. Ảnh: VFF

Kết quả bốc thăm chia bảng vòng chung kết U23 châu Á 2022 đã đưa đội tuyển U23 Việt Nam vào bảng C cùng với ĐKVĐ Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia. Một bảng đấu hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và kịch tính.

Tại giai đoạn vòng loại, đội tuyển U23 Việt Nam đã toàn thắng sau cả 2 lượt trận, đoạt vé vào vòng chung kết trên cương vị nhất bảng I. Đây cũng là lần thứ 4 liên tiếp đội tuyển U23 Việt Nam giành vé dự vòng chung kết giải đấu dành cho lứa tuổi U23 của châu lục, trong đó thành tích tốt nhất được thiết lập vào năm 2018 với cuộc hành trình vô tiền khoáng hậu lọt vào đến trận chung kết, gây chấn động toàn châu Á.

Toàn bộ lịch thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á 2022:

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

Để chuẩn bị cho vòng chung kết U23 châu Á 2022, đội tuyển U23 Việt Nam với lực lượng nòng cốt là các cầu thủ U21 tham dự giải vô địch U23 Đông Nam Á 2022 đang diễn ra tại Campuchia nhằm phát hiện thêm các nhân tố mới bổ sung cho đội hình chính.

Tiếp đó, tuyển U23 Việt Nam sẽ tham dự giải giao hữu quốc tế tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) dự kiến diễn ra vào tháng 3 tới với sự góp mặt của các đội tuyển rất mạnh của châu Á.

Trước khi bước vào vòng chung kết U23 châu Á 2022, đội tuyển U23 Việt Nam cũng sẽ được tôi luyện tại đấu trường SEA Games 31, do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 5/2022.

Vòng chung kết giải U23 châu Á 2022 sẽ diễn ra tại Uzbekistan từ 1 - 19/6. Hàn Quốc đang là đương kim vô địch sau khi đánh bại Saudi Arabia với tỷ số 1 - 0 trong trận chung kết năm 2020.

Minh Đăng/Báo Tin tức

Đội tuyển bóng đá nam việt nam đã tham dự vck world cup bao nhiêu lần?

VCK U23 châu Á 2022: HLV đội tuyển U23 Thái Lan vui mừng vì cùng bảng với Việt Nam và Malaysia

HLV đội tuyển U23 Thái Lan, Worawut Srimaka cho rằng việc rơi vào cùng bảng đấu với đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển U23 Malaysia như một định mệnh.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Lịch thi đấu U23 Việt Nam,
  • lịch thi đấu giải U23 Đông Nam Á,
  • đội tuyển U23 Việt Nam,
  • lịch trực tiếp,
  • U23 Việt Nam,
  • U23 châu Á,
  • bong da,
  • Park Hang-seo,