Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của hình thang và song song với cạnh thứ hai thì

Chương I. Tứ giác

Giữa hai điểm B và C có chướng ngại vật (hình 33). Biết DE = 50m, ta có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C.

Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác (hình 35).

Trên hình 35,

Đoạn thẳng DE nối trung điểm D của cạnh AB và trung điểm E của cạnh AC,

ta gọi đoạn thẳng DE là đường trung bình của ∆ABC.

Định lí 1

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai
thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Xem hình 34,

∆ABC có DE // BC và AD = DB (D là trung điểm của cạnh AB) 

⇒ AE = EC (E là trung điểm của cạnh AC).

Đính lí 2

Đường trung bình của tam giác
thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Xem hình 35,

∆ABC có AD = DB và AE = EC (DE là đường trung bình của ∆ABC) 

⇒ DE // BC và DE = $\frac{1}{2}$ BC.

Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang (hình 38).

Trên hình 38, hình thang ABCD (AB // DC) có E là trung điểm của cạnh AD, F là trung điểm của cạnh BC, đoạn thẳng EF gọi là đường trung bình của hình thang ABCD.

Đính lí 3

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy
thì đi qua trung điểm cạnh bên kia.

Xem hình 37,

ABCD là hình thang (AB // DC) có AE = ED và EF // AB // DC 

⇒ BF = FC (F là trung điểm của BC).

Đính lí 4

Đường trung bình của hình thang
thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
 

Xem hình 38,

Hình thang ABCD (AB // DC) có AE = ED và BF = FC 

⇒ EF // AB, EF // DC và EF = $\frac{AB+DC}{2}$

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của hình thang và song song với cạnh thứ hai thì

Lý thuyết đường trung bình của tam giác, Hình thang đây là một dạng bài toán ở chương trình toán lớp 8. Để có thể hiểu hơn về đường trung bình của tam giác và hình thang thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của hình thang và song song với cạnh thứ hai thì

Đường trung bình của tam giác

– Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

  • Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.
  • Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Δ ABC,AD = DB,AE = EC ⇒ DE//BC,DE = 1/2BC.

=> Ví dụ: Cho Δ ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC và BC = 4( cm ). Tính độ dài MN.

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của hình thang và song song với cạnh thứ hai thì

Theo giả thiết ta có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC

⇒ MN là đường trung bình của Δ ABC.

Áp dụng định lý 2, ta có MN = 1/2BC.

⇒ MN = 1/2BC = 1/2.4 = 2( cm )

Đường trung bình của hình thang

– Định nghĩa: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

  • Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.
  • Định lí 2: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

=> Ví dụ: Cho hình thang ABCD có E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC và AB = 4( cm ) và CD = 7( cm ). Tính độ dài đoạn EF.

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của hình thang và song song với cạnh thứ hai thì

Ta có hình thang ABCD có E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC

⇒ EF là đường trung bình của hình thang.

Áp dụng định lý 2, ta có EF = (AB + CD)/2

⇒ EF = (AB + CD)/2 = (4 + 7)/2 = 5,5( cm ).

Các dạng toán thường gặp

=> Dạng 1: Chứng minh các hệ thức về cạnh và góc. Tính các cạnh và góc.

Phương pháp:

– Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác và hình thang.

  • Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
  • Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
  • Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
  • Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

=> Dạng 2: Chứng minh một cạnh là đường trung bình của tam giác, hình thang.

Phương pháp:

– Sử dụng định nghĩa đường trung bình của tam giác và hình thang.

  • Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
  • Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn