Giai đoạn hoạt hóa axít amin của quá trình dịch mã xảy ra ở đầu

Các giai đoạn của quá trình dịch mã là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit, trong đó, quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước (mở đầu, kéo dài chuỗi polipeptit, kết thúc).

Các giai đoạn của quá trình dịch mã là?

A. Phiên mã và hoạt hóa axit amin

B. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit

C. Tổng hợp chuỗi polipeptie và loại bỏ axit amin mở đầu

D. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit

Đáp án đúng B.

Các giai đoạn của quá trình dịch mã là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit, trong đó, quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit  diễn ra theo ba bước (mở đầu, kéo dài chuỗi polipeptit, kết thúc).

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Dịch mã là quá trình chuyển từ mã di truyền chứa trong phân tử mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của phân tử prôtêin. Quá trình dịch mã gồm hai giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

– Quá trình hoạt hoá axit amin: Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với ARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin – tARN

– Quá trình tổng hợp Prôtêin là quá trình truyền thông tin di truyền từ mARN sang trình tự sắp xếp của các aa trong chuỗi polipeptid (Prôtêin). Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước:

+ Bước 1: Mở đầu

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG). Ở sinh vật nhân thực bộ ba AUG mã hóa cho a.a Methionin còn ở sinh vật nhân sơ mã AUG mã hóa cho a.a foocmin Methionin. a.a mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

+ Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit

Phức hợp aa1 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon tiếp sau mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1. Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm, phức hợp aa2 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc (UGA, UAG hay UAA).

+ Bước 3. Kết thúc

Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.

Trắc nghiệm: Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở?

A. Nhân con.

B. Nhân.

C. Màng nhân.

D. Tế bào chất.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tế bào chất.

Giải thích:

– Dịch mã gồm 2 giai đoạn là hoạt hóa acid amine và tổng hợp chuỗi polypeptide.

– Giai đoạn hoạt hóa acid amine là giai đoạn gắn aa với tARN tạo thành phức hợp aa-tARN.

– Giai đoạn tổng hợp chuỗi polypeptide:

– Giai đoạn hoạt hóa acid amine là giai đoạn đầu của quá trình dịch mã. Quá trình dịch mã xảy ra ở lưới nội chất hạt trong tế bào chất.

Tìm hiểu chi tiết hơn về phiên mã và dịch mã cùng Top Tài Liệu nhé!

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

Giai đoạn hoạt hóa axít amin của quá trình dịch mã xảy ra ở đầu

* ARN thông tin (mARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.

– Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã.

* ARN vận chuyển (tARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu.

– Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền.

* ARN ribôxôm (rARN)

– Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ.

– Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm.

2. Cơ chế phiên mã

– Khái niệm phiên mã: Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn AND

– Đối tượng xảy ra phiên mã: Virut có vật chất di truyền là ADN mạch kép, vi khuẩn và sinh vật nhân thực

– Nơi diễn ra quá trình phiên mã: Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa hai lần phân bào, lúc NST tháo xoắn

– Diễn biến quá trình phiên mã

Giai đoạn hoạt hóa axít amin của quá trình dịch mã xảy ra ở đầu

+ Bước 1: Tháo xoắn ADN

Enzim ARNpolymeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3′-5′

+ Bước 2: Tổng hợp ARN

Enzim ARNpolymeraza trượt dọc theo mạch mã gốc 3′-5′ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X) cho đến khi gặp tín hiệu kết thúc

+ Bước 3: Giai đoạn kết thúc

Enzim ARNpolymeraza gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng Lưu ý Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein Ở tế bào nhân thực, mARN sơ khai được cắt bỏ các đoạn Intron và nối các doạn Exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

1. Khái niệm

Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit dựa trên trình tự các nucleotit trên phân tử mARN. Hay nói cách khác, dịch mã là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypeptit của protein.

Nhờ có quá trình dịch mã mà các thông tin di truyền trong các phân tử axit nucleotit được biểu hiện thành các tính trạng biểu hiện ở bên ngoài kiểu hình.

Quá trình dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã.

2. Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu?

Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình dịch mã.

Ở giai đoạn này, dưới tác động của một số enzim, các axit amin tự do có trong tế bào chất được hoạt hóa nhờ gắn với hợp chất giàu năng lượng Adenozin triphotphat (ATP).

Axit amin + ATP → Axit amin hoạt hoá

Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hóa lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN).

Axit amin hoạt hóa + tARN → Phức hợp axit amin – tARN

3. Cơ chế dịch mã diễn ra như sau:

a. Mở đầu dịch mã

– Đầu tiên, tiểu đơn vị của ribosome sẽ đính kết vào mARN và một tARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).

– Tiếp theo, tARN mang axit amin mở đầu tiến vào codon mở đầu. Tại đây, bộ ba đối mã (anticodon) tương ứng trên tARN khớp được với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

– Sau đó, tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp vào tạo thành ribosome hoàn chỉnh.

b. Kéo dài chuỗi polypeptit

– Sau khi hình thành ribosme hoàn chỉnh, ribosome dịch chuyển đến bộ ba thứ nhất (codon thứ 1). Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1 – tARN) tiến vào, anticodon khớp được với bộ mã này theo nguyên tắc bổ sung. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.

– Ribosome dịch chuyển sang codon thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 – tARN tiến vào ribosome bộ đối mã khớp được với bộ mã này theo nguyên tắc bổ sung. Liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất được hình thành.

– Sự dịch chuyển của ribosome lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN. Như vậy, chuỗi polypeptit liên tục được kéo dài.

Giai đoạn hoạt hóa axít amin của quá trình dịch mã xảy ra ở đầu

c. Kết thúc quá trình dịch mã

Quá trình dịch mã hoàn tất khi ribosome gặp mã kết thúc (UGA, UAG hay UAA) trên mARN. Hai tiểu phần của ribosome tách nhau ra và tác khỏi mARN.

Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polypeptit, quá trình dịch mã hoàn tất. Chuỗi polypeptit sau đó hình thành phân tử protein hoàn chỉnh.

Câu 1: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là:

A. anticodon.

B. axit amin.

C. codon.

D. triplet.

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.

D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 3: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. ADN polimeraza

B. Ligaza

C. Restrictaza

D. ARN polimeraza

Câu 4: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.

B. mARN.

C. tARN.

D. mạch mã gốc.

Câu 5: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

A. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

B. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.

C. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.

D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

Câu 6: Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ một gen có 3000 nucleotit sau đó tham gia vào quá trình dịch mã. Quá trình tổng hợp protein có 5 riboxom cùng trượt trên mARN đó. Số axit amin môi trường cần cung cấp để hoàn tất quá trình dịch mã trên là

A. 9980

B. 2500

C. 9995

D. 1495

Câu 7: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A. ADN     

B. mARN

C. tARN

D. Riboxom

Câu 8: Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza có vai trò gì?

(1) Xúc tác tách 2 mạch của gen.

(2) Xúc tác cho quá trình liên kết bổ sung giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleotit trên mạch khuôn

(3) Nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

(4) Xúc tác quá trình hoàn thiện mARN.

Phương án đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (2), (3) và (4)

D. (1) và (2)

Câu 9: Sự hoạt động đồng thời của nhiều riboxom trên cùng một phân tử mARN có vai trò

A. làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại

B. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác

C. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục

D. làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại

Câu 10: Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự sai khác đó là:

A. ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin metonin còn ở sinh vật nhân thực là metionin.

B. ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân sơ là metionin.

C. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là valin.

D. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là glutamic.