Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Có một nhà văn nào đó đã từng nói: “Phải mất cả một ngôi làng để nuôi lớn một đứa trẻ”, câu nói trên càng cho ta thấy rỏ việc nuôi dưỡng và giáo dục một con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành,  để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội là một nhiệm vụ không hề đơn giản, dù gia đình là nơi trẻ sinh ra nhưng quá trình để trẻ lớn lên và hoàn thiện về nhân cách còn đòi hỏi sự chung tay góp sức phối hợp của nhiều thành phần trong xã hội, đó là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Vai trò của việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn được Bác Hồ khẳng định một lần nửa: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình  để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả củng không hoàn toàn”.

Vậy nên ta thấy rỏ việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ thực hiện trong thời gian ngắn hay một giai đoạn nào đó của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mà là nhiệm vụ lâu dài và phải thực hiện một cách nghiêm túc nhằm xây dựng một mối quan hệ bền vững giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng khác trong xã hội sao cho tất cả những lực lượng này đều nhận ra được lợi ích của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và từ đó có động lực để phối hợp với nhau.

Tuy nhiên giữa lý thuyết và hoạt động thực tiển lúc nào cũng gặp phải những vướng mắc nhất định. Thực tế cho thấy việc xây dựng mối giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại trường Mầm non Mai Vàng bên cạnh những thuận lợi củng gặp không ít khó khăn:

Về thuận lợi:

- Đội ngũ cán bộ-giáo viên trẻ, sáng tạo, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Tất cả các Ban nghành, chính quyền, đoàn thể đều tham gia, ủng hộ các hoạt động của nhà trường.

- Chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn, xứng đáng là nơi phụ huynh đặt trọn niềm tin.

- Dù đời sống nhân dân củng còn gặp khó khăn nhưng đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học hành của con mình, thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm.

Về  khó khăn:

- Nhà trường có tới 40% trẻ là  dân tộc kho7mer.

- Gần 30 % trẻ sống chung với ông, bà (vì cha, mẹ đi làm ăn xa).

- Một số giáo viên do còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh và xã hội.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, nhà trường cũng đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

1. Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của ngành học mầm non cho đội ngũ giáo viên, đoàn thể xã hội và cộng đồng.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ giáo viên, để mổi cán bộ, giáo viên và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường ý thức được trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay.

Khi cán bộ, giáo viên nhà trường hiểu, nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, của ngành học thì chính họ là những tuyên truyền viên tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội về ngành học. Từ đó nâng cao trách nhiệm, phối hợp giũa nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền với gia đình và các đoàn thể xã hội.

 Ngay từ đầu năm nhà trường đã có kế hoạch, trong đó xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp để tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh, các đoàn thể, chính quyền địa phương trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Nội dung:

+ Phối hợp với gia đình.

+ Phối hợp với các chính quyền và đoàn thể khác như: Phối hợp với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, trạm y tế tại địa phương, Hội khuyến học …

- Hình thức: Huy động tài chính, hiện vật, ngày công lao động.

- Phương pháp tổ chức phối hợp:

+ Họp Ban đại diện cha mẹ học sinh định kỳ 3 lần vào đầu, giữa và cuối năm học để bàn bạc và thảo luận cùng phụ huynh những vấn đề trong năm học và để trao đổi cũng như nắm bắt tình hình, sự phát triển của trẻ ở gia đình và có định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

+ Thông qua bảng tuyên truyền: giáo viên sẽ tuyên truyền đến phụ huynh những thông tin cần biết về kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, tuần, tháng và cập nhật kịp thời trên bảng phụ huynh cần biết.

Tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo mùa trong năm, cập nhật biểu đồ tăng trưởng của từng trẻ công khai trên bảng tuyên truyền để mổi phụ huynh đều nắm rõ tình hình sức khỏe và hoạt động học tập của con em mình ở trường.

+ Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ: Hàng năm nhà trường tổ chức rất nhiều sự kiện, ngày hội, ngày lễ cho trẻ tham gia như: ngày hội đến trường của bé, đêm hội trăng rằm, cho bé giao lưu với các chú bộ đội nhân dịp 22/12, lễ hội Màu xuân…

3. Từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường tạo niềm tin với phụ huynh và các đoàn thể xã hội khác.

Để phụ huynh thấy rỏ được vai trò của hoạt động chăm sóc, giáo dục ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, thấy được sự tiến bộ của trẻ qua từng ngày thì giáo viên chủ nhiệm lớp cần tạo điều kiện để phụ huynh tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động khác nhau như:

- Trong hoạt động chăm sóc có thể tạo điều kiện cho phụ huynh tham gia cân đo, theo dõi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, từ đó có thể tuyên truyền cách phòng các bệnh thường gặp ở trẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe củng như cách phòng chống béo phì, suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Tham gia góp ý về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ: cụ thể là trong buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ nêu lên chương trình giáo dục cơ bản của năm học, các mục tiêu, nội dung dự kiến sẽ thực hiện, từ đó phụ huynh sẽ đóng góp ý kiến xây dựng chương trình giáo dục phù hợp nhất với đặc điểm của từng lớp.

Đối với các ngày hội ngày lể khác trong năm: Ví dụ như vào dịp tết nguyên đán- là tết cổ truyền của dân tộc, nhà trường sẽ tổ chức lễ hội bánh truyền thống cho phụ huynh và tất cả trẻ cùng tham gia với nhà trường. Trước đó giáo viên chủ nhiệm mổi lớp sẽ họp xin ý kiến phụ huynh và vận động nguồn nguyên vật liệu để tổ chức ngày hội cho trẻ.

Từ chuối, đậu, nếp đến dây lát, lá chuối, lá dừa, củi,.. ai có gì mang nấy, cũng có người cùng xoắn tay vào lau lá, nhóm bếp, bọn trẻ củng xúm xít quây quần bên cô, cùng cô gói bánh để làm nên những đòn bánh tét truyền thống mang hương vị của quê hương. Nhìn những nét mặt rạng rở của bọn trẻ khi cắn miếng bánh vừa nấu chín mà ai củng cảm thấy vui vẽ và phấn khởi.

Thật vậy! giáo dục đôi lúc không cần xa xôi hay nặng nề và hình thức quá sẽ không thu hút được trẻ. Chỉ cần một bầu không khí thật ấm áp, nơi đó có cha mẹ, có cô và các bạn cùng nhau đổ mồ hôi làm ra những đòn bánh và cùng nhau thưởng thức tự nhiên không cần nói nhiều, trẻ vẫn sẽ ghi nhớ và khắc sâu hình ảnh ngày tết cổ truyền của dân tộc, qua đó biết được mùa xuân của quê hương mình đẹp như thế nào.

Qua hoạt động đó phụ huynh rất hài lòng vì thấy được con em mình rất vui vẽ, hứng thú khi tham gia cùng cô và hứa sẽ nhiệt tình hỗ trợ giáo viên cũng như nhà trường khi tổ chức các sự kiện lễ hội khác cho trẻ tham gia trong năm.

Hưởng ứng phong trào do toàn ngành phát động, tại đơn vị cũng có trồng thêm cây xanh, làm nhà chòi, ao cá nhằm tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động. Để phối hợp cùng nhau thực hiện tốt và hiệu quả nhà trường đã vận động phụ huynh hỗ trợ nguồn lực về tài chính cũng như nguyên vật liệu, ngày công lao động để tổ chức các hoạt động dạy học và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Có người mang cây, lá, cây cảnh, hoa, chai nhựa, vỏ lon sữa… có người thì đóng góp ngày công cất nhà chòi, trồng lại vườn hoa, vườn rau. Tất cả phụ huynh đều tham gia rất nhiệt tình và vui vẽ.

          4. Bồi dưỡng chuyên môn, tình yêu nghề cho đội ngũ giáo viên.

      Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quý báu, vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc  giáo dục trong nhà trường.

     - Đội ngũ giáo viên là những người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với trẻ, với phụ huynh nhiều nhất, vậy nên để công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực nhất thì đòi hỏi những người giáo viên phải có kiến thức và năng lực về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm củng như kỹ năng giao tiếp tốt mới tạo được niềm tin ở phụ huynh.

    - Thường xuyên mở các buổi chuyên đề, hội thảo về nâng cao chất lượng giảng dạy theo các hình thức mới, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thu hút sự tham gia của trẻ, hạn chế tối đa các phương pháp củ, các hình thức gò bó, áp đặt trẻ.

Khuyến khích giáo viên thay đổi các đề tài mới lạ, hấp dẫn từ các nguyên vật liệu có sẳn tại địa phương.

5. Đẩy mạnh công tác tham mưu và thu hút sự quan tâm, tin tưởng của Chính quyền địa phương và các Ban nghành đoàn thể bằng thành tích và các phong trào nổi bật của trường.

- Nhà trường thực hiện chế độ thông tin báo cáo với chính quyền địa phương về chất lượng giáo dục hàng năm. 

- Nhà trường có trách nhiệm tham mưu với các cấp Đảng ủy xã đưa các nội dung của hoạt động giáo dục vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Nhà trường tham gia đầy đủ các cuộc vận động, các phong trào của địa phương phát động, đồng thời tham mưu cùng chính quyền địa phương để khen thưởng kịp thời những cán bộ, giáo viên có thành tích nổi bật trong năm học, động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Từ những giải pháp nêu trên sau một năm thực hiện đơn vị đạt được kết quả như sau:

- Xây dựng một mối quan hệ gắn kết và bền vững giữa gia đình và nhà trường, tạo niềm tin và sự an tâm của phụ huynh đối với nhà trường, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường trong bậc học mầm non huyện nhà.

- Việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường gia đình trẻ giúp giảm tải được thời gian, công sức của giáo viên trong hoạt động chuẩn bị học liệu cho các hoạt động dạy trẻ mà vẫn thu hút được sự hứng thú của trẻ vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ đạt khá cao: 97 % trẻ sức khỏe bình thường; kết quả giáo dục của 5 lĩnh vực  phát triển đều đạt bình quân 95%.

- Hoàn thiện việc xây dựng và cải thiện môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học từ những nguyên vật liệu dễ tìm, gần gũi, an toàn cho trẻ.

- Khi nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương có thể tùy theo điều kiện mà kết hợp các phong trào của nhà trường với phong trào của địa phương thành các phong trào, các cuộc vận động lớn có ý nghĩa và thiết thực.

- Khi thấy phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến việc học tập của con em mình

Giáo viên củng cảm thấy hào hứng, phấn khởi  và cảm thấy yêu nghề, có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trên đây là một số giải pháp mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua . Rất mong được sự đóng góp của quí lãnh đạo, quí đồng nghiệp để đơn vị thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn.

Dưới đây là một số hình ảnh Ngày hội mùa Xuân được tổ chức tại Trường Mầm non Mai Vàng

                                                                      Văn nghệ mừng Xuân Kỷ Hợi 2019
 

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Text below

                                                                                                   Bánh mức ngày tết

Giải pháp để tăng cường mối quan hệ trong và ngoài nhà trường