Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Nguyên nhân đồ ngọt làm bạn béo

Ăn quá nhiều đường là cực kỳ không lành mạnh cho cơ thể khi bạn đang trong tình trạng tăng cân. Theo các nghiên cứu cho thấy nó có hại đến sức khỏe trao đổi chất.

Show

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Hình ảnh minh họa

Đường bao gồm glucose, fructose … và fructose chỉ có thể được chuyển hóa ở trong gan, làm cho bạn tăng nguy cơ béo phì hơn. Bởi:

Khi bạn ăn nhiều đường tinh chế, gan bị“ngập lụt”với fructose không thể chuyển hóa được hết và cơ thể bạn buộc phải biến nó tất cả các thành chất béo để có thể giảm tải nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng đường dư thừa, chủ yếu là do một lượng lớn fructose, có thể dẫn đến sự tích tụ của chất béo trong bụng càng làm bạn khó màgiảm béo bụngnhư mong muốn.

Quá nhiều lượngglucose

Cơ thể luôn duy trì một lượng glucose bình thường từ 70-110 mg/100ml máu. Tuy nhiên, khi con số vượt qua 110 mg/100ml máu, insulin sẽ xuất hiện như một chiếc xe tải đưa glucose đến nơi khác là glycogen trong mô cơ, gan và mỡ. Glycogen tương tự kho dự trữ glucose cho nhu cầu cơ thể sau này, cũng như duy trì nồng độ glucose ổn định trong máu.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Hình ảnh minh họa

Khi cơ và gan đã đầy glucose, kết hợp với lượng tinh bột dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ, khiến bạn tăng cân.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn đồ ngọt quá nhiều

Bạn thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Hình ảnh minh họa

“Càng ăn nhiều đường, bạn lại càng khao khát chúng hơn, bạn sẽ nghiện chúng và mãi không thoát được cái vòng luẩn quẩn đó”– Chuyên gia dinh dưỡng của UFC Gym cho biết. Điều này không đơn giản bởi vì khẩu vị của bạn đã quen với vị đường nên muốn chúng nhiều hơn, mà là vì đường khiến cơ thể bạn hình thành một thói quen. Vìchế độ ănchứa quá nhiều đường, bạn làm cho các hoocmon có phản ứng như thể một cơn sóng. Khi bạn nạp vào cơ thể một lượng đường, cơn sóng dâng cao. Và khi chúng xô vào bờ cát, bạn sẽ lại cần thêm một cơn sóng mới sóng mới để tiếp tục đạt được cao trào.

Bạn cảm thấy bản thân chậm chạp cả ngày

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Hình ảnh minh họa

Năng lượng ổn định khi lượng đường trong máu ổn định. Và khi con số này vượt ngưỡng cho phép, năng lượng tăng cao đột biến. Nhưng mất đi sự ổn định. Vì cơ thể bạn sẽ không còn chỗ cho những chất giúp năng lượng duy trì bền bỉ như chất đạm và chất xơ. Và vì thế, bạn dễ cảm thấy mình mệt mỏi. Và chẳng đủ năng lượng để hoàn thành buổi tập luyện thể thao mà bình thường mình rất hứng thú.

Đầu óc cảm thấy mơ hồ, đặc biệt là sau bữa ăn

Đây là triệu chứng của việc lượng đường trong máu không đủ, khi bạn ăn nhiều đường. Lượng đường trong máu tăng cao nhưng cũng vì thế mà giảm cực kỳ nhanh. Lượng đường trong máu thấp dẫn đến các vấn đề về suy giảm nhận thức và trí não. Do đó bạn không thể tập trung nhớ các động tác mới cũng như quên dần các bài tập cũ. Trừ khi bạn có thể ăn đường 24/24. Nếu không bạn sẽ không tránh khỏi những hậu quả khi đường gây phản ứng ngược trong cơ thể.

Ăn uống kém ngon miệng

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Hình ảnh minh họa

Bạn sẽ bàng hoàng nhận ra mình ăn gì cũng không cảm thấy ngon như trước. Vì“Đường làm giảm vị giác của bạn”, ăn đồ ngọt quá nhiều khiến khẩu vị của bạn chỉ tốt khi được sử dụng chúng. Và càng ngày bạn phải tăng liều lượng lên vì không đủ thỏa mãn khi dần chán ăn những món khác. Bạn mấtcân bằng dinh dưỡngnghiêm trọng. Và mọi thành quả tập luyện đều tan thành mây khói vì không có chế độ ăn phù hợp hỗ trợ.

Vì sao đường, nước ngọt gây mỡ gan, béo phì…?

Thứ tư, 24/01/2018 - 13:21

(Dân trí) - Vào internet, vô số bài báo, tài liệu về tác hại của việc ăn đường, uống nước ngọt. Thậm chí có tài liệu ví von “Đường là "cái chết trắng" của thời đại mới tương tự như ma túy”.

Đường và tinh bột là một trong 4 thành phần quan trọng, cung cấp năng lượng chính, của thức ăn. Nhưng, Vì sao thìa đường ngọt ngào kia lại nguy hiểm? và Đường lại gây “cái chết trắng” cho con người?

TỔNG QUAN VỀ CARBOHYDRATE

Định danh carbohydrate

Carbohydrate, carbs, glucide, trước đây được gọi là đường, là nhóm chất hữu cơ trong công thức hóa học có ba nguyên tố Carbon, Hydro và Oxy.

Về cấu tạo hóa học các carbohydrate được chia làm ba loại là đơn đường (monosaccharide) chỉ có một phân tử đường duy nhất, nhị đường (disaccharide) gồm hai phân tử đường liên kết nhau bằng cầu hóa học glucoside, và đa đường (polysaccharide) là một trùng phân polymere gồm nhiều phân tử đường nối kết nhau như một chuỗi dây xích rất dài và mỗi mắt xích là một phân tử đường glucose. Về phương diện ẩm thực, dinh dưỡng thì chỉ chia hai nhóm là đường ngọt (sugary carbohydrate) vì có vị ngọt, và đường bột (starchy carbohydrate) vì đa số từ chất tinh bột mà ra.

Ba đơn đường quan trọng là glucose và hai đồng phân, cùng công thức hóa học khác cấu trúc không gian, của glucose là fructose và galactose. Ba nhị đường quan trọng là saccharose (sucrose) là kết hợp glucose-fructose, có nhiều trong mía, maltose là kết hợp glucose-glucose, có nước malt, mầm lúa, và lactose là kết hợp glucose-galactose, có trong sữa động vật. Hai đa đường quan trọng là tinh bột (starch) có trong ngũ cốc, củ, hạt; và glycogen có trong gan và bắp cơ động vật.

Chuyển hóa tinh bột và glycogen

* Đường bột trong bánh mì, cơm, cháo, gạo, miến…khi vào đường tiêu hóa sẽ được các enzyme amylase của nước bọt và tụy tạng thủy phân dần thành các phân tử glucose và được hấp thụ nhanh vào máu.

Hóc-môn insulin của tuyến tụy sẽ được chế tiết tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong máu, tức cũng tỷ lệ thuận lượng tinh bột được ăn vào, ăn càng nhiều glucose máu càng tăng insulin chế tiết vào máu tăng theo. Insulin sẽ thúc đẩy quá trình đưa glucose vào trong tế bào chất. Tại đây, glucose sẽ được thoái hóa qua chu trình Krebs để cuối cùng cho ra nước, khí carbonic CO2 và năng lượng dưới dạng ATP.

* Riêng glycogen là dạng carbohydrate dự trữ trong gan và cơ, khi cơ thể cần sẽ được thủy phân nhanh chóng thành các phân tử glucose đưa ngay đến cơ quan cần sử dụng.

Chuyển hóa glucose

Glucose là chất cung cấp năng lượng chính cho mọi sinh vật, từ con vi khuẩn bé nhỏ cho đến con người. Glucose là thành phần cấu tạo chính của tinh bột có trong ngũ cốc, các loại hạt, củ…

Khoảng 80 phần trăm glucose trong thức ăn được “đốt cháy” sinh ra năng lượng, 20 phần trăm còn lại được gan chuyển hóa và dự trữ dưới dạng glycogen. Glycogen là dạng dự trữ năng lượng ngắn hạn ở gan và có thể chuyển hóa nhanh thành glucose để thoái hóa sinh năng lượng cần thiết cho cơ thể sử dụng. Gan của con người có khả năng tích trữ vô hạn với glycogen mà không có tác hại gì, vận động viên nhờ trữ lượng (carbo-load) lớn để đủ năng lượng gắng sức khi thi đấu.

Một lượng nhỏ acetyl CoA được sử dụng để tổng hợp nên VLDL (very low density lipoproteins) trong quá trình tân sinh chất béo (de novo lipogenesis). Ăn quá nhiều bột cũng có thể béo phì vì lý do này.

Hóc-môn insulin được chế tiết từ tế bào bê-ta tuyến tụy có vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa glucose: đưa glucose vào trong tế bào, chuyển hóa glucose qua chu trình Krebs để sinh ra năng lượng dạng hóa năng ATP (adenine triphosphate) để mọi cơ quan, hệ thống, tế bào hoạt động.

Các nhà khoa học tính ra rằng, con người sử dụng đến 120 calories năng lượng từ chuyển hóa glucose, mới có gần 1 calorie chuyển hóa bất lợi (adverse metabolic outcomes).

Chuyển hóa fructose

Khác với glucose, 100 phần trăm fructose ăn vào đều trực tiếp tới và chuyển hóa ở gan. Đây là lý do tại sao nhiều nhà dinh dưỡng gán cho fructose là chất độc cho gan (hepatotoxin)

Tại gan fructose sẽ được chuyển hóa và tạo ra một dây chuyền bất lợi sau: (1) Fructose nhanh chóng chuyển thành fructose-1-phosphate (F1P), làm kiệt hết phosphates của tế bào gan; (2) Quá trình này cũng sản sinh ra chất thải dưới dạng axit uric. Axit uric sẽ khóa một enzyme tạo chất nitric oxide, chất điều hòa huyết áp tự nhiên trong cơ thể, khiến huyết áp tăng lên. Axit uric tăng cũng gây ra bệnh gút, (3) Hầu hết các F1P sẽ được chuyển thành pyruvate rồi thành citrate, kích động hệ thống tân sinh chất béo (de novo lipogenesis) với các sản phẩm là axit béo tự do (FFAs), lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDLs), và triglycerides (TGs) với kết cục là tăng mỡ máu, (4) Fructose kích thích g-3-p (activated glycerol), xúc tác việc gắn các FFAs vào TGs trong tế bào mỡ, (5) Các FFAs từ gan sẽ đi vào các bắp cơ gây kháng insulin ở cơ vân (skeletal muscle insulin resistance), (6) Số FFAs ở lại gan tạo thành các giọt mỡ trong gan, gây kháng insulin ở gan và bệnh mỡ gan không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease, NAFLD), (7) Kháng insulin gây stress lên tuyến tụy và đưa đến bệnh đái tháo đường.

Các nhà dinh dưỡng kết luận: “Dù fructose không phải là chất béo, nhưng do tất cả fructose đều chuyển thành chất béo cho nên thức ăn giàu fructose cũng là giàu béo, và vòng luẩn quẩn xảy ra”.

Có thể ăn bao nhiêu đường ngọt?

Carbohydrate (đường ngọt và đường bột) là 1 trong 4 phần của ô vuông thức ăn. Nhóm bột đường này sẽ cung cấp đến 50-60% năng lượng theo cho cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng của carbohydrate trung bình khoảng 10 gam/kg thể trọng/ ngày; trong đó dạng đường ngọt (sugary carb) chiếm dưới 10%, khoảng 1gam/kg cân nặng/ ngày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức giới hạn đường ngọt hay đường tự do (sugary, free sugar) trong chế độ ăn cũng là dưới 10% tổng lượng calo do carbohydrate cung cấp tiêu thụ.

Người trưởng thành, trung bình cần khoảng 2.000 calo/ngày. Trong chuyển hóa từ carbohydrate chung (đường bột + đường ngọt) chiếm 1200 calo: 1000 calo từ tinh bột (starchy carb) tức khoảng 250 gam tinh bột (gạo, mì..) và khoảng gần 200 calo từ đường ngọt (sugary carb) tức khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê đường ngọt, gồm 25 gam glucose và 25 gam fructose.

Ở Anh, ngành y tế khuyến cáo khắt khe hơn: Người lớn không ăn quá 30 gam đường ngọt mỗi ngày. Trẻ em từ 4-6 tuổi không quá 19 gam và trẻ em từ 7-10 tuổi không quá 24 gam.

Riêng về đường ngọt tự nhiên trong trái cây và rau quả tươi, vì hàm lượng đường ngọt ít, cho nên nếu dùng để tráng miệng hoặc giải khát thì không có vấn đề kiêng khem gì.

Lượng fructose trong tría cây

ĂN NGỌT: MỠ GAN, BÉO PHÌ VÀ HỆ LỤY

Bằng chứng đường ngọt gây béo phì

Tiến sĩ David Ludwig, Bệnh viện Nhi Boston trong nghiên cứu về ảnh hưởng của đồ uống có đường lên tình trạng béo phì trẻ em cho thấy trẻ em ăn nhiều đường, chỉ số khối cơ thể và tỉ lệ béo phì tăng lên.

Tiến sĩ Kelly Brownell, Đại học Yale, nghiên cứu thấy có tương quan thuận giữa mức tiêu thụ nước ngọt và chỉ số khối cơ thể. Nghiên cứu Uống nước ngọt ở Christchurch, Anh, cũng cho kết quả tương tự.

Nghiên cứu của Schulze đăng trên JAMA năm 2004, và nghiên cứu trên quần thể phụ nữ Mỹ gốc Phi năm 2008 cho thấy thức uống có đường làm tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Fructose chính là thủ phạm

Trong các loại đường ngọt (sugary cabs) thiên nhiên, fructose cho vị ngọt của trái cây cao, hợp khẩu vị con người nhất, kế đó là glucose.

Nhưng về chuyển hóa, gần như tất cả fructose ăn vào đều trực tiếp tới và chuyển hóa ở gan. Ở gan, fructose chủ yếu chuyển hóa theo hướng tăng sinh chất béo: TG và VLDL với những hệ lụy có hại cho gan và sức khỏe chung là: (1) Tăng TG và tăng LDL, (2) Béo phì và kháng insulin, (3) Tăng huyết áp, (4) Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh gan, gút, viêm khớp và thậm chí cả ung thư. Đây là lý do tại sao nhiều nhà dinh dưỡng gán cho fructose là chất độc cho gan không hơn không kém.

Về tác dụng trên hệ thần kinh, theo GS.TS Kathleen A. Page, ĐH South California, Mỹ, fructose vừa không kích thích tiết leptin, hóc-môn báo hiệu ăn no, vừa cũng không ức chế ghrelin, hóc-môn “đói”, hệ quả là não bộ không cảm thấy tín hiệu của sự “ăn no” khiến con người vẫn tiếp tục ăn thêm và càng thừa năng lượng.

Nước ngọt còn gây béo phì nhiều hơn !

Ở Hoa Kỳ, đến 55% chất tạo ngọt trong thực phẩm và nước giải khát đóng sẵn của các hãng Coca Cola, Pepsi Cola, 7 Up, Chocolate, Soda…được lấy từ ngô dưới dạng siro ngô giàu fructose (high-fructose corn syrup, HFCS).

Các hãng sản xuất thức ăn, nước giải khát bắt đầu dùng HFCS thay cho đường mía từ những năm 70 của thế kỷ trước, lý do là HFCS vừa rẻ lại ngọt hơn đến 20%. Nguy hại hơn, bằng cách dùng enzyme đông phân glucose ra fructose, họ có thể tạo ra nhiều loại HFCS có tỷ lệ fructose-glucose khác nhau 90, 65, 55…theo ý định. Và kết quả rõ ràng là càng nhiều fructose thì tác hại càng tăng.

Uống nhiều nước ngọt sẽ béo phì

Cần lưu ý rằng, trong mỗi lon nước ngọt thường đã có từ 27-70 gam đường, trung bình 45gam, sát mức giới hạn hàng ngày. Do đó, nếu có ăn thêm bánh, kẹo, bỏng ngô, snack…chắc chắn là thừa đường ngọt.

Chứng nghiện đường (sugarholic)

Ở Tây Mỹ, đường ngọt đang gây chứng nghiện đường, đặc biệt là ở trẻ em. Theo Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, so với đầu thế kỷ 20, hiện nay trẻ em Mỹ tiêu thụ một lượng đường ngọt gấp cả 10 lần, trong đó chủ yếu là từ sirô HFCS sản xuất từ tinh bột ngô.

Đường ngọt sẽ kích thích não sản xuất dopamine, có tác dụng như một hóc-môn “sảng khoái”. Do đó, người nghiện đường thích và phải ăn đường mỗi ngày để cảm thấy thoải mái, bình thường và thấy khó chịu, không thể thích ứng nếu thiếu hụt đường trong thức ăn, nước uống.

Năm 2007, tiến sĩ Serge Ahmed một nhà nghiên cứu người Pháp đã thử nghiệm so sánh mức độ “nghiện” của chuột với đường và cocaine; kết quả, 94% chuột nghiện đường nhiều hơn là nghiện cocain !!!

ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN

Khoảng thập niên của thế kỷ trước, về lãnh vực y học & dinh dưỡng, chúng ta đã có hai nhận định sai lầm nghiêm trọng: (1) một là Coi chất béo là nguyên nhân gây béo phì, bệnh tim mạch: Do đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) và Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) quyết định đã giảm chất béo trong thức ăn từ 40% xuống 30%. Quy định này cũng gây ra "cơn sốt ít chất béo" (low-fat crazy), thị trường đầy thực phẩm ít hoặc không có chất béo, và fructose được sử dụng để gia vị cho các sản phẩm này. làm cho các sản phẩm không chứa chất béo dễ chịu hơn. Kết cục, béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường tăng lên !!!; và (2) hai là Không nhận ra tác hại ghê gớm của fructose: Vào năm 1972, với ý định giảm giá lương thực, một phần của "cuộc chiến chống nghèo đói", TT Richard Nixon, cùng với USDA đưa sirô bắp giàu fructose (HFCS) vào thay thế đường trong các thực phẩm chế biến đặc biệt nước giải khát, với kỳ vọng một công ba việc là giảm giá thành, giảm béo phì và giảm bệnh tim mạch. Kết quả, Hoa Kỳ là nước nhiều béo phì nhất thế giới !!! Cũng vì fructose làm tăng đường máu rất ít, chỉ số đường máu chỉ là 22, nên một số các nhà dinh dưỡng lâm sàng đã có đề nghị dùng fructose cho người đái tháo đường, nhưng nay đã không ai áp dụng nữa.

Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã kêu gọi tất cả quốc gia áp thuế với đồ uống có đường để chống lại đại dịch béo phì. Tiến sĩ Douglas Bettcher, Giám đốc Đơn vị Bệnh không lây nhiễm của WHO cho biết: "Chính phủ đánh thuế các sản phẩm có đường, để giảm bớt đau khổ và cứu mạng sống và tiết giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ cho dân”. Hiện nay, gần như tất cả quốc gia đều có đánh thuế nước ngọt (sugary drinks tax) áp dụng cách tính thuế theo hàm lượng đường sản phẩm, càng ngọt thuế càng cao. Ở Việt Nam, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ đề án đánh thuế nước ngọt áp dụng từ năm 2019.

Theo nguyên lý dinh dưỡng, bất cứ thành phần thức ăn nào, kể cả chất khoáng, vitamin (thuốc bổ)… cũng chỉ được dùng theo nhu cầu cơ thể hàng ngày (recommended daily allowance, RDA): thiếu không đủ thừa gây hại. Đây là ý kiến xác đáng của Bác sĩ Paracelse, Thụy Sĩ, từ thế kỷ thứ 15: “Chính liều lượng tạo nên chất độc (C’est la dose seule qui fait le poison).

Theo tôi, ăn uống và vận động hợp lý là hai điều cơ bản, cần thiết để bảo vệ sức cho tất cả nam, phụ, lão, ấu. Và khi ngồi vào bàn ăn cần nhớ câu ngạn ngữ Anh: “Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình” (man dig the tomb with his own teeth) để chỉ ăn vừa đủ nhu cầu, tránh “tham thực, cực thân”.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI

Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Loại đường gây tích mỡ gan "đầu bảng" mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Thói quen ăn ngọt âm thầm "đốn hạ" gan như thế nào?

Ăn bao nhiêu đường mỗi ngày để không gây hại cho gan?

Lưu ý khi ăn bánh mì để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Những tác hại của đường đối với hệ miễn dịch

Người bệnh ung thư có cần kiêng hoàn toàn đường?

Các loại đường tác động đến gan như thế nào?

Thức uống khoái khẩu khiến gan tích mỡ nhanh gấp đôi

Tại sao không nên ăn nhiều đường?

Không nên ăn nhiều đường. Việc dư thừa chất đường là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và rất nhiều bệnh khác.

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.

Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần glucid sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể.

Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Hầu hết các chế độ dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên ăn nhiều đường.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều đường

Các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau và chỉ có đường là vỗ béo cơ thể.

  • Có các loại chất béo nào?
  • Chất béo thực phẩm: Những điều tốt và xấu
  • Chất béo trans: Từ phát kiến công nghệ đến nguy cơ sức khỏe

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Thực phẩm chứa nhiều đường fructose dễ làm bạn béo. Ảnh: healthline.com

Các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau và chỉ có đường là vỗ béo cơ thể. Đường (sucrose) và si rô đường (high fructose corn syrup) có chứa hai loại phân tử đường: glucose và fructose. Glucose rất quan trọng cho cơ thể và là một phần không thể thiếu của quá trình trao đổi chất.Cơ thể chúng ta sản xuất và lưu trữ glucose trong máu. Mỗi tế bào trong cơ thể có thể sử dụng glucose để tạo năng lượng.Nếu chúng ta không thu nhận glucose từ chế độ ăn uống, để sản xuất ra những gì chúng ta cần thì cơ thể phải lấy năng lượng từ protein và chất béo.

Tuy nhiên fructose thì khác.Phân tử đường này không phải là một phần tự nhiên của quá trình chuyển hóa và cơ thể không sản xuất ra nó. Trong thực tế, rất ít các tế bào trong cơ thể có thể sử dụng nó, ngoại trừ các tế bào gan. Khi chúng ta ăn nhiều đường, hầu hết các fructose được chuyển hóa ở gan. Ở gan, fructose được chuyển thành chất béo, mà sau đó được bài tiết vào máu.

Fructose gây kháng insulin

Bạn đã bao giờ nghe nói về hormone (nội tiết tố) insulin? Nó là một trong những hormone điều tiết quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể.

Insulin được tiết ra bởi các tuyến tụy, sau đó di chuyển trong máu đến các tế bào ngoại vi như tế bào cơ. Insulin truyền tín hiệu tới các tế bào để vận chuyển glucose đến bề mặt tế bào, từ đó glucose được đưa vào bên trong và được sử dụng.

Khi chúng ta ăn một bữa ăn có carbohydrate cao, lượng đường tăng lên.Glucose dư thừa là độc hại do đó lượng insulin tăng nhanh để đưa đường ra khỏi máu và vào bên trong các tế bào. Nếu cơ thể không có insulin hoặc không hoạt động đúng, đường huyết sẽ đạt mức gây độc. Ở người khỏe mạnh, cơ chế này hoạt động rất tốt và cho phép chúng ta ăn bữa ăn chứa nhiều carbohydrate mà không làm đường huyết tăng cao. Tuy nhiên cơ chế này có xu hướng phá vỡ.Tế bào trở nên đề kháng với tác dụng của insulin, làm cho tuyến tụy phải tiết ra nhiều hơn để vận chuyển glucose vào tế bào. Về cơ bản, khi bạn trở nên kháng insulin, bạn sẽ có nhiều insulin hơn trong máu (cho đến khi cơ chế này hoàn toàn ngừng hoạt động và dẫn đến bệnh tiểu đường type II).

Nhưng insulin cũng có các chức năng khác.Một trong số đó là gửi tín hiệu đến các tế bào mỡ. Insulin bảo cho các tế bào mỡ thu lấy chất béo trong máu, lưu trữ nó và tránh đốt cháy chất béo mà chúng tích lũy. Khi mức insulin được tăng kinh niên, phần lớn năng lượng trong máu của chúng ta được lắng đọng có chọn lọc trong các tế bào mỡ và được lưu trữ. Tiêu thụ fructose dư thừa là một nguyên nhân của tình trạng kháng insulin và nồng độ insulin cao trong máu. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các chất béo dự trữ và não bộ cho rằng đang đói.Vì thế chúng ta ăn nhiều hơn.

Cơ chế số 1 đạt được do chất béo từ đường gây ra:Ăn nhiều đường kinh niên làm tăng mức độ insulin trong máu, điều này làm chuyển hóa có chọn lọc năng lượng từ thức ăn thành các tế bào chất béo.

Fructose gây kháng hormone leptin

Fructose cũng gây tăng cân bằng cách ảnh hưởng đến một loại hormone gọi là leptin. Leptin được tiết ra bởi các tế bào chất béo.Các tế bào chất béo càng lớn, càng nhiều leptin được tiết ra.Đây là tín hiệu mà não sử dụng để xác định lượng chất béo được tích lũy trong một ngày.

Khi chúng ta ăn thực phẩm, một phần được lưu trữ trong các tế bào mỡ.Điều này làm cho các tế bào mỡ lớn hơn và tiết ra nhiều leptin hơn. Khi não cảm nhận leptin tăng lên, nó 'thấy' rằng chúng ta có đủ chất béo tích lũy và rằng chúng ta không cần phải ăn. Đây là cơ chế tự nhiên để làm cho chúng ta ngừng cảm giác đói và ăn ít hơn khi có rất nhiều chất béo trong các tế bào mỡ, điều này ngăn cơ thể trở nên béo phì.

Đơn giản là: Nhiều chất béo = nhiều leptin = chúng ta có đủ năng lượng = không cần phải ăn.

Tăng leptin cũng làm cho cơ thể giải phóng nhiều chất béo từ chất béo dự trữ và tăng tốc độ trao đổi chất. Đây là cách nó hoạt động, nhưng nếu não trở nên đề kháng với leptin (không 'nhìn thấy' các leptin trong máu) thì quá trình điều tiết này sẽ không hoạt động. Nếu não không 'thấy' leptin, nó sẽ không biết có đủ tế bào chất béo hay chưa và sẽ không có bất kỳ tín hiệu để báo cho não rằng cần phải ngừng ăn.

Leptin thấp = không đủ năng lượng được lưu trữ = cần phải ăn nhiều hơn và đốt cháy chất béo dự trữ ít hơn. Đây là cách kháng leptin làm chúng ta béo.Não nghĩ rằng cơ thể đang đói và làm cho chúng ta ăn nhiều hơn đốt cháy chất béo dự trữ ít hơn.

Cố gắng dùng 'ý chí' vượt qua các các tín hiệu đói do leptin gây ra là gần như không thể.Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người không thể chỉ đơn giản là 'ăn ít hơn, vận động nhiều hơn' và cứ sống vui vẻ. Để có thể ăn ít hơn, chúng ta phải thoát khỏi sự kháng leptin, để não "thấy" tất cả các chất béo đã tích lũy.

Chế độ ăn giàu fructose có thể gây kháng leptin.Một trong những cơ chế là fructose làm tăng lượng triglycerides trong máu, làm khóa kênh vận chuyển leptin từ máu vào não. Đây là cách mà lượng đường vượt mức bỏ đi cơ chế điều chỉnh chất béo của cơ thể, làm cho não nghĩ rằng cần phải tiếp tục ăn.

Cơ chế số 2:Fructose gây ra sự kháng leptin trên não, có nghĩa là não không 'nhìn thấy' tất cả các chất béo tích lũy trong cơ thể và nghĩ rằng cơ thể đang đói.Điều này gây ra một định hướng sinh hóa mạnh mẽ do leptin gây ra làm cho cơ thể cứ tiếp tục ăn ngay cả khi không cần.

Fructose không mang lại cảm giác no theo cùng cách như glucose

Cách cơ thể và não bộ điều chỉnh lượng thức ăn nhận vào là vô cùng phức tạp và liên quan đến nhiều hormone và các mạch thần kinh. Có một khu vực trong não được gọi là vùng dưới đồi, nơi mà tất cả các tín hiệu này được giải thích. Đây là nơi leptin (được nói ở trên) hoạt động trong não, cùng với nhiều tế bào thần kinh và hormone khác.

Một nghiên cứu tương đối mới được xuất bản vào năm 2013 đã kiểm tra ảnh hưởng của fructose so với glucose lên cảm giác no và lượng thực phẩm ăn vào. Hai mươi người tình nguyện khỏe mạnh được uống hoặc một loại thức uống tạo ngọt bằng glucose hoặc một loại thức uống tạo ngọt bằng fructose, chụp cắt lớp não và một bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giá. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống glucose làm giảm lưu lượng máu và hoạt động ở vùng dưới đồi (nơi lượng thực phẩm ăn vào được kiểm soát) trong khi uống fructose thì không có tác dụng như vậy. Những người uống glucose cảm thấy ít đói hơn và thỏa mãn hơn so với những người uống fructose.

Điều này ngụ ý rằng thức uống tạo ngọt bằng fructose, mặc dù cùng mức năng lượng như thức uống glucose, nhưng không làm tăng cảm giác no bằng.

Một hormone quan trọng khác gọi là ghrelin, hormone 'đói'.Càng nhiều ghrelin, chúng ta càng cảm thấy đói. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng fructose không làm giảm nồng độ ghrelin trong máu nhiều như glucose đã làm.

Những nghiên cứu này đề nghị rằng fructose không làm bạn cảm thấy no sau một bữa ăn theo cùng cách như glucose, thậm chí vớilượng calo chính xác như nhau.

Cơ chế số 3:Fructose không làm cho bạn cảm thấy no sau bữa ăn theo cùng cách như glucose, dẫn đến sự gia tăng lượng calo tổng ăn vào.

Đường có thể gây nghiện

Đường gây nghiện và hoạt động của dopamine tại các trung tâm khen thưởng của bộ não, giống như các loại thuốc gây nghiện như cocaine.

Trong một bài báo tổng quan năm 2008 trên tạp chí Neuroscience and Biobehavioural Reviews, các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng tiềm năng gây nghiện của đường. Những nghiên cứu này đã được thực hiện ở chuột, là đại diện tốt cho cơ thể vì chúng trở nên nghiện thuốc cùng một cách như con người. Một trích dẫn từ nghiên cứu: 'Các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng, trong một số trường hợp, thường xuyên ăn đường có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi và hóa học thần kinh tương tự như tác dụng của một chất gây nghiện.'

Ăn đường mang lại cho chúng ta 'niềm vui' và phóng thích opiate và dopamine ở hệ thống khen thưởng của não, đặc biệt là trong một khu vực gọi là Nucleus Accumbens.Những khu vực này cùng chung với khu vực được kích thích bởi các chất gây nghiện như nicotin và cocaine. Đối với một số cá nhân với một khuynh hướng nhất định, điều này có thể dẫn đến nghiện toàn diện.

Những người có cảm giác thèm ăn mạnh đối với đường và không thể bỏ hoặc giảm mức tiêu thụ bất chấp hậu quả vật lý tiêu cực (như tăng cân) là những người nghiện đường.

Cơ chế số 4:Đường, do ảnh hưởng mạnh mẽ của nó lên hệ thống khen thưởng trong não, dẫn đến dấu hiệu điển hình của nghiện có thể so sánh với các thuốc gây nghiện.Điều này kích hoạt hành vi tìm kiếm sự hưởng thụ mạnh mẽ mà có thể dẫn đến ăn quá nhiều.

Vì vậy, tiêu thụ quá mức fructose làm giảm điều hòa sự cân bằng năng lượng tức thời và mất đi cân bằng năng lượng lâu dài. Bạn ăn càng nhiều đường, quá trình này càng kéo dài và càng mạnh. Bằng cách này, đường tạo nên kích thích sinh hóa mạnh làm bạn ăn nhiều hơn, đốt cháy năng lượng ít hơn và trở nên béo.Cố gắng dùng ý chí vượt qua cơ chế kích thích này là hầu như không thể. Điều này không đúng cho trái cây nguyên quả, có chứa chất xơ và năng lượng thấp. Trái cây là nguồn cung cấp fructose tương đối nhỏ trong chế độ ăn.


Ở Mỹ, đối với người trưởng thành thì lượng đường tiêu thụ chiếm 17% của tổng lượng calories hấp thụ, và chiếm 14% đối với trẻ em.Theo Hướng dẫn chế độ ăn dinh dưỡng khuyến cáo nên giới hạn calories từ đường ít hơn 10% mỗi ngày.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

-Các chuyên gia tin rằng việc dùng đường cũng là 1 nguyên nhân chính gây bệnh béo phì và nhiều bệnh liên quan đến nhiều bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường loại 2.Đây là 11 lý do vì sao dùng quá nhiều đường lại có hại cho sức khỏe

  • Có thể gây tăng cân

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Tỷ lệ béo phì trên toàn Thế giới đang gia tăng và đặc biệt là các loại nước có chất ngọt chính là thủ phạm chính. Các loại nước ngọt như sodas, nước ép và trà ngọt chứa nhiều fructose – 1 loại đường cơ bản. Việc tiêu thụ fructose đẩy nhanh cơn đói và cảm giác thèm ăn của bạn hơn so với glucose, loại đường chính được tìm thấy ở các sản phẩm giàu tinh bột.

Ngoài ra, việc lạm dụng đường fructose có thể gây ảnh hưởng xấu đến leptin (hormone chi tiêu năng lượng) – 1 loại hormone quan trọng giúp cơ thể cân bằng giữa cảm giác đói và no.Nói cách khác, các sản phẩmnước uống có đườngkhông giúp bạn kiềm chế cơn đói, nó chỉ là dạng hấp thụ 1 lượng lớn calories (dưới dạng chất lỏng) vào cơ thể nhanh chóng. Điều đó dẫn đến tình trạng tăng cân.

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng những người thường xuyên dùngnước uống có đườngnhư soda và nước ép thì nặng cân hơn so với những người khác.Cũng vậy, ùng nhiềunước uống có đườngcó gây tăng lượng mỡ ở vùng bụng, 1 loại mỡ sâu trong bụng có liên quan đến những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

  • KẾT LUẬN:Dùng nhiều đường đặc biệt là từ nước uống có đường làm tăng nguy cơ tăng cân và có thể dẫn đến việc tích tụ mỡ trong bụng.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh, như là bệnh tim mạch – là 1 trong những nguyên nhân tử vong trên Thế giới.Bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, viêm và tăng triglyceride-một loại chất béo có trong máu- nồng độ đường trong máu và huyết áp là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là từ nước uống có đường, có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo, tắc nghẽn động mạch.

Một nghiên cứu với hơn 30,000 người tham gia đã cho thấy những người tiêu thụ 17-21% calories từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 38% so với những người chỉ tiêu thụ khoảng 8% calories từ đường.Chỉ cần một lon soda dung tích 16 ounce (473 ml) chứa 52 gram đường, tương đương với hơn 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.Điều này có nghĩa là 1 lon nước ngọt/1 ngày có thể khiến lượng đường trong ngày của bạn vượt quá giới hạn được khuyến cáo.

  • KẾT LUẬN:Tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như béo phì, cao huyết áp và bị viêm. Chế độ ăn nhiều đường còn liên quan đến việc tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng cao.

  • Liên quan đến mụn trứng cá

    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh, như là bệnh tim mạch – là 1 trong những nguyên nhân tử vong trên Thế giới.Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đồ ngọt đã chế biến làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.Thực phẩm đồ ngọt sẽ làm tăng nhanh chóng lượng insulin và đường trong máu, gây tăng nội tiết tố androgen, sản xuất ra dầu và viêm, tất cả những điều này đều đóng vai trò trong việc hình thành mụn trứng cá.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có chỉ số đường huyết áp thấp có liên quan đến rủi ro bị mụn trứng cá giảm, trong khi chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao lại làm gia tăng rủi ro.Ví dụ, 1 nghiên cứu ở 2,300 thanh thiếu niên đã chứng minh những người tiêu thụ đường có nguy cơ rủi ro bị mụn trứng cá cao hơn 30%.

Cũng thế, nhiều cuộc nghiên cứu dân số cho thấy ở những vùng nông thôn, họ dùng thực phẩm truyền thống, không chế biến sẵn thì hầu như không bị mụn trứng cá so với ở những thành phố - đô thị.Những phát hiện này giống với lý thuyết về chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường góp phần vào việc bạn bị mụn trứng cá.

  • KẾT LUẬN:Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng nội tiết hoóc-môn androgen, sản xuất dầu và viêm, tất cả đều làm tăng rủi ro bị mụn trứng cá.


  • Tăng nguy cơ rủi ro bị tiểu đường loại 2
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên Thế giới đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua.Có rất nhiều lý do cho việc này, có 1 lý do rõ ràng liên quan giữa tiêu thụ nhiều đường và rủi ro bị tiểu đường.

Béo phì thường là do tiêu tụ nhiều đường gây ra, được xem là nguy cơ lớn nhất gây bệnh tiểu đường.Hơn thế nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến việc kháng insulin – 1 loại hoóc-môn có ở tuyến tụy để cân bằng lượng đường trong máu.Kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng cao và nguy cơ rủi ro bị tiểu đường tăng cao

Một nghiên cứu dân số gồm hơn 175 các nước cho thấy nguy cơ bị tiểu đường tăng 1.1% đối với người có lượng tiêu thụ mỗi ngày là 150 calo đường hoặc là 1 lon soda.Những nghiên cứu khác cho thấy những người dùng đồ uống ngọt gồm nước ép trái cây cũng có thể bị tiểu đường.

  • KẾT LUẬN:Một chế độ ăn nhiều đường dẫn đến béo phì và kháng insulin, cả 2 đều là yếu tố gây nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

  • Có thể tăng nguy cơ bị ung thư

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Dùng quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Đầu tiên, 1 chế độ ăn nhiều thực phẩm và đồ uống ngọt có thể gây béo phì, điều đó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.Hơn nữa, những bữa ăn nhiều đường làm tăng các chứng sưng/viêm nhiễm của cơ thể và gây ra kháng insulin, cả 2 đều làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu với hơn 430,000 người đã cho thấy việc tiêu thụ nhiều đường có mối liên hệ rõ ràng với việc nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non gia tăng.Nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ tiêu thụ những bánh mì ngọt và bánh bích quy nướng nhiều gấp 3 lần/1 tuần có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1,42 lần so với những người tiêu thụ ít hơn 0.5 lần/1tuần.

Mối liên hệ giữa nhu cầu hấp thụ đường và ung thư đang được nghiên cứu, và cần nhiều nghiên cứu khác tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ này.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh béo phì, kháng insulin và chứng sưng/viêm nhiễm, tất cả đều là nguy cơ mắc bệnh ung thư.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Trong khi chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn cải thiện tâm trạng, chế độ ăn với nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm bạn dễ bị trầm cảm.Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, gồm cả thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt và đồ uống ngọt đều liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự thay đổi lượng đường trong máu, rối loạn dẫn truyền thần kinh và chứng sưng/viêm nhiễm đều có thể là nguyên nhân việc tác động bất lợi của đường đối với sức khỏe dẫn đến tâm thần.

Một nghiên cứu theo dõi 8,000 người trong 22 năm cho thấy đàn ông tiêu thụ 67gr đường hoặc nhiều hơn mỗi ngày bị trầm cảm là 23% so với những người ăn ít 40gr mỗi ngày.Nghiên cứu khác với hơn 69,000 phụ nữ đã phát hiện những người với nhu cầu hấp thụ nhiều đường có nguy cơ cao bị trầm cảm so với những người có nhu cầu thấp hơn.

  • KẾT LUẬN:Một chế độ ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở cả đàn ông và phụ nữ.


  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Nếp nhăn là dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Chúng sẽ xuất hiện bất kể tình trạng sức khỏe của bạn.Tuy nhiên, việc chọn thực phẩm không tốt sẽ làm gia tăng các nếp nhăn và tốc độ lão hóa của da

Các sản phẩm glycat hoá bền vững hay còn gọi là chất glycosyl hoá không cần men (AGEs) là các hợp chất được hình thành bởi các phản ứng giữa đường và protein trong cơ thể bạn. Nó được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa da.Chế độ ăn tiêu thụ nhiều tinh bột và đường dẫn đến việc sản xuất ra AGEs, điều này khiến da bạn sớm bị lão hóa.

AGEs phá hủy collagen và elastin, đó là những proteins giúp da của bạn đàn hồi và duy trì trẻ trung.Khi collagen và elastin bị phá hủy thì da mất đi sự săn chắc và bắt đầu chảy xệ.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ tiêu thụ nhiều tinh bột gồm có cả đường hóa học sẽ có nhiều nếp nhăn hơn so với phụ nữ có chế độ ăn ít tinh bột nhưng nhiều protein.Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ ít tinh bột có liên quan đến việc làm chậm lão hóa của da

  • KẾT LUẬN:Thực phẩm chứa nhiều đường làm cho sản xuất AGEs tăng lên, điều đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da và hình thành nếp nhăn.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì



  • Làm tăng lão hóa tế bào

Telomere là cấu trúc được tìm thấy ở phần cuối nhiễm sắc thể, là các phân tử chứa một phần hoặc tất cả thông tin di truyền của bạn.Telomere hoạt động như mũ bảo vệ, ngăn chặn nhiễm sắc thể xấu đi hoặc hợp nhất với nhau.

Khi bạn càng lớn tuổi, telomere tự nhiên rút ngắn, khiến các tế bào bị lão hóa và gặp sự cố.Mặc dù việc telomere bị rút ngắn là 1 phần bình thường của quá trình lão hóa, nếu lối sống không lành mạnh thì quá trình này sẽ bị đẩy nhanh.

Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh việc rút ngắn thời gian telomere, điều đó làm tăng quá trình lão hóa tế bào.1 nghiên cứu trên 5,309 người ở độ tuổi trưởng thành cho thấy việc thường xuyên dùng đồ uống có đường liên quan đến telomere bị rút ngắn và tế bào bị lão hóa sớm

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể đẩy nhanh quá trình rút ngắn thời gian của telomeres, nó còn làm tăng quá trình lão hóa tế bào.


  • Năng lượng bị cạn kiệt
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Thực phẩm có lượng đường nhiều sẽ đẩy lượng đường trong máu và insulin lên cao, dẫn đến năng lượng tăng.Tuy nhiên, mức năng lượng tăng như vậy không có kéo dài.

Sản phẩm chứa nhiều đường nhưng lại thiếu protein, chất xơ và chất béo dẫn đến tăng năng lượng nhanh chóng, sau đó lượng đường trong máu nhanh chóng bị giảm được xem như là một đề nghiêm trọng.Sự thay đổi lượng đường trong máu liên tục có thể dẫn đến việc mức năng lượng có sự dao động lớn.

Để tránh chu trình tiêu hao năng lượng như vậy, bạn nên chọn nguồn cung cấp tinh bột giàu chất xơ và lượng đường hóa học thấp.Kết hợp tinh bột cùng với protein hoặc chất béo là 1 cách tuyệt vời giúp lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định.

Ví dụ, dùng táo cùng với 1 ít hạnh nhân là 1 bữa ăn nhẹ tốt nhất và thích hợp để mức năng lượng duy trì thời gian dài.

  • KẾT LUẬN:Thực phẩm nhiều đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức năng lượng do lượng đường trong máu bị tăng đột biến.


  • Gan nhiễm mỡ
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Hấp thụ 1 lượng lớn fructose có liên quan đến tăng khả năng nguy cơ gan bị nhiễm mỡ.Không may, glucose và nhiều loại đường khác nhau được hấp thụ bởi nhiều tế bào trong cơ thể, trong khi fructose hầu như chỉ bị phá vỡ bởi gan.

Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen.Tuy nhiên, gan chỉ có thể lưu trữ glycogen nhiều nhất trước khi lượng dư thừa đó được chuyển hóa thành chất béo.

Lượng lớn đường dưới dạng fructose sẽ làm gan quá tải, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), đây là tình trạng đặc trưng khi gan tích tụ quá nhiều chất béo.Một nghiên cứu trên 5,900 người ở độ tuổi trưởng thành cho thấy những người dùng đồ uống có đường hàng ngày chiếm 56% tỷ lệ nguy cơ cao bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – khi so sánh với những người không dùng đồ uống có đường.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu – 1 tình trạng tích tụ chất béo trong gan.


  • Tình trạng nguy cơ sức khỏe khác

Bên cạnh những nguy cơ được liệt kê ở trên, đường còn gây hại đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy dùng quá nhiều đường hóa học có thể:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận: Lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong thận của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến răng: Dùng quá nhiều đường có thể gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng của bạn ăn đường và giải phóng ra các chất gây nguy hại cho răng
  • Tăng nguy cơ bị gout: Gout (gút) là 1 tình trạng viêm do đau khớp gây ra. Đường làm tăng nồng độ axít uric trong máu, dẫn đến làm tăng nguy cơ bị gout (gút) hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Đẩy nhanh sự nhận thức bị suy giảm: Chế độ ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ bị suy giảm và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của đường đối với sức khỏe vẫn đang tiếp tục, và những khám phá mới liên tục được thực hiện.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể làm suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh gút, gây hại cho thận và gây sâu răng.


Làm thế nào để cắt giảm lượng đường hấp thụ

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Tích tụ đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.Mặc dù, tiêu thụ 1 lượng nhỏ đường là tốt cho sức khỏe tuy nhiên ngay từ bây giờ và về sau bạn nên cố gắng giảm lượng đường bất cứ khi nào có thể.

May mắn là, bạn chỉ cần tập trung dùng thực phẩm chưa qua chế biến hoặc thực phẩm không chế biến sẵn là chế độ ăn uống của bạn đã tự động giảm lượng đường.Đây là 1 số gợi ý:

  • Thay vì dùng nước ngọt, nước tăng lực và trà ngọt thì bạn dùng nước lọc hoặc nước có ga không đường.
  • Dùng sữa chua có vị ngọt từ những trái mọng tươi hoặc đông lạnh thay vì mua sữa chua có đường.
  • Tiêu thụ các trái cây tươi thay vì dùng nước ép trái cây có đường.
  • Thay thế kẹo bằng 1 hỗn hợp đường tự làm bằng cách trộn trái trái cây, đậu và 1 ít sôcôla đen.
  • Dùng dầu ô-liu và giấm giúp salad ngọt hơn thay vì dùng mù tạc mật ong.
  • Chọn nước xốt, hạt bơ, sốt cà chua và nước sốt marinara tạo nên vị ngọt tự nhiên
  • Dùng ngũ cốc, bánh granolas – làm từ ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt và trái cây khô – với lượng đường dưới 4gr cho mỗi khẩu phần ăn
  • Thay vì bữa ăn sáng của bạn là ngũ cốc thì bạn dùng 1 bát yến mạch đã cán nhỏ với bơ thực vật và trái mọng tươi bên trên, hoặc món trứng tráng cùng rau.
  • Thay vì dùng mứt, bạn dùng bánh mì kèm bơ đậu phộng với vài lát chuối.
  • Dùng bơ thực vật tự nhiên thay vì dùng Nutella – bơ (mứt) dùng phết khi ăn bánh mì.
  • Tránh dùng thức uống có cồn và ngọt như nước ngọt, nước ép, mật ong, đường và agave.

Ngoài ra, lập 1 cuốn nhật ký chế độ ăn uống là một cách tốt nhất để nhận thức rõ hơn về đường được cung cấp bởi các nguồn nào trong chế độ ăn uống của bạn.Cách tốt nhất để hạn chế lượng hấp thụ đường là bạn chuẩn bị bữa ăn tốt cho sức khỏe tại nhà và tránh mua các thực phẩm, nước uống có lượng đường cao.

*** KẾT LUẬN:Tập trung chuẩn bị các bữa ăn tốt cho sức khỏe và hạn chế dùng thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể giúp bạn cắt giảm đáng kể lượng đường trong bữa ăn.




Kết luận

  • Dùng quá nhiều đường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Dùng quá nhiều thực phẩm và đồ uống ngọt có thể làm bạn tăng cân, gặp các vấn đề về lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác.
  • Vì những lý do này việc tiêu thụ đường chỉ nên ở mức thấp nhất có thể, điều này rất dễ khi bạn theo chế độ ăn lành mạnh dùng những thực phẩm chưa chế biến sẵn.
  • Nếu bạn cần cắt giảm lượng đường trong bữa ăn, bạn hãy thử thực hiện theo vài gợi ý ở trên.Khi bạn thực hiện điều này, thì thói quen dùng đường của bạn chỉ là quá khứ.




*** Nguồn: Healthline


Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

-Các chuyên gia tin rằng việc dùng đường cũng là 1 nguyên nhân chính gây bệnh béo phì và nhiều bệnh liên quan đến nhiều bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường loại 2.Đây là 11 lý do vì sao dùng quá nhiều đường lại có hại cho sức khỏe

  • Có thể gây tăng cân

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Tỷ lệ béo phì trên toàn Thế giới đang gia tăng và đặc biệt là các loại nước có chất ngọt chính là thủ phạm chính. Các loại nước ngọt như sodas, nước ép và trà ngọt chứa nhiều fructose – 1 loại đường cơ bản. Việc tiêu thụ fructose đẩy nhanh cơn đói và cảm giác thèm ăn của bạn hơn so với glucose, loại đường chính được tìm thấy ở các sản phẩm giàu tinh bột.

Ngoài ra, việc lạm dụng đường fructose có thể gây ảnh hưởng xấu đến leptin (hormone chi tiêu năng lượng) – 1 loại hormone quan trọng giúp cơ thể cân bằng giữa cảm giác đói và no.Nói cách khác, các sản phẩmnước uống có đườngkhông giúp bạn kiềm chế cơn đói, nó chỉ là dạng hấp thụ 1 lượng lớn calories (dưới dạng chất lỏng) vào cơ thể nhanh chóng. Điều đó dẫn đến tình trạng tăng cân.

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng những người thường xuyên dùngnước uống có đườngnhư soda và nước ép thì nặng cân hơn so với những người khác.Cũng vậy, ùng nhiềunước uống có đườngcó gây tăng lượng mỡ ở vùng bụng, 1 loại mỡ sâu trong bụng có liên quan đến những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

  • KẾT LUẬN:Dùng nhiều đường đặc biệt là từ nước uống có đường làm tăng nguy cơ tăng cân và có thể dẫn đến việc tích tụ mỡ trong bụng.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh, như là bệnh tim mạch – là 1 trong những nguyên nhân tử vong trên Thế giới.Bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, viêm và tăng triglyceride-một loại chất béo có trong máu- nồng độ đường trong máu và huyết áp là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là từ nước uống có đường, có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo, tắc nghẽn động mạch.

Một nghiên cứu với hơn 30,000 người tham gia đã cho thấy những người tiêu thụ 17-21% calories từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 38% so với những người chỉ tiêu thụ khoảng 8% calories từ đường.Chỉ cần một lon soda dung tích 16 ounce (473 ml) chứa 52 gram đường, tương đương với hơn 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.Điều này có nghĩa là 1 lon nước ngọt/1 ngày có thể khiến lượng đường trong ngày của bạn vượt quá giới hạn được khuyến cáo.

  • KẾT LUẬN:Tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như béo phì, cao huyết áp và bị viêm. Chế độ ăn nhiều đường còn liên quan đến việc tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng cao.

  • Liên quan đến mụn trứng cá

    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh, như là bệnh tim mạch – là 1 trong những nguyên nhân tử vong trên Thế giới.Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đồ ngọt đã chế biến làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.Thực phẩm đồ ngọt sẽ làm tăng nhanh chóng lượng insulin và đường trong máu, gây tăng nội tiết tố androgen, sản xuất ra dầu và viêm, tất cả những điều này đều đóng vai trò trong việc hình thành mụn trứng cá.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có chỉ số đường huyết áp thấp có liên quan đến rủi ro bị mụn trứng cá giảm, trong khi chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao lại làm gia tăng rủi ro.Ví dụ, 1 nghiên cứu ở 2,300 thanh thiếu niên đã chứng minh những người tiêu thụ đường có nguy cơ rủi ro bị mụn trứng cá cao hơn 30%.

Cũng thế, nhiều cuộc nghiên cứu dân số cho thấy ở những vùng nông thôn, họ dùng thực phẩm truyền thống, không chế biến sẵn thì hầu như không bị mụn trứng cá so với ở những thành phố - đô thị.Những phát hiện này giống với lý thuyết về chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường góp phần vào việc bạn bị mụn trứng cá.

  • KẾT LUẬN:Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng nội tiết hoóc-môn androgen, sản xuất dầu và viêm, tất cả đều làm tăng rủi ro bị mụn trứng cá.


  • Tăng nguy cơ rủi ro bị tiểu đường loại 2
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên Thế giới đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua.Có rất nhiều lý do cho việc này, có 1 lý do rõ ràng liên quan giữa tiêu thụ nhiều đường và rủi ro bị tiểu đường.

Béo phì thường là do tiêu tụ nhiều đường gây ra, được xem là nguy cơ lớn nhất gây bệnh tiểu đường.Hơn thế nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến việc kháng insulin – 1 loại hoóc-môn có ở tuyến tụy để cân bằng lượng đường trong máu.Kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng cao và nguy cơ rủi ro bị tiểu đường tăng cao

Một nghiên cứu dân số gồm hơn 175 các nước cho thấy nguy cơ bị tiểu đường tăng 1.1% đối với người có lượng tiêu thụ mỗi ngày là 150 calo đường hoặc là 1 lon soda.Những nghiên cứu khác cho thấy những người dùng đồ uống ngọt gồm nước ép trái cây cũng có thể bị tiểu đường.

  • KẾT LUẬN:Một chế độ ăn nhiều đường dẫn đến béo phì và kháng insulin, cả 2 đều là yếu tố gây nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

  • Có thể tăng nguy cơ bị ung thư

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Dùng quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Đầu tiên, 1 chế độ ăn nhiều thực phẩm và đồ uống ngọt có thể gây béo phì, điều đó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.Hơn nữa, những bữa ăn nhiều đường làm tăng các chứng sưng/viêm nhiễm của cơ thể và gây ra kháng insulin, cả 2 đều làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu với hơn 430,000 người đã cho thấy việc tiêu thụ nhiều đường có mối liên hệ rõ ràng với việc nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non gia tăng.Nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ tiêu thụ những bánh mì ngọt và bánh bích quy nướng nhiều gấp 3 lần/1 tuần có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1,42 lần so với những người tiêu thụ ít hơn 0.5 lần/1tuần.

Mối liên hệ giữa nhu cầu hấp thụ đường và ung thư đang được nghiên cứu, và cần nhiều nghiên cứu khác tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ này.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh béo phì, kháng insulin và chứng sưng/viêm nhiễm, tất cả đều là nguy cơ mắc bệnh ung thư.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Trong khi chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn cải thiện tâm trạng, chế độ ăn với nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm bạn dễ bị trầm cảm.Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, gồm cả thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt và đồ uống ngọt đều liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự thay đổi lượng đường trong máu, rối loạn dẫn truyền thần kinh và chứng sưng/viêm nhiễm đều có thể là nguyên nhân việc tác động bất lợi của đường đối với sức khỏe dẫn đến tâm thần.

Một nghiên cứu theo dõi 8,000 người trong 22 năm cho thấy đàn ông tiêu thụ 67gr đường hoặc nhiều hơn mỗi ngày bị trầm cảm là 23% so với những người ăn ít 40gr mỗi ngày.Nghiên cứu khác với hơn 69,000 phụ nữ đã phát hiện những người với nhu cầu hấp thụ nhiều đường có nguy cơ cao bị trầm cảm so với những người có nhu cầu thấp hơn.

  • KẾT LUẬN:Một chế độ ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở cả đàn ông và phụ nữ.


  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Nếp nhăn là dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Chúng sẽ xuất hiện bất kể tình trạng sức khỏe của bạn.Tuy nhiên, việc chọn thực phẩm không tốt sẽ làm gia tăng các nếp nhăn và tốc độ lão hóa của da

Các sản phẩm glycat hoá bền vững hay còn gọi là chất glycosyl hoá không cần men (AGEs) là các hợp chất được hình thành bởi các phản ứng giữa đường và protein trong cơ thể bạn. Nó được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa da.Chế độ ăn tiêu thụ nhiều tinh bột và đường dẫn đến việc sản xuất ra AGEs, điều này khiến da bạn sớm bị lão hóa.

AGEs phá hủy collagen và elastin, đó là những proteins giúp da của bạn đàn hồi và duy trì trẻ trung.Khi collagen và elastin bị phá hủy thì da mất đi sự săn chắc và bắt đầu chảy xệ.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ tiêu thụ nhiều tinh bột gồm có cả đường hóa học sẽ có nhiều nếp nhăn hơn so với phụ nữ có chế độ ăn ít tinh bột nhưng nhiều protein.Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ ít tinh bột có liên quan đến việc làm chậm lão hóa của da

  • KẾT LUẬN:Thực phẩm chứa nhiều đường làm cho sản xuất AGEs tăng lên, điều đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da và hình thành nếp nhăn.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì



  • Làm tăng lão hóa tế bào

Telomere là cấu trúc được tìm thấy ở phần cuối nhiễm sắc thể, là các phân tử chứa một phần hoặc tất cả thông tin di truyền của bạn.Telomere hoạt động như mũ bảo vệ, ngăn chặn nhiễm sắc thể xấu đi hoặc hợp nhất với nhau.

Khi bạn càng lớn tuổi, telomere tự nhiên rút ngắn, khiến các tế bào bị lão hóa và gặp sự cố.Mặc dù việc telomere bị rút ngắn là 1 phần bình thường của quá trình lão hóa, nếu lối sống không lành mạnh thì quá trình này sẽ bị đẩy nhanh.

Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh việc rút ngắn thời gian telomere, điều đó làm tăng quá trình lão hóa tế bào.1 nghiên cứu trên 5,309 người ở độ tuổi trưởng thành cho thấy việc thường xuyên dùng đồ uống có đường liên quan đến telomere bị rút ngắn và tế bào bị lão hóa sớm

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể đẩy nhanh quá trình rút ngắn thời gian của telomeres, nó còn làm tăng quá trình lão hóa tế bào.


  • Năng lượng bị cạn kiệt
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Thực phẩm có lượng đường nhiều sẽ đẩy lượng đường trong máu và insulin lên cao, dẫn đến năng lượng tăng.Tuy nhiên, mức năng lượng tăng như vậy không có kéo dài.

Sản phẩm chứa nhiều đường nhưng lại thiếu protein, chất xơ và chất béo dẫn đến tăng năng lượng nhanh chóng, sau đó lượng đường trong máu nhanh chóng bị giảm được xem như là một đề nghiêm trọng.Sự thay đổi lượng đường trong máu liên tục có thể dẫn đến việc mức năng lượng có sự dao động lớn.

Để tránh chu trình tiêu hao năng lượng như vậy, bạn nên chọn nguồn cung cấp tinh bột giàu chất xơ và lượng đường hóa học thấp.Kết hợp tinh bột cùng với protein hoặc chất béo là 1 cách tuyệt vời giúp lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định.

Ví dụ, dùng táo cùng với 1 ít hạnh nhân là 1 bữa ăn nhẹ tốt nhất và thích hợp để mức năng lượng duy trì thời gian dài.

  • KẾT LUẬN:Thực phẩm nhiều đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức năng lượng do lượng đường trong máu bị tăng đột biến.


  • Gan nhiễm mỡ
    Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì


Hấp thụ 1 lượng lớn fructose có liên quan đến tăng khả năng nguy cơ gan bị nhiễm mỡ.Không may, glucose và nhiều loại đường khác nhau được hấp thụ bởi nhiều tế bào trong cơ thể, trong khi fructose hầu như chỉ bị phá vỡ bởi gan.

Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen.Tuy nhiên, gan chỉ có thể lưu trữ glycogen nhiều nhất trước khi lượng dư thừa đó được chuyển hóa thành chất béo.

Lượng lớn đường dưới dạng fructose sẽ làm gan quá tải, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), đây là tình trạng đặc trưng khi gan tích tụ quá nhiều chất béo.Một nghiên cứu trên 5,900 người ở độ tuổi trưởng thành cho thấy những người dùng đồ uống có đường hàng ngày chiếm 56% tỷ lệ nguy cơ cao bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – khi so sánh với những người không dùng đồ uống có đường.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu – 1 tình trạng tích tụ chất béo trong gan.


  • Tình trạng nguy cơ sức khỏe khác

Bên cạnh những nguy cơ được liệt kê ở trên, đường còn gây hại đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy dùng quá nhiều đường hóa học có thể:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận: Lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong thận của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến răng: Dùng quá nhiều đường có thể gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng của bạn ăn đường và giải phóng ra các chất gây nguy hại cho răng
  • Tăng nguy cơ bị gout: Gout (gút) là 1 tình trạng viêm do đau khớp gây ra. Đường làm tăng nồng độ axít uric trong máu, dẫn đến làm tăng nguy cơ bị gout (gút) hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Đẩy nhanh sự nhận thức bị suy giảm: Chế độ ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ bị suy giảm và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của đường đối với sức khỏe vẫn đang tiếp tục, và những khám phá mới liên tục được thực hiện.

  • KẾT LUẬN:Dùng quá nhiều đường có thể làm suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh gút, gây hại cho thận và gây sâu răng.


Làm thế nào để cắt giảm lượng đường hấp thụ

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì

Tích tụ đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.Mặc dù, tiêu thụ 1 lượng nhỏ đường là tốt cho sức khỏe tuy nhiên ngay từ bây giờ và về sau bạn nên cố gắng giảm lượng đường bất cứ khi nào có thể.

May mắn là, bạn chỉ cần tập trung dùng thực phẩm chưa qua chế biến hoặc thực phẩm không chế biến sẵn là chế độ ăn uống của bạn đã tự động giảm lượng đường.Đây là 1 số gợi ý:

  • Thay vì dùng nước ngọt, nước tăng lực và trà ngọt thì bạn dùng nước lọc hoặc nước có ga không đường.
  • Dùng sữa chua có vị ngọt từ những trái mọng tươi hoặc đông lạnh thay vì mua sữa chua có đường.
  • Tiêu thụ các trái cây tươi thay vì dùng nước ép trái cây có đường.
  • Thay thế kẹo bằng 1 hỗn hợp đường tự làm bằng cách trộn trái trái cây, đậu và 1 ít sôcôla đen.
  • Dùng dầu ô-liu và giấm giúp salad ngọt hơn thay vì dùng mù tạc mật ong.
  • Chọn nước xốt, hạt bơ, sốt cà chua và nước sốt marinara tạo nên vị ngọt tự nhiên
  • Dùng ngũ cốc, bánh granolas – làm từ ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt và trái cây khô – với lượng đường dưới 4gr cho mỗi khẩu phần ăn
  • Thay vì bữa ăn sáng của bạn là ngũ cốc thì bạn dùng 1 bát yến mạch đã cán nhỏ với bơ thực vật và trái mọng tươi bên trên, hoặc món trứng tráng cùng rau.
  • Thay vì dùng mứt, bạn dùng bánh mì kèm bơ đậu phộng với vài lát chuối.
  • Dùng bơ thực vật tự nhiên thay vì dùng Nutella – bơ (mứt) dùng phết khi ăn bánh mì.
  • Tránh dùng thức uống có cồn và ngọt như nước ngọt, nước ép, mật ong, đường và agave.

Ngoài ra, lập 1 cuốn nhật ký chế độ ăn uống là một cách tốt nhất để nhận thức rõ hơn về đường được cung cấp bởi các nguồn nào trong chế độ ăn uống của bạn.Cách tốt nhất để hạn chế lượng hấp thụ đường là bạn chuẩn bị bữa ăn tốt cho sức khỏe tại nhà và tránh mua các thực phẩm, nước uống có lượng đường cao.

*** KẾT LUẬN:Tập trung chuẩn bị các bữa ăn tốt cho sức khỏe và hạn chế dùng thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể giúp bạn cắt giảm đáng kể lượng đường trong bữa ăn.




Kết luận

  • Dùng quá nhiều đường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Dùng quá nhiều thực phẩm và đồ uống ngọt có thể làm bạn tăng cân, gặp các vấn đề về lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác.
  • Vì những lý do này việc tiêu thụ đường chỉ nên ở mức thấp nhất có thể, điều này rất dễ khi bạn theo chế độ ăn lành mạnh dùng những thực phẩm chưa chế biến sẵn.
  • Nếu bạn cần cắt giảm lượng đường trong bữa ăn, bạn hãy thử thực hiện theo vài gợi ý ở trên.Khi bạn thực hiện điều này, thì thói quen dùng đường của bạn chỉ là quá khứ.




*** Nguồn: Healthline


Ăn đồ ngọt có béo không? 6 Tác hại của việc ăn nhiều đồ ngọt

3207 lượt xem

1. Béo phì là gì?

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, người trưởng thành, trừ những trường hợp có thai, nếu có chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 đến 29,9 được cho là thừa cân. Nếu chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 thì được gọi là béo phì.

Giải thích tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dễ bị béo phì
Béo phì đang dần trở thành “đại dịch”

Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI như sau:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Dấu hiệu để nhận biết tình trạng thừa cân béo phì là sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Đặc biệt, khối lượng mỡ tích tụ ở phần đùi, bụng, eo, ngực, bắp tay, bắp chân,… tăng lên một cách rõ ràng.

Tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Cũng giống như bệnh đái tháo đường tuýp II, nếu không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, bệnh béo phì cũng sẽ trở thành “đại dịch” mới của thế giới.

Bệnh béo phì sẽ kéo theo nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tiêu hóa và cả một số loại ung thư. Những nghiên cứu gần nhất đã chỉ ra rằng, người bị bệnh béo phì sẽ bị giảm tuổi thọ và chất lượng sống một cách đáng kể.