Giang văn minh là ai

Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh là ai? Giang Văn Minh là một danh nhân lịch sử Việt Nam, từng được mệnh danh là sứ thần "Bất nhục quân mệnh" vì sự thẳng thắn của mình. Ông tự là Quốc Hoa, Hiệu là Văn Chung, là quan nhà Lê trung hưng, bị vua Minh Tư Tông xử hành hình vào năm 1638.Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, sau đó thi đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm 1628 thời vua Lê Thần Tông. Khoa thì này không có người đỗ Trạng Nguyên và Bảng nhãn nên ông là người đỗ cao nhất của khoa thi. Sau khi đỗ khoa thi, ông được bổ nhiệm làm Binh khoa đô cấp sự trung vào năm 1630, năm 1631 được làm chức quan Thái bộc tự khanh.

Ngày 30/12/1637, ông cùng Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Bình, Trần Nghi, Thân Khuê, và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được cử làm người dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang nhà Minh cầu phong và tuế cống. Sau khi qua đời, ông được truy tặng chức quan Công bộ Tả thị lang, tước Vịnh quận công.


Vào thời điểm ông đang đi sứ nhà minh, nhà Mạc mặc dù đã bỏ chạy khỏi Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn giữ chính sách ngoại giao hai mặt, với mục đích kéo dài cuộc chiến tranh Lê - Mạc. Năm 1638, đoàn sứ bộ do Giang Văn Minh là đoàn trưởng đã đến Yên Kinh (Bắc Kinh). Khi vào triều yết kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (hoàng đế Sùng Trinh) đã viện lý do "Vì lệ cũ không có quy định cụ thể về việc sắc phong, do đó phải chờ tra cứu ban sắc thư để tưởng lệ", nhằm ngăn trở việc công nhận nhà Hậu Lê và bãi bỏ việc công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Chu Do Kiểm đã ngạo mạn đưa ra một vế đối "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" tức là "Đồng trụ đến giờ rêu đã xanh", với ngụ ý nhắc tới việc Mã Viện từng diệt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng có lời nguyền rằng "Đồng trụ chết, Giao Chỉ diệt", tức là "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ (Đại Việt) bị diệt vong". Ngụ ý rằng nhà Minh vẫn đang nắm quyền kiểm soát nước Đại Việt.

Trước sự ngạo mạn của Chu Do Kiểm, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối đáp lại "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", tức "Bạch Đằng thuở trước máu còn loang", để nhắc lại việc quân xâm lược phương Bắc đã ba lần bại trận trên sông Bạch Đằng. Câu đối này được xem như một cái tát thẳng vào mặt Chu Do Kiểm trước các quan văn võ triều đình và sứ bộ các nước. Khi đó, vua Minh tức giận quên mất thể diễn, đã bất chấp luật lệ bang giao mà trả thù Giang Văn Minh vằng cách trám đường vào mắt và miệng ông, rồi cho người mổ bụng ông. Sự việc này xảy ra vào ngày 02/06/1936. Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng sự hiên ngang của ông và vì lo sợ Đại Việt sẽ báo thù nên cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân rồi đưa thi hài ông về Đại Việt. Sau khi thi hài của ông được đưa về nước, vua Lê Thần Tông và chí Trịnh Tráng đã kính trọng và bái kiến linh cữu ông, truy tặng cho ông chức Công bộ Tả thị lang, tước vị quận công.

Thi hài của ông được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc địa phận Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường lâm, Hà Nội. Hiện nay, nhà thờ Giang Văn Minh tại làng Mông Phụng đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Tên ông được đặt cho một con đường ở quận Ba Đình, nối với phố Kim Mã.


Bạn gái/ vợ/ người yêu Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Giang Văn Minh sinh ngày ?-?-1573, mất năm 1638, hưởng thọ 65 tuổi.

Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Giang Văn Minh sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Quý Dậu 1573). Giang Văn Minh xếp hạng nổi tiếng thứ 64082 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Giang Văn Minh được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Trong lịch sử dân tộc, ngoài những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm phương Bắc, còn ghi nhận những chiến thắng về ngoại giao vừa mềm dẻo, khôn khéo vừa kiên định để tránh cho đất nước khỏi họa xâm lăng của các triều đại Vua quan nước Việt. 

Lịch sử còn ghi lại những câu chuyện về các vị quan làm công tác ngoại giao, các sứ thần của nước Việt rất đỗi thông minh, có tài ứng đối như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Thân Nhân Trung... trong đó, nổi bật là thám hoa Giang Văn Minh, vị sứ thần đời vua Lê Thần Tông.

Sự nghiệp của Thám hoa Giang Văn Minh nổi bật ở lĩnh vực ngoại giao, thể hiện nhân cách của một người Việt ở phương Nam chân chính, kiêu hùng, yêu nước và sắc sảo, tài năng… và đặc biệt cả về tinh thần và tấm lòng trung quân ái quốc của ông.

Ngày 30/12 năm Dương Hòa thứ ba (1637), Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử làm Chánh sứ cùng 4 phó sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Minh. Trong chuyến đi này, ông đã đấu tranh buộc nhà Minh bỏ lệ cống người vàng hàng năm trước đó.

Ông Giang Văn Lưu, hậu duệ đời thứ 10 của Thám hoa Giang Văn Minh kể: Đã nhiều năm đi sứ mà mỗi năm đoàn đi sứ của ta phải khênh 1 tượng vàng 50kg sang cống nộp. Lý do là vì Lê Sách, tướng của Lê Lợi chặt đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, nhưng vì Trung Quốc cậy là nước lớn nên bắt mỗi năm cống nạp 50kg vàng.

Đến năm đoàn cụ Giang Văn Minh đi sứ thì không khênh vàng để nộp. Tới ngày sinh nhật vua nhà Minh, nhiều nước tập trung nộp cống và chúc tụng nhưng riêng Việt Nam không có gì nộp mà còn khóc thật to. Vua Tàu thấy thế gọi lên hỏi: Tại sao hôm nay ngày vui của trẫm mà khanh lại khóc? Thì cụ trả lời: hôm nay giỗ cụ tổ 8 đời nhà tôi mà tôi không được về quê thắp hương, tôi nhớ tôi thương thì tôi khóc.

Vua Tàu gật đầu khen là hiếu đễ với tổ tiên nhưng bên Tàu thì 6 đời bỏ không phải cúng nữa, vậy cụ 8 đời của khanh không phải suy nghĩ nhiều.

Thừa cơ cụ cũng nói rằng: Thần cũng nghĩ như vậy nhưng người đời có biết thế đâu. Nợ Liễu Thăng nước thần đã phải trả hơn 200 năm tức là quá 8 đời rồi mà thiên triều vẫn tiếp tục đòi nữa thì điều đó là vô lý. Cuối cùng vua Tàu phải tuyên bố xoá nợ Liễu Thăng trước quần thần.

Cũng trong lần đi sứ này, biết Thám hoa Giang Văn Minh là người thông minh, vua nhà Minh có ý thử tài sứ thần nước Việt nên ra một vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Dịch nghĩa: Cột đồng đến nay đã phủ kín rêu phong). 

Vế đối của Vua Minh có ý ngạo mạn, nhắc đến việc Mã Viện xưa sang xâm lược nước ta, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho dựng cột đồng khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nghĩa là: cột đồng mà gãy thì dân Giao Chỉ diệt vong).

Nghe xong, mặc dù Thám hoa Giang Văn Minh rất căm giận nhưng ông vẫn bình tĩnh đối lại bằng một vế đối vô cùng xuất sắc: "Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Dịch nghĩa: Sông Bạch Đằng từ ngàn xưa máu vẫn còn đỏ).

Vế đối đanh thép, tỏ rõ khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc, nhắc cho Vua Minh nhớ lại ba lần sông Bạch Đằng nhuốm máu quân xâm lược phương Bắc: Chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), chiến thắng quân Tống của Lê Đại Hành (năm 981) và chiến thắng quân Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo (năm 1288).

Tưởng làm nhục được sứ thần nước Việt, ngờ đâu bị Thám hoa Giang Văn Minh làm nhục nên bất chấp luật lệ bang giao, vua Minh đã hèn hạ sai quân lính mổ bụng ông xem “Sứ thần An Nam to gan lớn mật thế nào”.

Dù nghĩa vụ đi sứ dở dang, đoàn sứ bộ do thám hoa Giang Văn Minh dẫn đầu đã tỏ rõ khí phách hiên ngang của người dân Đại Việt không khuất phục trước ách đô hộ của triều đình phương Bắc. 

Sau khi Thám hoa Giang Văn Minh mất, thương tiếc và cảm phục một sứ thần tài trí, dũng cảm, không chịu khuất phục trước uy vũ kẻ thù, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng đôi câu đối: "Sứ bất nhục quân mệnh/ Khả vi thiên cổ anh hùng", nghĩa là: Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng danh anh hùng thiên cổ. Đồng thời truy tặng ông chức Công Bộ Tả thị lang, tước Minh Quận công.

Hiện nay, ngôi mộ của Thám hoa Giang Văn Minh vẫn được họ tộc chăm chút cẩn thận tại thôn Mông Phụ, còn ngôi quán - nơi làm lễ an táng ông, được nhân dân địa phương gọi là quán Giang để ghi nhớ sự tích của vị sứ thần khảng khái đã làm vẻ vang cho đất nước. 

Năm 1845, nhân dân trong vùng lập nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh để tưởng nhớ công lao của ông. Đây là một trong những di tích lịch sử được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu mỗi khi tới thăm Làng cổ Đường Lâm.

Giang văn minh là ai

Tìm hiểu sự kiện sang sứ nhà Minh của sứ thần Giang Văn Minh, tôi gõ sử liệu ở Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, thấy ghi: “Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 đời Hậu Lê (1637), Phúc Lộc Hầu Giang Văn Minh và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm Chánh sứ cùng với 4 phó sứ Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu, 2 sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh”.

Vì  sao lại 2 sứ bộ đi cùng trong một năm? Đó là theo tiền lệ từ đầu thời Lê trung hưng, việc tuế cống nhà Minh vốn giữ lệ 3 năm một lần, nhưng để giảm đi lại, sau quy định 6 năm một lần, nhưng phải tính là hai lễ (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Bang giao chí). Từ năm Hoằng Định thứ 14 (1613) đến năm Đức Long thứ 2 (1630) đã có 4 cặp đôi sứ thần như vậy!

Gian nan đi sứ - Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn 

Hiện tình lúc đó, nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng, cầm cự với triều Hậu Lê. Nhà Minh áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt, mục đích muốn kéo dài cuộc phân tranh Lê - Mạc để nước ta suy yếu, nên vua Minh Sùng Trinh  lấy lý do: “Vì lệ cũ không có quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó khi chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ”, (trì hoãn việc phong vương cho nhà Hậu Lê, duy trì bang giao tuế cống của nhà Mạc).

Đi sứ những năm ấy là thập phần nguy hiểm: Quân nhà Mạc phục kích giết sứ thần, vừa đoạt được cống vật quý hiếm, vừa phá việc cầu phong của vua Lê. Có đoàn sứ thần hàng trăm người, phải đi đường biển từ vùng Chiêm Thành, đi ghé thuyền buôn người Quảng Đông, lênh đênh trên biển, gian nan đường bộ, ăn chực nằm chờ đến hơn hai năm mới đến được Yên Kinh (Bắc Kinh) được yết kiến vua nhà Minh.      

Việc thảm sát sứ thần Giang Văn Minh xảy ra vào ngày 2 tháng 6 Kỷ Mão (1639). Giai thoại về Thám hoa Giang Văn Minh có lẽ không người Việt nào không biết: Giữa triều đình nhà Minh, khi vua Sùng Trinh muốn làm nhục sứ thần ta bằng cách ra vế đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng trụ đến nay rêu đã xanh, nhắc đến cột đồng Mã Viện chôn sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, với lời nguyền: Cột đồng này gãy thì dân Giao Chỉ sẽ bị diệt vong).

Chánh sứ Giang Văn Minh trước mặt sứ thần các nước và triều đình nhà Minh đã hiên ngang đối lại: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng tự xưa còn đỏ máu, nhắc nhà Minh: quân phương Bắc từng thảm bại trên sông Bạch Đằng). Có thể nói, chỉ 7 chữ xuất thần này đã hội tụ được cả tinh anh, linh khí non sông! Vua Sùng Trinh bị hạ nhục đã bất chấp mọi quy định bang giao, sai gắn trám đường vào miệng, vào mắt cụ, mổ bụng xem sứ thần Việt Nam to gan đến thế nào, cho ướp xác bằng thủy ngân để sứ bộ mang về.

Wikipedia ghi khá rõ danh tính, tước vị chánh sứ thứ hai Nguyễn Duy Hiểu và 4 phó sứ của hai sứ đoàn Việt, chỉ chưa ghi được chi tiết về hành trạng, số phận của vị chánh sứ này!

Người cha, bậc cha mẹ của dân

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2011, tôi được dự lễ trao Giải thưởng Nguyễn Duy Thì ở ngay trường trung học phổ thông mang tên cụ (thuộc xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, chỉ cách ngôi đền chính của vị danh thần đời Lê trung hưng này khoảng 15 km thuộc xã Yên Lãng, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc). Giải thưởng do hậu duệ của cụ Nguyễn là các ông Nguyễn Duy Mùi, Nguyễn An Kiều đại diện dòng họ lập ra để tưởng nhớ cụ và hàng năm khích lệ các em học sinh học giỏi của trường (mà bản thân sự đỗ đạt vinh thăng của cha con cụ đã là tấm gương sáng. Cụ Nguyễn Duy Thì chính là thân phụ của vị sứ thần Nguyễn Duy Hiểu nói trên: cả hai cha con đều thi đỗ Tiến sĩ vào năm 27 tuổi). 

Giang văn minh là ai

Minh họa: Lê Phương

Tìm hiểu thêm trong cuốn Các vị tư nghiệp và tế tửu Quốc Tử Giám, tôi được biết thêm: “…Ngót 30 năm phục vụ triều đình, người thời bấy giờ trông cậy, tôn kính cụ. Cụ thọ 81 tuổi. Nguyễn Duy Thì là một tể tướng danh tiếng thời Lê - Trịnh, được danh sĩ Phạm Đình Hổ viểt trong Tang thương ngẫu lục: “Ông luôn giữ mình ngay thẳng và khéo thay đổi được ý vua chúa”. Thí dụ một buổi, ông đang về nghỉ ở quê Yên Lãng, nghe tin chúa Thanh vương Trịnh Tráng ngự thuyền rồng đi kinh lý Sơn Tây, tiện đường muốn rẽ vào làng Mông Phụ thăm nhà một bà phi đang được chúa yêu dấu. Đoàn tùy tùng của chúa tiền hô hậu ủng cờ xí rợp trời, thanh thế uy nghi, lại ngẫu hứng rẽ vào thăm nhà một phi tần. ông  nghe tin, không khỏi bất bình, khi chúa qua hạt Yên Lãng, đã ra phục lạy ở bến sông, tâu: “Nay bốn phương không giặc giã, sao lại vì một người đàn bà mà làm nhọc đến sáu quân, như vậy quốc thể còn ra sao nữa?”. Chúa nghe, biết ông nói phải, đang ngần ngừ chưa ra lệnh hồi loan thì ông đã truyền cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên nữa, trái lệnh sẽ trị tội theo quân pháp.

Đó là một hành động thật dũng cảm, cùng lúc làm phật ý chúa và gây thù oán với bà phi đang được chúa yêu vì. Tể tướng Nguyễn Duy Thì còn nổi tiếng vì luôn có hành động can gián vua chúa, bênh vực bách tính như vụ cứu được dân các làng Thạch Đà, Đình Xá khỏi bị quân  đội triều đình bức hại. Tể tướng Nguyễn Duy Thì đã nhắc lại tư tưởng vì dân của Nguyễn Trãi 200 năm trước trong bản khải trình nổi tiếng (năm 1612), đệ lên Bình An Vương Trịnh Tùng, được các sử gia ghi chép trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Dân là gốc của nước, đạo trị nước cốt ở yên dân. Trời với dân đều một lẽ, lòng dân vui thì thuận ý trời, nên người giỏi trị nước phải yêu dân như yêu con”. Điều này như đã thành chân lý muôn đời với bất kể chính thể nào muốn tồn tại lâu dài!    

Người con sớm đại đăng khoa, sớm đền nợ nước

Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được ghi khá chi tiết trong cuốn Các vị tư nghiệp và Tế tửu Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Nguyễn Duy Hiểu (1602-1639) là con trưởng cụ Nguyễn Duy Thì, cùng đỗ Tiến sĩ năm 27 tuổi, khoa thi năm Mậu Thìn (1628) cùng khoa với Thám hoa Giang Văn Minh (56 tuổi). Cả hai đều có tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (bia số 32)… Năm 1637, được cử làm Chánh sứ một đoàn đi tuế cống nhà Minh, cùng đi với sứ đoàn do cụ Giang Văn Minh làm Chánh sứ, cả hai Chánh sứ đều đã hy sinh (1639), và có ghi trong sách Đăng khoa lục”.

Linh cữu Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu (mất năm 37 tuổi) do chính cha ông, quận công Nguyễn Duy Thì (67 tuổi), được lệnh nhà vua dẫn một đoàn lên cửa quan đón thi hài cả hai Chánh sứ về. Hiện đền thờ cụ Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ bảy đạo sắc phong đời vua Lê Thần Tông. Đặc biệt có đạo rất quý hiếm, đó là tấm sắc phong vua Lê ghi nhận công lao đi sứ của Hoàng Giáp Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu, có đóng Quốc ấn “Hoàng đế chí bảo” cho thấy vua Lê Thần Tông và triều đình thời chúa Trịnh Tráng đánh giá rất cao công lao đi sứ lần ấy. Các sắc phong khác phần nhiều chỉ khen ngợi chung như trung cần, mẫn cán, phụ bật triều chính. Sắc phong này ghi rõ: “…vâng mệnh đi sứ sang Bắc quốc nộp lễ cống, hoàn thành việc nước, có công… Sắc Nguyễn Duy Hiểu… đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu, do vâng mệnh đi Bắc sứ tuế cống, bị bức hại nên đã chết thảm thương, có công lao vì nước mà yên nghỉ khi đang tại chức, nên gia tặng chức Thị lang Bộ Hình, tước Hầu…”. (Các vị tư nghiệp và Tế tửu Quốc Tử Giám - Hà Nội). Nội dung khen tặng và hình thức dấu Quốc ấn có thể sánh ngang với lời vua Lê Thần Tông khen ngợi Chánh sứ Giang Văn Minh: “Đi sứ không làm nhục mệnh vua, thực là anh hùng thiên cổ!” .

Về Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu, tuy sử liệu và gia phả họ Nguyễn Duy không ghi chi tiết về nguyên do cái chết, nhưng ta thừa biết với cùng một ông vua cậy nước lớn, luôn hạ nhục sứ thần, cùng một thời điểm xảy ra vụ bị Giang Văn Minh làm nhục, cách ứng xử của vua Minh với Chánh sứ Nguyễn sao có thể khác! Cũng không thể khác khi sứ giả Nguyễn Duy Hiểu hẳn  cũng vì biết giữ quốc thể không kém người đồng cấp, đồng nhiệm Giang Văn Minh khi bị vua Minh xúc phạm! Vì vậy, ông mới bị bức hại và nhận cái chết thảm thương như lời văn trong đạo sắc phong của vua Lê Thần Tông trích dẫn ở trên!

Chánh sứ Giang Văn Minh sở dĩ được truyền tụng là nhờ giai thoại với vế đối nổi tiếng kể trên, tức đã có văn để tải sử, dễ nhớ dễ thuộc. Nhưng tôi thiết nghĩ không thể vì thiếu giai thoại để lại mà cái chết vì bảo vệ danh diện quốc gia của Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu kém phần khí tiết! 

Đó là sơ lược hành trạng của hai cha con vị danh thần phụ tử đồng triều thời Hậu Lê: Nguyễn Duy Thì và Nguyễn Duy Hiểu.

Khi được đọc thêm Ngô Đức Thọ blog, nhà nghiên cứu Hán - Nôm Ngô Đức Thọ còn cho biết nhiều chi tiết đáng quý khác của dòng họ Nguyễn Duy qua công trình nghiên cứu Hoàng giáp Nguyễn Duy Hiểu (1602-1639), nhà ngoại giao có công với nước: Cụ tổ 4 đời về trước của Nguyễn Duy Hiểu là Hoàng giáp Nguyễn Duy Tường, đỗ đại khoa thời Lê Thánh Tông (1508), cũng từng đi xứ sang nhà Minh. Khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê, ông cùng một số nhà khoa bảng dấy binh chống lại. Thế cô, lực yếu, hương binh của ông bị quân Mạc Đăng Dung đánh bại, ông tử trận. Vậy là khi quốc biến, văn thần trở thành võ tướng!

Ngược dòng phả hệ, cụ tổ 5 đời về trước của Hoàng giáp Nguyễn Duy Hiểu, là một vị khoa bảng tài năng: cụ Nguyễn Bảo Khuê, mà tài thơ đã được vua Lê Thánh Tông vời tham gia Tao Đàn nhị thập bát tú, ngày đêm bàn chuyện văn chương với ông vua thi sĩ.      

Đến thời hiện đại, một điều đáng quý nữa là con cháu dòng họ này vẫn tiếp nối những đóng góp vẻ vang như họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ, người đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1925; kỹ sư Nguyễn An Kiều, một doanh nhân đại diện cho chi nhánh Điện lực Alstom (Pháp) là người nối dõi, vừa thành lập Giải thưởng hằng năm Nguyễn Duy Thì cho trường phổ thông trung học mang tên cụ.

Tôi có cùng ý nghĩ với nhà nghiên cứu Hán - Nôm Ngô Đức Thọ: “Chúng ta cần có sự đánh giá công bằng với vị sứ thần Nguyễn Duy Hiểu mà khí tiết chẳng hề kém sứ thần Giang Văn Minh. Chỉ có điều đáng tiếc: hình như kho sách cổ của chúng ta không còn lưu giữ được tập văn thơ nào của cả hai vị sứ thần “bất nhục quân mệnh” này!"

Vân Long