Trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì sao

Đội mũ bảo hiểm là cách để bảo vệ người tham gia giao thông. Việc đội mũ bảo hiểm vô cùng quan trọng bởi theo số liệu thống kê, mỗi năm đều có người chết vì tai nạn giao thông. Ngoài ra, đội mũ bảo hiểm còn có vai trò và nhiều ý nghĩa khác, nhất là đối với trẻ em. Vậy tại sao phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em? Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh như thế nào? Hãy cùng khám phá thông qua bài viết sau.

Trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì sao

Tại sao người tham giao giao thông phải đội mũ bảo hiểm?

Từ năm 2007, Pháp Luật về giao thông đường bộ Việt Nam đã quy định việc đội mũ bảo hiểm tham giao thông là bắt buộc, kèm theo chế xử lý hành chính cho người vi phạm. Từ đó đến nay, việc đội mũ bảo hiểm có thể là ý thức của một số người hay vì để tránh bị phạt nhưng dần dần đã trở thành thói quen. Hơn 10 năm triển khai và thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, nó đã trở thành một nét văn hóa khi tham gia giao thông. Ngoài ra, mọi người phải đội mũ bảo hiểm bởi những lý do sau:

– Thứ nhất: Thời tiết, khí hậu thiên nhiên biến đổi liên tục. Bạn cũng không thể lường trước rằng điều gì sẽ xảy ra. Nếu có một vật thể lạ từ ngoài trái đất hay một trận mưa đá rơi xuống có thể khiến bạn trở thành nạn nhân nếu bạn không đội mũ bảo hiểm.

– Thứ hai: Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ đầu bạn an toàn khi xảy ra tai nạn, va đạp, tránh các hiện tượng chấn thương sọ não và các vấn đề liên quan đến đầu.

– Thứ ba: Đội mũ bảo hiểm ra đương 2 cũng giúp bạn may mắn hơn khi gặp phải một trên côn đồ.

– Thứ tư: Mũ bảo hiểm còn là một loại “vũ khi” hợp pháp giúp bạn phòng thủ, tấn công, cận chiến,…một cách hiệu quả.

– Thứ năm: mũ bảo hiểm còn là một nơi lý tưởng để bạn cất giữ tiền, đồ quý giá khi đi trong đêm hoặc nơi vắng vẻ. Có lẽ chẳng ai nghĩ rằng bạn cất giấu đồ ở vị trí đó. Điều này giúp bạn trở nên an toàn hơn.

– Cuối cùng: mũ bảo hiểm còn là một phụ kiện thời trang đầy cá tính cho những nàng, những chàng tự tin khoe phong cách khi tham gia giao thông.

Tại sao phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em?

Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, trẻ em từ  đủ 6 tuổi trở lên phải đuổi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, như chúng ta đã cùng phân tích, việc đội mũ bảo hiểm không chỉ để đối phó những chế tài hành chính theo quy định mà nó con mang nhiều ý nghĩa. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh còn cho trẻ em dưới 6 tuổi đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho các bé. Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là “hành động nhỏ”  nhưng mang những ý nghĩa lớn lao bởi:

  • Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ các bé: Đội mũ bảo hiểm làm giảm 42% nguy cơ tử vong và giảm đến 69% các vết thương tích từ vùng mặt và đầu. Là phương pháp hiệu quả giảm những chấn thương vùng đầu cho trẻ khi có xảy ra tai nạn.
  • Xây dựng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để từ đó giúp các bé có thói quen đội mũ bảo hiểm chuyên dụng khi tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao mà cần bảo vệ đầu. Chung quy lại, tất cả đều là hình thành ý thức bảo vệ đầu khi có xảy ra va đập cho trẻ.
  • Xây dựng một nét văn hóa đẹp khi tham gia giao thông cho trẻ, góp phần thúc đẩy môi trường văn minh và hiện đại.

Trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì sao

Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh như thế nào?

Để giúp cho các bạn học sinh có thể ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông, chúng ta nên:

  • Nhà trường, phụ huynh, thầy cô giao nên thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm để làm gương cho học sinh.
  • Cần có những khó học ngoài giờ lên lớp, những buổi tuyên truyền để giúp các em hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Mở rộng các hoạt động, cuộc thi về an toàn giao thông để nâng cao ý thức các em một cách nhẹ nhàng, để giúp các em nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện đội mũ bảo hiểm.

Các em học sinh đang ở tuổi hiếu động, đừng bắt ép các em phải làm thế này, phải làm thế kia. Hay đưa các biện pháp phạt. Những cách này chỉ là tạm thời và không hiệu quả đối với những kế hoạch dài. Đặc biệt, đối với đội mũ bảo hiểm, những biện pháp này càng không hiệu quả. Do đó, cần đưa ra các biện pháp hiệu quả để giúp các em tự giác và thực hiện chúng một cách tốt nhất.

Thông qua bài viết, chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp tại sao phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và những nội dung hữu ích liên quan. Ngoài việc, vận động và tuyên truyền cho các em hiểu tầm quan trọn của việc đội mũ bảo hiểm thì việc tìm cho các bé những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng cũng là điều cần thiết. Bởi một chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng không mang lại giá trị đích thực. Nếu bạn cần tìm một đơn vị cung cấp mũ bảo hiểm chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Tham khảo thêm về thông tin mũ bảo hiểm tại Xưởng sản xuất mũ bảo hiểm giá sỉ uy tín chất lượng Blue Sea

Mặc dù đã có quy định xử phạt trẻ em trên 6 tuổi nếu không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng khá đông phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Em Nguyễn Hà Phương (HS lớp 5C, Trường Tiểu học Ái Mộ): - Ở trường, ở lớp, thầy cô cũng nhắc nhở chúng em về việc phải đội mũ bảo hiểm. Bố mẹ em cũng biết quy định này nên khi nào bố qua trường đón em về hoặc đưa em đi học cũng mang thêm mũ bảo hiểm cho em. Nhưng em ghét đội mũ bảo hiểm lắm, nên chỉ cầm ở tay, nếu bố nhắc thì em mới đội. Mũ bảo hiểm của người lớn vừa… xấu lại nặng đầu, em chỉ đội một lúc đã thấy khó chịu, toát mồ hôi. Sắp tới, nếu có đợt đổi mũ bảo hiểm cho trẻ em, em sẽ nhắc bố đổi cho chiếc mũ màu hồng thật xinh xắn. Có chiếc mũ đẹp, vừa với kích cỡ, em sẽ chăm chỉ đội mũ bảo hiểm và nhắc bố đừng quên mang mũ khi đến trường đón em.

Em Trần Thu Trang (HS lớp 9A, Trường THCS Đống Đa):

- Em cũng biết quy định này và nhiều lần nhắc bố mẹ nhớ mang mũ khi đón. Nhưng bố mẹ em toàn quên. Ngoài việc đưa đón em, bố mẹ còn qua một trường tiểu học gần đấy để đón em trai em. Thế nên không phải lúc nào bố mẹ cũng mang đủ hai chiếc mũ cho hai chị em. Thi thoảng, bố để vào cốp xe một chiếc cho em đội còn em trai em đang học lớp 2 thì không đội mũ. Bố em bảo, nhà cách trường có một đoạn nên chúng em không cần đội mũ cho "vướng víu". Nếu nhỡ bị cảnh sát kiểm tra thì bố sẽ cố gắng "xin" hoặc tạt vào đường tắt, đường trong ngõ để không bị phạt.

Cô Nguyễn Thị Luyện (giáo viên dạy Văn, Trường THCS Hồng Minh):

- Tôi được biết, hiện nay, tại một số trường tiểu học, THCS, THPT đã có bảng tin trước cổng trường đề nghị phụ huynh nhắc nhở và thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho HS khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy. Bên cạnh đó, trong các buổi học trên lớp, các thầy cô giáo cũng nhắc nhở về vấn đề này. Chắc chắn nhiều phụ huynh biết quy định này, nhưng đa phần cố tình "lờ" luật. Nhiều phụ huynh viện cớ nhà gần trường, con mình không chịu đội mũ hoặc vội đi đón con nên quên không mang mũ hoặc chỉ mua mũ bảo hiểm "rởm" cho trẻ...

Do đó, nguyên nhân của hiện trạng trẻ em không đội mũ bảo hiểm chính là do sự thiếu ý thức của người lớn. Khi có tai nạn xảy ra, các cháu sẽ là người chịu thương tổn nhiều nhất nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng lường trước mối nguy hiểm này. Bắt đầu từ ngày 8-4, lực lượng chức năng sẽ ra quân xử phạt trẻ em không đội mũ bảo hiểm. Biện pháp này chắc chắn sẽ nâng cao ý thức tham gia giao thông của các phụ huynh và giúp các em có ý thức không vi phạm luật ngay từ bé.

Mũ bảo hiểm trẻ em là sản phẩm có chức năng bảo vệ cho phần đầu của trẻ khỏi những tác động ngoại lực nguy hiểm mà tai nạn giao thông mang đến.

Theo thống kê thì có đến 60% các va chạm, tai nạn giao thông gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đầu. Đặc biệt, trẻ nhỏ có phần hộp sọ vẫn còn chưa phát triển cứng cáp như người lớn nên dễ bị tổn thương hơn khi xảy ra va chạm. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị cho con mình chiếc mũ bảo hiểm để bảo vệ bé khi tham gia giao thông.

Tại Việt Nam, theo Khoản 3, Điều 6 của Nghị định 46, trẻ em dưới 6 tuổi thì không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, trẻ từ 6 tuổi trở lên đều cần phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi ngồi sau phương tiện xe gắn máy đang lưu thông trên đường.

Cũng theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp vi phạm thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải chịu mức phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.

  • Dưới 3 tuổi: đây là độ tuổi các bé ngồi xe vẫn còn chưa vững, cột sống rất yếu, di chuyển một thời gian ngắn thường dễ mỏi và nghẹo đầu sang một bên nên không phù hợp để sử dụng.

Ở lứa tuổi này, cha mẹ chỉ nên cho bé đội các loại mũ bảo vệ xốp siêu nhẹ chỉ khoảng dưới 100g sẽ giúp bé giảm thiểu các va đập nhẹ khi có sự cố xảy ra cũng như hình thành cho bé thói quen sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

  • Từ 3 - 5 tuổi: bé đã có thể đội mũ bảo hiểm vì đầu và cột sống của bé đã cứng cáp hơn, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên chọn các loại mũ được khuyên dùng trong độ tuổi này, với đặc điểm cấu tạo vẫn giống các loại mũ bảo hiểm của người lớn nhưng nhẹ hơn nhiều.
  • Từ 6 tuổi trở lên: lúc này các xương và phần đầu của bé đã bắt đầu vững chắc, các bé có thể đội các dòng mũ giống người lớn nhưng cỡ nhỏ hơn, nhẹ hơn và thường có size mũ dưới 50 cm.

Khác với mũ bảo hiểm dành cho người lớn, mũ bảo hiểm trẻ em phải có một số quy chuẩn đặc biệt, và được kiểm định cực kỳ gắt gao vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể để lại hệ lụy rất nghiêm trọng cho sức khỏe của các bé sau này. Các tiêu chí chọn mua mũ mà cha mẹ cần quan tâm bao gồm:

Các mũ bảo hiểm trẻ em từ 3 tuổi trở lên sẽ tương tự như yêu cầu về mũ đạt chuẩn của người lớn, mũ trẻ em đạt chuẩn cần có cấu tạo đầy đủ các bộ phận rõ ràng: vỏ nhựa ABS chắc có khả năng chống va đập tốt; lớp xốp EPS với đặc điểm hấp thu xung lực tốt; dây quai làm từ chất liệu nylon chắc chắn, chịu kéo tốt thì mới có đủ khả năng để bảo vệ an toàn cho các bé.

Trên hết, các bậc cha mẹ hãy kiểm tra phía sau mũ có tem hợp quy CR của Bộ KH&CNtem của nhà sản xuất, trên tem được in rõ ràng, tinh sảo các thông tin: ngày sản xuất, cỡ mũ, địa chỉ nhà sản xuất,… không? Nếu có thì có thể yên tâm chọn mũ bảo hiểm này cho con được rồi.

Cách chọn size mũ tối ưu nhất chính là đưa bé theo để đội thử xem có vừa khít với đầu hay không, rồi dùng tay đẩy nhẹ từ trước ra sau, từ trái qua phải hoặc để bé lắc lư đầu thử xem mũ có dễ bị xô lệch hay không.

Nếu mũ dễ dàng bị lệch thì chứng tỏ quá rộng với đầu bé, khi di chuyển sẽ bị gió hất ngược mũ ra sau, không đảm bảo an toàn. Còn nếu trên trán bé có vết hằn do mũ để lại hoặc bé thấy khó chịu khi đội thì chứng tỏ là mũ đang hơi chật so với vòng đầu của bé.

Với trường hợp cha mẹ mua mũ cho bé từ các cửa hàng online hoặc không thể dắt bé đi thử mũ trực tiếp thì có thể đo trước vòng đầu của bé bằng cách dùng 1 chiếc thước dây. Ngay tại điểm trên chân mày 2 cm, dùng thước dây đo một vòng quanh đầu được bao nhiêu thì đó là size vòng đầu của bé, khi mua mũ chỉ cần đưa số đo này cho nhân viên bán hàng để được tư vấn dòng mũ bảo hiểm cho bé phù hợp nhất.

Dù ở độ tuổi nào thì trong các giai đoạn phát triển vòng đầu của các bé cũng thay đổi liên tục nên tầm 6 tháng, các phụ huynh nên kiểm tra lại size đầu của bé và thay đổi mũ sao cho lúc đội bé cảm thấy thoải mái nhất.

Các bé đang trong độ tuổi học hỏi và muốn khám phá thêm những điều mới lạ từ cuộc sống nên hầu hết đều thích các màu sắc tươi sáng, họa tiết dễ thương hoặc các nhân vật hoạt hình. Các bậc cha mẹ nên quan tâm nên quan tâm đến sở thích, giới tính của bé để chọn một chiếc mũ phù hợp và khiến các bé yêu thích chiếc mũ bảo hiểm của mình hơn chứ không chỉ là nghĩa vụ khi tham gia giao thông nữa.

Về kiểu dáng, hiện nay, tiện dụng nhất đối với trẻ em vẫn là kiểu nón nửa đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý chọn dáng mũ che được phần đầu bên dưới của trẻ. Như vậy tính an toàn sẽ cao hơn.

Các mũ có kính chắn gió nửa mặt với công nghệ đặc biệt với nhiều tính năng cải tiến giúp bé tránh được khói, bụi, tia UVA, UVB,… hạn chế cường độ sáng của đèn xe khác, giúp bảo vệ đôi mắt các bé tốt hơn. Khi không cần thiết có thể đẩy kính lên dễ dàng.

  • Đặt phần vành mũ phía trước ở vị trí song song với chân mày, cách khoảng 2 ngón tay. Mũ phải được giữ thẳng, không bị xê dịch sang bên trái hoặc bên phải, đảm bảo tầm nhìn và khả năng nghe của trẻ không bị cản trở.
  • Điều chỉnh quai mũ để vừa khít với cằm, ôm sát lấy thùy tai nhưng không siết quá chặt vì có thể làm trẻ khó thở.
  • Cuối cùng, bạn cần thực hiện cài chốt khóa đúng cách, sao cho dây quai không bị xoắn lại.

Lưu ý, khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ, không được để mũ tụt về phía sau đầu. Đồng thời, không nên buộc tóc đuôi gà cho trẻ quá cao vì như vậy sẽ làm mũ bị lệch về phía trước, gây hạn chế tầm nhìn.

Mời bạn tham khảo một số mũ bảo hiểm đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì sao

Mũ 1/2 size L Delites ATN04 Đỏ mờ

Còn hàng109.000₫180.000₫(-39%)Xem chi tiết

Trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì sao

Mũ 1/2 size L Delites ATN05 cam

Còn hàng109.000₫180.000₫(-39%)Xem chi tiết

Với những thông tin trên từ Điện máy XANH. Chúc bạn lựa chọn được cho bé yêu nhà mình một chiếc mũ bảo hiểm vừa an toàn, vừa tạo sự thích thú cho bé mỗi khi tham gia giao thông!