Giáo trình hướng dẫn luật kinh tế

nternational trade will bring about equalization in the relative and absolute returns to homogenous factors across nations. In short, wages and other factor returns will be the same after specializa

  • v sddnternational trade will bring about equalization in the relative and absolute returns to homogenous factors across nations. In short, wages and other factor returns will be the same after speci

Preview text

CH£¡NG I Đ¾I C £¡NG VÀ LU¾T KINH T¾

BÀI 1 MÞT SÞ VÀN ĐÀ LÝ LU¾N VÀ LU¾T KINH T¾

  1. Khái nißm chung vÁ lu¿t kinh t¿

1/ Khái niệm Pháp luật kinh tế

Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm luật kinh tế ta phải hiểu một khái niệm có liên quan đó là pháp luật kinh tế.

Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đßi sống kinh tế trong xã hội. pháp luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh. Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau: Luật kinh tế, luật tài chính - ngân hàng, luật lao động, luật đất đai và môi trưßng.

2/ Khái niệm luật kinh tế

Theo khái niệm trên, Luật kinh tế chỉ là một bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là một ngành luật độc lập. Luật kinh tế được hiểu một cách chung nhất thì nó là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đßi sống kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của nhà nước.

Ngày nay nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trưßng có sự quản lý của nhà nước thì luật kinh tế được hiểu theo một quan điểm cụ thể: Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

II. Đßi t¤ÿng điÁu chỉnh căa lu¿t kinh t¿

Ngưßi ta phân biệt các ngành luật với nhau thì phải dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của chúng vì mỗi một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào, bao gồm các nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.

1/ Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giũa các cơ quan quản lý nhà nuớc về kinh tế với các chủ thể kinh doanh (các cơ quan trong bộ máy nhà nước ít nhiều đều thực hiện chức năng quản lý kinh tế). Đặc điểm của mối quan hệ này là quan hệ bất bình đẳng dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng: chủ thể quản lý hoạch định, quyết định có tính chất mệnh lệnh, chủ thể bị quản lý phải phục tùng thực hiện theo ý chí của chủ thể quản lý. Hệ thống quan hệ quản lý kinh tế gồm:

+/ Quan hệ quản lý theo chiều dọc: đó là các mối quan hệ giữa bộ chủ quản với các doanh nghiệp trực thuộc, giữa các UBND cấp tỉnh / thành phố với các doanh nghiệp trực thuộc UBND.

+/ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các cơ quan quản lý kinh tế có thẩm quyền riêng và cơ quan quản lý có thẩm quyền chung. VD quan hệ giữa cơ quan tài chính với các bộ kinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế....

+/ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các doanh nghiệp. VD: quan hệ giữa các cơ quan tài chính với các doanh nghiệp về vấn đề quản lý vốn tài sản của doanh nghiệp...

2/ Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

Đây là những quan hệ thưßng phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất như chế biến gia công, xây lắp sản phẩm hoặc thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trưßng nhằm mục đích sinh lßi.

Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thưßng xuyên và phổ biến nhất. Nhóm quan hệ này có đặc điểm:

  • Phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
  • Phát sinh trên cơ sá thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý và hợp đồng kinh tế hoặc những thỏa thuận (ví dụ góp vốn thành lập công ty...).
  • Chủ thể của nhóm quan hệ này là các chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
  • Quan hệ này là quan hệ tài sản / quan hệ hàng hóa- tiền tệ. Quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh phát sinh trực tiếp trong qua trình kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh mà chủ thể của chúng phải có chức năng kinh doanh (các doanh nghiệp); trong khi đó chủ thể của quan hệ tài sản trong luật dân sự lại chủ yếu là cá nhân và không có mục đích kinh doanh.

3/ Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một đơn vị kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế thị trưßng các hình thức kinh doanh ngày càng trá nên phong phú và phức tạp. Ngoài hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, á Việt Nam đã xuất hiện các đơn vị kinh doanh lớn dưới hình thức tổng công ty và tập đoàn kinh doanh (Theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh). Tập đoàn kinh doanh hay tổng công ty là những hình thức liên kết của nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ cung ứng và tiêu thụ, dịch vụ..à có tư cách pháp nhân.

Quan hệ phát sinh trong nội bộ một đơn vị kinh doanh náy có những đặc điểm sau:

  • Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa các thành viên với nhau khi tiến hành thực hiện kế hoạch của tổng công ty, tập đoàn. Các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc không nhưng được pháp luật và tổng công ty hay tập đoàn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định.
  • Quan hệ giữa các thành viên của tổng công ty được thiết lập để thực hiện kế hoạch chung của tổng công ty nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác do vậy phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng kinh tế.

III. Chă thà lu¿t kinh t¿

Luật kinh tế có hệ thống chủ thể riêng bao gồm các tổ chức hay cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.

Điều kiện để trá thành chủ thể luật kinh tế:

1/ Đối với tổ chức

  • Phải được thành lập một cách hợp pháp. Tức là nó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc được thừa nhận trên cơ sá tuân thủ các thủ tục do luật định, được tổ chức dưới những hình thức nhất định với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rõ ràng theo các quy định của pháp luật (theo dấu hiệu này thì chủ thể luật kinh tế chính là các cơ quan quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội).
  • Phải có tài sản riêng. Tài sản là cơ sá vật chất không thể thiếu được để các tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản đối với bên kia. Dấu hiệu này đặc biệt quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Một tổ chức được coi là có tài sản khi tổ chức đó có một khối

tế có quyền bình đẳng với nhau, cùng thỏa thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào.

  1. Nguyên tắc căa lu¿t kinh t¿. Có 3 nguyên tắc c¢ b¿n

1/ Luật kinh tế phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hoạt động quản lý kinh tế nhà nước. Có nghĩa là luật kinh tế phải thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc thể chế hóa các đưßng lối chủ trương, chính sách của Đảng trong các quy định pháp luật thành nghĩa vụ của quản lý kinh tế cụ thể.

2/ Luật kinh tế phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Luật kinh tế quy định: các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn các hình thức kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3/ Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh

Điều 22 của Hiến pháp năm 1992 quy định “ các cơ sá sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật “ Sự bình đẳng được thể hiện á các mặt chủ yếu sau.

  • Bình đẳng trong việc tham gia vào các mối quan hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh mà không phụ thuộc vào chế độ sá hữu, cấp quản lý hay qui mô kinh doanh.
  • Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi quyền và nghĩa vụ đã được xác định.
  • Bình đẳng về trách nhiệm nếu chủ thể thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình.

VI. Nguán điÁu chỉnh căa lu¿t kinh t¿

Nguồn của luật kinh tế là các văn bản pháp luật chứa đụng những quy phạm pháp luật kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bao gồm:

1/ Hiến pháp: Hiến pháp là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất của luật kinh tế nước ta ( chương II về chế độ kinh tế và một số điều trong chưong V của hiến pháp năm 1992). Những quy định trong Hiến pháp mang tính nguyên tắc chỉ đạo việc xác lập các chế định, các qui phạm cụ thể của luật kinh tế.

2/ Luật: Luật là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp. Nó quy định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Gồm luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, luật tổ chức tòa án nhân dân, luật phá sản doanh nghiệp.

3/ Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế. Đây là hình thức văn bản pháp luật có giá trị pháp lý như là luật (VD nghị quyết thông qua phương hướng nhiệm vụ kế hoạch nhà nước hàng năm hay dài hạn, nghị quyết thông qua quyết toán ngân sách nhà nước...).

4/ Pháp lệnh của UB thường vụ Quốc hội. Là những văn bản quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế quan trọng khi chưa có luật điều chỉnh VD Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

5/ Nghị quyết, nghị định của chính phủ, quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ về kinh tế

Nghị quyết của chính phủ dùng để ban hành các chủ trương, chính sách lớn quy định nhiệm vụ kế hoạch, ngân sách nhà nước và các công tác khác trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân.

Nghị định cửa chính phủ được sử dụng để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa luật, pháp lệnh, VD nghị định của chính phủ để ban hành quy định hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân, luật phá sản, pháp lệnh hợp đồng kinh tế...

Quyết định của thủ tướng chính phủ về tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

6 / Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ hoặc liên bộ, liên ngành....

  • Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo. bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho ngưßi quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đào tạo và xây dụng đội ngũ công nhân lành nghề.
  • Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
  • Kiểm tra thanh tra doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác.

BÀI 3 CHĂ THÂ KINH DOANH VÀ NHþNG VÀN ĐÀ

CHUNG VÀ DOANH NGHIÞP

  1. Khái nißm vÁ chă thà kinh doanh

1/ Khái niệm về kinh doanh

Theo điều 3 của Luật doanh nghiệp (quốc hội thông qua ngày 12/06/1999) thì kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo định nghĩa trên thì các hành vi được gọi là kinh doanh khi hành vi đó phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Hành vi đó phải mang tính nghề nghiệp
  • Hành vi đó phải diễn ra trên thị trưßng
  • Hành vi đó là hành vi được tiến hành thưßng xuyên
  • Mục đích của hành vi đó là kiếm lßi Ngưßi ta có thể nhầm hành vi kinh doanh với hành vi thương mại: hành vi thương mại là hành vi bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.

Theo các khái niệm trên thì chủ thể của hành vi thương mại là các thương nhân, gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thưßng xuyên.

2/ Chủ thể kinh doanh

Chủ thể của hành vi kinh doanh là những pháp nhân hay thể nhân trên thực tế thực hiện các hành vi kinh doanh.

  • Pháp nhân được hiểu là một thực thể pháp lý được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản đó.
  • Thể nhân cũng là một thực thể pháp lý độc lập về tư cách chủ thể nhưng không tách bạch được về tài sản giữa phần tài sản của thực thể đó với chủ sá hữu của nó (Cá nhân và và tổ chức góp vốn) Vì vậy về chế độ trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thì chính thực thể đó cùng với chủ sá hữu của nó cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của thực thể pháp lý đó. Để hiểu rõ về chủ thể kinh doanh chúng ta phải đi sâu tìm hiểu về doanh nghiệp vì trên thực tế thì chủ thể của các hành vi kinh doanh đó chính là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ra đßi với mục đích chủ yếu là để kinh doanh và doanh nghiệp chính là chủ thể chủ yếu thưßng xuyên của luật kinh tế.

II. Doanh nghißp và nhÿng vÁn đÁ chung vÁ doanh nghißp

1/ Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 1999 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Từ khái niệm trên chúng ta hiểu rằng chỉ có những đơn vị, những thực thể pháp lý lấy kinh doanh làm mục tiêu chính cho hoạt động của mình mới được coi là doanh nghiệp. Nhưng trong hệ thống các chủ thể kinh doanh có một số loại chủ thể không được coi là doanh nghiệp, đó là các hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể mặc dù đây là các dạng chủ thể kinh doanh hợp pháp (theo quan niệm của luật phá sản doanh nghiệp).

2/ Phân loại doanh nghiệp

Trên lý thuyết cũng như thực tiễn có thể phân loại doanh nghiệp theo những dấu hiệu khác nhau

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép /giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cơ quan có thẩm quyền do chính phủ quy định). Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy không qua 15 ngày kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ.

Bước 2: Thông báo sự kiện thành lập doanh nghiệp Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp đã được quyết định thành lập thì doanh nghiệp phải thông báo sự ra đßi của doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận giấy chứng nhận.

Việc thông báo này phải được chuyển tải trên các phưong tiện thông tin đại chúng để mọi ngưßi đều biết, thông thưòng nó được đăng tải trên báo chí của trung ương hoặc của địa phưong (thông báo trên ít nhất là 3 số báo hàng ngày liên tiếp.

4/ Quy định về tổ chức lại doanh nghiệp

Doanh nghiệp được thành lập nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể có những biến động bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức lại cơ cấu thành phần của mình trong trưßng hợp đó doanh nghiệp được phép tổ chức lại theo các hình thức sau:

  • Chia doanh nghiệp: Doanh nghiệp được chia thành một số doanh nghiệp cùng loại hình (áp dụng đối với loại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).
  • Tách doanh nghiệp là một doanh nghiệp chuyển một phần tài sản để thành lập một số doanh nghiệp cùng loại hình (công ty mẹ vẫn còn tồn tại).
  • Hợp nhất doanh nghiệp: là hai hay một số doanh nghiệp cùng loại hình hợp nhất lại thành một doanh nghiệp lớn.
  • Sát nhập doanh nghiệp: là một hay một số doanh nghiệp cùng loại hình sát nhập lại với nhau vào một doanh nghiệp khác.
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp á loại hình này có thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác nếu nó đủ điều kiện để chuyển đổi: VD từ công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc ngược lại...

5/ Quy định giải thể và phá sản doanh nghiệp

a/ Giải thể doanh nghiệp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp nhưng về cơ bản là những nguyên nhân này phụ thuộc vào ý chí cửa chủ doanh nghiệp (cũng có những trưßng hợp bắt buộc phải giải thể.

+/ Các trường hợp dẫn đến giải thể doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp hết thßi hạn đăng ký kinh doanh nhưng chủ doanh nghiệp không muốn đăng ký kinh doanh tiếp tục.
  • Doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh
  • Doanh nghiệp không còn đủ số lương thành viên theo quy định (bắt buộc)
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh (bắt buộc) +/ Thủ tục giải thể Bước 1: Chủ doanh nghiệp quyết định giải thể Bước 2: Gái đơn xin giải thể lên cơ quan đã đăng ký kinh doanh. Gỏi thông báo về quyết định giải thể trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 3: Thanh lý tài sản, trả hết các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng Bước 4: gái hồ sơ xin giải thể lên cơ quan đã đăng ký kinh doanh để xóa tên trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đơn và sau 15 ngày kể từ khi hoàn thành các thủ tục thông tin thông báo, thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng nếu không có khiếu nại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể.

6/ Phá sản doanh nghiệp

a/ Khái niệm về phá sản Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Các dấu hiệu của phá sản là: Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

  • Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không phải là hiện tượng nhất thßi mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa.

Việc xác định doanh nghiệp có thật sự đến mức phải phá sản hay không là việc hết sức quan trọng nên phải hết sức thận trọng bái vì khi quyết định tuyên bố phá sản tức là sự khai tử đối với doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, doanh nghiệp phải giao toàn bộ tài sản của mình để chi trả cho các chủ nợ. Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

b/ Trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản +/ Đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản Luật phá sản được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sá hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nhà nước Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản.

Các doanh nghiệp tư nhân chỉ bị tuyên bố phá sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân ấy có doanh nghiệp riêng. Các cá nhân kinh doanh được thành lập theo nghị định 66/HĐBTngày 02/03/ không phải là đối tượng bị tuyên bố phá sản.

Một số doanh nghiệp đặc biệt: phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng (sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài trang bị chuyên dùng cho quốc phòng an ninh, kinh doanh tài chính tiền tê quản lý và xây dựng các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quốc gia trọng điểm, kinh doanh bảo hiểm, sản xuất cung ứng điện, giao thông công chính đô thị , vận tải đưßng sắt, hàng không, thông tin viễn thông) chỉ bị tuyên bố phá sản khi nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối áp dụng các biện pháp cần thiết để cứu doanh nghiệp.

+/ Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn đơn yêu cầu tuyên bố phá sản */ Đối tượng được yêu cầu tuyên bố phá sản

  • Đối tượng thứ nhất là các chủ nợ không có đảm bảo (chủ nợ có các khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ) và chủ nợ được đảm bảo một phần (chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ nhưng giá trị tài sản đảm bảo ít hơn khoản nợ đó).

Loại đối tượng này khi làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của ngưßi làm đơn, tên và địa chỉ trụ sá chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản cùng với các bản sao giấy đòi nợ và các giấy tß khác chứng minh doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đến hạn. Ngưßi nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.

  • Đối tượng thứ hai là đại diện công đoàn hoặc đại diện ngưßi lao động. Ngưßi lao động của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được doanh nghiệp trả đủ lương theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp và nghị quyết của công đoàn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đối tượng này khi nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

thi hành. Quyết định này khi có hiệu lực sẽ được đăng báo hàng ngày của địa phương và trung ương trong 3 số liên tiếp, sao gửi cho phòng thi hành án thuộc sá tư pháp, các chủ nợ, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan tài chính, lao động cùng cấp và cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Bước 4: Phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

  • Tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là tài sản của doanh nghiệp có tại thßi điểm tòa án ấn định ngày ngừng thanh toán nợ. Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam quy định: tòa án có quyền thu hồi những tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong 6 tháng trưóc ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã làm để tẩu tán tài sản, thanh toán khoản nợ chưa đến hạn, từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ, chuyển các khoản nợ không đảm bảo thành nợ có đảm bảo, bán tài sản của doanh nghiệp thấp hơn giá thực tế.

Việc phân chia tài sản được tiến hành theo thứ tự ưu tiên sau: Các khoản lệ phí, chi phí cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ lương, trợ cấp.

thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký, các khoản nợ nộp thuế, các khoản nợ cho các chủ nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ thanh toán nợ cho các chủ nợ thì các chủ nợ sẽ được thanh toán một phần theo tỷ lệ t ương ứng. còn nếu thừa thì số thừa này trả lại cho chủ doanh nghiệp, công ty hoặc ngân sách nhà nước tùy theo loại hình doanh nghiệp.

  • Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án thuộc sá tư pháp nơi doanh nghiệp có trụ sá chính. Trưáng phòng thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc của tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản gồm có: Chấp hành viên là cán bộ của phòng thi hành án, đại diện cơ quan tài chính ngân hàng, đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn. đại diện doanh nghiệp bị phá sản.

CH£¡NG II PHÁP LU¾T VÀ CÁC LO¾I HÌNH DOANH

NGHIÞP CĀ THÂ

BÀI 1 DOANH NGHIÞP NHÀ N£àC

  1. Khái nißm và đặc điÃm

1/ Khái niệm

Theo điều I của luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995 thì doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao.

- Doanh nghệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

- Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.

2/ Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

  • Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập. Các doanh nghiệp khác nhà nước chỉ gián tiếp thành lập thông qua việc cho phép thành lập, còn doanh nghiệp nhà nước là do chính nhà nước trực tiếp thành lập, thể hiện á chỗ: nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soat, đại hội công nhân viên chức, các tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội...); bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quan trọng như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưáng.. nên có một số văn bản trước đây cho rằng đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chính là chủ sá hữu doanh nghiệp.
  • Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản nhà nước. Vì doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sá hữu nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đó để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp cửa một cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp quản lý của của chính phủ. Thủ trưáng cơ quan quản lý nhà nước của doanh nghiệp được chính phủ ủy quyền đại diện chủ sá hữu của doanh nghiệp nhà nước (cơ quan chủ quản).
  • Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Sau khi thành lập doanh nghiệp nhà nước trá thành một chủ thể kinh doanh độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Tài sản của doanh nghiệp mặc dù là tài sản của nhà nước nhưng lại được tách biệt với tài sản khác của nhà nước và cũng chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý (trách nhiệm hữu hạn).
  • Doanh nghiệp nhà nước thực hiện mục tiêu mà nhà nước giao. Vì doanh nghiệp là đơn vị kinh tế nhà nước thành lập ra để thực hiện các mục tiêu của nhà nước nên đặc điểm này là tất yếu.

3/ Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện nay của nước ta

Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trưßng có sự điều tiết của nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế này phạm vi hoạt động và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vai trò chủ đạo bởi nó vẫn

cho các luận chứng đó; Có phương án bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý đúng tiêu chuẩn; Có điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan chủ quản phê duyệt. Hiện nay chúng ta có 77 tổng công ty loại này.

  • Các doanh nghiệp độc lập có quy mô lớn: là các doanh nghiệp có số vốn từ 15 tỷ đồng trá nên; số lượng lao động ít nhất từ 500 ngưßi trá lên, số doanh thu ít nhất là 20 tỷ đồng Việt Nam; số nộp ngân sách nhà nước tính mốc là 5 tỷ đồng/năm.
  • Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị Loại mô hình này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, nó đảm bảo được hai yêu cầu: Tăng cưßng tối đa quyền tự chủ của doanh nghiệp và đảm bảo sự kiểm soát từ bên ngoài của nhà nước đối với quyền lợi chủ sá hữu của mình đối với tài sản á doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị Giám đốc là ngưßi đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, giám đốc chịu trách nhiệm trước bộ trưáng, trước chủ tịch UBND tỉnh / thành phố trực thuộc trung ương là ngưßi trực tiếp bổ nhiệm mình cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật trong khi thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình.

c/ Căn cứ vào dấu hiệu về tính độc lập của doanh nghiệp thì có hai loại doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp thành viên.

  • Doanh nghiệp độc lập là doanh nghiệp không nằm trong cơ cấu của tổng công ty.
  • Doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp tham gia vào sự liên kết thành lập tổng công ty và là một thành viên của tổng công ty đó. Doanh nghiệp thành viên cũng được chia làm hai loại: Doanh nghiệp hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.

II. Thă tāc thành l¿p doanh nghißp nhà n¤ác.

1/ Điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước

  • Lĩnh vực kinh doanh là lĩnh vực then chốt, quan trọng có tác dụng má đưßng và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trưßng định hướng XHCN. Theo nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 thì có 19 ngành, lĩnh vực được xem xét thành lập doanh nghiệp nhà nước.
  • Ngưßi đề nghị thành lập nhà nước phải là Bộ trưáng các bộ, Thủ trưáng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưáng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh / thành phố trực thuộc trung ương.
  • Chủ tịch UBND quận / huyện là ngưßi đề nghị thành lập các doanh nghiệp công ích hoạt đồng trên địa bàn của mình.

2/ Quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước

(theo Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995 và nghị định 50/CP ngày 28/08/1996) Bước 1: Lập và gửi hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp Hồ sơ gồm: tß trình đề nghị thành lập, đề án thành lập, vốn điều lệ, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguốn và mức vốn được cấp, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, giấy đề nghị cho doanh nghiệp được sử dụng đất có ý kiến của chủ tịch UBND cấp huyện về quyền sử dụng đất và các vấn đề có liên quan đến địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sá chính và thành lập các cơ sá sản xuất, kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp, bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trưßng.

Hồ sơ được gửi tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bước 2: Thẩm định hồ sơ. Việc thẩm định hồ sơ là do hội đồng thẩm định hồ sơ tiến hành và đưa ra kết qủa thẩm định. Bước 3: Quyết định thành lập. Nếu kết quả thẩm định hồ sơ kết luận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì hội đồng thẩm định sẽ trình Thủ tướng chính phủ, Bộ trưáng, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập doanh nghiệp, đồng thßi

phê duyệt điều lệ doanh nghiệp (không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ). Bổ nhiệm chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc / giám đốc doanh nghiệp.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh tại các sá kế hoạch và đầu tư theo trình tự của thủ tục đăng ký kinh doanh (bài 3 chương I) Không quá 60 ngày kể từ ngày nhận quyết định thành lập.

III. Các quyÁn và nghĩa vā căa doanh nghißp nhà n¤ác

1/ Các quyền của doanh nghiệp nhà nước

a/ Quyền trong tổ chức, quản lý kinh doanh Nhà nước chỉ giao những chỉ tiêu cơ bản còn việc tổ chức lưới kinh doanh, phương thức kinh doanh, quy mô hoạt động kinh doanh đều do doanh nghiệp tự quyết định, cụ thể:

  • Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao, đầu tư, liên doanh, liên kết, tổ chức quản lý lao động, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đổi mới công nghệ, trang thiết bị
  • Được đặt chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp á trong và ngoài nước tự chọn thị trưßng thị phần, được xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Được quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp cổ phần thành các doanh nghiệp lớn, tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế để tăng mạnh về vốn, công nghệ, lao động và má rộng thị trưßng.
  • Được tổ chức và quản lý lao động. Luật doanh nghiệp nhà nước cho phép các doanh nghiệp được quyền lụa chọn lao động, quy định mức lương mức thưáng cho ngưßi lao động trên cơ sá đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, thực hiện các quyền của ngưßi lao động.

b/ Quyền của doanh nghiệp trong quản lý tài chính Nhà nước là chủ sá hữu của doanh nghiệp, nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp tức là nhà nước đã trao quyền sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Trình tự của việc giao vốn được tiến hành như sau:Nhà nước ủy quyền cho bộ tài chính làm đại diện chủ sá hữu về vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưáng bộ tài chính hoặc ngưßi được ủy quyền giao vốn cho doanh nghiệp chậm nhất là 60 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị / tổng giám đốc / giám đốc là ngưßi ký nhận vốn. Vốn nhà nước giao ban đầu có thể là toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. Vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp và sử dụng bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu, vốn cấp nguồn gốc ngân sách, và vốn do doanh nghiệp tích lũy được.

Doanh nghiệp có quyền tự chủ về mặt tài chính. với chính sách tự tạo và phát triển nguồn vốn trong cơ chế mới để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước có thể vay vốn của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính dưới hình thức phát hành trái phiéu, vay bạn hàng dưới hình thức cầm cố nhận nợ hoặc liên doanh liên kết với nguyên tắc là phải bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thßi doanh nghiệp còn được phép sử dụng tất cả những nguồn vốn, quỹ chưa dùng đến (phải gửi á ngân hàng) và vốn cố định để dưa vào kinh doanh sau đó hoàn trả lại các vốn này. Được phép chuyển nhượng, bán các tài sản không dùng, lạc hậu về kỹ thuật, thanh lý tài sản kém phẩm chất, hư hỏng không có khả năng phục hồi để thu hồi vốn.

2/ Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kếït quả hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện.
  • Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kế hoạch sản xuất phù hợp với nhiệm vụ nhà nước giao và nhu cầu của thị trưßng.

BÀI 2 DOANH NGHIÞP T¾P THÂ

  1. Khái nißm doanh nghißp t¿p thÃ

1/ Kinh tế tập thể và doanh nghiệp tập thể

a/ Kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể được hiểu là cách tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội nhằm đạt được một mục tiêu sản xuất kinh doanh nhất định bằng cách liên kết, phối hợp, cộng tác với nhau theo các cấp độ khác nhau tùy thuộc ý chí của các thành viên sáng lập.

Cấp độ đơn giản nhất là các tổ hợp tác. Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. không có điều lệ. Và mọi vấn đề về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của nó được điều chỉnh bái Luật dân sự.

Khi tổ hợp tác hội tụ đủ các điều kiện, đạt trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh chặt chẽ và theo nhu cầu của các thành viên thì tổ hợp tác có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp.

b/ Doanh nghiệp tập thể Doanh nghiệp tập thể về bản chất nó là một hình thức kinh tế tập thể nhưng mức độ, tính chất, nội dung của sự hợp tác, liên kết á trình độ cao.

Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm về doanh nghiệp tập thể kỹ hơn á một hình thức doanh nghiệp tập thể điển hình là hợp tác xã.

2/ Hợp tác xã - hình thức doanh nghiệp tập thể điển hình

a/ Khái niệm hợp tác xã Điều 1 của Luật hợp tác xã Việt Nam năm 1996 quy định về khái niệm Hợp tác xã như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

b/ Các đặc điểm của hợp tác xã

  • Hợp tác xã trước hết là một tổ chức kinh tế. nó được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sá nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác.
  • Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ. Điều 5 trong Luật hợp tác xã khẳng định: Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của hợp tác xã.

Tính tự chủ của hợp tác xã thể hiện á chỗ nó là doanh nghiệp tự hạch toán, có đủ điều kiện của một tổ chức được công nhận là pháp nhân. Hợp tác xã khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

  • Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao. Hợp tác xã khác với các loại hình doanh nghiệp khác là á chỗ những thành viên tham gia hợp tác xã thể hiện sự hợp tác có tính chất toàn diện: cùng góp vốn, góp sức (trực tiếp tham gia hoạt động)và cùng có nhu cầu, lợi ích. Trong khi đó sự hợp tác trong công ty trách nhiệm hữu hạn đơn thuần là sự góp vốn, công ty cổ phần là đóng góp cổ phần, còn các thành viên không nhất thiết phải trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ.

c / Vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế nước ta hiện nay Hợp tác xã là loại hình doanh nghiệp tập thể không chỉ phổ biến á nước ta, trên thế giới, hợp tác xã cũng là một vấn đề được quan tâm vì đây là hình thức doanh nghiệp tập thể của những ngưßi lao động mang tính xã hội cao.

à Việt Nam, hợp tác xã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Vì loại hình hợp tác xã đáp ứng được nhu cầu của những ngưßi lao động đơn lẻ, nghèo và tích lũy chưa được nhiều nên chưa có cơ hội làm ăn phát triển; những cá nhân kinh doanh có nhu cầu hợp tác làm ăn một cách chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương trợ giúp đỡ để vượt qua những khó khăn, cùng nhau tốn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trưßng. Có thể nói Hợp tác xã là cầu nối để gíup những ngưßi lao động, đặc biệt là ngưßi nông dân hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội.

Mặt khác, bằng những quy định pháp luật về hợp tác xã nhà nước ta hướng những quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. Thành l¿p và tổ chức ho¿t đßng căa doanh nghißp t¿p thà - Hÿp tác xã

1/ Nguyên tắc thành lập và tổ chức hoạt động của hợp tác xã

a/ Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã Điều kiện để gia nhập hợp tác xã là: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trá lên, có năng lực hành vi dân sự, có góp vốn, góp sức, tán thành điều lệ của hợp tác xã.

Khi là xã viên hợp tác xã, vì lý do nào đo, ï có quyền ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

b/ Nguyên tắc dân chủ và bình đẳng trong quản lý hợp tác xã Tất cả các xã viên hợp tác xã đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết để giải quyết những công việc của họp tác xã mà không phụ thuộc về số vốn hoặc công sức họ đã góp vào hợp tác xã.

c/ Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi Khoản 3 điều 7 Luật hợp tác xã quy định hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tự quyết về phân phối, thu nhập đảm bảo hợp tác xã và xã viên cùng có lợi. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hợp tác xã là một pháp nhân, có tài sản độc lập và tách biệt với các thành viên cho nên hợp tác xã có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về chính tài sản của mình.

d/ Nguyên tắc chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, số lãi thu được một phần được trích vào quỹ hợp tác xã, một phần được chia cho vốn góp và công sức của xã viên, phần còn lại được chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Việc chia lãi này được xã viên bàn bạc thống nhất và quyêt định trong đại hội xã viên.

e/ Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng Sự hợp tác tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên hợp tác xã là ưu điểm cơ bản nhất của loại hình doanh nghiệp này. Sự hợp tác phải luôn trung thực, vô tư, lành mạnh và vì tập thể.

2/ Quy trình thành lập hợp tác xã

Bước 1: Lập hồ sơ xin thành lập hợp tác xã. Hồ sơ gồm: đơn xin thành lập phương hướng, chương trình và kế hoạch hành động của hợp tác xã. Đơn và hồ sơ được gửi lên UBND cấp xã.

Bước 2: Xem xét, nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định thành lập hợp tác xã. Bước 3: Sau khi nhận được quyết định cho thành lập hợp tác xã các sáng lập viên phải tiến hành các công việc phực vụ cho việc ra đßi Hợp tác xã: tuyên truyền vận động mọi ngưßi tham gia hợp tác xã, dự thảo điều lệ hợp tác xã, chuẩn bị hội nghị thành lập hợp tác xã.

Bước 4: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã. Hội nghị gồm: Các thành viên có ý tưáng sáng lập ra hợp tác xã và những ngưßi có nhu cầu tham gia hợp tác xã. Trong hội nghị các thành viên sẽ thỏa thuận phương hướng sản xuất kinh doanh, kế hoạch hành động của hợp tác xã, thông qua điều lệ hợp tác xã và lập ra danh sách những thành viên chính thức, bầu cơ quan quản lý và cơ quan kiểm soát