Hãy trình bày đặc điểm kinh tế Châu Phi nông nghiệp công nghiệp dịch vụ

Hầu hết các nước châu Phi có hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản, chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.

Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của Ai Cập.

Hầu hết các nước châu Phi có hoạt động kinh tế đối ngoại tương đôi đơn giản, chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.Do công nghiệp kém phát triển nên phần lớn các nước châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập máy móc. thiết bị, hàng tiêu dùng.Các nông sản xuất khẩu chủ yếu là cà phê, ca cao, lạc. dầu cọ, bông. Trong khi đó châu Phi vẫn phải nhập một lượng lương thực rất lớn.Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước ờ châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, nhiều nông sản và khoáng sản chủ yếu của châu Phi bị giảm giá trên thị trường thế giới, làm cho nền kinh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng.

Du lịch cũng là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a...).

Kinh tế châu Phi bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nhân lực của lục địa. Thời điểm 2019, khoảng 1,3 tỷ người[1] sinh sống ở 54 quốc gia khác nhau ở châu Phi. Châu Phi là một lục địa giàu tài nguyên.[3][4] Sự tăng trưởng gần đây là do sự tăng trưởng về doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và sản xuất.[5]Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi nói riêng, dự kiến ​​sẽ đạt GDP tổng cộng 29 nghìn tỷ đô la vào năm 2050.[6]

Kinh tế Châu PhiSố liệu thống kêDân số1,307 tỷ (16%; 2019)[1]GDP2,19 ngàn tỷ USD (Danh nghĩa; 2017)[2]
6,36 tỷ USD (PPP; 2017)[2]
Tăng trưởng GDP3.7%[2]GDP đầu người1.720 USD (2017; thứ 6)[2]Triệu phú (USD)140.000 (0.011%)Thất nghiệp15%Hầu hết các số là từ Quỹ tiền tệ quốc tế.

Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Vào tháng 3 năm 2013, Châu Phi được xác định là lục địa nghèo nhất thế giới: Toàn bộ GDP kết hợp của Châu Phi chỉ bằng một phần ba GDP của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới hy vọng rằng hầu hết các nước châu Phi sẽ đạt được trạng thái "thu nhập trung bình" (được xác định là ít nhất 1000 đô la Mỹ mỗi người một năm) vào năm 2025 nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục.[7] Năm 2013, Châu Phi là lục địa tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 5,6% một năm và GDP dự kiến ​​sẽ tăng trung bình hơn 6% một năm trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2023.[3][8] Năm 2017, Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã báo cáo Châu Phi là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và ước tính tăng trưởng trung bình sẽ tăng trở lại 3,4% trong năm 2017, trong khi tăng trưởng dự kiến ​​sẽ tăng 4,3% trong năm 2018 .[9]

Sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trên khắp lục địa, với hơn một phần ba các quốc gia châu Phi có tỷ lệ tăng trưởng 6% hoặc cao hơn, và 40% tăng trưởng khác từ 4% đến 6% mỗi năm.[3] Một số nhà quan sát kinh doanh quốc tế cũng đã gọi Châu Phi là động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai của thế giới.[10]

  1. ^ a b “2017 World population” (PDF). 2017 World Population Data Sheet - Population Reference Bureau.
  2. ^ a b c d “GDP Nominal and PPP Data, current prices”. International Monetary Fund. 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ a b c “Overview”.
  4. ^ CNN, Milena Veselinovic, for. “Why is Africa so unequal?”. CNN. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Africa rising”. The Economist. ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ “Get ready for an Africa boom” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “Despite Global Slowdown, African Economies Growing Strongly― New Oil, Gas, and Mineral Wealth an Opportunity for Inclusive Development”. World Bank (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Oliver August (ngày 2 tháng 3 năm 2013). “Africa rising A hopeful continent”. The Economist. The Economist Newspaper Limited. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “African Economic Outlook 2017” (PDF). African Development Bank.
  10. ^ “Rise of the African opportunity”. Boston Analytics. ngày 22 tháng 6 năm 2016.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế_châu_Phi&oldid=67568819”

Bài 31. KiNH TẾ CHÂU PHI (Tiếp theo) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản ngành dịch vụ của châu Phi. Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị; nguyên nhân và hậu quả. Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm ngành dịch vụ. Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ dân thành thị ỗ một số quốc gia châu Phi. KIẾN THỨC Cơ BẢN Dịch vụ Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản: + Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản. + Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực. Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản. + Do giá cả biến động trên thị trường thế giới, nên kỉnh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng. Du lịch là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ỏ' châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a,...). Đô thị hoá Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng. Tốc độ đô thị hoá ỏ' châu Phi khá nhanh, nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Trả lời: Các tuyến đường sắt đều bắt nguồn từ các vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu hay vùng khai thác khoáng sản sâu trong nội địa hướng ra bờ biển, đến các thành phố cảng, phục vụ vận chuyển hàng xuất khẩu. Câu 2. Quan sát bảng số liệu (trang 98 SGK) kết hợp với hình 29.1, cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi. Trả lời: Mức độ đô thị hóa cao nhất: duyên hải Bắc Phi (An-giê-ri, Ai Cập). Mức độ đô thị hóa khác cao: ven vịnh Ghi-nê (Ni-giê-ri-a). Mức độ đô thị hóa thấp: duyên hải Đông Phi (Kê-ni-a, Xô-ma-li). Câu 3. Nêu những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi. Trả lời: Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi: Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội; an ninh, trật tự thành phố... Các khu nhà ổ chuột, số lượng người tị nạn và nông dân ở nông thôn đổ về thành phố không có nhà ở. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực? Trả lời: Do công nghiệp châu Phi chậm phát triển, thiên về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu, nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, hàng thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực. Câu 2. Quan sát các hình 31.1 và 29.1, cho biết: Tên một số cảng lớn ở châu Phi. Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân ở châu Phi. Trả lời: Tên một số cảng lớn ở châu Phi: An-giê, Ca-xa-blan-ca, A-bit- gian, Đa-ca, Kêp-tao, Đuôc-ban, Môm-ba-sa. Châu Phi có 22 đô thị trên 1 triệu dân. Hai đô thị trên 5 triệu dân ở châu Phi là Cai-rô (Ai Cập) và La-gôt (Ni-giê-ri-a). V. CÂU HỎI Tự HỌC Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiều biểu là: A. Ma-rốc, Tuy-ni-di. B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a. c. Công-gô, Tan-da-ni-a D. Kê-ni-a, Ai Cập. Mặt hàng nông sản độc đáo, có khối lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới của châu Phi là: A. Cà phê. B. Ca cao. c. Cọ dầu. D. Lạc. Việc xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Phi chủ yếu nhằm vào mục đích: Thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng. Tiện xuất khẩu lâm sản, khoáng sản. c. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nội địa. D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng ven biển.