Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì

Tuy có nhiều kiến giải khác nhau nhưng xem ra cho đến nay Quốc tộ của Thiền sư Pháp Thuận là bài thơ nhận được sự đồng thuận cao trong giới nghiên cứu xem là tác phẩm tiên phong cho nền văn học viết thời trung đại ở Việt Nam.

Show

>NHỮNG NHÂN VẬT PHẬT GIÁO NỔI BẬT

Theo sách Thiền Uyển Tập Anh, Thiền sư Pháp Thuận ở chùa Cổ Sơn, quận Ải, không rõ quê. Sư họ Đỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, rõ việc đương thời. Từ nhỏ đã xuất gia thờ sư Phù Trì chùa Long Thọ. Khi đã đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với sấm ngữ. Thời bấy giờ nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, sư tham gia đắc lực việc trù định kế sách. Khi thiên hạ thái bình sư không nhận phong thưởng. Hoàng đế Lê Đại Hành kính trọng sư, thường đem việc văn thư giao phó.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
Chỉ với mấy câu kệ thơ, Thiền sư Pháp Thuận đã để lại cho nền văn học nước nhà một tác phẩm mang nhiều giá trị tư tưởng học thuật, tư tưởng chính trị, cùng thái độ hành xử của tu sỹ; vừa không đánh mất phẩm cách của sa môn, vừa giúp được vua, giúp được nước. Ảnh minh họa

Năm Thiên Phúc thứ 7 (986), người Tống là Lý Giác sang sứ, vua sai sư cải trang làm quan coi bến để theo dõi hành động của y. Gặp lúc có hai con ngỗng bơi trên sông, Giác ngâm rằng:

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện huống thiên nha.

(Nga nga một cắp nga

Ngước mắt ngó chân trời).

Sư đang cầm chèo ngâm theo cho đủ bài thơ tứ tuyệt:

Bạch mao phô lục thuỷ

Hồng trạo bãi Thanh Ba.

(Lông trắng phơi nước biếc

Sóng xanh chân hồng bơi).

Giác vô cùng thán phục, về sứ quán làm thơ gửi tặng sư. Thuở đó vua thường đem vận nước ngắn dài hỏi sư. Sư đáp bằng bài thơ "Quốc Tộ" (Vận nước).

Phiên âm:

Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh

Dịch nghĩa:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt

Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình

Vô vi ở nơi cung điện,

[Thì ] khắp mọi nơi đều tắt hết binh đao.

Dịch thơ:

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Vô vi cư điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Theo bản dịch của Đoàn Thăng (Thơ văn Lí - Trần, tập I, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

Theo Thiên Uyển Tập Anh, Pháp Thuận là một nhà bác học, giỏi về nghệ thuật, thi ca, có tài năng phụ tá nhà vua trong việc chính trị, thông hiểu về tình hình thực tại của đất nước. Pháp Thuận là người vừa thảo văn thư ngoại giao, vừa trù định chính sách cho nước. Do vậy, ta biết lý do tại sao vua lại hỏi Pháp Thuận về "Vận nước" và sư đã trả lời bằng thơ kệ.

Theo các sử gia thì bài kệ thơ này được làm sau biến cố Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết vào năm 979, tiếp đến là biến cố nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo mang quân tiến vào nước ta năm 981. Rõ ràng vận nước lúc bấy giờ rất rối ren. Nhưng với cái nhìn sắc sảo về nhân quả của một vị Thiền sư lỗi lạc, Pháp Thuận đã gợi ý cho nhà vua một phương sách ổn định nhân tâm và quốc độ.

Ta có thể đi sâu để hiểu nghĩa, những từ khó trong bài kệ thơ. "Dây quấn"  (đằng lạc) vừa nói về tình hình rối ren như dây leo quấn chằng chịt không tìm ra đầu mối của nhân quả tương quan, vừa gợi ý sự đoàn kết của toàn dân, vua quan từ hình ảnh một bó cây bền chắc trước hiểm hoạ ngoại xâm.

"Vô vi cư điện các", chữ vô vi này rõ ràng không còn mang ngữ nghĩa vô vi của Lão Tử mà cũng không là hoàn toàn thuật ngữ Phật học với ý nghĩa rỗng rang, giải thoát. Vô vi ở đây đã trở thành một khái niệm tổng hợp cả ba nền tư tưởng Nho - Phật - Lão. Nhà sư khuyên vua và Triều đình phải sống đời trung chính, đạo đức hiền thiện, thuận theo lẽ tự nhiên, đừng nhũng nhiễu, hao phí tài lực của lê dân... để noi gương cho bá tính. Khi triều đình sống được như vậy và nhân dân một lòng đoàn kết thì xứ xứ sẽ không còn đao binh và trời Nam sẽ thái bình thịnh trị.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
Bài thơ thể hiện cái nhìn đầy lạc quan về vận nước, một tiên đoán về tương lai của đất nước. Ảnh minh họa

Chỉ với mấy câu kệ thơ, Pháp Thuận đã để lại cho nền văn học nước nhà một tác phẩm mang nhiều giá trị tư tưởng học thuật, tư tưởng chính trị, cùng thái độ hành xử của tu sĩ; vừa không đánh mất phẩm cách của sa môn, vừa giúp được vua, giúp được nước. Là một người đã cống hiến nhiều cho đất nước, nhưng về già, nhà sư đã từ chối lộc hàm, tìm chỗ sơn thuỷ để tĩnh cư.

Từ những bài thơ còn lại ít ỏi của một thời, ta cũng có thể hình dung được diện mạo văn học thời Đinh - Lê, tuy mới lập quốc, nhưng đâu phải vì vậy mà văn hoá, văn phong, tư tưởng không nội hàm một sinh lực với giá trị tâm linh lâu đời. Và nếu, giả sử không có Phật giáo, không có các nhà sư trí thức với tâm hồn lớn rộng, với cái trí thấy xa ngàn dặm, với cái biết ưu thời mẫn thế như Khuông Việt, như Pháp Thuận thì các triều đại này biết nương tựa vào ai?

GD&TĐ - Bài thơ Quốc tộ của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là một bài thơ hay đã từng được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (Nâng cao).

Bài thơ mang ý nghĩa rất sâu sắc, thể hiện tập trung qua những nhãn tự như Quốc tộ, thái bình, vô vi…

1.

Bài thơ Quốc tộ ra đời dưới triều đại vua Lê Đại Hành - Lê Hoàn. Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến “Mười hai sứ quân” và sự thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng sau khi đánh tan cuộc xâm lược nhà Tống năm 981, đất nước ta bước vào thời ổn định. Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh, một quốc gia hùng cường.

Xuất phát từ niềm ước mong và trăn trở đó, một lần Lê Hoàn đã hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước. Thiền sư trả lời nhà vua bằng bài thơ Quốc tộ.

Quốc tộ

Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

Dịch thơ:

Vận nước

Vận nước như mây cuốn

Trời Nam mở thái bình

Vô vi trên điện các

Chốn chốn dứt binh đao

Nội dung bài thơ có liên quan đến người hỏi và người trả lời. Vấn đề là tại sao vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đoản trường (nguyên văn “Đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường”)  đây cũng có dụng ý ngấm ngầm hỏi về sự dài ngắn của ngôi vị đế vương (dòng họ Lê làm vua được bao lâu) và trong câu trả lời của Đỗ Pháp Thuận lại có hai chữ vô vi? 

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
Tranh vẽ Thiền sư Pháp Thuận. Ảnh minh họa

2.

Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, viết về vấn đề chính trị xã hội của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi về vận nước ngắn dài”, nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình.

Hai câu thơ đầu mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh như dây mây leo quấn quýt nói lên sự bền chặt, dài lâu và phát triển thịnh vượng.

“Quốc tộ như đằng lạc” (Vận nước như mây cuốn). “Quốc tộ” có nhiều nghĩa, nhưng trong văn cảnh cụ thể này được hiểu là vận mệnh quốc gia. Quốc tộ là vận nước mà vua Lê Đại Hành thao thức trông chờ, có gì khác hơn sự quấn quýt của những sợi dây mây? Sự kết hợp hài hòa giữa nhân dân và vua. Vận nước được dài lâu, thịnh trị khi biết kết hợp lòng người. Dây mây mong manh nhưng rất bền chặt lại biết tương thân tương ái cộng sinh, khác với nhiều cây khác. Dù là cây đại thụ nhưng mọc nơi cố định, biệt lập đứng riêng một mình một cõi, mất khả năng di động, biến hóa khi tương sinh, còn dây mây tuy nhỏ nhưng có thể trói cả rừng già.

Đó là ý nghĩa đoàn kết dân tộc, kết hợp toàn dân, trong câu thơ đầu mà cũng là trách nhiệm ưu tiên của người cầm quyền. Nhờ sự đoàn kết bất phân nguồn gốc, giới tính, chính kiến, ý thức tự chủ dân tộc mới được hình thành, mở ra nước Việt Nam thái bình và hùng cường dưới cõi trời Nam: “Nam thiên lý thái bình” (Trời Nam mở thái bình).

Thái bình là rất bình yên, thịnh trị. Nghĩa là một đất nước thanh bình, yên vui, không bạo lực, không xung đột chiến tranh. Câu thơ thể hiện niềm tin của tác giả vào vận nước. Hai câu thơ đầu phản ánh một tâm trạng phơi phới một niềm vui, niềm tự hào lạc quan.

3.

Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước. Chữ cư trong “…cư điện các” không hiểu đơn thuần là “ở nơi điện các”, mà còn có nghĩa là cư xử, điều hành. “Điện các” là chỉ nơi cung điện, triều đình - ở đây có nghĩa là nơi triều chính điều hành chính sự.

Hai chữ quan trọng nhất của bài thơ Quốc tộ là hai chữ vô vi trong câu thơ thứ ba. Vô vi là nhãn tự hàm ý uyên thâm.

Thông thường nói đến vô vi, nhiều người quan niệm là không làm chi cả, theo điệu: “Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lo kỳ sinh” (Đời như giấc mộng lớn, chuyện chi lo lắng dấn thân cho mệt?). Trong Đạo đức kinh Lão Tử định nghĩa vô vi là “làm cái không làm tức chẳng điều gì mà không sửa sang” (vi vô vi tác vô bất trị) hoặc đạo thường vốn không làm gì nhưng chẳng việc gì là nó không làm. Nếu bậc Hầu vương nào giữ được đạo như thế, muôn loài sẽ tự biến hóa đổi thay” (Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. Hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự hóa).

Như vậy, cách hiểu vô vi của Đạo Lão là không can thiệp, không áp đặt mà thuận theo tự nhiên. Con người cần phải “nương theo tự nhiên” mà hành động ứng xử, coi vô là trên hết, là cội nguồn đáng quý trọng hơn cả - Lão Tử chủ trương “thượng vô” (quý trọng cái vô).

Cho nên, từ vô vi, chúng ta thấy trong tư tưởng Đạo gia còn có cả “vô kỉ” (không lấy bản thân mình làm điểm xuất phát, làm đích, làm chuẩn; lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình, “dĩ bách tính tâm vi tâm”; không phân biệt ta với người, hòa nhập mọi cảnh huống của đồng loại); vô thân (quên cả thân mình vì đạo lớn); vô công (làm việc thành công không kể công lao); vô danh (làm việc thành công nhưng lại không muốn được nêu danh tiếng với đời); vô tư (không chỉ vì mình, không hành động chiến hữu cho riêng mình).

Trong những điều kể trên có tư tưởng xuất thế, lánh đời, không phù hợp với quan điểm của vua Lê Đại Hành, người mang tư tưởng Nho gia vốn là tư tưởng nhập thế. Hai chữ vô vi trong bài thơ Quốc tộ không chỉ mang tinh thần của Đạo Lão, mặc dù Đạo Lão thường được hiểu gắn liền với hai chữ vô vi.

Vấn đề tiếp theo là hai chữ vô vi có trong Phật giáo không? Chúng ta đều biết Pháp Thuận là một thiền sư còn Lê Hoàn là một hoàng đế mang trong mình tư tưởng kinh bang tế thế của Nho gia, song cũng là một tín đồ của đạo Phật. Ông rất coi trọng các nhà tu hành, nhất là các bậc đại giác, thông hiểu Nho học, tài cao đức cả như thiền sư Đỗ Pháp Thuận (thân xuất gia nhưng lòng vẫn quan tâm đến chính sự vì bản chất của đạo Phật, đặc biệt đạo Phật ở Việt Nam thường có tư tưởng nhập thế). Đó là lí do tại sao Lê Hoàn lại hỏi Pháp Thuận về vận nước.

Ánh sáng của đạo Phật đến Việt Nam từ thế kỷ thứ I và đã hòa nhập vào lòng dân tộc Việt Nam tạo nên trang sử oanh liệt, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc vững vàng cho đất nước. Trong lịch sử Việt Nam các vị thiền sư của Phật giáo luôn luôn có mặt và gắn bó với các triều đại: Nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần… trong đó có các vị thiền sư mà bất cứ một người viết sử nào cũng không thể bỏ qua. Chính lúc Lê Đại Hành ở ngôi đã có nhờ Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận… là những vị thiền sư bác học, đạo đức cao thâm, cùng chung giúp sức, cố vấn, tham mưu.

Các thiền sư Phật giáo đem thân cứu độ sinh linh, trần thế với quá trình dựng nước, mở nước, rồi giữ nước từ thời Hai Bà Trưng trải đến thời đại thống nhất cơ đồ Đinh, Lê. Lẽ nào các thiền sư lại chủ trương sự tự thủ bàng quan, dửng dưng sống chết mặc dân, vô vi như thế? Huống chi quan điểm Phật giáo không hề chủ trương vô vi theo nghĩa đen không làm gì cả.

Vô vi không có nghĩa là không làm gì hết, mà có nghĩa là làm mà không có tư dục, không có tư tâm. Ngồi ở ngôi cao cai trị muôn dân với một tinh thần vô vi, vị tha trị nước, không có tư dục, không có tư tâm, tất nhiên nước sẽ yên dân sẽ bình, không có sự rối rắm và không có giặc giã nổi lên.

Như vậy theo tinh thần Nho giáo, hai chữ vô vi mà Thiền sư Pháp Thuận nói trong bài Quốc tộ có nghĩa là khuyên Lê Hoàn muốn thiên hạ thái bình thì còn cần phải lấy tinh thần nhân nghĩa của Nho gia làm trọng, lấy đức để cảm hóa dân, xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia mà hành xử, đặt lợi ích của xã tắc, của nhân dân trên hết. Vô vi của Khổng Tử là không bày đặt ra, không tổ chức cái gì làm phiền hà, làm khó nhọc người dân. Đây cũng là thiên nhân hợp nhất, có đức thì trị được, thì người ta hóa theo.

Vô vi ở trong bài thơ chủ yếu là thể hiện theo phương châm đức trị - cai trị bằng cách phát huy tác dụng đức độ của người cầm quyền: “Cai trị dân bằng chính lệnh, đưa dân vào khuôn phép bằng hình phạt, người dân sợ mà tránh điều tội nhưng trở nên vô sỉ. Dắt dẫn dân bằng đức độ, đưa dân vào khuôn phép bằng lễ, người dân sẽ biết xấu hổ (mà không làm bậy) mà lại có chí hướng vươn lên đến chỗ hoàn thiện” (Khổng Tử).

Trong bài thơ Quốc tộ, Thiền sư Pháp Thuận đã khẳng định giang san bền vững với một nền thái bình muôn thuở, trong đó nhà vua lấy đức để trị. Trả lời vua với bốn câu thơ như thế, với nội dung như thế, Đỗ Pháp Thuận là thiền sư - thi sĩ đầu tiên thể hiện lí tưởng thái bình muôn thuở của Cồ Đại Việt thời đại vua Lê Đại Hành.

Ý nghĩa vô vi trong “Vô vi trên điện các” của bài “Vận nước” biểu hiện con đường hành động trong truyền thống phương Đông, đề xuất một mẫu người lý tưởng lắng diệt các niệm (tức là vứt bỏ các cố chấp, thiên kiến, nhị biên), có trí và đức để lãnh đạo đất nước, thì mới chấm dứt tranh chấp, chiến tranh, mở ra kỷ nguyên thái bình thịnh trị. Bài học này không chỉ mở ra con đường chính trị cho đất nước ta ở thế kỷ thứ X mà đến nay vẫn còn giá trị tư tưởng và hành động.         

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 15:51

GD&TĐ - Lực lượng Biên phòng TPHCM vừa cứu nạn thành công 3 thuyền viên trên phương tiện bị chìm tại khu vực Sông Roài Rạp (TPHCM).

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 15:46

GD&TĐ - Sáng 1/9, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group phối hợp tổ chức lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Cao tốc có chiều dài 80,23km, rộng 25,25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa 120km/h, được đầu tư trên 14.000 tỷ đồng. Đây là đoạn tuyến cuối cùng của chuỗi cao tốc nội tỉnh Quảng Ninh dài 176km.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 14:51

GD&TĐ - Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú luôn được ngành GD-ĐT cùng các nhà trường ở Hà Nội đặc biệt quan tâm trước thềm năm học mới.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 13:30

GD&TĐ - Từ vùng sâu đến hải đảo xa xôi, lớp lớp đàn em háo hức mong ngày hội khai trường. Những quyển sách còn thơm mùi mực được thầy cô giáo bao bọc cẩn thận, đợi lúc chuyển tới tận tay học trò. Tất cả đã sẵn sàng cho chào đón những bước chân vui đến trường.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 13:12

GD&TĐ - UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 12:58

GD&TĐ - Kết thúc buổi sáng ngày thi thứ 2, các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã hoàn thành bài thi tổ hợp, nhiều thí sinh nhận định bài thi khoa học xã hội dễ lấy điểm, bài khoa học tự nhiên có tính phân loại.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 12:48

GD&TĐ -Đã nửa năm trôi qua, Zhang Meng, 20 tuổi, vẫn chưa quên những ngày ngồi khóc nức nở trong ký túc xá đại học tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 12:26

GD&TĐ -Việc phòng ung thư do khuẩn HPV ở nam giới được coi là vô cùng quan trọng. Thực tế, về dịch tễ học, số ca mắc ung thư đầu mặt cổ đang tăng trong khi ung thư cổ tử cung giảm dần.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 12:25

GD&TĐ -  Trang Vocket FC của Malaysia vừa bất ngờ ‘giải mã bí mật’ về mong muốn mà huấn luyện viên Park Hang-seo đề đạt với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 12:00

GD&TĐ - Song song với các nhiệm vụ chính trị khác, Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương biên giới đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế, xây dựng xã hội học tập, định hướng nghề giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 11:46

GD&TĐ -Tính đến ngày 26/8, hơn 200 trường học tại Pakistan đã bị hư hại nghiêm trọng bởi đợt lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm 1/3 đất nước và cướp đi sinh mạng của hơn một nghìn người.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 11:41

GD&TĐ - Chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp THPT, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2022.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 11:40

Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 53 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa và 53 năm thực hiện Di chúc của Người, sáng 1/9/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 11:06

GD&TĐ - Tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang... tái diễn trước thềm năm học mới khiến lực lượng chức năng phải ra quân chấn chỉnh.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 11:00

GD&TĐ -Trong số những dòng họ khoa bảng ở ngôi làng cổ Trang Liệt (phường Trang Hạ, TP Từ Sơn, Bắc Ninh) - nơi có đến 8 tiến sĩ xuất thân được ghi danh trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì bảng vàng hiếu học của dòng họ Phan Đình “bề thế” vô cùng…

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 10:54

GD&TĐ -Một chủ sở hữu bất động sản người Bồ Đào Nha đã phát hiện ra kho báu được cho là di tích khủng long lớn nhất châu Âu.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 10:51

GD&TĐ - Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 10:49

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), sáng 1/9, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 10:30

GD&TĐ -Từ lâu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái trắng huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt. Nghề này đang tạo ra thu nhập đáng kể cùng với hoạt động du lịch và được địa phương xác định sẽ tiếp tục gìn giữ, lưu truyền.

Quốc tộ như đằng lạc nghĩa là gì
01/09/2022 10:26

GD&TĐ - Sáng 1/9, 40 phạm nhân tại Trại Tạm giam số 1 (Công an TP Hà Nội) đã nhận quyết định đặc xá để tái hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, trước khi rời trại giam, các phạm nhân được trao căn cước công dân (CCCD) vừa được làm cách đó ít ngày.