Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Khi nào học sinh TP Hồ Chí Minh được đi học trở lại?

Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Ảnh minh họa: TTXVN

VTV.vn - Đến giữa tháng 12, TP Hồ Chí Minh có thể mở cửa trường học thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở những vùng dịch được kiểm soát.

Đây là nội dung trao đổi tại buổi làm việc sáng 19/11 giữa lãnh đạo thành phố với Sở GD-ĐT về kế hoạch đi học trở lại.

Để có thể thí điểm dạy học trực tiếp, nhà trường cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện an toàn, đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho học sinh và giáo viên cùng các phương án, quy trình xử lý khi có tình huống nghi nhiễm.

TP Hồ Chí Minh cũng sẽ nghiên cứu thí điểm mở cửa trường học đối với bậc mầm non khi có sự đồng thuận của phụ huynh.

Chuẩn bị thật kỹ để việc mở lại trường học phải thật sự an toàn

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, nếu giữa tháng 12, các điều kiện về cơ sở vật chất, vaccine, kế hoạch an toàn và các điều kiện đảm bảo, TP có thể mở thí điểm dạy học trực tiếp cho khối lớp 9 và 12 ở những vùng tình hình dịch cho phép.

Để chuẩn bị lộ trình mở cửa trường học, lãnh đạo TP đề nghị ngành giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố: sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, các trường học phải được hoàn trả, sửa sang; phủ đầy đủ vaccine cho giáo viên và học sinh từ 12-18 tuổi; có quy trình xử lý các tình huống xảy ra theo các kịch bản; từng trường, từng địa phương phải nắm rất chắc, phối hợp thật đồng bộ để xử lý hiệu quả.

Ông Phan Văn Mãi cũng yêu cầu ngành giáo dục nghiên cứu mở cửa trường học với bậc mầm non. Trong đó, ngành cần chuẩn bị thật kỹ về cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo an toàn, đặc biệt phải có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Chủ tịch UBND TP đề nghị, trên cơ sở đánh giá lại kinh nghiệm thí điểm mở cửa trường học tại xã Thạnh An (huyện Cần Giờ), Sở GD-ĐT khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp trong tuần sau. Trong đó, bổ sung những hướng dẫn cần thiết, yêu cầu từng trường học từ mầm non đến các cấp học khác đều có kế hoạch tổ chức dạy và học an toàn tại đơn vị mình.

Ngành giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các quận huyện; hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn, tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương và thống nhất ý kiến. Ngành giáo dục có thể duyệt mẫu kế hoạch của một trường nào đó để các quận huyện cùng tham khảo. Trong lộ trình mở cửa trường học, sau thời gian thí điểm từ 2 tuần đến 1 tháng, ngành giáo dục cần có sơ kết, đánh giá kết quả, đề xuất, nếu làm tốt thì trong học kỳ II sẽ trở lại học trực tiếp.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, việc mở cửa trường học trở lại là việc lớn và rất khó, được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh và toàn xã hội. Do vậy, quyết định đưa ra phải chịu trách nhiệm cao trước nhân dân TP, trước cử tri và phụ huynh, học sinh. TP phải bàn bạc, chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng để làm sao việc mở lại trường học trở lại phải thật sự an toàn.

Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Học sinh TP Hồ Chí Minh được tiêm vaccine COVID-19 để đảm bảo an toàn khi quay trở lại trường. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Mở cửa theo cấp độ dịch

Theo báo Lao động Online, tại buổi làm việc, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đã báo cáo UBND TP về các phương án sẵn sàng để học sinh đi học trở lại từ ngày 10/12.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch đi học lại là UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng kế hoạch và quyết định việc tổ chức dạy học trực tiếp trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Cơ sở giáo dục hoạt động theo cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn nơi trường trú đóng; chủ động chuyển trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch được công bố vào sáng thứ 2 hàng tuần.

Các trường đánh giá an toàn trường học theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục. Cá nhân đang sinh sống trong khu dân cư hoặc hộ gia đình là ổ dịch cộng đồng hoặc ổ dịch gia đình không tham gia làm việc, dạy và học trực tiếp.

Dự kiến, đầu tháng 12, các trường sẽ tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong tình hình mới; ngày 5/12, tổ chức họp phụ huynh học sinh. Ngày 10/12, học sinh trở lại trường học trực tiếp theo phương án khối 9 và khối 12 đi học trước, mở dần các lớp khác.

Hình thức tổ chức đi học trở lại sẽ phụ thuộc vào cấp độ dịch trên địa bàn.

Ở địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2, các trường được tổ chức dạy học trực tiếp nhưng phải đảm bảo hoạt động phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.

Địa bàn dịch cấp độ 2 phải có điều kiện thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, kết hợp dạy học trực tiếp và cả trực tuyến.

Địa bàn cấp độ 3 được phép dạy học trực tiếp nhưng hạn chế một số hoạt động.

Địa bàn cấp độ 4 không được cho học sinh đến trường.

Trước đó, trong cuộc tiếp xúc cử tri trực tuyến ngày 16/11, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết Sở GDĐT và các ngành liên quan sẽ hoàn thiện kế hoạch dạy học trực tiếp và gợi ý vùng xanh ở huyện Hóc Môn, Củ Chi có thể cho học sinh tới trường sớm hơn những địa phương khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Tp Hồ Chí Minh, Học sinh lớp 9, phụ huynh học sinh

Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) chuẩn bị trường lớp đón học sinh đi học trở lại

Ngày 2.12, ngay sau khi UBND TP.HCM ban hành kế hoạch về việc tổ chức cho học sinh học trực tiếp trở lại bắt đầu từ ngày 13.12, Sở GD-ĐT đã có những quy định cụ thể về việc triển khai dạy và học trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19.

Theo đó, TP.HCM quy định các trường THPT hoạt động theo cấp độ dịch của thành phố. Còn các trường mầm non, tiểu học, THCS hoạt động theo cấp độ dịch của TP.Thủ Đức hoặc quận, huyện nơi trường trú đóng.

Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) phun khử khuẩn vào ngày 1.12 để chuẩn bị cho việc học sinh đến trường

Theo thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19
-19 trên địa bàn thành phố tính đến ngày 25.11 của UBND TP.HCM, thành phố ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình - màu vàng).

Đối với cấp huyện, có 9 địa phương cấp độ 1 (nguy cơ thấp - màu xanh) gồm: Q.1, Q.6, Q.7, Q.8, Q.11, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ).

13 địa phương cấp độ 2 gồm: Q.3, Q.4, Q.5, Q.10, Q.12, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, TP.Thủ Đức, Hóc Môn và Nhà Bè.

Một số phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 Pfizer ở trẻ em

Cơ sở giáo dục ở địa bàn được xác định dịch cấp độ 1 (nguy cơ thấp)

Khi đóng trên địa bàn quận, huyện nói trên thì các trường tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo quy định về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ GD, Bộ Y tế, UBND TP... Các trường THCS, THPT thực hiện toàn bộ thời lượng dạy học theo kế hoạch giáo dục nhà trường. Trong đó, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 30 tiết/ tuần; thời lượng học trực tiếp ưu tiên cho thực hiện chương trình chính khóa, các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế do dạy học trên internet. Thời lượng dạy học còn lại (ngoài 30 tiết trực tiếp) của kế hoạch giáo dục nhà trường, cơ sở giáo dục được thực hiện trên internet, các nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục cho học sinh được thực hiện thông qua các hệ thống quản lý học tập.

Cơ sở giáo dục ở địa bàn được xác định dịch cấp độ 2 (nguy cơ trung bình),

Các trường tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo quy định về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ GD, Bộ Y tế, UBND TP... và củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Về thời lượng, số lượng học sinh, quy định một số hoạt động theo cấp học cụ thể như sau: Cấp học mầm non tổ chức cho 100% trẻ từ 25 tháng tuổi trở lên đến trường. Không tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường như: tham quan nhà sách, siêu thị, bưu điện, công viên… Kết hợp gửi các clip về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tạo điều kiện cho phụ huynh hỗ trợ chăm sóc trẻ tại nhà.

Ở cấp học tiểu học, tổ chức cho 100% học sinh lớp 1, lớp 2 học trực tiếp với thời lượng 100% còn học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 thì học trực tiếp với thời lượng 50%.

Cấp học THCS, THPT thực hiện toàn bộ thời lượng dạy học theo kế hoạch giáo dục nhà trường. Trong đó, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 18 tiết/tuần, ưu tiên chương trình chính khóa, các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế do dạy học trên internet. Thời lượng dạy học còn lại trong kế hoạch giáo dục nhà trường (ngoài 18 tiết trực tiếp), cơ sở giáo dục được thực hiện dạy học trên internet, các nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục cho học sinh được thực hiện thông qua các hệ thống quản lý học tập.

Riêng đối với học sinh lớp 6, lớp 9 và lớp 12, các trường có thể bố trí thời lượng học tập trực tiếp tăng thêm nhưng không quá 24 tiết/tuần.

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có thể hoạt động tối đa 50% số lượng học viên tại một thời điểm, phối hợp dạy học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo chất lượng dạy và học.

\n

Học sinh thành phố hồ chí minh khi nào đi học

Các trường sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại

Trường học TP.HCM rục rịch đón học sinh quay lại thích nghi an toàn với Covid-19

Những trường học ở địa bàn này tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.

Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12. Cụ thể, 100% trẻ từ 4 tuổi trở lên đến trường những các trường không tổ chức dịch vụ ăn sáng, hạn chế một số hoạt động ngoại khóa: bơi, vẽ, võ, thể dục nhịp điệu… Không tổ chức các hoạt động: lễ hội, sự kiện, tổ chức ăn với hình thức tự chọn (buffet). Kết hợp gửi các clip về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tạo điều kiện cho phụ huynh hỗ trợ chăm sóc trẻ tại nhà.

Cấp học tiểu học thì 100% học sinh lớp 1 và 2 học trực tiếp với thời lượng 50% còn lại các khối lớp khác học trực tuyến.

Cấp học THCS, THPT thực hiện toàn bộ thời lượng dạy học theo qui định trong chương trình chính khóa. Trong đó, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 12 tiết/tuần, ưu tiên cho thực hiện chương trình chính khóa, các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế do dạy học trên internet. Thời lượng dạy học còn lại trong kế hoạch giáo dục nhà trường (ngoài 12 tiết trực tiếp), cơ sở giáo dục được thực hiện dạy học trên internet; các nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục cho học sinh được thực hiện thông qua các hệ thống quản lý học tập.

Đối với học sinh lớp 6, lớp 9 và lớp 12, cơ sở giáo dục có thể bố trí thời lượng học tập trực tiếp tăng thêm nhưng không quá 18 tiết/tuần. Không tổ chức các chương trình nhà trường, không thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa hoạt động tối đa 25% số lượng học viên tại một thời điểm, phối hợp dạy học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo chất lượng dạy và học.

Cũng trong hướng dẫn về việc tổ chức cho học sinh đi học trở lại, Sở GD-ĐT quy định đối với cơ sở giáo dục ở địa bàn được xác định ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học. Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo hình thức phù hợp, có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) cho biết, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh đến trường theo hướng dẫn về cấp độ dịch của Sở GD. Theo đó, ngày 13.12, học sinh lớp 9 sẽ đến trường để sinh hoạt và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Ngày 14.12, học sinh đi học theo thời khóa biểu học một biểu và tách lớp thành 2, mỗi phòng học có 24 học sinh. Lãnh đạo trường này nhấn mạnh trường không tổ chức bán trú, căn tin và xe đưa đón. Nhà trường sẽ quản lý người ra vào di chuyển theo hướng 1 chiều để đảm bảo an toàn nhất cho học sinh, giáo viên.

Tương tự, ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình) đưa ra kế hoạch tổ chức học sinh đi học trở lại theo phương án đảm bảo an toàn ngay từ cổng trường. Theo đó, trường bố trí học sinh di chuyển ra vào theo từng cổng cụ thể. Học sinh các lớp ở từng dãy nhà sẽ di chuyển theo cầu thang của dãy nhà đó. Tất cả các khu vực đều bố trí các đồ dùng, vật dụng để phục vụ việc vệ sinh, khử khuẩn. Học sinh chỉ học một buổi và thực hiện việc tách lớp để đảm bảo khoảng cách an toàn theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Tin liên quan