Hội thoại là gì cho ví dụ mình hóa

Giao tiếp là một quá trình trong đó người nói sẽ phát ra một thông điệp, làm sao để thông điệp đó khi tiếp xúc với người nghe (người nhận) giúp họ có thể hiểu được. Và để hiểu được những thông điệp mà đối phương đang truyền đạt thì cả người nói lẫn người nghe đều cần tuân thủ theo đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. Vậy phương châm hội thoại là gì?. Nếu bạn chưa hiểu về chúng thì đừng bỏ lỡ bài viết này của maynenkhikhongdau.net nhé!

Phương châm hội thoại là gì?

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã nghiên cứu và cho rằng phương châm hội thoại chính là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần tuân thủ thực hành theo. Chỉ khi những yêu cầu, nguyên tắc giao tiếp đó được đáp ứng thì lúc này cuộc giao tiếp được xem như là đã thành công.

Hội thoại là gì cho ví dụ mình hóa

Đặc điểm của phương châm hội thoại

Trong giao tiếp, để thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà bạn muốn thực hiện, trước hết bạn cần lưu ý tới những đặc điểm sau của phương châm hội thoại: 

– Tính tham khảo: Những thông tin này không nhất thiết phải được liệt kê theo kiểu dàn trải; chỉ cần đáp ứng được tính chọn lọc, khái quát và đi đúng trọng tâm vấn đề.

* Tính thời sự: người nói cần cho người nghe thấy được vấn đề đặt ra là rất quan trọng, cấp thiết và cần được thực hiện ngay. Những vấn đề này gọi chung là hiện trạng vấn đề.

* Tính phản biện: khi một vấn đề được nêu ra chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc đồng tình hay không đồng tình. Điều bạn nên làm là làm sao có thể chứng minh cho những người đang phản bác mình hiểu được rằng đó là những ý kiến không chính xác.

* Tính đề xuất: Sau tất cả những giả thiết được đặt ra trước đó, điều bạn cần làm chính là đưa ra những đề xuất, giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong đó phải có những dẫn chứng cụ thể để giải pháp đưa ra có thể thuyết phục được người nghe.

Các phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại được phân thành 5 loại chính, đó là:

Hội thoại là gì cho ví dụ mình hóa

Phương châm về lượng là gì?

Bất cứ một cuộc giao tiếp mào cũng sẽ cần có nội dung. Đặc biệt, nội dung được đề cập đến cũng cần đáp ứng được các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không được thiếu mà cũng không được thừa.

Phương châm về chất là gì?

Phải đảm bảo những thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật. Những thông tin chưa xác định được tính chính xác, chưa được xác thực thì không nên dùng từ “khẳng định”, “chắc chắn”…

Phương châm quan hệ là gì?

Khi giao tiếp cần tập trung vào chủ đề mà mình đang đề cập đến; tránh tình trạng nói lạc đề, lạc hướng.

Phương châm cách thức

Người nói cần đảm bảo được sự mạch lạc của câu trong quá trình giao tiếp. Nên trình bày một cách ngắn gọn và xúc tích,nhằm tránh lối nói dài dòng, mơ hồ, dây cà ra dây muống. Bởi khi bạn trình bày vấn đề một cách không đúng trọng tâm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của cuộc giao tiếp.

Phương châm lịch sự là gì?

Những người tham gia giao tiếp cần thể hiện được sự tôn trọng đối với những người đối diện.

Tại sao cần nắm vững các phương châm hội thoại?

Mục đích chính của giao tiếp chính là truyền tải thông điệp. Vì vậy khi tham gia giao tiếp nếu muốn cho người nghe hoặc người nhận hiểu được những gì bạn đang muốn truyền đạt thì trước hết bản thân người nói cần nắm vững và hiểu rõ những phương châm hội thoại. Người nói hoàn toàn có thể vận dụng những phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tùy thuộc vào mỗi tình huống giao tiếp cụ thể.

Việc các phương châm hội thoại không được tuân thủ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

– Người nói không có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp, khá vụng về và không khéo léo.

– Người nói đang hướng đến một phương châm hội thoại khác hoặc một mục tiêu nào khác quan trọng hơn.

– Người nói đang muốn thu hút sự chú ý bằng cách hướng người nghe hiểu nội dung cuộc hội thoại theo một hàm ý khác.

Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Dấu hiệu nhận biết, ví dụ đặt câu nghi vấn

Ví dụ về phương châm hội thoại

1. Phương châm về lượng

Ví dụ 1:

A: Linh biết bơi không?

B: Tớ mới biết bơi năm ngoái, tớ bơi được 2 kiểu ếch và sải rồi nhé!

A: Ồ, cậu học bơi ở đâu vậy?

B: Tất nhiên là tớ học ở dưới nước rồi.

=> Phân tích ví dụ

Trong đoạn hội thoại trên, có thể thấy nhân vật A đang hỏi nhân vật B học bơi ở đâu (ý của A là muốn tham khảo địa điểm học bơi, tự học ngoài sông, ao, hồ hay bể bơi, trung tâm dạy bơi…) tức nơi mà mà bạn B đã học bơi là gì. Tuy nhiên nhân vật B trong đoạn hội thoại lại không trả lời đúng mục đích mà A hỏi. Bởi có lẽ chúng ta ai cũng biết rằng muốn học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học trên bờ được. Cách trả lời của B như vậy là không cần thiết. 

=> B đang vi phạm phương châm về lượng (cung cấp thông tin thừa và không cần thiết)

Hội thoại là gì cho ví dụ mình hóa

Ví dụ 2:

A: Hôm nay cô giáo giao cho cún bài tập trong sách nào thế?

B: Dạ bài tập trong sách bài tập ạ

Phân tích ví dụ: Có thể thấy ở ví dụ này, nhân vật A là người mẹ đang hỏi con xem hôm nay cô bé sẽ phải làm bài tập trong sách bài tập nào. Đúng ra người con sẽ phải trả lời một cách cụ thể là bài tập được giao nằm trong một cuốn sách cụ thể, nhưng cô con gái ở đây lại không nói tên sách. Như vậy rõ ràng là câu trả lời của con chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ. 

=> Nhân vật B ở ví dụ này cũng vi phạm phương châm về lượng. 

2. Phương châm về chất

Ví dụ : Quả bí khổng lồ

Hai cậu bé đi qua một khu vườn trồng bí khổng lồ, bạn A thấy một quả bí to bèn kêu lên

– Chà quả bí kia to thật đấy!

Cậu bạn còn lại, vốn đã có tính hay khoác lác nên khi thấy vậy liền bảo rằng:

– Này làm gì đã gọi là to, tao từng thấy nhiều quả bí to hơn như thế này nhiều. Trước đây tao từng nhìn thấy một quả bí to như ngôi nhà kia kìa. 

Bạn A thấy vậy bèn nói ngay: 

– Thế thì cũng chả có gì lạ. Tao vẫn nhớ tao đã từng nhìn thấy một cái nồi đồng to ngang nửa cái đình làng mình. 

 Nhân vật A thấy vậy bèn hỏi

– Nếu nồi to vậy thì nó được dùng để làm gì? 

Lúc này B bắt đầu giải thích

– À nồi to đấy dùng để luộc quả bí khổng lồ mà máy bảo đấy

A lúc này mới nhận ra rằng thực ra bạn mình đang chế nhạo mình nên lập tức nhái ngay sang câu chuyện khác. 

=> Phân tích ví dụ

Có thể thấy, thông tin được 2 cậu bé nhắc đến trong câu chuyện trên chính là một quả bí to bằng ngôi nhà và cái nồi to bằng cả một ngôi làng. Đây đều là những câu chuyện hết sức vô lý và thiếu tính xác thực. Cho thấy người nói đang ba hoa, khoác lác. 

Có thể thấy bạn A trong ví dụ đã vi phạm phương châm về chất. Từ đó, chúng ta hãy luôn lưu ý rằng: phương châm về chất là phương châm mà khi giao tiếp chúng ta không nên nói những điều mà mình không thực sự chắc chắn là đúng hoặc chưa có bằng chứng xác thực.

Xem thêm: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì? Cho ví dụ

Bài tập về phương châm hội thoại

Bài tập 1: Trong các trường hợp sau phương châm hội thoại nào không được tuân thủ

a) Chuyện tôi nói với ông là bí mật đấy. 

b) Hôm nay là ngày sinh nhật con gái tôi.

c) Cửa hàng này bán hải sản biển tươi lắm

d) Em là học sinh của trường nào

=> Em là học sinh trung học cơ sở

Bài tập 2: Đọc câu chuyện sau và cho biết câu nói được in đậm đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao họ lại vi phạm phương châm đó?

Câu chuyện trứng vịt muối

Có 2 anh em đang rẽ vào một quán nọ để ăn cơm. Chủ quán đã dọn cơm trứng vịt muối cho 2 anh em họ ăn. Người em thấy vậy bèn hỏi anh:

– Anh ơi sao cùng là trứng vịt mà quả trứng này lại mặn nhỉ?

Người anh thấy em thắc mắc thì nói:

– Em mà hỏi thế là người ta cười cho đấy. Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muối từ đâu mà có?

Người anh ra vẻ biết tường tận bèn trả lời:

– Chú mày thế mà kém quá! Con vịt muối nó đẻ ra quả trứng vịt muối chứ sao. 

Bài tập 3: Đọc câu chuyện vui sau và trả lời

Ai là người tìm ra châu Mỹ

Trong giờ học Địa Lý, Trang được thầy giáo gọi lên bảng để trả lời câu hỏi. 

Thầy giáo: Em hãy chỉ ra vị trí của châu Mỹ trên bản đồ đi

Trang: Dạ thưa thầy đây ạ.

Thầy: Rất tốt, thế bây giờ em Linh hãy cho thầy biết ai là người có công tìm ra châu Mỹ.

Linh: Thưa thầy là bạn Trang ạ. 

a) Trong câu chuyện vui trên bạn nhận thấy có phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?

b) Nếu để tuân thủ đúng phương châm hội thoại thì học trò Linh phải trả lời thầy giáo như nào mới đúng?

c) Hãy nhận xét trường hợp trên bằng một câu thành ngữ. 

Gợi ý trả lời

Bài tập 1: Tất cả những trường hợp trên đều vi phạm 1 phương châm đó là phương châm về lượng. Nếu quan sát các ví dụ bạn sẽ thấy các câu đều có từ ngữ trùng lặp gây thừa thông tin (ở câu a,b,c) và thiếu thông tin (câu d). 

a) thừa từ nhất (tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất/tuyệt đối).

b) Thừa từ ngày (sinh nhật đã bao hàm là ngày ngày sinh)

c) Thừa từ biển vì hải sản chính là những sinh vật lấy từ biển.

d) Là câu trả lời thiếu thông tin, học sinh không nói mình học trường THCS nào. 

Bài tập 2: Ở bài tập này các bạn cần vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại được trình bày bên trên để xác định được những phương châm hội thoại đã vi phạm. Như vậy có thể nhìn ra rằng người anh đã vi phạm phương châm về chất, vì không có hiểu biết nên người anh đã trả lời sai. 

Bài tập 3

Trong câu chuyện trên có thể thấy em học sinh Linh đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi ai là người tìm ra châu Mỹ của thầy giáo đã được học trò Linh hiểu theo một hướng hoàn toàn khác (ý của thầy là ai tìm ra châu Mỹ trong lịch sử địa lý thế giới, nên học sinh cần trả lời xem ai tìm ra châu Mỹ trong giờ học Địa Lí). 

Hy vọng qua những kiến thức về phương châm hội thoại maynenkhikhongdau.net vừa chia sẻ, bạn đọc đã nắm rõ và hiểu hơn những quy tắc trong giao tiếp hội thoại, để từ đó có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp cho bản thân.