Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà

Lan Trúc Phật Bà là loại hoa phong lan hiện đang được rất nhiều người săn đón đặc biệt là giới chơi lan, bởi nó đem lại những bông hoa rất đẹp, bắt mắt cùng mùi hương thơm quyến rũ, mang lại cảm giác cực kỳ dễ chịu. Giống lan này thường được gia chủ chọn lựa trưng bày trong dịp Tết xuân về. Đặc biệt là cách trồng, cách chăm sóc các loại lan Trúc Phật Bà cũng khá đơn giản, mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau đây.

Đôi nét về lan Trúc Phật Bà

Ngoài tên lan Trúc Phật Bà thì nó còn mang trên mình một tên gọi tiếng anh khác nữa đó là Dendrobium Pendulum. Giống lan cho hoa từ thời điểm cuối mùa đông cho đến tận mùa xuân, thậm chí có thể kéo dài hết cả mùa xuân ấm áp trong năm.

Nếu được chăm sóc tốt, đúng yêu cầu thì cánh hoa sẽ có độ rộng khoảng 4-7cm, thường mọc tại các khu rừng đất thấp, trải dài các dãy núi biên giới. Hoa lan Trúc Phật Bà rất quý, dễ dàng chiếm được trái tim của nhiều người chơi lan. Đặc điểm cánh hoa xòe rộng có nhiều cánh, là sự kết hợp của các màu sắc như trắng, vàng và phơn phớt tím.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Hoa lan Trúc Phật Bà vô cùng sặc sỡ và bắt mắt

Cách nhận biết lan Trúc Phật Bà

Trúc Phật Bà mang hình dáng vô cùng lạ mắt và rất đẹp. Theo đó, những đốt cây kết hợp lại, nối tiếp với nhau và mỗi đốt có hình giống đùi ếch. Những mắt trên thân cây mọc ra và nhánh đều sang hai bên tạo thành hình dáng giống chiếc quạt. Nếu như nhìn từ xa, bạn có thể cảm tưởng như đây là Phật Bà Nghìn Tay. Chính vì vậy mà người ta đã ưu ái gọi loại lan này với cái tên rất thiêng liêng Trúc Phật Bà.

Chiều cao của cây trung bình khoảng 1,5 – 3m, thậm chí chúng có thể cao đến 10m nếu như được trồng trong môi trường điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi. Khi cây còn nhỏ thì thân cây mang màu xanh lục và nhẵn bóng. Còn khi đã già rồi thì dần ngả sang màu xanh vàng có pha thêm chút phấn trắng bao phủ xung quanh.

Các đốt trên cây thường không đều nhau, có đốt ngắn, có đốt lại dài. Lá cây thuôn dài giống hình mũi mác, lá có màu xanh ở phía dưới là mặt lông, mặt trên thì nhẵn. Cây đâm măng vào khoảng tháng 5 cho đến tháng 7, đặc biệt là các loại lan Trúc Phật Bà được tái sinh bằng rễ.

Lan Trúc Phật Bà đột biến cũng có những đặc điểm về thân cây, lá cây được miêu tả như trên. Song nó được giới chơi lan ưa chuộng hơn bởi vì vẻ ngoài của bông hoa có phần độc lạ hơn chút. Phần đuôi cánh hoa được tô điểm bởi gam màu tím đậm, sắc nét hơn thay vì màu tím nhạt phơn phớt như giống lan Trúc Phật Bà thông thường.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Các đốt trên cây không đều nhau, có đốt ngắn, có đốt dài

Trúc Phật Bà biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, thể hiện tấm lòng chính trực, ngay thẳng và khoan dung.

Hướng dẫn cách trồng lan Trúc Phật Bà cho hoa to đẹp

Để có thể sở hữu cho mình những chậu lan Trúc Phật Bà mập mạp, to khỏe và cho chùm hoa tươi đẹp rực rỡ đón xuân. Mời bạn đọc cùng tham khảo cách trồng và chăm sóc các loại lan Trúc Phật Bà dưới đây.

1. Chuẩn bị trước khi trồng cây

– Lan Trúc Phật Bà giống to, khỏe mạnh, không sâu bệnh.

– Vỏ cây linh sam và dớn miếng để làm giá thể cho lan.

– Chuẩn bị chậu trồng có thiết kế lỗ thoát nước tốt.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Chuẩn bị giống lan Trúc Phật Bà giống to, khỏe, không sâu bệnh

2. Cách trồng lan Trúc Phật Bà

– Trước tiên bạn cho toàn bộ giá thể gồm hỗn hợp gồm vỏ cây linh sam và dớn miếng vào chậu rồi thực hiện trồng lan vào chậu giá thể này.

– Tiếp đó, bạn tưới nước cho chậu lan Trúc Phật Bà và đặt chậu ở nơi nhiệt độ mát mẻ cùng ánh sáng vừa phải để cây có thể thuận lợi phát triển, bởi vì loại lan rừng này có thể sinh sống ở khu vực có độ cao 760-1600m cùng với khí hậu không nóng quá.

– Vào thời điểm phát triển mạnh, các loại lan Trúc Phật Bà cần phải được giữ ẩm thật tốt và bón phân đầy đủ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời. Khi mùa đông đến, các bạn có thể giảm lượng nước tưới và cắt nước cho tới khi cây mọc ra chồi non mới.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Cách trồng lan Trúc Phật Bà khỏe đẹp

3. Hướng dẫn cách chăm sóc

Trúc phật bà là giống cây có sức sống mạnh mẽ, có thể chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Cây ưa sống ở vùng đất đồng bằng đến trung du, việc chăm sóc không quá tốn công sức, thế nhưng bạn nên trồng chúng ở vùng đất có độ ẩm cao. Nhưng không phải vì thế mà bạn tưới quá nhiều nước cho cây ẩm ướt, bởi như vậy sẽ khiến cây bị rụng lá và chết. 

Nên trồng trúc phật bà tại nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, để cây nhanh phát triển và có vẻ ngoài đẹp hơn. Tùy vào từng thời điểm cụ thể trong năm để tiến hành bón phân thúc và thực hiện cắt tỉa những cành cây mọc xiên, cành yếu để cây phát triển tốt nhất.

Tham khảo thêm:

  • Cách chăm sóc lan chuỗi ngọc
  • Cách nhận biệt lan phi điệp

Việc trồng các loại lan Trúc Phật Bà cho đến khi được chiêm ngưỡng hoa là cả một chặng đường dài. Thế nhưng một khi các bông hoa lan trúc phật bà đầu tiên hé nở, bạn sẽ cảm thấy bao nhiêu công sức mình bỏ ra quả thật xứng đáng. Chúc bạn bỏ túi thêm những bí quyết trồng và chăm sóc lan chuẩn nhất!

Trúc phật bà là một trong những loài lan có vẻ đẹp cuốn hút, độc đáo mà rất rất nhiều người muốn sở hữu nó. Trớ trêu thay hoa cực đẹp mà nó lại rất khó thuần, thường chỉ sống được 1-2 mùa rồi lụi dần. Tuy nhiên mình cũng đã thấy có nhiều người đã thuần hóa được lan trúc phật bà ra hoa rất sai. Có lẽ cũng do khí hậu và một phần là có duyên với loài hoa này. Vậy cách nhận biết lan trúc phật bà ra sao, cách trồng trúc phật bà như thế nào để thuần hóa được cây, cùng chamlan.com tìm hiểu ngay nhé! 

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Lan trúc phật bà sống bám trên thân cây ở khu vực khí hậu mát mẻ

Tên khoa học: Dendrobium Pendulum

Phân bố: cây phụ sinh sống bám trên các thân cây gỗ trong các khu rừng đất thấp dọc các dãy núi biên giới hiện nay ở độ cao 760-1600m. Cây sống ở các khu vực khí hậu mát mẻ, không quá nóng.

Một số địa danh đã thấy sự xuất hiện của cây lan trúc phật bà: đảo Hải Nam, Tây Tạng Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam,…

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Nhận biết lan hoàng thảo trúc phật bà qua thân lá

Trúc phật bà có chiều cao phổ biến từ 30 đến 80cm, thậm chí tốt chúng có thể cao đến 1m. Thân cây được tạo thành bởi các đốt, phình to ở vị trí nối các đốt, thon nhỏ ở giữa. Đây cũng chính là đặc điểm dễ dàng nhận biết lan trúc phật bà nhất. Mỗi đốt thường có hình giống như đốt trúc, các đốt có độ dài ngắn khác nhau. Mỗi mắt trên thân cây thường cho ra nhiều nhánh, có thể ra hoa hoặc mọc cây con tại các vị trí này. Các cây con thường mọc sau khi cây ra hoa, tức là khoảng từ tháng 4 đến tháng 7.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Thân cây trúc phật bà khi già và rụng hết lá chờ ra hoa

Lá cây lan trúc phật bà hình mũi mác, tương đối mỏng. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới thường có lông. Màu sắc của lá cây đậm nhạt tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà nó nhận được. Khi già lá cây lan dần chuyển sang màu vàng và rụng.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà

Lan trúc phật bà ra hoa vào khoảng cuối đông đến hết mùa xuân. Do đó rất có khả năng bạn sẽ sở hữu một chậu lan phật bà chơi tết. Tại các vị trí mắt ngủ của cây sẽ là nơi chúng ra hoa. Mỗi mắt thường cho từ 1 đến 2 bông. Mỗi bông hoa có kích thước từ 4-7cm. 

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Phật bà hoa họng vàng phổ biến

Tổng thể khuôn bông có 5 cánh hoa nhọn xòe rộng ra xung quanh. Cánh hoa màu trắng với các chấm màu tím đậm – nhạt ở vị trí đầu cánh. Lưỡi hoa thường có màu vàng, viền trắng xung quanh và một chấm màu tím ở cuối cùng. Phần họng của bông thường có màu nâu hoặc màu vàng đồng nhất với phần lưỡi.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Mặt hoa trúc phật bà họng nâu

Cá nhân mình thấy trúc phật bà có họng màu nâu thường có màu sắc đậm và đẹp hơn.

Trúc phật bà là loại lan khó thuần dưỡng bởi cây thích khí hậu mát mẻ, nắng nhẹ, ẩm vừa phải. Với đặc điểm này thì chúng ta phải setup tiểu khí hậu khá vất. Bởi lẽ khí hậu Việt Nam sẽ nắng nóng vào mùa hè cực gắt ( miền Bắc và miền Trung) còn miền Nam thì nóng quanh năm.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà

Để cây luôn có được độ ẩm phù hợp thì chúng ta chỉ có cách trồng chúng vào chậu hoặc trồng trên dớn thì khả năng thành công sẽ cao hơn.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại dớn phổ biến nhất, đó là dơn bảng và dớn đĩa. Mình thì thì thích trồng dớn đĩa hơn cả, dễ trồng, dễ chơi lại rất thẩm mỹ. Trước tiên các bạn cần phải xử lý dớn trước khi trồng lan.

Sau đó cố định dớn với dây treo. Với dớn đĩa bạn chỉ cần cố định 3-4 dây cho cân bằng là được. Với dớn bảng bạn chỉ cần 1-2 dây nhôm hoặc thép bọc nhựa là được.

Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Trồng lan trúc phật bà trên dớn

Đối với dớn các bạn có thể dùng một lớp rêu cực mỏng để lót vào gốc cho cây giữ ẩm tốt hơn. Các bạn lưu ý là cực mỏng thôi nhé, quá nhiều chúng úng nước lại là cây lan đi luôn. Nếu bạn chăm chỉ tưới cây thì không cần thiết phải lót rêu cũng được luôn.

Bạn có thể trồng dựng đứng cây lên hoặc xòe ngang ( với dớn đĩa) hoặc quay ngang hoặc xuống ( đối với dớn đĩa). Dùng dây thít nhựa hoặc dây đồng, dây kim loại bọc nhựa để cố định cây lan.

Bạn có thể trồng vào loại chậu nào cũng được, từ chậu nhựa, chậu nhựa giả gỗ nan thưa hoặc chậu nhựa đen, chậu gỗ, chậu đất nung. Với tôi thường trồng trúc phật bà bằng chậu gỗ và chậu đất nung, bởi lẽ chúng khá dễ kiếm và tương đối bền.

Với giá thể trồng lan trúc phật bà, thường thì vỏ thông và dớn vụn là phù hợp nhất, vừa đảm bảo thoát nước và giữ ẩm vừa phải. Bạn có thể tham khảo công thức giá thể như sau:

  • 60% vỏ thông, 40% dớn vụn trộn kèm với một chút phân bò đã qua xử lý.
  • 60% vỏ thông và 40% vỏ cây linh sam ( khá khó tìm) trộn với dớn vụn và phân dê ủ nấm trichoderma.
Hướng dẫn cách trồng lan trúc phật bà
Cách trồng lan trúc phật bà vào chậu

Sau khi phủ giá thể lên đến bề mặt chậu thì bạn đặt cây lan trúc phật bà lên bề mặt, cố định chắc để cây không bị lung lay gốc. Phủ một lớp rêu mỏng xung quanh gốc giúp giữ ẩm hiệu quả. Các bạn chú ý gốc cây phải nổi lên bề mặt giá thể tránh lấp gốc nhé, vừa giúp gốc cây thoát nước tốt, thông thoáng lại cho mầm cây non phát triển thuận lợi.

Sau khi trồng cây bạn cần đặt chúng vào khu vực thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp tuyệt đối. Ngày hôm sau bắt đầu tưới giữ ẩm cho cây, mỗi ngày 1 lần vào sáng hoặc chiều muộn.

Độ ẩm: Cây ưa ẩm vừa phải, không thích ướt. Tùy thuộc vào tiểu khí hậu mà bạn hãy có những công thức tưới cây phù hợp. Với mình thì thường 1-2 ngày tưới 1 lần là được, miễn là khi giá thể khô hẳn mới được tưới.

Vào mùa đông cây bước vào thời kỳ ngủ đông nên bạn chỉ cần giữ ẩm bằng cách xịt phun sương 1-2 lần/ tuần là được.

Nhiệt độ: cây sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện 18-23 độ C.

Vị trí: Cây cực kì cần gió thoáng nên cần treo ở khu vực cao, có gió, nhiệt độ mát, ánh sáng vừa phải ( 50-70% ánh sáng tự nhiên). Nếu bạn thiết kế chúng được treo bên trên hồ nước, hồ cá sẽ rất tốt, vừa giữ ẩm cao lại hạ nhiệt tốt, thích hợp cho trúc phật bà.

Phân bón: cây lan họ trúc cực kì nhạy cảm với phân bón. Do đó bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ đã xử lý kỹ hoặc phân tan chậm với liệu lượng chỉ bằng 50% so với bao bì và đặt cách xa gốc cây.

Trên đây là cách nhận biết và toàn bộ kinh nghiệm trồng lan trúc phật bà mình đã tổng hợp và đúc rút trong quá trình trồng cây. Bạn có đủ tự tin để thuần hóa loài lan đẹp mà khó tính này không?

Xem thêm: