Huỳnh phong tranh là ai

Huỳnh phong tranh là ai

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục có giải pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Huỳnh phong tranh là ai
Liên quan đến việc Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang – Huỳnh Thanh Phong, Bộ Công Thương cho hay không tham gia thẩm tra cũng như ý kiến.

Theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Huỳnh phong tranh là ai
Ông Huỳnh Thanh Phong

Bộ Công Thương cũng như các Bộ ngành khác, với vai trò là Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm ban hành “Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở theo ngành, lĩnh vực quản lý”. Tiêu chuẩn giám đốc Sở Công Thương đã được Bộ Công Thương đã ban hành và quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BCT ngày 3/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo Bộ Công Thương, ngoài việc ban hành “Tiêu chuẩn, chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở”, cũng như các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác, trong quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương, pháp luật không quy định Bộ Công Thương tham gia và có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở.

“Vì vậy, trong quá trình bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang đối với ông Huỳnh Thanh Phong, Bộ Công Thương không tham gia thẩm tra, có ý kiến với việc bổ nhiệm này”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương có vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Sở Công Thương, không có thẩm quyền quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế của Sở Công Thương.

“Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác cán bộ. Việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ”, Bộ Công Thương cho biết.

Mới đây, Thường trực Tỉnh uỷ Hậu Giang đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại quy trình đề bạt, bổ nhiệm ông Huỳnh Thanh Phong làm Giám đốc Sở Công thương.

Trước đó báo chí cho rằng, việc bổ nhiệm ông Phong giữ chức Giám đốc Sở Công thương là có “vấn đề”.

Báo Pháp luật TP.HCM nêu “vào thời điểm được bổ nhiệm, ông Phong chưa giữ ngạch chuyên viên chính. Tháng 8/2016, ông Phong mới có tên trong danh sách do Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang lập chuyển Bộ Nội vụ để đăng ký thi nâng ngạch chuyên viên chính năm 2016.

Trình độ ngoại ngữ của ông Phong cũng không đảm bảo, bởi trong tiểu sử tóm tắt mà ông Phong khai vào tháng 2/2016 khi ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang thì trình độ ngoại ngữ là Anh văn B.

Ông Huỳnh Thanh Phong sinh ngày 23/12/1982, vào Đảng ngày 22/2/2012 và chuyển Đảng chính thức 22/2/2013; tốt nghiệp Đại học Tài chính, tín dụng.

Trước khi làm Giám đốc Sở Công thương, ông Phong từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tín dụng, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh và được bầu làm Phó giám đốc quỹ này hồi tháng 5/2014.

Thời điểm ông Phong được bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương, ông Huỳnh Minh Chắc đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang.

Sau đó, ông Huỳnh Minh Chắc có đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ trước nhiệm kỳ và đến đầu tháng 10/2015 được chấp thuận.

Tháng 10/2015, ông Huỳnh Thanh Phong trúng cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 với 226/320 phiếu, đạt 70,63%, xếp thứ 49/52 đại biểu trúng cử. Đến năm 2016, ông Phong trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang.

L.Bằng

Huỳnh phong tranh là ai
Ông Ngô Văn Khánh, phó tổng Thanh tra Chính phủ, trả lời tại cuộc họp báo ngày 27-10 - Ảnh: T.HOÀNG

Xác nhận với Tuổi Trẻ thông tin trên, tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức ngày 27-10, ông Ngô Văn Khánh - phó tổng TTCP - cho biết theo yêu cầu, TTCP đã có báo cáo đầy đủ gửi đoàn thanh tra; việc kiểm tra, kết quả thanh tra như thế nào chưa được công bố.

Thừa cấp phó

Theo quy định của nghị định 178, “số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ không quá ba người”. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, tại nhiều cục của TTCP có số lượng cấp phó vượt quá quy định.

Cụ thể tại Cục III đang có số lượng cán bộ cấp phó là sáu người, gấp đôi so với quy định; Cục Chống tham nhũng có bốn cán bộ cấp phó; Cục I và Cục II có bốn cán bộ cấp phó; Ban tiếp công dân cũng có bốn cán bộ giữ chức vụ phó trưởng ban...

Trong chỉ đạo của Ban Bí thư về kết quả kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 với Ban cán sự Đảng TTCP có nêu rõ trong công tác cán bộ cần thực hiện điều chuyển cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Tuy nhiên, trong thời gian sáu tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới mà không thực hiện điều chuyển từ “nơi thừa sang nơi thiếu”.

Huỳnh phong tranh là ai
Ông Huỳnh Phong Tranh - Ảnh tư liệu 

Trả lời về việc bổ nhiệm cán bộ như trên có trái với kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 và nghị định của Chính phủ hay không, ông Hoàng Hưng - phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TTCP - cho biết công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện bình thường, số lượng 35 cán bộ được ông Tranh bổ nhiệm trước khi về hưu nằm trong số biên chế được cơ quan nhà nước giao.

Theo ông Hưng, việc các cục trong TTCP đang thừa cán bộ cấp phó đã tồn tại từ nhiệm kỳ trước. “Thời điểm này chúng tôi đang khắc phục, đến nay còn bốn cục đang thừa cấp phó, trong quá trình sắp xếp bố trí cán bộ sẽ được điều chuyển và sắp tới cũng có một số lãnh đạo cục nghỉ hưu” - ông Hưng nói.

Về lý do không thực hiện điều chuyển cán bộ “từ nơi thừa sang nơi thiếu”, ông Hưng giải thích: “Chúng tôi khẳng định những đơn vị thừa không bổ nhiệm thêm. TTCP cũng thực hiện nghiêm túc sau kiểm điểm nghị quyết trung ương 4, có những quy định như thế nhưng trong quá trình sắp xếp bố trí điều động bổ nhiệm, có nhiều cách sắp xếp, điều động thì phải chọn người phù hợp nhiệm vụ chuyên môn, không thể để cục phó cục chống tham nhũng sang làm tạp chí được”.

Bổ nhiệm vụ phó “phụ trách” vụ trưởng

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, thời điểm trước khi ông Huỳnh Phong Tranh nghỉ hưu đã có một số quyết định bổ nhiệm cán bộ bất hợp lý gây bức xúc.

Đầu tháng 3-2016, ông Tranh ký quyết định số 518 bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Mẫn, phó vụ trưởng Vụ III, phụ trách vụ này.

Tại thời điểm đó, ông Ngô Văn Cao vẫn đang là vụ trưởng Vụ III, chưa có quyết định nghỉ hưu, đến tháng 6-2016 ông Cao mới nghỉ hưu. Do đó tại Vụ III đã tồn tại câu chuyện vụ phó “phụ trách” vụ trưởng trong ba tháng.

Giải thích về việc này, ông Hưng cho biết thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao có đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh. Vì vậy, Ban cán sự Đảng TTCP phải bố trí người điều hành đơn vị và cũng thuận lợi cho bàn giao công việc sau này.

Tuy nhiên, theo tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao vẫn đi làm và điều hành công việc của Vụ III.

Theo thông báo số 73 do ông Cao ký ngày 20-5-2016 thể hiện rõ ông đang điều hành công việc bình thường, do đi công tác nên ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Nhường - phó vụ trưởng Vụ III - điều hành, giải quyết công việc của vụ.

Vẫn bổ nhiệm cấp phòng trong vụ

Theo nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, tiếp đó là quyết định 2218 của Thủ tướng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều quy định rất rõ về việc “bỏ cấp phòng trong vụ của tổng cục và tương đương”.

Tuy nhiên, tại thời điểm trước khi về hưu, nguyên tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, lãnh đạo cấp phòng trong vụ.

Cụ thể, TTCP bổ nhiệm một trưởng phòng và ba phó phòng trong Vụ Tổ chức cán bộ, một trưởng phòng và một phó phòng trong Cục II, một trưởng phòng và một phó phòng trong Vụ Pháp chế...

Trả lời về việc bổ nhiệm như vậy có đúng quy định hay không, ông Hưng nói: “Thông tin thì nhà báo nắm được rồi, trong câu hỏi nhà báo cũng nắm được rồi”.

THÂN HOÀNG

Huỳnh Phong Tranh (bí danh Sáu Tranh[4]; sinh ngày 12 tháng 1 năm 1955 tại Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu Giang) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI,[5] Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam (2011-2016).

Huỳnh phong tranh là ai
Huỳnh Phong Tranh

Ông Huỳnh Phong Tranh trả lời phỏng vấn, năm 2014

Chức vụ

Tổng Thanh tra Chính phủ

Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 8 tháng 4 năm 2016
4 năm, 249 ngàyTiền nhiệmTrần Văn TruyềnKế nhiệmPhan Văn SáuPhó Tổng Thanh traNguyễn Đức Hạnh

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng

Nhiệm kỳ10 tháng 9 năm 2007 – 7 tháng 9 năm 2011
3 năm, 362 ngàyTiền nhiệmNguyễn Văn ĐẳngKế nhiệmHuỳnh Đức HòaPhó Bí thưNguyễn Xuân Tiến
Huỳnh Đức Hòa

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang

Nhiệm kỳ1 tháng 1 năm 2004 – 22 tháng 8 năm 2006
2 năm, 233 ngàyTiền nhiệmKhông có (chia tách tỉnh)Kế nhiệmHuỳnh Minh Chắc

Thông tin chung

Danh hiệuHuy hiệu 30 năm tuổi Đảng
Thành tích xuất sắc trong 5 năm (2011 - 2015)[1]
Huân chương Tự do hạng Hai (Lào)[2][3]Sinh12 tháng 1, 1955 (67 tuổi)
Vĩnh Thuận, Long Mỹ, Hậu Giang, Quốc gia Việt NamDân tộcKinhTôn giáokhôngĐảng phái
Huỳnh phong tranh là ai
 Đảng Cộng sản Việt NamCon cáiThượng Tá Huỳnh Trung Phong, Nguyên Trưởng phòng CSGT ĐBĐS TPHCM PC08 - Trưởng Công an Quận 6 (2021)
  • Tháng 1 năm 1973 đến 9 năm 1976: Cán bộ Văn phòng UBND Cách mạng huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ[5].
  • Tháng 10 năm 1976 đến 10 năm 1983: Phó Văn phòng, rồi Chánh Văn phòng UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
  • Tháng 11 năm 1983 đến 10 năm 1986: Ủy viên Thư ký UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
  • Tháng 11 năm 1986 đến 8 năm 1989: Huyện ủy viên, Ủy viên Thư ký UBND huyện, rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang[5].
  • Tháng 9 năm 1989 đến 7 năm 1993: Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, rồi Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, Hậu Giang.
  • Tháng 8 năm 1993 đến 1 năm 1996: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Cần Thơ kiêm Trưởng ban Quản lý chương trình phát triển điện khí hóa nông thôn tỉnh. Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách của HĐND tỉnh khóa V[5].
  • Tháng 2 năm 1996 đến 12 năm 1999: Phó Giám đốc rồi Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ.
  • Tháng 12 năm 1999 đến 11 năm 2003: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ.
  • Tháng 12 năm 2003 đến 6 năm 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang[5].
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • Tháng 7 năm 2006 đến 8 năm 2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
  • Tháng 9 năm 2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCH Trung ương Đảng khóa XI. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Tổng Thanh tra Chính phủ[5].
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1 năm 2016) ông là một trong bốn trường hợp quá tuổi, được BCH Trung ương Đảng khóa XI giới thiệu để tái cử[6] tuy nhiên ông không được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng khóa XII.[7]
  • Ngày 8 tháng 4 năm 2016, ông được Quốc hội khóa XIII miễn nhiệm chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ.[8]
  • Sáng 28.10, báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: "Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn phổ biến, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền. Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực. Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội".[9]
  • Năm 2014, ông Huỳnh Phong Tranh đã ký bổ nhiệm ông Lê Sỹ Bảy làm Vụ trưởng Vụ Thanh tra kinh tế ngành (Vụ I) khi đang bị tố cáo kê khai bằng cấp không trung thực, chưa minh bạch nguồn gốc tài sản gây bất bình trong chính nội bộ Thanh tra Chính phủ[10][11].
  • Trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ hưu, trong công tác cán bộ, ông Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định bổ nhiệm ồ ạt 35 trường hợp cán bộ, gồm 11 cấp vụ và 24 cấp phòng gây hoài nghi bức xúc và tạo dư luận không tốt trong xã hội, trong đó có một trường hợp là ông Nguyễn Mạnh Hường bị nghi ngờ không đủ tiêu chuẩn do đang có đơn thư khiếu nại[12][13][14][15][16]. Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ từ Bộ Nội vụ cho thấy ông Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm 6 trường hợp sai quy định[17].
Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn.

Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Tôi sẽ phát huy trách nhiệm, truyền thống cũ của người tiền nhiệm (Trần Văn Truyền). Đây cũng là nền tảng để tôi phấn đấu hơn nữa. Việc công khai thông tin với báo chí, tôi cũng sẽ thực hiện.

Trong 3 năm qua, chúng ta không tụt không tăng có nghĩa là (tham nhũng) có tính ổn định. Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng[18].

Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý. Sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm[19].

— Huỳnh Phong Tranh

  1. ^ Giữ vững đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
  2. ^ Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đón nhận huân chương tự do của nhà nước Lào
  3. ^ Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ Việt Nam đón nhận Huân chương Tự do hạng II của Nhà nước Lào
  4. ^ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Có một “đầu tàu” trên cao nguyên
  5. ^ a b c d e f Tóm tắt tiểu sử Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Theo website chính phủ.
  6. ^ “​Giới thiệu 4 trường hợp ủy viên trung ương "đặc biệt"”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016. zero width space character trong |title= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  7. ^ “Công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa XII”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “20 thành viên chủ chốt của Chính phủ thôi chức”. vnexpress. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ Tổng thanh tra Chính phủ: 'Xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm', thanhnien, 28.10.2015
  10. ^ “Sai phạm tại Thanh tra Chính phủ: Ông Hoàng Thái Dương và Lê Sỹ Bảy tiếp tục bị tố cáo”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2014.
  11. ^ Công bố các quyết định thay đổi lãnh đạo Vụ I-Thanh tra Chính phủ
  12. ^ Việc bổ nhiệm nhiều cán bộ thanh tra đều "rất chặt chẽ"
  13. ^ Thanh tra Chính phủ: Bổ nhiệm 35 cán bộ không sai với các quy định pháp luật
  14. ^ 6 tháng, bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra là bình thường
  15. ^ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/299467/ong-huynh-phong-tranh-khong-tu-bo-nhiem-35-nguoi-truoc-khi-nghi.html
  16. ^ Thanh tra Chính phủ lý giải việc bổ nhiệm cán bộ
  17. ^ Kết luận vụ lùm xùm bổ nhiệm cán bộ cuối nhiệm kỳ ở Thanh tra Chính phủ
  18. ^ Tổng Thanh tra Chính phủ: Tham nhũng ở Việt Nam 3 năm qua ổn định
  19. ^ Tăng cường đối thoại, tập trung giải quyết khiếu kiện ngay tại cơ sở

  • Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh Cổng thông tin điện tử Thanh tra chính phủ
  • Công bố Quyết định bổ nhiệm đ/c Huỳnh Phong Tranh giữ chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ
Tiền nhiệm:
không có
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hậu Giang
2004-2006
Kế nhiệm:
Huỳnh Minh Chắc
Tiền nhiệm:
Nguyễn Văn Đẳng
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
2007-2011
Kế nhiệm:
Huỳnh Đức Hòa
Tiền nhiệm:
Trần Văn Truyền
Tổng Thanh tra Chính phủ
2011-2016
Kế nhiệm:
Phan Văn Sáu

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Huỳnh_Phong_Tranh&oldid=68394498”